Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Gió mùa xuân tới...!!!

Khi những giai điệu quen thuộc vang lên, "lũ kỉ niệm" lại ồ ạt kéo về..gió mùa xuân tới!!!
pet meds






Phạm Duy
Những Xuân Ca trong đời tôi


1948. Tôi lấy vợ. Khởi sự một niềm hạnh phúc dài 50 năm và còn hơn thế nữa, dù nhà tôi đã qua đời sau nửa thế kỷ cùng chung sống với nhau.
Cũng là sự khởi đầu của những ca khúc mùa Xuân trong một sự nghiệp có rất nhiều những chủ đề khác, gồm tình ca đôi lứa, tình ca quê hương, chiến ca, bi ca, tâm ca, đạo ca, thiền ca, rong ca… kể cả tục ca nữa.
Có thể nói tôi soạn bài xuân ca đầu tiên là ÐÊM XUÂN để tặng cho người vợ yêu quý vừa kết hôn là Thái Hằng. Bài này đậm đà, thắm thiết, chứa chan hạnh phúc. Trong sáng tác phẩm, đây là lần thứ sáu tôi nói tới cây đàn. Khi trước là CÂY ÐÀN BỎ QUÊN côi cút, là TIẾNG ÐÀN TÔI chết chóc trên đường dương thế xa vời, là tiếng đàn trầm vô tư BÊN CẦU BIÊN GIỚI, là cung đàn thờ ơ của TÌNH KỸ NỮ hay là cung Nam Thương, Nam Ai thở than của KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI. Bây giờ là tiếng đàn báo tin Xuân đã về và hạnh phúc đã tới.


ÐÊM XUÂN

(Chợ Neo, Thanh Hoá-1948)
Ðêm qua say tiếng đàn
Ðôi chim uyên tới giường
Chim báo tin Xuân đã về trong giấc mộng
Em yêu câu hát buồn
Lả lướt trong màn trăng
Yêu trời thanh vắng đón đưa em tới chàng
Hồn em chùm đêm tối
Tình em còn chơi vơi
Lòng em yêu rồi xin đừng nhạt phai
Ðừng nhạt phai.

Chưa quen nhau lúc đầu
Em nghe theo tiếng sầu
Ôi khúc ca nuôi mối tình muôn sắc mầu
Vì lúc trăng về đây có đàn đêm ấy
Ðã ru trái tim này
Hồn em tìm nương náu
Tình em chờ thương đau
Lòng em chưa tàn, xin đừng phụ nhau
Ðừng phụ nhau


Tôi trưởng thành đúng lúc nước nhà đang trở mình, đang tranh đấu, đang vật vã trong hạnh ohúc và khổ đau. Tôi đã phải lao mình vào những bài hát hiện thực xã hội, nhưng cũng có đôi lúc tôi lẻn mình vào hạnh phúc riêng với những bài mùa Xuân như :

HOA XUÂN

(Saigon-1953)
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng suôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung ròn.
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi
Hay là yêu chiến sĩ nghìn nơi
Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời.
Xuân ! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết xum vầy cuộc vui.
Xuân ! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai.
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i, tờ đón xuân về.

Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra mầu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu.
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu
Người cùng mùa đã thoát vực sâu
Sức hoa reo nở lúc Xuân đầu.
Xuân ! Hoa toả hương mới
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui
Xuân ! Hoa là tình tôi
Ðua nở cùng ai, cùng luyến yêu mọi nơi.
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa
Chúc cho Xuân vui vẻ thái hoà
Có một vài tóc trắng thầm mơ
Ước cho hoa nở mãi không già.

Ngay sau đó, tôi soạn bài XUÂN THÌ. Đó là sự phát triển đề tài và cảm hứng về một Mùa Xuân Thái Hoà đã có trong bài HOA XUÂN. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh tự vệ, đi trước một cuộc chiến tranh tương tàn, tôi đã mơ ước được nhìn thấy cảnh hoa đào đã nở trên vết mòn chiến xa…


XUÂN THÌ
(Saigon-1953)
Tình Xuân chớm nở đêm qua
Khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời
Ngày Xuân con én đưa thoi
Có người nhớ tới những lời yêu mến nhau.
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
Người đi giữa độ Xuân nồng
Nhìn nhau bỡ ngỡ rưng rưng lòng nhớ thương.
Tình thương nhân thế bao la
Yêu người năm trước (đã) khiến cho ta giận hờn
Và thương cây súng cô đơn
Hoa đào đã nở trên vết mòn chiến xa.
Ðường đi êm quá
Có phải giấc mơ đã thành tiếng thơ
Trời không mưa gió
Mẹ bế con thơ, con bú say sưa.
. . . . . . . . .
Tình ra núi Bắc, non Ðông
Duyên về tới chốn Nam sông, Tây rừng
Gọi đàn chim trắng như bông
Tin lành đưa xuống khắp vùng trên nước ta
Êm êm tiếng hát trăng tà
Tình soi trên phím tay ngà gái trinh
Người ôm nhân loại trong mình
Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men.

Khi tôi vào miền Nam sinh sống, bài XUÂN NỒNG ra đời mô tả cảnh mùa Xuân không có gió rét mưa phùn, chỉ có chỉ có nắng to và gió bụi… Vậy mà vẫn nên thơ vì đó là mùa Xuân !


XUÂN NỒNG
(Saigon-1956)
Trời xanh xanh quá, sáng soi bên nhà
Hương xuân la đà lọt cánh cửa qua
Ngoài trời tự do, lũ bướm quanh co
Theo đường tơ, ra ngoài nẻo mơ.
Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng
Ðưa tôi ra gặp ngay ánh nắng
Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm
Ðưa tôi về cuộc đời đầm ấm.
Một mùa Xuân nóng giữa nơi kinh kỳ
Mưa bay không về, chỉ có bụi xe
Mặt trời phương Nam trong lúc Xuân sang
Yêu người dân, Xuân nồng tình doan.
Nắng khắp phố phường
Và Xuân ngay trông vườn
Hoa cười lên hương
Dừa cao nghe ngóng
Máu Xuân trong lòng
Tràn lan trong gió cong
Yêu một dòng
Dòng nước cuốn mênh mông
Xuân vờn trên sóng
Có cô nàng giặt áo cho chàng
Mặt phơi ngoài nắng...

Trời xanh xanh quá, sáng soi bên nhà
Hương xuân la đà lọt cánh cửa qua
Ngoài trời tự do, lũ bướm quanh co
Theo đường tơ, ra ngoài nẻo mơ.
Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng
Ðưa tôi ra gặp ngay ánh nắng
Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm
Ðưa tôi về cuộc đời đầm ấm.
Một mùa Xuân nóng giữa nơi kinh kỳ
Mưa bay không về, chỉ có bụi xe
Mặt trời phương Nam trong lúc Xuân sang
Yêu người dân, Xuân nồng tình doan.


Mùa Xuân bao giờ cũng làm cho lòng tôi xáo động. Sau bài Lữ Hành có tính chất siêu hình, vào mùa Xuân 1959, tôi soạn một bài hát cũng mang tính chất tâm linh là XUÂN HÀNH. Với bài này tôi muốn trả lời câu hỏi muôn đời : qui es tu? d'où viens-tu? où vas-tu? Cũng là câu hỏi mà tôi luôn luôn tự hỏi.
Tôi cho rằng : Người từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là người, vừa là thần thánh và ma quỷ, biết thương yêu dai và cũng biết hận thù dài, rất là đắm say... Nhưng trong khoảnh sống ngắn ngủi này, người phải biết nhìn toàn đời trong từng chớp mắt, phải biết vui biết buồn ngay trong một cơn tim đập, tim ngưng...

XUÂN HÀNH
(Saigon-1959)
Người là ai ? Từ đâu đến ?
Và người ơi, người sẽ bước chân về nơi nao ?
Người vì sao mà chớm nở ?
Rồi sớm tối, cánh hoa tươi tơi bời theo với những lá úa ?
Người là chi ? Là cơn gió ?
Là cát trắng hay bụi xanh lơ ?
Người từ xưa, thuyền theo lái về bến cũ ?
Người lên xe đi từ hư vô qua hư vô ?
Ta ra đi từ lòng người, với tiếng khóc và nụ cười
Thương yêu dai, hận thù dài, nuôi đắm say
Trưa hôm qua còn là người
Ðêm hôm nay thành vị thần hay lũ ma lẻ loi
Mỗi chớp mắt nhìn toàn đời, nuốt thế giới vào lòng rồi
Muôn năm vui ở nửa vời câu hát đôi
Nghe con tim chạy miệt mài, khi tim ngơi nhịp từng hồi
Buồn nghìn đời len giữa cơn đập vui.
Người là TA, một mùa Xuân toả ánh nắng mai
Bước lên đời mang một duyên tình duyên mới
Người là TA, đường nhân ái còn đi mãi mãi
Hết bước Xuân, TA gọi nhau về trong NGƯỜI.

Cũng trong dòng nhạc tâm linh, tôi soạn bài XUÂN CA, lần này không phải là hành khúc hay âu ca mà là dân ca phát triển. Trong bài này, tôi muốn nói mùa Xuân của tôi đã có ngay trong đêm tân hôn của cha mẹ tôi. Xuân như mặt trời nổ trong lòng mẹ, rồi từ đó, tôi ra đời, góp chung câu gào thiết tha cho mùa Xuân vĩnh cửu. Nếu tôi chết đi, xin cho tôi được tái sinh nhiều lần để tôi tiếp tục đi mãi trong mùa Xuân. Bài XUÂN CA được soạn theo ngũ cung Việt Nam.

XUÂN CA
(Saigon-1961)
Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi ! (2 lần)

Xuân tôi ra, góp chung câu gào thiết tha
Là xinh, là tươi có Xuân thuở xưa ước mơ hiền hoà.
Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi ! (2 lần)

Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Tình Xuân là Xuân có khi mừng vơi, có khi sầu đầy
Xuân yêu đương, muốn căng lên nhựa sống ngon
Tìm em, gặp em đón Xuân nghìn năm bão Xuân ngập lòng.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi ! (2 lần)

Xuân lên cao, chót Xuân buông nhìn xuống sâu
Hồn Xuân, hồn thiêng ngút lên từ lâu cõi Xuân còn dài
Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua
Mặc cho, mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi ! (2 lần)

Xuân tôi ơi ! Sức Xuân tôi còn khát khao
Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm, có ta Xuân còn hơi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.
Xuân ơi Xuân ! Xuân ới Xuân ơi ! (2 lần)

Cũng để nói về Xuân, trong dòng nhạc tình ca quê hương, nhạc tình tự dân tộc soạn theo nhạc thuật dân ca mới, sau khi đưa ra bộ ba BÀ MẸ QUÊ-VỢ CHỒNG QUÊ-EM BÉ QUÊ... tôi phát triển một bài ca dao cổ :

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay...


thành một bài dân ca mới :

Nụ Tầm Xuân
Trèo lên, lên trèo lên
Trèo lên, lên trèo lên
Lên cây bưởi y y y hái y y y hoa
Bước ra ra vườn cà
Bước ra ra vườn cà
Cà hái nụ ù u ú tầm ừ ư ứ xuân...
Nụ tầm xuân ới nụ tầm xuân
Nở ra a a a xanh y biếc a a a a á
Em lấy chồng
Em đi lấy chồng
Anh tiếc tiếc lắm thay...
Một miếng trầu cay hỡi chàng
Chàng ơi chàng ơi nào khó ?
Một miếng trầu cay hỡi chàng
Chàng ơi chàng ơi khó gì ?
Sao anh không hỏi y ý
Sao anh không hỏi y ý
Sao anh không hỏi y ý
Những ngày em còn không...
Giờ đây đây giờ đây
Giờ đây đây giờ đây
Ðây em đà a á á có o ó o chồng
Em đã đã có chồng
Như chim chim vào lồng
Như cá ngậm y y ý mồi y y ý câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra...

Thấy chưa đủ để thỏa mãn mùa Xuân thường trực trong lòng tôi, tôi lùng trong thi ca hiện đại những bài thơ nói tới mùa Xuân để phổ nhạc.
Chẳng hạn trong bài thơ Tâm Sự Gửi Về Đâu của Lê Minh Ngọc trong đó, vào lúc Việt Nam bị chia đôi, một đôi uyên ương phải chia lìa, người ở lại miền Bắc, người di cư vào miền Nam, rồi hẹn nhau :
Hẹn mai về, hẹn mai về, Xuân rồi Xuân quạnh quẽ Người gái quê, người gái quê, Xuân buồng Xuân vắng vẻ…
Hay đem ngay bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ phổ nhạc thành một bài xuân ca dìu dặt, thanh lãng (serene), tiên cảnh :
Xuân tươi, êm êm ánh Xuân nồng, hiu hiu lũ cây tùng, dăm ba chú Kim Đồng…
Nhưng có lẽ bài thơ Mùa Xuân Yêu Em của Đỗ Qúy Toàn mới thật sự là một xuân ca trẻ trung, tươi thắm, ngộ nghĩnh :

MÙA XUÂN YÊU EM

(theo thơ Ðỗ Quý Toàn - Phạm Duy phổ nhạc)
Anh yêu em, yêu em vì em biết nói
Ðã biết thưa: Thưa Anh ! Em còn biết gọi
Sáng trời mưa, khiến cho anh nhớ em
Bây giờ nắng, anh nhớ em nhiều...
Ngồi xuống đây, nghe chim là chim ca hót
Ðồng cỏ như bàn tay, trời như mắt say
Ta ngó nhau, không còn biết nói gì
Hai đứa ngồi, ngồi đó như hai hòn bi...
Có cành hoa đẹp anh hái cho em
Em không thèm nhận, anh chết cho xem
Rồi anh sẽ khóc liên miên suốt ngày
Ôi chẳng bao giờ buồn như bữa nay
Này em yêu quý, em nào có nghe
Trên cánh đồng cỏ, có con bò kia
Nó kêu bò bò, và nó ăn cỏ
Trời hôm nay cao, yêu em hỡi gió...
Trên đỉnh đồi cao có cây cao tướng
Trên một cành ngang có một tổ kiến
Có con đi ra và có con đi vào
Trời hôm nay nắng, yêu em xiết bao
Này em yêu quý em nào có hay?
Ban nãy trên trời có đôi chim bay
Có đôi chim trắng bay trên nền trời
Trời xanh xanh quá đôi mình lứa đôi
Trời xanh xanh quá đôi mình lứa đôi...

Soạn lời ca cho nhạc bán cổ điển hay dân ca ngoại quốc, tôi dùng bài nhạc của Strauss để nói rằng : Ngày ấy khi Xuân ra đời, một trời bình minh có lũ chim vui. Có lứa đôi, yêu nhau rồi, hẹn rằng còn mãi không nguôi. (Khúc Hát Thanh Xuân). Hoặc chuyển bài dân ca Sakura của Nhật Bản thành bài :

Hoa Ðào Ca

Cổ ca Nhật Bản - Lời Việt : Phạm Duy
Rượu nồng ta uống, uống uống say
Một đêm ngất ngây,
Thả hồn theo gió heo may
Ðến hôn hoa, những cánh hoa đào say.
. . . . .
Nhạc nghe xa vắng, những tiếng buồn
Ðường tơ héo hon,
Chạy theo ánh sáng lung linh
Ánh trăng thanh đến mơn man cuộc tình trinh.
. . . . .
Trời Xuân man mác những mối sầu
Tình theo gió mau,
Cánh hoa tươi tốt không lâu
Có đêm nao, sẽ rơi mau về đời sau.
. . . . .
Rượu nồng ta uống, xoá cõi đời.
Ðể quên gió phai,
Ðời người mỏng quá đi thôi
Hỡi ai ôi, hãy quên đi, rượu đầy vơi.

Vào năm 1970. khi tôi và Phạm Thiên Thư -- cũng như tất cả chúng ta -- đang bị bao vây bởi một thành vách sương mù, khiến cho chúng ta không tìm ra đường đi, lối về… thì chúng tôi cùng nhau soạn đạo ca. Chúng tôi cố tìm ra con đường đi cũng như con đường về, nghĩa là ra đi hay trở về với thiên nhiên, gia đình, xã hội và siêu nhiên. Đang lúc mọi người có thể bị tha hóa bởi thời cuộc, có một ca khúc gợi thế quân bình của người Việt giữa cảm súc, trí thức và hành động : đó là Ðạo Ca Mười mang tên Tâm Xuân. Nhưng ngoài việc tô đậm cái tinh túy của triết lý Việt Nam phát xuất từ ba tôn giáo Phật, Khổng, và Lão, chúng tôi còn muốn nói rằng : sự hồi sinh của tạo vật còn là sự thức tỉnh mạnh mẽ của tâm hồn của chúng ta. Về mặt âm nhạc, giờ đây tôi dùng giọng Sol trưởng ổn định hơn và xác quyết hơn âm điệu của những bài khác trong 10 bài Đạo Ca, mặc dù chuyển cung rất nhiều lần sang các giọng gần khác. Giai điệu vui tươi, với một nét nhạc đi nhanh như thể một đám rước làng linh hoạt và nhịp nhàng. Chúng tôi đem mùa xuân trở về cõi lòng người trong cuộc chiến tranh tương tàn.

TÂM XUÂN
(Tam Giáo Ðồng Nguyên)
Xuân về trong gió, hoa lay lững lờ
Xuân về đám mây, bướm vàng nhụy bay
Xuân về lòng đất, mầm tươi nhựa trào
Xuân về non cao, chim mừng suối reo...

Xuân về biển mát, suôi nhanh cánh buồm
Xuân về suối xanh, cá hồng lượn quanh
Xuân về trầm ngát, Di Lạc hiền lành
Em về thiên nhiên, ngâm mình suối tiên.

Em về thôn trang, tiếng hò giao duyên
Em về khơi hương, thơm ngôi từ đường
Em về quê nhà, lễ đình làng ta
Nhớ cội, nhớ nguồn, đất tổ, quê cha
Em về siêu nhiên, hành hương chùa chiền
Dâng hoa cúng Phật, ưu phiền sẽ tan
Em mở lòng ra, vui cùng cỏ hoa
Xuân về vũ trụ ! Ta về lòng Ta !

Có thiên nhiên mới, an vui hiền hoà
Có lò hương đợi, nối liền ngày qua
Mái đình diệu vợi, nặng tình quốc gia
Chuông chuà siêu thoát, Ta vượt lòng Ta.
Bao dung độ lượng như bốn mùa hoa.

Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi không ?
Về nguồn về cội ! Về nguồn về cội !
Ðể rồi vươn tới, với lòng mênh mông...


Trong 10 bài Nữ Ca, bài TUỔI XUÂN mô tả một cô bé quá yêu đời, quá yêu người cho nên rất lo sợ rằng con tim nhỏ bé của mình sẽ bị vỡ toang vì tình yêu.


TUỔI XUÂN

(Saigon-1973)
Bỗng dưng yêu đời ! Bỗng dưng yêu đời !
Nhìn mây trăng trắng bay trên nền trời
Nhìn mây trăng trắng bay ra ngoài khơi
Bỗng dưng yêu đời ! Bỗng dưng yêu đời !
Tình yêu thứ nhất quê hương đẹp ngời
Rồi yêu kế tiếp năm châu mọi nơi.
Yêu biết bao cuộc sống
Yêu biết bao cuộc đời
Yêu từ ngày hôm nay
Yêu sẽ yêu còn dài.

Bỗng dưng yêu người ! Bỗng dưng yêu người !
Từ nơi xóm vắng hay trên lộ đầy
Từ nơi phố đó hay trong làng đây
Bỗng dưng yêu người ! Bỗng dưng yêu người !
Ở trong thương xá hay trên vỉa hè
(hoặc) Ngồi xe lam lắc rung rinh đường quê.
Em mến yêu trẻ thơ
Em kính yêu ông già
Yêu Thầy và Cô
Yêu kiếp em học trò.

Bỗng dưng vui nhiều ! Bỗng dưng vui nhiều !
Niềm vui thứ nhất, ba nuông mẹ chiều
Và vui thêm nữa anh yêu, chị yêu
Bỗng dưng vui nhiều ! Bỗng dưng vui nhiều !
Niềm vui kế tiếp không chê giầu nghèo
Và vui chót hết, em luôn được yêu.
Ðâu xá chi đẹp xấu
Em nết na yêu kiều
Nên nhiều người đi theo
Yêu sẽ cho gặp nhiều !

Bỗng dưng mơ màng ! Bỗng dưng mơ màng !
Tình thương yêu đến ôi sao vội vàng
Tình yêu chất chứa ôi trong buồng tim
Bỗng dưng mơ màng ! Bỗng dưng mơ màng !
Một con tim bé bao nhiêu là tình
Chỉ lo nó vỡ con tim đẹp xinh.
Nhưng em không sợ tim mình vỡ toang
Nhưng em không ngại tim mình vỡ toang
Em ca em hát, em vui rộn ràng
Em ca em hát, em vui rộn ràng
Là la la là la la là là...


Trong loạt 10 bài Bình Ca soạn trong năm 1970, có một bài hát mùa Xuân rất là cổ kính nhan đề Xuân Hiền, trong đó có nhiều danh từ Hán tự như Xuân Phong, Xuân Tiêu, Xuân Miên... để nói tới gió Xuân, tới ánh sáng mùa Xuân, tới giấc ngủ và giấc mộng đêm Xuân. Hình ảnh mà tôi thích nhất trong bài này là: khoanh tay ra bờ giếng gọi tên Trời Ðất.


XUÂN HIỀN
(Saigon-1972)
Xuân huy chan hoà trên khắp quê hương
Nắng chói gia đình huyền bí trăm con
Năm mươi người xuống
Năm mươi người lên
Ðến lúc gặp chỗ hàn huyên
Xuân phong đem về tin tức vui chung
Gió mát cho lòng rộng rãi thong dong
Chung nhau cuộc sống
Chung nhau cuộc chết
Và quyết định cưới Xuân liền !
À ạ ơi ! À ạ ơi ! (2 lần)

Xuân xanh em là xuân nữ tơ trinh
Sức sống em là dòng suối lung linh
Em nghiêng từ núi
Em trôi về khơi
Uốn khúc mình nõn nà tươi
Xuân xanh anh đà tóc trắng da nhăn
Sức sống anh là biển cũ mông mênh
Anh vươn từ bãi
Anh lên ngàn chơi
Thả khói lờ lững lưng trời...
À ạ ơi ! À ạ ơi ! (2 lần)

Xuân tiêu em nằm trong giấc mơ yêu
Trăng xuân mỹ miều nhẹ bước đi theo
Ði thêm vào đó
Ðôi chim bồ câu
Cất tiếng gù ấm lòng nhau
Xuân miên anh vào sâu giấc mơ tiên
Bứt trái hạnh đào, rượu uống liên miên
Anh ra bờ giếng
Khoanh tay gọi tên
Gọi đất trời rất ngoan hiền...
À ạ ơi ! À ạ ơi ! (2 lần)

Xuân non, Xuân già, Xuân vẫn Xuân quen
Mới biết Xuân là cuộc tái sinh duyên
Thu, Ðông, Hạ chết
Nhưng Xuân còn nguyên
Khuyến khích dòng máu về tim
Xuân không lên đường, Xuân đứng êm êm
Ðứng mãi trong đời để cõng ta lên
Yêu Xuân đằm thắm
Yêu Xuân một phen
Và sống cùng với Xuân hiền...
À ạ ơi ! À ạ ơi ! (2 lần)


Thời cuộc trong năm 1954 làm cho đất nước bị chia đôi, tôi chọn miền Nam để sinh sống và trong suốt 20 năm ròng rã, tôi đã để cho con người xã hội (l'homme social) của tôi được mỗi ngày một trưởng thành với loại nhạc TÌNH TỰ QUÊ HƯƠNG.
Lọai ca này, khi thì nó mang tính chất xưng tụng với dân ca phục hồi, dân ca cải tiến, khởi đi từ dân ca phát triển rồi tới trường ca, từ đơn khúc tới chương khúc.
Khi thì loại ca này phê bình xã hội với tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca, tục ca, thương ca chiến trường… khi thì nó siêu hình với đạo ca, nó tươi mát với bé ca, nữ ca. nó bùi ngùi với bình ca v. v...
Còn về tình khúc thì con người tình cảm (l'homme sentimental) trong tôi chỉ được thả cho trôi theo một cuộc tình rất muộn màng, rất khó khăn và không có lối thoát nào hơn là sự chia phôi, để cho một số tình ca đôi lứa, tình ca một mình được ra đời, nói lên tất cả hạnh phúc và khổ đau của một con người khi đi vào tình ái...

Trong tất cả các thể ca, Xuân luôn luôn có mặt. Trong trường ca Mẹ Việt Nam, tôi xưng tụng phụ nữ Việt Nam trong mùa Xuân giết giặc. Trong tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, tôi muốn thấy cảnh hồi xứ của loài chim ngoan trở về để xây đắp quê hương với câu hát hân hoan cho mãi Xuân sang…

Trở về với nhửng đoản khúc mùa Xuân thì trước ngày định mệnh 30 tháng Tư 1975, nhân dịp Tết, một hãng sản xuất băng nhạc nhờ tôi soạn hai bài hát mùa Xuân. Vì tôi còn đang trong không khí của những bài hoan ca, tôi soạn cho con gái yêu Thái Hiền bài hát nhan đề :

TRÊN ÐỒI XUÂN

(Saigon 1975)
Một buổi sáng vừa tỉnh giấc là tàn Ðông
Liền vội đứng dậy mở tung cửa đón Xuân
Nắng trên thềm lấp lánh
Lũ bướm vàng tung cánh
Với to nhỏ chim hót trên cành
Chải vội tóc, mặc áo vóc, xỏ dầy cong
Rồi mở cánh cửa mầu xanh, rời gót xinh
Bước ra đường thơm mát
Dắt lên đồi xanh ngát
Ðón Xuân về trên khắp quê hương.
Ði êm, đi êm trên cỏ nõn nà
Ta đang đi trong hơi thở quê nhà
Gió mát cũng đến với đôi tay ngà
Một bầu trời hồng ôm lấy ta
Xanh như mây xanh, thay cặp mắt này
Thơm, trong ta thơm hơn loài hoa dại
Suối tóc bát ngát cuốn quanh vai gầy
Dâng trong tim ta, sóng vơi đầy...
Một con ốc nằm yên giấc ở đồi hoang
Bỏ mộng ngoan từ vỏ, vươn chào đón Xuân
Khiến ta là làn rêu bám
Cũng ngước mặt nghênh đón
Bóng dáng người con gái tươi ròn
Chuồn chuồn ghé về ngấp nghé ở vòm tre
Mùa Xuân sẽ còn thổi đi liều thuốc mê
Khiến cho bầy giun dế
Cũng như đàn em bé
Quấn quýt đời, không muốn ra đi !
CODA
Từ đồi Xuân, lòng vương vấn rồi phân vân
Bèn gửi luôn một nụ hôn vào Xuân mới !

Gân ba chục năm sau, tôi mới có dịp ngó tới bài hát này, không ngờ nó là bài hát mùa Xuân cuối cùng được sống trên đất nước ! Quê hương đẹp quá, khiến cho cô bé Việt Nam choàng dậy, chải vội mớ tóc mây, mặc bộ áo vóc vào người, xỏ đôi giầy cong rồi chạy tung lên đồi. Cô bé đi như đi trong hơi thở của quê hương, gió mát và bầu trời ôm ấp cô, mây làm xanh mắt cô, hoa cỏ làm thơm lòng cô và trong tim thì cô có sóng. Rồi một người trai mang kiếp rong rêu nào đó, muốn cùng với con ốc bò ra khỏi vỏ, và cùng với cô, cùng với loài dun dế âm thầm hay với bầy chuồn chuồn vô tư lự được... quấn quýt đời, không muốn ra đi ! Không muốn ra đi, nhưng cuối mùa Xuân đó, vẫn phải bỏ quê hương ra đi.
Ngoài bài TRÊN ÐỒI XUÂN đó ra, tôi còn soạn thêm một bài hát muà Xuân nữa, trong đó có nói tới chuyện khoan dầu trên biển, khiến cho nước ta sẽ giầu to, người dân sẽ đủ no và có tự do.

MỪNG XUÂN

(Saigon 1975)
Mừng Xuân tới bằng tiếng sáo vui
Với tiếng cười yêu mến đời.
Mừng Xuân tới bằng tiếng vỗ tay
Vang khắp trời mây.
Xin mừng anh chiến sĩ nơi tiền phương
Giữ đất cho Việt Nam hùng mạnh.
Nơi đồng xanh chúc bác dân cầy luôn
Lúa tốt, hoa mầu tươi suốt năm
Xin cho phố xá nơi thành đô
Giới bán buôn làm to lời nhiều
Chúc cho một nước dân đủ no
Chúc cho một nước luôn tự do.
Mừng Xuân tới bằng tiếng hát vang
Dưới mái trường hay giữa đàng
Lời ca hát từ núi xa xăm
Ra tận đại dương
Mừng em bé vừa mới lên năm
Có Tiên về nơi bé nằm
Mừng ông lão bà lão tám mươi lăm
Sống thêm ngoài chục năm
Mừng Xuân tới bằng tiếng máy khoan
Nơi núi rừng, nơi suối ngàn
Mừng Xuân tới bằng tiếng máy soi
Giữa nơi biển khơi
Xin mừng cho những bước chân khẩn hoang
Vỡ đất cho Việt Nam thịnh vượng
Nơi mỏ than, chúc những anh thợ ngoan
Với cánh tay đẩy lui nước non
Xin mừng cho những tháp nơi biển xa
Mãi mãi phun dầu ra mịt mù.
Chúc cho một nước dân giầu to
Chúc cho một nước luôn tự do.
Mừng Xuân tới bằng tiếng hát vang
Dưới mái trường hay giữa đàng
Lời ca hát từ núi xa xăm
Ra tận đại dương
Mừng em bé vừa mới lên năm
Có Tiên về nơi bé nằm
Mừng ông lão bà lão tám mươi lăm
Sống thêm ngoài chục năm.
CODA
Mừng đôi lứa vừa mới kết hôn
Mối duyên tình luôn vững bền
Mừng tôi đã ngày thêm một lớn
Lớn thêm cùng những vui buồn.


Trong cuộc sống lưu vong, có một ngày tôi thấy rằng đã đến lúc tôi phải giã từ trần thế để rong chơi nơi cõi khác… Cho nên tôi soạn 10 bài Rong Ca, trong đó có bài Ngụ Ngôn Mùa Xuân. Bài này còn vương vấn hương vị cõi trần và là một bài hát vui, nhưng hình ảnh lại rất ngậm ngùi như thân phận của những người dân nhược tiểu. Bài ngụ ngôn kể chuyên hai người mù đánh nhau, hai người câm cãi nhau, hai người điếc ngồi nghe những bản nhạc ngoại lai, hai người khỏe mạnh, mập mạp biết rằng đánh nhau thì chết nên cất vũ khí đi, xúi hai người gầy còm ốm yếu đánh nhau hộ mình... Tác giả hy vọng trong trăm năm sắp tới, người mù sẽ thấy được sự thực của nhân loại, của Việt Nam, người điếc được nghe tiếng nói của lương tâm và ngưòi câm hát lên được tiếng hát đưa con người vào những thế kỷ tới.


Ngụ Ngôn Mùa Xuân
(Tết Mậu Thìn-Tháng 2, 1988)
Có hai thằng mù đánh nhau ngoài ngõ
Cả hai thằng đều sứt trán, sứt tai
Có hai thằng câm cãi nhau giữa chợ
Cả hai thằng đều rát lưỡi, bỏng môi
Có hai thằng mù đã câm, lại điếc
Có hai thằng điếc ngồi nghe nhạc Tầu
Nhạc Tây, nhạc Mỹ, nhạc Nga

Có hai thằng mập đánh nhau thì chết
Cả hai thằng bèn cất võ khí đi
Có hai thằng kia gờm nhau quá độ
Cả hai thằng bàn ký kết làm ngơ
Bắt hai thằng gầy đánh nhau hộ nó
Bắt hai thằng yếu cùng nhau giải hoà
Bằng xương, bằng máu, thịt, da

Có khi mù này đánh lui mù đó
Hả hê về nhà, mắt ốc ngước lên
Có khi thằng câm thắng cơn cãi lộn
Hả hê về nhà ú ớ, mừng rên
Có khi thằng mù, gã câm, thằng điếc
Gác chân, tự đắc, ngồi trong chòi nghèo
Buồn thiu, mà ngỡ lầu cao
Có nghe gì chuyện nước tan, nhà nát
Chẳng nghe được gì tiếng khóc, tiếng than
Có đâu nhìn ra mầu khăn goá phụ
Làm sao nhìn được mắt bé mồ côi
Có đâu giọng ngọt, hiến dâng tình với
Những hoa cỏ mới, mọc trong điêu tàn
Bịt tai, bịt mắt, (chúng) lặng câm

Bỗng đâu Người Tình ghé chơi một chuyến
Vào khi tàn rồi, cái cũ bách niên
Bỗng đâu nửa đêm ánh dương chói rạng
Làm cho người mù mắt sáng bừng lên
Bỗng đâu Người Tình ghé tai người điếc
Nói chi chẳng biết, mà nghe dịu dàng
Ðời hai nghìn đã vừa sang.
Ðã trông được thời bách niên đổi mới
Ðã nghe được lời sáng suốt bên tai
Ðã không còn câm và im tiếng gọi
Ðã nói được lời vói tới tương lai
Ðã ra được ngoài cõi tim tù tối
Ðã trông được những đường đi, nẻo về
Ðường đưa người tới nghìn thu.


Rồi tôi bước hẳn vào cõi Thiền và soạn 10 Bài Thiền Ca. Mùa Xuân vẫn còn theo đuổi tôi cho nên trong 10 bài có một bài mang tên cụt thun lủn : Xuân.
Bà Thụy Khuê, nhà phê bình nổi tiếng đã viết về bài này như sau :
“ Nếu tình yêu mở cửa cho Phạm Duy bước vào vô tận từ thuở Lữ Hành thì đến Thiền Ca, bản chất vô ngã của tình yêu mới được Phạm Duy trải ra tới nguồn cội. Thiền Ca số 5 mang tên XUÂN. Xuân là mùa Xuân, Xuân cũng có thể là tên một người, nhưng đây Xuân là Tình yêu. Khi hát câu người người hung dữ, trừ tôi, chớ tưởng ''tôi'' là Phạm Duy. Không, tôi đây là Xuân, Tôi đây là: Xuân con bướm hút nhụy xuân tình, là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ, là ý thơ nồng trang giấy xuân thư... Phạm Duy giải thích về nhạc lý: nhạc ban ngày, mở đầu là những nét roi, nhát chém của cuộc đời. Rồi là những lời vãn ca. Rồi nhạc trở nên mặn mà, tha thiết. Ðối với người nghe thì ở đây bản chất vô ngã hay sự tan loãng của con người trong nhau -- mất đi trong nhau -- đã được cất lên dịu dàng qua giọng hát Thái Hiền băng trinh: Tôi là tôi, tôi cũng là em, em là tôi, em cũng là anh... Và không phải ai cũng thấy được những ''mất mát'' đó. Phạm Duy xưng tụng tình yêu từ hơn nửa thế kỷ nay, sáng tác những bản tình ca tha thiết nhất cho nhiều thế hệ yêu đương. Nhưng chỉ trong Thiền Ca, Phạm Duy mới thấy đến tận cùng bản chất tình yêu. Sự trực nhận ấy là thiền, là sức mạnh của sự sống”.


Thiền Ca XUÂN
Bội bạc, dối trá cả rồi
Người người hung dữ, trừ tôi
Hận thù, chém giết bời bời
Rồi người chết hết, còn tôi
Lối cũ mỏi mòn năm tháng
Ngăn che người vắng tiếng cười
Muốn tới được bờ sông giác
An nhiên hát nhỏ, cùng tôi
Tôi là tôi, tôi cũng là em
Em là tôi, em cũng là anh
Là Xuân con bướm hút nhụy xuân tình
Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ
Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư.


Bây giờ là năm 2004. Tôi đã già rồi và không muốn (hay là không thể) ngồi soạn thêm một ca khúc mùa Xuân nữa, khi mùa Xuân đang rộn rã tới.

Âu là xin được ngồi hồi tưởng lại những Xuân Ca xa xưa của mình để âu yếm dâng tặng Nàng Xuân. Và kính tặng các bạn đọc.





Thị Trấn Giữa Đàng
Mùa Xuân 2004
Phạm Duy































 CÂU CHUYỆN "ANH CHO EM MÙA XUÂN"

http://huyvespa.multiply.com/journal/item/627/627

Một trong những bài nhạc tiêu biểu của Nguyễn Hiền được giới thiệu trong chương trình ấy là "Anh cho em mùa xuân". Giọng hát, cách thể hiện của cô ca sĩ trẻ và giàn nhạc làm tôi thêm nhớ cái "thuở ban đầu" của bài nhạc ấy. Ít nhất đã có hai thế hệ hát "Anh cho em mùa xuân". Các ca sĩ và ban nhạc của thế hệ thứ hai (ở trong và ngoài nước) có khuynh hướng thay đổi tiết tấu của bài nhạc ấy bằng nhịp điệu nhanh, mạnh, sôi nổi, như muốn làm rộn ràng hơn không khí mùa xuân. Việc "cải biên" này cũng... tốt thôi, và cũng phù hợp với "phong cách trình diễn" trẻ trung, sống động hiện đại, tuy rằng bài nhạc, với âm giai LaTango Habanera dìu dặt ở "thuở ban đầu", tự nó đã đủ để mang về mùa xuân (mà không cần phải "đánh nhanh, đánh mạnh" bằng điệu nhạc kích động để... mừng đón xuân về). Việc thay đổi tiết tấu và cách trình diễn ấy có phần nào đánh mất khí hậu của bài hát là vẻ lắng đọng của đất trời vừa mới sang xuân, pha lẫn chút thi vị ngọt ngào của "bài thơ còn xao xuyến", thể hiện qua lời thơ và từng nốt láy mềm mại ở cuối những câu nhạc. trưởng và nhịp điệu

      Mùa xuân của "Anh cho em mùa xuân" là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của "lộc non vừa trẩy lá", là vẻ e ấp của "nụ hoa vàng mới nở". Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của "chiều đông nào nhung nhớ", có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang...

      Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.

      Đường lao xao lá đầy
     
chân bước mòn vỉa phố
     
mắt buồn vin ngọn cây...
(không phải là "mắt buồn... nhìn ngọn cây")

      Chữ "vin" ấy nghe rất thơ. Những chữ "lao xao" và "mòn" ấy nghe cũng rất  thơ.

      Hai câu hát trong bài được ca sĩ... hát sai nhiều nhất: 

      Đất mẹ gầy có lúa
      đồng ta xanh mấy mùa

      Câu thứ nhất, "đất mẹ gầy có lúa", là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng "đất cày lên sỏi đá"), được nhiều ca sĩ đổi thành "đất mẹ gầy... cỏ lúa", hoặc "đất mẹ gầy... cỏ  úa", hoặc "đất mẹ... đầy cỏ lúa"!?!

      Câu thứ hai, "đồng ta xanh mấy mùa", ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành "đồng xa xanh mấy mùa", hoặc... "đồng xanh xa mấy mùa"!?!

      "Trong bài ‘Anh cho em mùa xuân' có một câu tôi thích nhất," tôi nhớ đã nói với nhạc sĩ Nguyễn Hiền như vậy. Có thể là ông cũng muốn nghe, muốn biết, nhưng tôi lại chưa có dịp nào (nay thì không còn dịp nào) để bộc lộ với ông.  

      Bầy chim lùa vạt nắng
     
trong khói chiều chơi vơi...
 

      "Bầy chim lùa vạt nắng...", câu hát tôi thích nhất. "Lùa vạt nắng", tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ. Chữ "lùa" ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà ông lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? ("Bầy chim... đùa vạt nắng" chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng "... lùa vạt nắng"). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe "lùa nắng cho buồn vào tóc em" ("Nắng thủy tinh", Trịnh Công Sơn).

      Điều thú vị, câu ấy không phải là câu thơ Kim Tuấn trong "Nụ hoa vàng ngày xuân", mà là thơ... Nguyễn Hiền.

      "Con chim mừng ríu rít" trong bài thơ được ông đổi ra thành "bầy chim lùa vạt nắng", để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn "nghe" được tiếng chim "ríu rít" mừng vui), vừa "thơ" hơn và giàu hình ảnh hơn.

      Tôi yêu câu thơ "mắt buồn vin ngọn cây" của Kim Tuấn và tôi yêu câu hát "bầy chim lùa vạt nắng" của Nguyễn Hiền. Câu thơ ấy rất "Kim Tuấn", câu hát ấy rất "Nguyễn Hiền". Tôi cũng yêu lối sử dụng những động từ "vin" và "lùa" ấy trong kho tàng tiếng Việt.

      "Nhạc chan hòa đây đó", câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, "nhạc, thơ tràn muôn lối", câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong "Nụ hoa vàng ngày xuân" không có câu nào nói đến "nhạc" cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là... thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.

      "Anh cho em mùa xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối..."

      Câu kết ở phần coda ấy là một "biệt lệ",  (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu "cổ điển" với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.

      Việc ông không thay đổi câu, chữ nào suốt khổ thơ đầu của "Nụ hoa vàng ngày xuân" làm nhớ tới những bài thơ ngũ ngôn khác từng được các nhạc sĩ khác phổ thành ca khúc cũng rất là "ngọt". Hoặc, giữ nguyên vẹn bài thơ, như "Tiếng thu", nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư; hoặc, chỉ đổi có... một chữ trong toàn bài thơ, như "Chiều", nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ từ "Màu cây trong khói" của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối "khói xanh bay lên cây" thành "khói huyền bay lên cây").

      Sau câu thơ "lộc non vừa trẩy lá", những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần... thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn: 

      "Con chim mừng ríu rít" đổi thành "bầy chim lùa vạt nắng"
      "Ngoài đê diều thẳng cánh" đổi thành "ngoài đê diều căng gió"
     
"Câu hát hò vẳng đưa" đổi thành "thoảng câu hò đôi lứa"
     
"Trẻ đùa vui nơi nơi" đổi thành "trẻ nô đùa khắp trời"
     
"Nắng vàng trên ngọn cây" đổi thành "rung nắng vàng ban mai"

      Người nhạc sĩ đã "làm mới" thơ, đã làm thơ "thơ" thêm một lần nữa.








Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Tội nghiệp! Saigon!

TẠ LỖI VỚI TRƯỜNG SƠN
(ĐỖ TRUNG QUÂN)
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)
....

Còn ai? Sẽ tạ lỗi với Saigon????
 
SG, đằng sau sự xô bồ cố hữu nơi vùng đất của những người thành công tìm đến và cả những kẻ thất thế..trọ nhờ...là một khoảng trời bơ vơ và tội nghiệp đến lạ. Tội từ từng cái nhìn, từng góc phố, tội từ "nhà im vắng cửa cài đóng then", tội đến quán xá có" bàn im hơi bên ghế ngồi", tội từ
"Sài gòn trong nhà gửi nỗi buồn / Ra sân, ra ngõ trống, đời trơn /Ra phường, ra phố, ra tăm tắp /Nơi nhừng đề lao giữa núi rừng " tội đến" Sàigòn ra đường không áo dài /Em sợ đang mùa gió chướng bay /Gió bay cuốn hút mùi hương cũ Chỉ để riêng mình ta ngất ngây ...."
im lặng... từng chiếc bóng bên đường, từng hàng cây trơ trọi...từ màu vàng buồn của những bức tường rêu phong xưa xũ...Tội cho cả chính ta, khi một lần đi ngang khu tứ giác Eden, chỉ còn tang hoang & bàng hoàng của não nùng "
Ai đốt Cô Tô thành" ......Có riêng cho mỗi người 1 khoảng trời lặng thầm trong SG. Hãy tìm đi, sẽ thấy...

Bởi - SG, ở xa thì nhớ, ở gần thì thương!


huyvespa@gmail.com

Chợ Bình Tây




image hosted on flickr


Chỗ này là hotel Majestic?





Thương xá Tax








Grand Hotel






Bưu điện trung tâm