Trang

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2006

FUN FUN FACTS NHẠC T.R.Ị.N.H!

HÀY NHÌN NHẠC TRỊNH DƯỚI GÓC NHÌN KHÁC;VUI&NGỘ NGHĨNH HƠN RẤT RẤT NHIỀU;MỜI MỌI NGƯỜI CHO Ý KIẾNImage

1.Hàng “độc “ trong nhạc Trịnh.
_ Trái tim chai đá nhất : Tim lăn trên đường mòn..(Ru ta ngậm ngùi)
_ Bàn tay khỏe nhất : Bàn tay chắn gió mưa sang ( Biển nhớ)
_ Con cá “siêu” nhất : Bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố ( Bống không là Bống )
_ Tắm gội lâu nhất : Mười năm tắm gội, giật mình ôi chiếc lá thu phai ( Chiếc lá thu phai )
_ Đi bộ nhiều nhất : Mươì năm chân bước trên đừơng dài ( Có một dòng sông đã qua đời )
_ Đường phố “bịnh”nhất: ngày thu đông phố xưa nằm bệnh( Có nghe đời nghiêng )
_ Ca sĩ “quái “ nhất : Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng (Dấu chân địa đàng )
_ Cặp môi nóng nhất : Ngủ đi em đôi môi lửa cháy ( Em hãy ngủ đi )
_ Bo-đi mỏng nhất : Thân nhẹ nhàng như mây (Như một lời chia tay )
_ Khóc nhiều nhất : Nghìn giọt lệ rớt xuống thành hồ nước long lanh ( Như cánh vạc bay )
_ Nhảy đầm “ bết” nhất : Ta đi bằng nhịp điệu, nhịp điệu không giống nhau (Tình khúc Ơ-bai )
_ Đôi giày nhọn nhất : Vì từng bước em là từng mũi đinh cuồng điên ( Tửơng rằng đã quên )
_ Tình yêu hỏa hoạn nhất : Tình yêu như vế`t cháy trên da thịt người ( Tình sầu)
_ Bạn bè xã hội đen nhất : Bạn bè ngồi quanh tuốt sáng giáo gươm ( Vẫn nhớ cuộc đời)

2.ĐỘNG TỨ QUÁI NHẤT:

Treo : treo tình trên chiếc đinh không... (chưa thấy ai mắc, máng, treo cuộc tình bao giờ)
Khoác : sương khoác mềm vai phố... (như khoác vai tình nhân...)
Lùa : lùa nắng cho buồn vào tóc em... (chưa thấy ai lùa, hay đuổi bắt nắng bao giờ)
Nhặt : tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy... (nhặt đã khó, giữ càng khó hơn)
Lăn : tim lăn trên đường mòn... (nghe như là phim... kinh dị)
Trói : trong lòng phố mưa đêm trói chân...
Ươm : trời ươm nắng cho mây hồng...
Thắp : ngàn cây thắp nến lên hai hàng...
Khắc : vết buồn khắc trên da...(má ơi;chắc đau lém!!!!!!!!)
Chở : có con đò chở nắng mưa đi
Chờ : tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi...

3.CÂU NHẠC QUÁI NHẤT:

Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều... (Dấu Chân Địa Đàng)
(Câu này chỉ để... dọa đàn bà, con gái)

Mặt trời như trái cây tuyệt vọng... (Níu Tay Nghìn Trùng)
(Mặt trời mà như trái cây??)

Môi em hồng như lá hư không... (Gần Như Niềm Tuyệt Vọng)
("Lá diêu bông" đã khó tìm, "lá hư không" còn khó hơn)

Cơn mưa là nắng vô thường... (Mưa Mùa Hạ)
(Cơn nắng có là... mưa vô thường?!)

4.HÁT SAI NHIỀU NHẤT:

Chữ mong trong "đời ta hết mong điều mới lạ" (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ) được nhiều ca sĩ đổi thành mang (... hết mang điều mới lạ). Hai chữ này khác nghĩa chứ đâu phải chỉ khác một nguyên âm, và cái hay là ở chữ "mong" chứ "mang" thì chẳng có gì... "mới lạ".

