Trang

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Thuỵ Vũ viết về 4 nhà văn nữ cùng thời + tạp chí Văn (Mai Thảo) viết về Nhã Ca

THUỴ VŨ 

Mói đọc lại một bài viết thú vị của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ viết về 4 nhà văn nữ khác, cùng thời, cùng vang danh, là "võ lâm ngũ nương" của làng văn chương miền Nam trước 1975 (đăng trong Thời Tập 1974): Nhã Ca/ Nguyễn Thị Hoàng/ Tuý Hồng/ Trùng Dương 
....

TÔ THUỲ YÊN trên tạp chí và tuyển tập từ NXB NHÂN CHỨNG 

“Lưu vật còn đây/ Cửa đã khép ngăn em về...”(Phạm Duy & Ngọc Chánh) 

Những tên tuổi trang bìa hầu như đã thành ngàn hướng sao, họ đã từng là “nhân chứng” một thời huy hoàng của một nền văn chương khai phóng, đa dạng...& cũng như sao, những ánh sáng từ quá khứ ấy sẽ còn phóng chiếu ngược về soi rọi chúng ta hằng cửu...

NHÃ CA 
Một vài sách sau 1975 của Nhã Ca và tạp chí VĂN (thời MAI THẢO), số 4/1989 với những bài viết kỷ niệm chào đón vợ chồng TỪ - NHÃ đến THUỴ ĐIỂN





















































https://photos.google.com/share/AF1QipMCGHGbkHvfXvccFBjoAOVRsZkfHrLK4t9lSKHadl_EhUR1HGrggl9d1dPF4Y0ZbQ?key=WlpWWDFlTTFfdXB5bjExVUpLOHZBTk5Hb2ozWVl3













blog counter
java hosting vpn norway

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Phạm Duy - Thấm thoắt mười năm (1975-1985)

Những bài nhạc sáng tác từ 1975-1985 theo Phạm Duy xếp vào chủ đề Tị Nạn Ca - "những ca khúc trên đường tạm dung", nổi bật lên còn có giá trị đến ngày hôm nay là những bài như : Ở BÊN NHÀ EM KHÔNG CÒN ĐỨNG ĐỢI CHỜ ANH / XIN EM GIỮ DÙM ANH / 54-75/ BÊN BỜ SÔNG SEINE TA NGỒI TA KHÓC/ MÂY TRÔI TRÔI HẾT MỘT ĐỜI/ NHƯ LÀ LÒNG TÔI/ CON DẾ HÁT RONG...mà mình có đưa 1 số vào selection 8CD "Phạm Duy - Những Tuyệt Khúc Ít Ai Hát".(tổng hợp lại ở entry này : http://huyvespa.blogspot.com/…/pham-duy-nhung-tuyet-khuc-it…
Một vài lời giới thiệu của chính tác giả cho các ca khúc này:
- Tôi soạn thêm những bài hát chia ly như Ở BÊN NHÀ EM KHÔNG CÒN ÐỨNG ÐỢI CHỜ ANH, LẤP BIỂN VÁ TRỜI... Những bài này muốn nói lên nỗi buồn trùng dương (océanique) và vũ trụ (cosmique) như trong hầu hết những bài tôi soạn trong thời kỳ này. Khi còn ở trong nước, tình cảm với thiên nhiên (sentiment de la nature) ở trong chúng ta thường hay chỉ hạn chế trong sự trao tình với lũy tre xanh, con đê dài, khung trời tím, con sông đào... Bây giờ, sau khi đã ra khỏi lũy tre xanh, tôi nghĩ rằng nó phải mang nhiều tính chất cao rộng hơn, sâu xa hơn.
- Trong chủ đề PHỤ NỮ, với bài XIN EM GiỮ DÙM ANH sau đây, tôi cũng hình dung ra người con gái Việt Nam giống như hình ảnh của nước Việt. Nàng có đôi mắt sáng như nắng quê Cha, có đôi môi thơm mùi cốm vàng nơi quê Mẹ, có đôi tay như sóng Biển Ðông hay như gió Rừng Tây, có đôi chân vượt Trường Sơn, có tóc xanh như sông Hậu bồng bềnh và trên đường tị nạn hiện nay, tôi chắp tay thành khẩn xin Nàng hãy giữ dùm tôi hình ảnh tuyệt vời của người con gái đồng trinh đó. Ðây là một hát về sự sống !
- Trong công việc moi ra những bài hát cũ để sào nấu lại, tôi nhớ ra rằng 20 năm trước đây, tôi có soạn bài BÉ BẮT DẾ và vào lúc đó, con dế của tôi mới lên 10 tuổi. Bây giờ có thể con dế cũng đi tị nạn như chúng ta. Nó đã trưởng thành và nó vẫn chọn cái nghề hát rong. Tôi bèn soạn bài hát CON DẾ HÁT RONG nói lên tâm sự của con dế tị nạn:
- Tâm tình ca của tôi lúc này còn muốn nói lên sự chế ngự của thiên nhiên vào tâm hồn một con người tị nạn là tôi. Khi còn ở trong nước tình cảm thiên nhiên của nghệ sĩ thường tràn lan ra với lũy tre còm, làn khói rơm. Cảnh vật này quá quen thuộc, hiền lành, ngọt ngào, thân ái bởi vì mình sinh ra và lớn lên trong đó.
Bây giờ, chúng ta lìa bỏ một quê hương xinh xắn để ra đi, có khi phải vượt qua dăm ba đại dương, dăm ba lục địa rồi mới tới được nơi tạm cư (chưa phải là định cư vĩnh viễn), thiên nhiên bây giờ chế ngự ta, đè bẹp ta, và trong ta chỉ còn những nỗi buồn đại dương không đáy, những nỗi sầu đỉnh núi chơ vơ, những nỗi lạnh thị thành xi-măng Âu Mỹ. Bài hát NHƯ LÀ LÒNG TÔI nói lên điều đó.
(hình ảnh tập nhạc Thấm Thoát Mười Năm của hoctroviet & Jimmy Nhựt Hà, mình cũng đang tìm quyển này!)




















Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Phạm Duy - Những tuyệt khúc ít ai hát...

"Không thể tưởng tượng được một Việt Nam không có Phạm Duy, và cũng chẳng thể tưởng tượng được một Phạm Duy không có Việt Nam"...Tôi chọn ra những bài ca có vẻ như ít được biết đến của tác giả "Ngàn Lời Ca" ... Những bài hát với những ca từ "không đụng hàng" và giai điệu thì...khỏi phải bàn...(và giới hạn trong những version đã từng thu vào CD)...
Dù "Mặt trời lên, rồi chết dưới chân mây / Hoa đang tươi chợt héo hắt trong ngày /Rồi Thu tới cho đời thêm goá bụa ..." (Tình thu) thì vẫn... TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU!
Dù "Gỡ đôi tay là tình thả bay như diều không dây /Người tìm ta bao la nơi biển Bắc /Ta tìm người ở tận cuối biển Đông ..."(Những cuộc tình tan vỡ) thì vẫn ...TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU!
Dù "đôi ta mất hết chỉ còn nhau..." (Chỉ còn nhau) thì vẫn...TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU!
Dù " Em yêu ma quỷ dữ / Đã đến gieo sầu bi /Em là cây cỏ úa / Em đến gieo buồn thương! ..."(Yêu tinh tình nữ) thì vẫn ...TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU!
Dù "...Ru người hấp hối bằng chiều lam tỏa khói / Ru người phơi phới bằng nắng vói lưng đồi ..." (Ru người hấp hối) thì vẫn...TÔI CÒN YÊU TÔI CỨ YÊU!

Download: https://www.mediafire.com/…/PHAM_DUY_-_TOI_CON_YEU_TOI…/file
(nhấn vào link để download file định dạng .rar và dùng phần mền WINRAR để giải nén thành file mp3)
SONGLISTS:
CD1
1. Nửa đoạn tình buồn – Duy Quang (CD Nửa đoạn tình buồn – Duy Quang)
2. Tình khúc (trên) chiến trường (tồi tệ) (thơ: Ngô Đình Vận) – Duy Trác (CD Xin hãy rời xa – V.A)
3. Ngày em 20 tuổi – Thiên Trang (CD Ngày em 20 tuổi – Thiên Trang)
4. Những cuộc tình tan vỡ - Evis Phương (CD Hãy yêu chàng – V.A)
5. Tháng 8 mưa bay (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) – Hương Lan (CD Bài tango cho người tình lỡ - VA)
6. Nụ hôn đầu (thơ Trần Dạ Từ) – Thái Hiền (CD Câu chuyện nụ hôn – V.A)
7. Tình thu – Tuấn Ngọc (CD Môi nào hãy còn thơm – Tuấn Ngọc & Trịnh Vĩnh Trinh)
8. Hoa thông thiên (thơ Đào Tiến Luyện) – Duy Quang (CD Tình yêu là chiếc bóng – V.A)
9. Viễn du – Vũ Khanh (CD Gọi tên em – Vũ Khanh)
10. Hãy trả về em (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) – Ý Lan (CD Bến Lỡ - Ý Lan & Tuấn Ngọc)
11. Tâm sự gửi về đâu (thơ Lê Minh Ngọc) – Tuấn Ngọc (CD Tâm sự gửi về đâu – Tuấn Ngọc)
12. Nghìn thu (thơ Ngô Văn Quy) – Ý Lan (CD Khi tôi về - Ý Lan)
13. Mộ khúc (thơ Xuân Diệu) – 3 con mèo (CD Hạnh Ngộ - 3 con mèo)
14. Tôi còn yêu tôi cứ yêu – Khánh Ly (CD Bản tango cuối cùng – Khánh Ly)
CD2
01. Tôi ước mơ (thơ Thích Nhất Hạnh) – Quỳnh Giao (CD Hành trình Phạm Duy – Quỳnh Giao)
02. Dạ lai hương – Lệ Thu (CD Khúc tango sầu – Lệ Thu)
03. Mộng du – Tuấn Ngọc (CD Tháng 7 chưa mưa – V.A)
04. Buồn xưa (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) – Xuân Sơn (CD Bài tango cho người tình lỡ - V.A)
05. Ru người hấp hối – Ý Lan (CD Hẹn hò – Ý Lan)
06. Gọi hồn (thơ Viên Linh) – Thiên Cơ (CD Tâm sử ca Viên Linh – V.A)
07. Người về - Quỳnh Giao (CD Chiều về trên sông– Quỳnh Giao)
08. Có bao giờ em hỏi (thơ Duyên Anh) – Trần Thái Hoà (CD Cô láng giềng – Trần Thái Hoà)
09. Trong mộ chiều xuân (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) – Ý Lan (CD Bến Lỡ - Ý Lan & Tuấn Ngọc)
10. Lời ru bú mớm nâng niu (thơ Phạm Thiên Thư) – Quỳnh Giao (CD Hành trình Phạm Duy – Quỳnh Giao)
11. Xin em giữ hộ anh – Thái Hiền (CD Con đường tình ta đi – Thái Hiền & Duy Quang)
12. Tiếng bước trên đường khuya – Khánh Ly (CD Bên ni bên nớ - Khánh Ly)
13. Kiếp sau (thơ Cung Trầm Tưởng) – Thái Hiền (CD Ngậm ngùi – V.A)
14. Tôi còn yêu tôi cứ yêu – Tuấn Ngọc (CD Đêm cuối cùng – Tuấn Ngọc)
CD3
01. Yêu em lầm lỡ (thơ: Đào Văn Trương) - Lưu Bích (CD Mối tình đầu – Lưu Bích & Tô Chấn Phong)
02. Chiều đông (thơ Cung Trầm Tưởng) – Ý Lan (CD Hẹn hò – Ý Lan)
03. Huyền thoại trên một vùng biển (thơ: Phạm Thiên Thư) – Thái Hiền (CD Huyền thoại – Thái Hiền)
04. Chỉ còn nhau (ý thơ Vũ Hoàng Chương) – Thái Hiền & Duy Quang (CD Chàng là ai – Thái Hiền & Duy Quang)
05. Hạ hồng – Thái Hiền (CD Oh! Mê Ly – V.A)
06. Anh Nam kỳ dễ thương (Anh vái trời) (thơ Nguyễn Tất Nhiên) – Duy Quang (CD Hãy yêu chàng – V.A)
07. Buồn xưa (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) – Ý Lan (CD Bến lỡ - Ý Lan & Tuấn Ngọc)
08. Đốt lá trên sân – Duy Quang (CD Em yêu dấu – Duy Quang)
09. Ngày tháng hạ - Khánh Hà (CD Tình ca Phạm Duy – Khánh Hà & Tuấn Ngọc)
10. Chiếc bóng trên đường – Thanh Lan (CD Trên da tình yêu – V.A)
11. Em, anh đã tới Paris (thơ Duyên Anh) – Tuấn Anh (CD 20 Năm mien viễn xót xa – Tuấn Anh)
12. Tôi còn yêu tôi cứ yêu – Khánh Ly (CD Mưa hồng – Khánh Ly)
13. Bonus – Chiều đông (thơ Cung Trầm Tưởng) – Quỳnh Giao, Kim Tước, Mai Hương (CD Tìm nhau bốn mùa)
CD4
01. Thu chiến trường – Kim Tước (CD Tìm nhau bốn mùa – V.A)
02. Như là lòng tôi – Duy Quang (CD Em yêu dấu – Duy Quang)
03. Hoa tiên – Quỳnh Giao (CD Hoa Xuân – Quỳnh Giao)
04. Chào bạn âu sầu – Duy Quang (CD Em yêu dấu – Duy Quang)
05. Ở bên nhà – Carol Kim (CD Sài Gòn niềm nhớ không tên – V.A)
06. Mơ về đất mẹ (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) – Tuấn Ngọc (CD Bến lỡ - Tuấn Ngọc & Ý Lan)
07. Ở rừng U Minh ta không thấy em (thơ Nguyễn Tiến Cung) – Duy Quang (CD Hãy Yêu Chàng – V.A)
08. Lời ru bú mớm nâng niu (thơ Phạm Thiên Thư) – Thái Hiền (CD Mẹ - V.A)
09. 12 tháng anh đi (Hành trình Thuỷ quân lục chiến) (thơ Phạm Văn Bình) – Duy Quang (CD Tạ Tình – V.A)
10. Mùa xuân yêu em (thơ Đỗ Quý Toàn) – Ý Lan (CD Khi tôi về - Ý Lan)
11. Mẹ năm 2000 – Khánh Ly (CD Mẹ - V.A)
12. Nắng chiều rực rỡ - Tuấn Ngọc (CD Đêm cuối cùng – Tuấn Ngọc)
13. Tôi còn yêu tôi cứ yêu – Hải Lý (CD Dạ vũ Phượng Hoàng – V.A)


Collection (phần 2) về những bài hát "ít quen thuộc" của nhạc sĩ Phạm Duy theo các tiêu chí: ít ai hát, ít ai biết, ca khúc chỉ được vài ca sĩ hiếm hoi thu âm...Không vì thế mà đó là những ca khúc "thứ phẩm", mà ngược lại, bài nào của Phạm Duy cũng đều có phẩm chất của một thứ vàng ròng quý báu, không nhạc điệu xuất thần thì cũng lời nhạc bất ngờ khó đoán...!!! https://www.mediafire.com/…/PHAM+DUY+-+TOI+CON+YEU+TOI+CU+Y… (nhấn vào link để download file định dạng .rar và dùng phần mền WINRAR để giải nén thành file mp3)
Có thêm 1 CD riêng tổng hợp các bài hát "lạ" từ những CD trong nước do Phương Nam Film phát hànhhttp://www.mediafire.com/file/w8mdb75onapy17p/CD9_-_PHAM_DUY_trong_nuoc.rar/file , trong đó có Mưa Rơi (Hồng Hạnh hát) là ca khúc duy nhất được thu âm vào CD tính đến thời điểm hiện tại, có những ca khúc xuất sắc mà từ khi nghe được version này thì mình "không thể" nghe những version nào khác như Tỳ Bà (thơ Bích Khê) - Tấn Minh.

Collection 2:
CD 5
1. Rừng Lạng Sơn – Elvis Phương (CD Chúng ta đi mang theo quê hương – V.A)
2. Bà mẹ Phù Sa – Sơn Ca (CD Tình khúc mẹ - V.A)
3. Tiếng hò miền Nam – Băng Châu (CD Về mái nhà xưa – V.A)
4. Nhớ con sông Đà – Thanh Lan (CD Trái tim ngục tù – Thanh Lan)
5. Nước chảy bon bon – Hương Lan & Chí Tâm (CD Hát cho một thời để yêu – Hương Lan)
6. Tiếng hát sông Lô – Thái Hiền & Duy Quang (CD Về mái nhà xưa – V.A)
7. Cô hái mơ (thơ Nguyễn Bính) – Duy Quang (CD Mối tình Trương Chi – Duy Quang)
8. Huyền sử ca người mang tên Quốc – Ngọc Minh (CD Một chút quà cho quê hương – V.A)
9. Chinh phụ ca – Hà Thanh (CD Chinh phụ ca – Hà Thanh)
10. Chiến sĩ vô danh – Khánh Ly (CD Trở về bến mơ – V.A)
11. Những bàn chân – Duy Khánh (CD Đi tìm bóng mát quê hương – Duy Khánh)
12. Một bàn tay – Duy Khánh (CD Đêm buồn chia xa – Duy Khánh)
CD6
1. Xuân hiền – Kiều Nga (CD Tuổi đam mê – V.A)
2. Tuổi mộng mơ – Như Mai (CD Còn tuổi nào cho em – V.A)
3. Người tình trong cánh tay – Thanh Lan (CD Trái tim ngục tù – Thanh Lan)
4. Tình sầu (thơ Du Tử Lê) – Quỳnh Giao (CD Thơ tình phổ nhạc – Quỳnh Giao)
5. Như xa miền yên vui (thơ Du Tử Lê) – Đinh Ngọc (CD K khúc của Lê 3 – V.A)
6. Vết sâu (thơ Nguyên Sa) – Ý Lan (CD Mong manh – Ý Lan)
7. Thương ai nhớ ai – Thái Thảo (CD Rời nhau – Thái Thảo)
8. Lá diêu bông (thơ Hoàng Cầm) – Ý Lan (CD Khi tôi về - Ý Lan)
9. Kiếp sau, xin giữ lại đời cho nhau (thơ Du Tử Lê) – Anh Ngọc (CD K khúc của Lê 2 – V.A)
10. Trên đồi xuân – Thái Hiền (CD Mùa xuân hoa đào – V.A)
11. Thú đau thương (thơ Lưu Trọng Lư) – Mai Hương (CD Đi chơi chùa Hương – Mai Hương)
12. Người đẹp trong tranh – Ái Vân & Thế Sơn (CD Tơ Duyên – Ái Vân)
13. Quán bên đường (thơ Trang Thế Hy) – Duy Quang (CD Hai phương trời xa – Duy Quang)
CD7
1. Quán Thế Âm (thơ Phạm Thiên Thư) – Khánh Ly (CD Ca dao mẹ - Khánh Ly)
2. Chắp tay hoa (thơ Phạm Thiên Thư) – Duy Quang (CD Phật ca – V.A)
3. Pháp thân (thơ Phạm Thiên Thư) – Thái Hiền (CD Màu thời gian – Thái Hiền)
4. Ru con – Khánh Ly (CD Ca dao mẹ - Khánh Ly)
5. Đường chiều lá rụng – Quỳnh Giao (CD Tiếng chuông chiều thu – Quỳnh Giao)
6. Màu thời gian (thơ Đoàn Phú Tứ) – Thái Hiền (CD Màu thời gian – Thái Hiền)
7. Bên ni bên nớ (thơ Cung Trầm Tưởng) – Khánh Ly (CD Bên ni bên nớ - Khánh Ly)
8. Bên bờ sông Seine ta ngồi ta khóc – Mai Hương (Yêu em 4 mùa – V.A)
9. Mây trôi trôi hết một đời (thơ Nguyễn Xuân Quang) – Thái Hiền (CD Giọt nước mắt cho Việt Nam – V.A)
10. Hẹn em năm 2000 – Thái Thanh (CD Đêm nhớ trăng Sài Gòn – Thái Thanh)
CD8
1. Con dế hát rong – Mộng Thuỷ (CD Trăm năm bến cũ – Mộng Thuỷ)
2. Em có về (thơ Thảo Chi) – Mộng Thuỷ (CD Trăm năm bến cũ – Mộng Thuỷ)
3. Trăm năm bến cũ (Hương ca 1) (thơ Lưu Trọng Văn) – Duy Quang (CD Hương Ca – V.A)
4. Vô thường (Hương ca 2) – Duy Quang (CD Hương Ca – V.A)
5. Tắm sông trăng (Hương ca 3) – Duy Quang (CD Hương Ca – V.A)
6. Ngày xưa một chuyện tình sầu (Hương ca 4) (thơ Huyền Kiêu) – Duy Quang (CD Hương Ca – V.A)
7. Ngựa biển (Hương ca 5) (thơ Hoàng Hưng) – Duy Quang (CD Hương Ca – V.A)
8. Hương rừng (Hương ca 6) (thơ Sơn Nam) – Anh Dũng (CD Hương Ca – V.A)
9. Mơ dạo xuân Hà Nội (Hương ca 7) (thơ Thảo Chi) – Mộng Thuỷ (CD Hương Ca – V.A)
10. Chiếc kẹp tóc thơm tho (Hương ca 9) – Mộng Thuỷ (CD Trăm năm bến cũ – Mộng Thuỷ)
CD9 (trong nước)
1. Mưa rơi – Hồng Hạnh
2. Dạ lai hương – Tấn Minh
3. Tình ca mùa thu – Mỹ Lệ
4. Đố ai – Ánh Tuyết
5. Tỳ bà (thơ Bích Khê) – Tấn Minh
6. Ngày em 20 tuổi – Quang Linh
7. Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư) – Thanh Long Bass
8. Gánh lúa – Hương Lan & Quang Linh
9. Bài ca trăng – Thanh Thuý
10. Đi đâu cho thiếp theo cùng – Thanh Thuý
11. Tây tiến (thơ Quang Dũng) – Anh Bằng & tốp ca nam
12. Hương rừng (thơ Sơn Nam) – AC&M
13. Nương chiều – Đức Tuấn
14. Vô thường – Ngọc Tuyền
15. Chiếc kẹp tóc thơm tho – Đức Tuấn



Con dế hát rong (Phạm Duy, sáng tác:1983) - Mộng Thuỷ https://www.nhaccuatui.com/…/con-de-hat-rong-pham-duy-2003-…
Nghe lại vài CD để kiếm xem có bài nào lạ lạ của Phạm Duy bỏ vào collection, thấy của Phạm Duy bỏ vào collection, thấy lại CD của giọng ca Mộng Thuỷ, những năm 2000 có nghe loáng thoáng Hương Ca (PD) nhưng chưa cảm, đến nay, nghe lại và rất ấn tượng giọng ca xuất thân từ ca đoàn / ban hợp xướng Ngàn Khơi (Nam Cali), giọng ca rất kỹ thuật nhưng không quá khó để cảm, có chút gì đó “thính phòng” kiểu Quỳnh Giao nhưng khoan thai và nhẹ nhàng (& cũng “kỹ thuật”) rất Thái Hiền, đặc biệt qua bài Con dế hát rong (Phạm Duy sáng tác 1983 tại Midway City - thị trấn Giữa Đàng, Cali, Mỹ)
Bài này hình như chỉ có 1 bản thu duy nhất của Mộng Thuỷ, cấu trúc bài hát đơn giản, nhưng giai điệu rất lôi cuốn & khó đoán; ca từ thì ôi thôi, quá xuất sắc, như khi xưa ông đã đưa hình ảnh không thể ngờ vào bài hát là hình ảnh “gái điếm”, trong Bình Ca 2 (Sống sót trở về):” Sống sót trở về, quên mầu hồng gái điếm /Trút phấn son rồi, xin mặc lại áo huyền “, ở bài Con dế hát rong, Phạm Duy đưa hình ảnh “kẻ tù nhân” vào trong một bối cảnh rất xúc động khi “Con dế hát trên từng mây trắng ngắt / Cho kẻ tù nhân nghe nhạc phù vân qua lỗ chấn song “…
Không Phạm Duy thì chắc không có nhạc sĩ nào sẽ biến hoá với ca từ và đưa vào những tác phẩm của mình những hình ảnh ấn tượng như vậy!
Mộng Thuỷ diễn tả bài này bằng một lối hát nỉ non và trầm bổng theo như giai điệu & ý đồ của Phạm Duy đưa con dế, gã du ca/ rong ca... khi thì “vượt tầng mây”, khi thì “vòng quanh bốn bể”, khi thì “vượt nghìn trùng xa”…đem lời ca tiếng hát xoá hết u mê, “cho nhau chẳng tiếc gì nhau”, chỉ cần “cho rồi xin lại tự do…”
Và giọng ca này chinh phục mình hoàn toàn với bài hát Tỳ Bà Hành https://www.nhaccuatui.com/…/ty-ba-hanh-mong-thuy.TrRggwj4D… (1 ca khúc ít phổ biến, nhạc sĩ đã tự đệm đàn và mời ca sĩ Mộng Thuỷ thu âm và gửi cho 1 số bạn bè thân hữu, bài hát này lời dựa trên lời thơ Bạch Cư Dị qua bản dịch của Phan Huy Thực & Phạm Duy còn lấy chút cảm hứng từ Truyện Kiều – Nguyễn Du)…Không có thể có một nhạc sĩ nào "chơi" với con chữ và ca từ hay hơn thế, thơ & nhạc đúng nghĩa hoà quyện và nhạc như đã tan vào thơ thành một khúc "Cao sơn lưu thuỷ"... Mộng Thuỷ với tiếng đàn của Phạm Duy lôi cuốn, hoà quyện “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa…”, có những quãng cao trào, có những chỗ dừng bặt lại rất thú vị…quả thật “Nỉ non thanh thót dễ say lòng người…”!
PHẠM DUY - TẬP NHẠC "THẤM THOẮT MƯỜI NĂM" (tài liệu hình ảnh của hoctroviet)









Những bài nhạc sáng tác từ 1975-1985 theo Phạm Duy xếp vào chủ đề Tị Nạn Ca - "những ca khúc trên đường tạm dung", nổi bật lên còn có giá trị đến ngày hôm nay là những bài như : Ở BÊN NHÀ EM KHÔNG CÒN ĐỨNG ĐỢI CHỜ ANH / XIN ANH GIỮ HỘ EM/ 54-75/ BÊN BỜ SÔNG SEINE TA NGỒI TA KHÓC/ MÂY TRÔI TRÔI HẾT MỘT ĐỜI/ NHƯ LÀ LÒNG TÔI/ CON DẾ HÁT RONG...mà mình có đưa 1 số vào selection 8CD "Phạm Duy - Những Tuyệt Khúc Ít Ai Hát".
Một vài lời giới thiệu của chính tác giả cho các ca khúc này:
- Tôi soạn thêm những bài hát chia ly như Ở BÊN NHÀ EM KHÔNG CÒN ÐỨNG ÐỢI CHỜ ANH, LẤP BIỂN VÁ TRỜI... Những bài này muốn nói lên nỗi buồn trùng dương (océanique) và vũ trụ (cosmique) như trong hầu hết những bài tôi soạn trong thời kỳ này. Khi còn ở trong nước, tình cảm với thiên nhiên (sentiment de la nature) ở trong chúng ta thường hay chỉ hạn chế trong sự trao tình với lũy tre xanh, con đê dài, khung trời tím, con sông đào... Bây giờ, sau khi đã ra khỏi lũy tre xanh, tôi nghĩ rằng nó phải mang nhiều tính chất cao rộng hơn, sâu xa hơn.
- Trong chủ đề PHỤ NỮ, với bài XIN EM GiỮ DÙM ANH sau đây, tôi cũng hình dung ra người con gái Việt Nam giống như hình ảnh của nước Việt. Nàng có đôi mắt sáng như nắng quê Cha, có đôi môi thơm mùi cốm vàng nơi quê Mẹ, có đôi tay như sóng Biển Ðông hay như gió Rừng Tây, có đôi chân vượt Trường Sơn, có tóc xanh như sông Hậu bồng bềnh và trên đường tị nạn hiện nay, tôi chắp tay thành khẩn xin Nàng hãy giữ dùm tôi hình ảnh tuyệt vời của người con gái đồng trinh đó. Ðây là một hát về sự sống !
- Trong công việc moi ra những bài hát cũ để sào nấu lại, tôi nhớ ra rằng 20 năm trước đây, tôi có soạn bài BÉ BẮT DẾ và vào lúc đó, con dế của tôi mới lên 10 tuổi. Bây giờ có thể con dế cũng đi tị nạn như chúng ta. Nó đã trưởng thành và nó vẫn chọn cái nghề hát rong. Tôi bèn soạn bài hát CON DẾ HÁT RONG nói lên tâm sự của con dế tị nạn:
- Tâm tình ca của tôi lúc này còn muốn nói lên sự chế ngự của thiên nhiên vào tâm hồn một con người tị nạn là tôi. Khi còn ở trong nước tình cảm thiên nhiên của nghệ sĩ thường tràn lan ra với lũy tre còm, làn khói rơm. Cảnh vật này quá quen thuộc, hiền lành, ngọt ngào, thân ái bởi vì mình sinh ra và lớn lên trong đó.
Bây giờ, chúng ta lìa bỏ một quê hương xinh xắn để ra đi, có khi phải vượt qua dăm ba đại dương, dăm ba lục địa rồi mới tới được nơi tạm cư (chưa phải là định cư vĩnh viễn), thiên nhiên bây giờ chế ngự ta, đè bẹp ta, và trong ta chỉ còn những nỗi buồn đại dương không đáy, những nỗi sầu đỉnh núi chơ vơ, những nỗi lạnh thị thành xi-măng Âu Mỹ. Bài hát NHƯ LÀ LÒNG TÔI nói lên điều đó.


CẦN TÌM CÁC SÁCH & TẬP NHẠC CỦA PHẠM DUY XUẤT BẢN Ở USA SAU 1975
23. HOÀNG CẦM CA, HỘI VĂN HOÁ VN TẠI BẮC MỸ, VIRGINIA USA 1984.
24. THẤM THOÁT MƯỜI NĂM, HỘI VĂN HOÁ VN TẠI BẮC MỸ, TỦ SÁCH CÀNH NAM và TẠP CHÍ XÁC ĐỊNH xuất bản, USA 1985.
25. MƯỜI BÀI RONG CA, PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1988
26. MƯỜI BÀI TÂM CA, PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1990
27. BẦY CHIM BỎ XỨ, nxb CÀNH VÀNG, Westminster, CALIFORNIA USA 1990
28. MỘT ĐỜI ĐỂ YÊU (30 tình khúc), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1989
29. VƯỜN THƠ CÁNH NHẠC (30 bài thơ phổ nhạc), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1989
30. TÌNH SI (30 tình khúc), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1992
31. TÌNH CA QUÊ HƯƠNG (30 bài ca quê hương), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1992
32. LỊCH SỬ TRONG TIM (30 bài ca kháng chiến), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1992
33. HÁT TRÊN ĐƯỜNG VỀ (Đạo Ca, Rong Ca, Thiền Ca), nxb NAM Á, Paris, FRANCE 1992
34. NIỀM VUI CÒN ĐÓ (Bé Ca, Nữ Ca,Bình Ca), nxb HỒNG LĨNH, Westninster, CA USA 1994
35. TẠ ƠN ĐỜI, nxb HỒNG LĨNH, Westninster, CA, USA 1994
36. CÁC TẬP HỒI KÝ 
huyvespa@gmail.com


NHỮNG SÁCH MUA VÀ ĐƯỢC TẶNG 
NHỮNG THÁNG QUA

Vừa nhận được quà tặng 2 tập thơ mới nhất của nhà văn/ nhà thơ/ nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ – Võ Văn Ái (Nhà xuất bản Quê Mẹ, Paris, 2018 ) được ấn loát và trình bày thật trang nhã, sang trọng…Và những dòng thơ tinh tuyền của một thứ tiếng Việt đẹp đẽ và thơ mộng…Những dòng thơ như những “câu kinh trinh bạch” mà đã từ lâu dường vắng bặt trên thi đàn Việt Nam, trong hơi thở của Việt Nam… Những dòng những chữ của một hồn thơ trí thức gọi dậy những cảm xúc bồi bồi như vừa đánh mất/ tìm lại được thứ gì vừa xưa cũ, vừa thanh tân…Thơ Thi Vũ chắp thêm đôi cánh mộng cho độc giả bay lên những chân trời mơ mòng. Lấp lánh hồn & tình của tiếng Việt như một chiếc gối êm du vào viễn phương kỷ niệm, “những âm thanh đổ rót vào nhau, vừa bí hiểm vừa hiền lành, vừa uỷ mị vừa mạnh bạo, chới với trên nấc thang lơ lững của những buổi sớm thật sớm, những buổi tinh thơ, những buổi sớm thi sĩ…” mang độc giả vào một vùng THƠ MỌNG...mọng tròn của yên bình, mọng chín của trái mộng, mọng ngọt của ngôn ngữ yêu thương.
Sẽ còn trở lại với 2 tập thơ này sau khi đọc kỹ hơn, trước mắt, xin post lại 1 bài review quá tuyệt vời của Vũ Hoàng Thư:








1/60 limited edition Tập thơ Viên Linh do Con Đuông ấn hành


“Nhận tin em một năm rồi

Thành xưa đã đổi con người đã thay
Cơn mơ chia biệt tháng ngày
Vẫn rơi tầm tã lòng này đêm đêm.

Mưa lầy con phố bôi tên
Em chôn tầm vóc thanh niên giữa đời
Nhớ em biển sách làm khơi
Thả thân trôi giạt với lời muôn phương.

Nhớ em đêm tựa lầu chuông
Rung con tim nhỏ
nghìn đường âm thanh

Em yêu lá ở trên cành
Yêu chim trong gió
yêu thành vắng quân.

Em yêu miếu mộ linh thần
Yêu đầu không mũ yêu chân lột giầy
Yêu người không biết đi dây
Yêu nhà văn hóa đi Tây lại về.

Em yêu lòng trúc ý tre
Yêu kinh vô tự như bè yêu sông
Em yêu Camus lạnh lùng
Đạt Ma qua biển Ngộ Không giữa trời.

Yêu anh phóng đãng lầm nơi
Văn chương sai lúc thân dơi lộn chiều
Em yêu cuộc sống em yêu
Lầu chuông gác sách
mộng điều tuổi xanh.

Hôm nay túi vải bên mình
Em tôi bán dạo trong thành phố quen
Ầm vang trong trí cơn điên
Ném thân anh giạt tới miền hư sinh.

Hơn ba mươi, mộng tan tành
Tay xương quét lệ hoen quanh mắt mờ
Thấy em lầm lũi hơn xưa
Loanh quanh ngõ dưới dật dờ lối trên

Em tôi không sách không đèn
Một đầu tư tưởng bôi lem nghĩa đời
Đêm nay tầm tã mưa rơi
Tĩnh ra tôi thấy mặt trời trắng tinh.

Thấy trăng mọc lúc bình minh
Thấy người lưu xứ lênh đênh Quê Nhà
Thấy tôi đập kính soi hoa
Trên cây nhân thế la đà trái đen.

Thấy tôi nguyền rủa thánh hiền
Cầm dao giết Phật giả điên đốt chùa
Nhớ mưa xưa nhớ mưa xưa
Tháng Tư úng thủy đầu mùa máu tuôn.

Mưa đưa tôi lại Sài gòn
Trán căng nhiệt đới
hồn còn Đông Dương
Gặp em trở lại Lầu Chuông
Dang tay nện xuống Hư Không
một chày.

Chuông không tiếng đã bao ngày
Nghe quen, em tưởng chiều đầy
âm thanh.”
LẦU CHUÔNG - VIÊN LINH 
Washington D.C., 1979
Khởi Hành số 30, Tháng 4.1999

LẦU CHUÔNG của tác giả VIÊN LINH làm ở Mỹ năm 1979 tặng em trai là tu sĩ / dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu còn ở Việt Nam.
Bài thơ rất hay với nhiều ẩn mật, nhiều người tỏ ra rất thích thú và ngạc nhiên với 1 bài thơ hay và ít phổ biến này của 1 tác giả khá nổi tiếng.
Bây giờ, mọi người có thể sẽ thấm cái hay đó hơn khi nghe bài thơ này được phổ nhạc (nhạc sĩ Song Ngọc) trong CD Tâm Sử Ca (thơ Viên Linh phổ nhạc): https://chiasenhac.vn/…/Tam-Su-Ca-Vien-Linh~Y3NuX2FsYnVtfjk…. Trong CD này mình thích bài này nhất, tiếp đến là Gọi Hồn (nhạc Phạm Duy), xếp chót danh sách là bài do Trịnh Công Sơn phổ 

Ta về 

đốt áo vô vi

thở hơi vô uý

bên hè phố Không 

ngủ quên trong đoá ngộ Hồng 
trên môi thường trụ một vừng Như Lai
(Diệu Giác - Nguyễn Thanh Tịnh - 1973)
Một giọng thơ ít được biết đến trong dòng văn chương miền Nam, quê Đà Nẵng. Có chút gì đó Huy-Tưởng (?!?).
Cũng như những tranh thơ Một Mù Tóc Mộ của Huy Tưởng, Những tác giả với dòng “thơ-điên” này (?!?) khi viết xuống những đề từ hay phi lộ cho những trang thơ là lúc quằn mình “khạc ra những vũng máu xanh trong cơn ho bi thiết”... dâng tặng cho trước hết một người thân yêu nhất đời: một người “em rất lạ rất xa rất ma cà rồng”, và mong gì? Mong chờ một lần em “châm lửa đốt tập thơ này cạnh xác anh cho ấm lại hồn phong-vũ, cho mọc lên từ âm-u Phần mộ anh một bóng cây vĩnh cữu để những người yêu nhau còn chỗ hẹn-hò.”
Giữa những lúc gào thét trong thinh lặng đó, giữa những cơn đau của “ngàn mảnh a tu la trăng vỡ ghim vào tim da quằn quại”, giữa những khoảng Không “đối thoại với những bóng hư-linh, khóc cười với tiếng thạch sùng định mệnh.”, giữa những lúc “giật mình ngồi trước án thư/ chuông khuya để lạnh nừa tờ kinh sương”.... là Thơ!







“…Mày nghĩ, tụi mình như cánh gió

Ai đi nhốt gió được bao giờ?...”

THƯ PLEIME

(trong tập thơ Theo Cánh Gió Bay) 

(Anh Tuyến)
Tao được thơ mày cả tháng nay

Hành quân liên tiếp suốt đêm ngày

Lưng không rời giáp, tay rời súng

Liên lạc thì không có máy bay

Tao vẫn luôn luôn nhớ tụi mày

Nhớ Sài Gòn đẹp nắng vàng hây

Nhớ đường Lê Lợi ngập hoa nắng

Nhớ ngõ Tam Ða tà áo bay

Pleime suốt tháng mưa dầm dề

Mày ơi, thèm quá khói cà phê

Thèm tô phở tái thơm chanh ớt

Thèm rót bọt đầy một cốc bia

Xi Nê mày vẫn xem phim chưởng?

Băng nhựa còn thu nhạc Khánh Ly?

Những chiều thứ bảy còn đi nhót?

Hay lén ông già nhậu whisky?

Năm nay mày có lên đại học?

Hay thôi, xếp sách nhập quân trường?

Mày tính vào Dù hay Lục Chiến?

Tao chờ mày nhé, ải biên cương

Hôm qua thằng Tiến dẫn quân ngang

Giữa rừng gặp bạn mừng hơn vàng

Ôm nhau, hai đứa cười ha hả

Râu tóc bù xù như cái bang

Mày nghĩ, đã lâu không được tắm

Hành quân liên tiếp giữa rừng già

Ăn thì gạo sấy nhai qua bữa

Tối ngủ nằm sương lạnh cắt da

Hôm qua địch pháo giữa ban ngày

Tao bị thương xoàng ở bả vai

Mảnh đạn còn ghim trong thớ thịt

(Mày đừng có nói mẹ tao hay)

Mẹ tao không biết giờ ra sao?

Còn khóc đêm trường để nhớ tao?

Còn giận tao là thằng bất hiếu

Xem tình cha mẹ như chiêm bao

Mẹ tao chỉ muốn tao quanh quẩn

Lính kiểng châu thành, lính phất phơ

Mày nghĩ, tụi mình như cánh gió

Ai đi nhốt gió được bao giờ?

Những đêm biên cảnh sống xa nhà

Cũng thấy đôi lần nhớ xót xa

Cũng có đôi lần tao muốn khóc

Muốn về thăm mẹ… thế nhưng mà…

Thôi nhé, thư sau tao viết tiếp

Trực thăng đã đáp trong vòng đai

Tản thương lính đã đưa lên đủ

Tao viết thơ này vội gởi ngay

./.
Bài cảm nghĩ của Khôi An phát biểu trong buổi ra mắt tập thơ Theo Cánh Gió Bay:
“Thưa quý vị, từ đầu buổi ra mắt sách đến bây giờ, chúng ta đã được nghe những người thân trong gia đình của tác giả và những bậc niên trưởng trong quân đội chia sẻ nhiều kỷ niệm và cảm xúc về tác giả Anh Tuyến cũng như về con trai ông, Cố Trung Úy Lê Anh Thái. Bây giờ Khôi An (KhA) xin phép có đôi lời về cảm xúc của một người đọc đối với tập thơ Theo Cánh Gió Bay (TCGB).
Trong chúng ta ở đây, có những người đã đọc cả tập thơ của tác giả Anh Tuyến, có người chỉ mới đọc một, hai bài thơ hay vài câu thơ, nhưng KhA tin rằng khoảnh khắc gặp gỡ đó đã làm rung lên sự đồng cảm sâu xa, hay nói khác đi, người đọc gặp chính tình cảm của mình trong lời thơ. Có thể đó là tình quê hương pha chút ngông nghênh của tuổi trẻ thời chiến, có thể là nỗi cay đắng trước cuộc chiến quá dài và tang thương, có thể đó là tình thương bao la của phụ huynh giành cho con cháu, và rất có thể đó là nỗi đau mà hầu hết chúng ta, những người làm cha mẹ, ai cũng thấu hiểu và sợ hãi – đó là nỗi đau tre khóc măng.
Năm 1972 là năm chiến tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến VN, và trận Cổ Thành Quảng Trị – kéo dài gần 3 tháng, là trận máu lửa kinh hoàng nhất của năm 72 khốc liệt đó. Con ruột của tác giả, Cố Trung Úy Lê Anh Thái và con nuôi là Cố Trung Úy La Vĩnh Khâm đã tử trận trên đường vào Quảng Trị cách nhau chỉ 1 tuần, khi họ mới 25 tuổi.
Tập thơ TCGB chính là tiếng khóc con của tác giả.
Áo quan liệm kín đời trai trẻ!

Tay súng buông xuôi trả nợ đời!

Máu đỏ còn tươi lòng Quảng Trị.

Nghĩa trang, mồ lạnh, cỏ lên rồi.

Có thể nói rằng hơn 30 bài thơ của TCGB có hai chủ đề, thứ nhất là tác giả viết dùm cho tâm sự của con trai, và thứ hai là những tiếng lòng của tác giả.
Sau khi Cố Trung Úy Lê Anh Thái ra đi, những di vật của anh đã được trao lại cho cha là tác giả Anh Tuyến. Những di vật đó đã đem lại cho ông những cảm xúc sâu đậm, ông nói “khi lần giở từng trang nhật ký, đọc lại từng cánh thư Nó đã viết vội vàng từ những vùng hành quân hẻo lánh tôi mới lần lần hiểu được những khía cạnh tế nhị và thầm kín của tâm hồn Nó.”
Ông ví các con ông như một quả bóng đã bay ra khỏi tay, và bằng tâm trạng của một người vội vã ghi nhớ hình ảnh vừa vuột mất đó, tác giả đã đọc đi đọc lại những tâm sự của con cho đến khi nó trở thành ký ức của ông. Ký ức đó được ghi lại qua những bài thơ. Chẳng hạn khi nói về sự tự hào của Cố Trung Úy LAT với bình chủng Nhảy Dù, ông viết:
Sương nắng không phai màu mũ đỏ!

Hoa dù lộng gió giữa trời xanh..

Và nỗi lòng của người lính chiến đứng canh gác ở một nơi hẻo lánh, rất xa nhà:

Chót vót chòi canh đỉnh Dakto,

Mưa dầm nặng hột thấm poncho
Đồi xa sương trắng bay như khói
Đại bác biên phòng, tiếng nhặt thưa…
Qua cuốn nhật ký của con trai, ông cũng đã đọc được những thương yêu nồng nàn nhưng bàng bạc xót xa của Cố Trung Úy LAT dành cho người vợ trẻ, chẳng hạn như trong bài Đêm Yêu:

Đôi ta yêu nhau đêm nay thôi,

Tinh sương ngày mai anh đi rồi.

Đường ra biên ải xa xôi lắm!

Ta có thương nhau, chớ ngậm ngùi…

Nằm đây nghe em, trong vòng tay,
Em lạnh không em? Đắp chăn này.
Trời Hạ Lào trăng đêm lạnh buốt
Không ấm nào bằng ấm đêm nay…
Trong chủ đề viết cho tâm sự của con, bài thơ mà KhA thích nhất là bài Đêm Noel. Khác với âm hưởng trang trọng và hơi cổ điển của những dòng thơ 7 chữ, bài này làm theo thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng như những lời nói.

Đêm nay đêm Noel

Phố xá đều giăng đèn…

Người đi đầy các ngõ

Người đi vui suốt đêm…

Đêm nay đêm Thánh thiện
Mừng Chúa đã ra đời
Nhà nhà đều vui vẻ
Người người đều tươi cười…
Sao con còn đứng đây
Trong hố cá nhân này?
Đầu con đội nón sắt, 
Bá súng con cầm tay,
Chung quanh con là núi,
Chung quanh con là cây,
Chung quanh là vắt muỗi,
Chung quanh con tối dày!
Đêm nay đêm Thánh Thiện,
Tại sao con đứng đây?

Bằng những lời đơn giản tác giả đã vẽ lên bức tranh Hy Sinh tuyệt đẹp của người lính trẻ, cô đơn đứng gác cho đêm vui của mọi người được trọn vẹn. Hai câu cuối “Đêm nay đêm Thánh Thiện, Tại sao con đứng đây? “ đã nói lên sự chua chát của những người lính chiến một cách nhẹ nhàng nhưng lưu lại biết bao cảm xúc và suy nghĩ cho người đọc.
Chủ đề thứ hai của TCGB là những cảm xúc xé lòng của người cha mất con. Mở đầu tập thơ, tác giả đã viết: 

“Khi viết lại những trang sử năm 1972, người ta sẽ nói đến công hay tội (của các tướng lãnh). Có ai nhắc đến một LÊ ANH THÁI, đã ngã gục dưới cờ, ngay bên chân Cổ Thành Quảng Trị? “

Điều tác giả không ngờ là con trai ông đã sống mãi qua những giòng thơ của ông. 47 năm sau, qua tập thơ, những người đọc như Khôi An đã biết về chàng trai trẻ LAT có hàng ria mép đẹp, rất hồn nhiên, khá bướng bỉnh, thích uống rựợu, hay cười hô hố, có một tình yêu rất đẹp với một nữ sinh mười tám tuổi, và cũng rất là can trường, và rất mê đời lính.

Chàng trai LAT tình nguyện vào Nhảy Dù, một trong những đơn vị tác chiến oai hùng mà cũng nguy hiểm nhất. Anh đã từng vượt qua gian khổ, từng lập chiến công, nhưng đối với cha mẹ, anh vẫn là “thằng con nhỏ”. Nhà thơ Anh Tuyến viết:
Từ độ Nó lên đường,

Gót giày đinh ngập bụi,

Lăn-lóc đủ mười phương…

Giọt mồ hôi đã đổ

Ướt đẫm đất quê hương…
Mấy lần rơi máu đỏ
Nhuộm thắm cát sa-trường!
Ôi! giọt máu mến thương.
Giọt máu thằng con nhỏ!
Tóc xanh còn vấn vương…
Mắt xanh còn bịn-rịn…
Máu đỏ tuổi yêu –đương!
Máu tươi tình cốt nhục!
Máu tươi tình quê hương!
Khi Cố Trung Úy LAT ngã xuống trên đường tiến vào Cổ Thành một chiều Hè 1972, để lại vợ mới cưới chỉ 19 tuổi và đứa con mới chào đời được hai tháng, tác giả đã thương tiếc bằng những câu xé lòng như:

Những ki đất đổ dồn vào đáy huyệt,

Xây trường thành ngăn cách giữa cha con.

Tiếng cuốc xẻng đập đều trên mặt mộ,

Cha nghe như tiếng búa bổ tan hồn!

Như KhA đã nói lúc đầu, điều quý giá nhất của tập thơ TCGB là nó chạm vào cảm xúc của người đọc. Người đọc đau xót cho nỗi đau thương của ông và cả của con dâu ông, một trong những “góa phụ ngây thơ” của cuộc chiến.
Long lanh giọt lệ mắt người yêu,

Xuân chửa tròn xuân, nắng đã chiều,

Chăn gối nửa chừng, chăn gối lẻ,

Cho vòng hoa trắng lạnh lùng treo.

Và cảm động nhất là lời tác giả viết cho cháu gái bé bỏng:
Tuổi chưa đầy hai tháng

Thấy Mẹ chưa biết đòi…

Chưa làm gì nên tội

Trời đã bắt mồ côi!

Cha nó là lính chiến
Đi trận đã chết rồi!
Mẹ nó còn thơ dại
Mới mười chín tuổi đời…
Lấy gì nuôi con côi?

Thưa quý vị, KhA nghĩ tất cả chúng ta ở đây đều mang ơn những người lính đã ngã xuống. Hơn nữa, cha mẹ, vợ con họ đã gánh những đau khổ nhất của cuộc chiến thay cho chúng ta. 

KhA xin mời quý vị mua TCGB như một chia sẻ không chỉ với những người đã khuất mà còn với những TPB sẽ được giúp đỡ bằng tiền bán sách.

Cuối cùng, KhA xin được kết thúc bằng lời của chính tác giả:

Máu con tôi đổ tặng Đời

Tôi đem góp lại viết lời thương ca…

Thơ tôi viết bằng máu

Thơ tôi viết bằng xương…

Tôi viết bằng tình thương…
Tôi viết bằng nước mắt…






blog counter
java hosting vpn norway