Chữ miệng trong "miệng cười khúc khích trên lưng" (Quỳnh Hương) được nhiều ca sĩ đổi thành nụ (nụ cười khúc khích...). Nụ cười thì không thể... khúc khích được, và cũng không hình dung được chiếc cằm xinh xắn của cô bé tựa trên lưng chàng trai...

Chữ em trong "em qua công viên mắt em ngây tròn" (Còn Tuổi Nào Cho Em) được ca sĩ KL đổi thành nai (... mắt nai ngây tròn). Mắt nai, mắt phượng, mắt bồ câu không thuộc về ngôn ngữ TCS. Ông có những cách để tả về đôi mắt nai mà không cần phải nói "mắt nai".

Chữ vầng trong "trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt" (Một Cõi Đi Về) được ca sĩ DT đổi thành vòng (... đôi vòng nhật nguyệt). Ở đây là vầng thái dương, vầng trăng, chứ không phải vòng trời đất, vòng càn khôn... Hơn nữa, vầng thì còn "rọi suốt trăm năm..." được chứ vòng thì... chịu.


Trong nhiều trường hợp, chữ hay nhất, "đắt" nhất trong câu bị tráo đổi không thương tiếc, làm hỏng một câu hát (có khi làm hỏng cả một bài hát), khiến người nghe bị "khựng" lại như bất ngờ nhai phải hạt sạn trong lúc đang thưởng thức bữa cơm ngon miệng:

Chữ phút trong "vội vàng thêm những phút yêu người" (Chiếc Lá Thu Phai) được ca sĩ TVT (cô em gái TCS) và nhiều ca sĩ đổi thành lúc (... những lúc yêu người) làm giảm mất cái hay và ý nghĩa rất nhiều, vì không diễn được cái ý "vội vàng""yêu từng... phút, giây" , như muốn chạy đua với chiếc kim thời khắc của tình yêu. Tương tự, chữ phút trong "có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau" (Bay Đi Thầm Lặng) cũng không thể đổi thành lúc được. "Phút" (không phải "lúc"), đó mới là ngôn ngữ TCS.

Chữ suốt trong "rọi suốt trăm năm một cõi đi về" (Một Cõi Đi Về) được các ca sĩ TN, DT... đổi thành xuống (rọi xuống trăm năm...)cũng làm giảm mất cái hay và ý nghĩa rất nhiều (cứ làm như rọi là phải rọi xuống chứ không rọi... lên được). "Suốt" (không phải "xuống"), đó mới là ngôn ngữ TCS.

Đặc biệt bài hát Diễm Xưa quen thuộc;'nhỡ mai trong cơn mê...";nhiều người lầm tưởng là "nhớ mãi"..tại lên cao 2 chữ y xì đúc nhau:-)

5.THƠ HAY NHẠC?

Những câu dưới đây chắc phải là "thơ", vì đọc (hoặc ngâm) nghe hay hơn là... hát :

Người phu quét lá bên đường
quét cả nắng vàng quét cả mùa thu
(Góp Lá Mùa Xuân)

...

Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
để mắt em cười tựa lá bay
(Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui)

...

Ta về nơi đây phố xưa dấu đạn
Con đường bên sông cỏ lá buồn tênh
Ta về nơi đây tháng năm quá rộng
Đường xưa em lại thấp thoáng bàn chân

(Khói Trời Mênh Mông)

...

Còn đây những đêm này
còn em hãy yêu tôi
đời đốt nến chia phôi
dù nhớ thương cũng hoài

(Còn Có Bao Ngày)

6.WHAT'S THE LOVE?

Ngay cách ông định nghĩa tình yêu cũng... không giống ai:

Tình yêu như vết cháy trên da thịt người
Tình yêu như trái chín trên cây rụng rời
Tình yêu như nỗi chết, cơn đau thật dài

Có lúc dữ dội như cơn địa chấn:

Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu

Có lúc lại như là một trong những nhu cầu thực dụng của con người:

Tình yêu như cơm áo quen hơi ngọt ngào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét