Trang

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2007

NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON(RONG CA)

NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON

...Mt đi người, trong tm tay, sng vi nhau hơn ba vn ngày, xin c gng nuôi sao cho tình đy, chng vì thu vi đông ngn ngi - Phm Duy đã ghi nhn mt đi người như vy. Gom hết c mt cuc đi đã sng vào mt bn nhc, nào phi d. Nhưng Phm Duy đã làm được điu đó. Ông xem đi mình như mt hành trình, ba vn ngày thăng trm cùng nhp đi luân chuyn. Rong Khúc là phn nh trn vn ca chuyến đi đó. Ca thăng trm đó. Ca mt đi người ngh sĩ….

-1 album rất đáng nghe;dù bạn có phải là”fan”của nhạc xưa-hay không:)

-1 album với sự thể hiện của 2 ngừơi con thân yêu của ông:DUY QUANG:lần đầu nghe DQ hát không phải kiểu”sầu muộn”mà là kiểu “dửng dưng”và có chút gì đó”hùng hồn”..cùng với Thái Hiền-nàng thơ của âm nhạc-với chất giọng;vẫn như mọi khi..như dòng suối mát chảy vào tim người nghe-êm êm và mát lạnh..trên nền hoà âm độc đáo và mới lạ theo style nhạc New age của DUY CƯỜNG(cũng là 1 người con của ông)

List:

  • Người tình già trên đầu non
  • Hẹn em năm 2000
  • Mẹ năm 2000
  • Mộ phần thế kỉ
  • Ngụ ngôn mùa đông
  • Nắng chiều rực rỡ
  • Nghìn thu
  • Trăng Già
  • Ngựa hồng
  • Rong Khúc

Track khuyên dùng:NGỰA HỒNG/NGỤ NGÔN MÙA ĐÔNG/MỘ PHẦN THẾ KỈ/HẸN EM NĂM 2000...

DOWNLOAD HERE: http://huyvespa.multiply.com/music/item/96
(nick&pass:nghenhac)
*******************************************************************
Ðoàn Xuân Kiên
Khi Con Dế Hát Rong
Bước Vào Cõi Lớn

(Tập San Thế Kỷ 2
1)

Hơn nửa thế kỷ qua, Phạm Duy -- con dế hát rong (1) hay người du ca đầu tiên (2) ấy -- đã sống và đã hát về bao nhiêu cảnh đời bi hoan trong một phận nước nổi trôi. Ðứng trước cửa vào thế kỷ mới, người bõ già của thế kỉ cất lên tiếng hát phóng về năm 2000 mà ông gọi là rong ca. Mười bài hát trong album mang tựa đề đầy đủ là Mười Bài Rong Ca, Người Tình Già Trên Ðầu Non hay là Hát Cho Năm 2000 . (Phạm Duy Cường Musical Productions, California, 1988).

Mười Bài Rong Ca đánh dấu một bước chuyển biến mới trong nghệ thuật sáng tác của Phạm Duy tại hải ngoại. Trước đó, trong khoảng hơn mười năm, ông cũng như bao nhiêu người Việt lưu vong khác vướng bận tâm tư trong nỗi dằn vặt về một thân phận biệt xứ và nỗi bất bình về tình hình chính trị của đất nước. Hát Trên Ðường Tị Nạn (1978), Ngục Ca (1981), Hoàng Cầm Ca (1984) ra đời trong hoàn cảnh ấy. Khi những nét nhạc cuối của Bầy Chim Bỏ Xứ tương đối đã hoàn tất vào năm 1985 thì người nghệ sĩ Phạm Duy cũng tìm thấy lại phong thái của một người bõ già của thế kỉ và hát lên những rong khúc vừa thanh thản mà vững chãi, vừa rất trữ tình mà vẫn sâu lắng, ''rất Phạm Duy''. Rong Ca mang tính cách những trầm tư của một người đã qua cầu, một dấu tích tư liệu của một người chứng thời đại. Nhưng Rong Ca vẫn là một tác phẩm mang đầy đủ những nét tâm tình của Phạm Duy.

Tầm Cao Của Một Sức Trẻ

Trước hết là cái tựa. Từ ''rong ca'' có một cấu trúc từ khập khiễng, nửa hán nửa nôm, nhưng nghe ra có vẻ nghịch ngợm dí dỏm. Phạm Duy đã nhiều lần dùng cách nói này để gọi tên các bài hát của ông, chẳng hạn ông gọi một số bài là vỉa hè ca, bé ca, với ý nghĩa là loại bài hát đạo lộ ca nhi ca. Có lẽ ông không muốn dùng lại từ du ca khi đặt tên loạt bài hát của gã hát rong này nên ông đặt tên cho chúng là rong ca chăng? Tên gọi thật dung dị nhưng phản ánh tính cách con người ông.

Phạm Duy&con trai Duy Cường

Tất cả mười bài rong ca đều viết ở thể hát kể (ballad), một thể loại của truyền thống những người hát rong (troubadour). Những bài hát kể thường kết cấu đơn giản, nội dung là những lời tán tụng tình yêu hay những suy ngẫm siêu hình, lời hoạt kê thời sự xã hội.

MỘT THẾ KỈ CỦA ĐỖ VỠ

Như vừa nói ở trên, Rong Ca là một dấu tích tư liệu của một người chứng thời đại. Thật thế, Rong Ca là những Tiếng hát về đời người Việt chúng ta trong một thế giới bạo động của một thế kỉ nhiều bi kịch, nhiều đổ vỡ. Bài Ngụ Ngôn Mùa Đông là khúc hát điển hình của thân phận nhược tiểu bị mắc kẹt trong lưới xung đột ý thức hệ trong một thời kì chiến tranh lạnh dài dằng dặc. Không riêng gì Việt Nam, các nước thế giới thứ ba đều chứng kiến cảnh nồi da xáo thịt nhân danh những chủ nghĩa, những lí tưởng vĩ đại. Người ta hợm hĩnh với nhau trong cõi vô minh, tự đắc với nhau trong những trạng thái tâm lý ''thắng lợi tinh thần'' kiểu Ả Q. của Lỗ Tấn. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ấy:

Có khi mù này đánh lui mù đó
Hả hê về nhà, mắt ốc ngước lên.
Có khi thằng câm thắng cơn cãi lộn
Hả hê về nhà, ú ớ mừng rên.
Có khi thằng mù, gã câm, thằng điếc
Gác chân tự đắc ngồi trong chòi nghèo
Buồn thiu, mà cứ ngỡ là lầu cao...

(Ngụ Ngôn Mùa Xuân)

Có lẽ vì vậy mà người nghệ sĩ mơ ước một thế kỉ mới tốt đẹp hơn có khả năng mở mắt cho mỗi nhà chính trị thiển cận. Bằng những nét châm biếm ý nhị, bài hát là một bức hí hoạ về một thời kỳ bất hạnh của thế kỷ này.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người nghệ sĩ hát tiếp về ''mộ phần thế kỷ'' trong đó ông hình dung bao nhiêu đau thương chồng chất lên nhân loại sau khi trải qua những chiến tranh, đói rách triền miên gần một thế kỷ. Nạn nhân của thế kỷ là những người bỏ đời vì chiến tranh thù hận. Những oan hồn kia đi về đâu? Chỉ biết là chính những kẻ còn sống đây cũng nhếch nhác không kém:

Có bóng dáng triệu người
Phiêu diêu nơi Thế Chiến Một, Thế Chiến Hai...
. . . . .
Một trăm năm bao trẻ em
Theo Thần Ðói lên đường...
. . . . . .
Người đi trong mùa Ðông
Ðội khăn tang, mang tình thương
Theo người phu đi đào lỗ bên tường...
. . . . .
Những ác chúa từng miền
Những xác ướp bạo quyền
Chôn ngay đi, vứt chúng vào hố lãng quên...
(Mộ Phần Thế Kỷ )

Việt Nam trong một thế kỉ như vậy là một phần số không may. Nó là hình ảnh của con ngựa hồng, ngày nào đã từng oai phong lẫm liệt như con ngựa chiến, nhưng đến cuối thế kỉ này thì chỉ còn là con ngựa cong lưng, bị bịt mắt dẫn đi trên thân phận của kẻ nô bộc. Nô lệ cho ý thức hệ ngoại bang hay bất cứ thứ quyền lợi ngoại bang nào cũng đều dẫn đến tình cảnh tang thương là bị cột chặt vào những xiềng xích:

Ngựa dù hôm nay đeo yên gấm vóc
Hay đưa xe loan cũng là kiếp nô
Kiệu vàng trên lưng, nhưng đôi mắt đã che ngang
Bơ vơ trên đường nhấp nhô...
Từng ngọn roi đau tàn bạo
Từng gò dây cương nghẹn ngào
Một hàm thiếc khoá miệng vào
Cuộc đời lao đao của kẻ vong thân
Khiêng voi, cõng rắn trên lưng...
(Ngựa Hồng )

Trong một đất nước trầm luân như thế, có thể hình dung được số phận những người con dân đất nước. Có lẽ điển hình cho những thống khổ của thân phận Việt Nam là những người Mẹ:

Việt Nam ngày nào rạng rỡ yên vui
Nhờ trong quá khứ có Mẹ lên ngôi
Thắm thiết tình người gửi tới nhân loại...
Mẹ Năm 2000

Mẹ Việt Nam đã bao nhiêu lần tiễn đưa cha, rồi chồng, rồi con ra đi chiến tranh -- một chuỗi chiến tranh thảm khốc làm rách nát đất nước, rách nát tình người. Tiếng hát của người nghệ sĩ cất lên như một lời cấp báo thống thiết:

Nào ai đang nhìn Mẹ ta hấp hối
Mẹ đau, Mẹ nghèo, Mẹ yếu, không vui
Nhìn nhau bối rối, ta cùng hối lỗi
Xúm xít lại rồi, giải cứu cho Người...

Mẹ Năm 2000

Mẹ Việt Nam đang bệnh. Ðó là một lời báo động rất đỗi kinh hoàng về tương lai dân tộc. Người nghệ sĩ nhạy cảm để cũng nhìn thấy như những nhà nhân văn khi đứng trước những sa đà về giá trị tinh thần. Nếu ngày mai bắt đầu từ hôm nay thì chúng ta thấy gì ở ngày hôm nay? Bé thơ nhếch nhác, đói ăn thiếu mặc, thiếu học hành. Vì vậy mà có câu hỏi -- những câu hỏi nhức nhối đặt ra cho mọi người chúng ta khi nhìn lại hiện trạng của dân tộc:

Mẹ đang đi vào cuộc đời đang tới
Mẹ đang đi vào thế kỷ ngày mai
Sinh con anh hùng, người hiền nhân ái
Hay sinh kẻ hèn, bạo chúa vô loài?
Mẹ Năm 2000



Dù vậy, trong hoang tàn đổ vỡ hôm nay, người nghệ sĩ vẫn hi vọng một mùa hoa nhân loại sẽ nở rộ trên những nấm mồ của thế kỉ bất hạnh:

Rồi tan trong mộ sâu
Một thây ma mang buồn đau
Thế kỷ sau sẽ dùng bón hoa mầu...
. . . . . .
Ði qua nấm mồ, sẽ thấy ngọn cỏ mềm
Cho êm cõi đời, cho tình nhân ngã lên
Khi trên nấm mồ còn nở rộ bông hoa mới...
Mộ Phần Thế Kỷ

Hôm nay cũng như ba mươi năm trước, Phạm Duy tin tưởng rằng tình yêu là khí giới để xoá hận thù (Việt Nam Việt Nam). Thông điệp của ông trong Mười Bài Rong Ca là: thế kỉ này đầy bi kịch chỉ vì chất chồng quá nhiều oan khiên mà chỉ có thể hoá giải bằng tình thương. Và ông hát vang lời tình yêu trong buổi hoàng hôn của thế kỷ, nguyện rằng những người yêu nhau sẽ được gần gũi bền lâu chẳng vì đời đã ban chiều:

Ước nguyện thầm cho đôi lứa ân cần
Nuôi thật dài hoàng hôn ái ân
Ước nguyện rằng khi đêm chết chưa về
Nắng chiều hồng tươi hơn nắng trưa...
Nắng Chiều Rực Rỡ

Tình yêu là lẽ sống nhiệm mầu của đời mỗi chúng ta, cho nên:

Đã chót đưa em tới nguồn yêu dấu
Anh cũng theo em bước vào khổ đau
Khi thấy ai trong cõi trần khô héo/Anh cũng dân cho trái tim nhiệm màu

Rong Khúc

Cho dù có chết đi thì rồi họ sẽ được hoá sinh, chẳng khác chi những cây khô mùa đông vẫn không ngừng trẻ lại:

Người trở thành cây mùa đông
Lá úa rơi vun cao cội nguồn
Nhưng cuối bước đi trăm năm một lần
Ðầu cành khô bỗng hoa nở tràn...
. . . . .
Người tình vào cuộc tử sinh
Sống chết lung... linh...

Hoá Sinh

Cứ thế người đời sẽ không ngừng vun đắp cho tình yêu vững bền:

Nghìn thu, anh là đã em rồi
Và em, trong muôn kiếp, em đã ngồi ở anh
Nghìn thu, ta bù đắp không ngừng
Tình âm dương chan chứa xoay trong vùng tử sinh...




Hát về thế kỉ mình đang sống, người nghệ sĩ cũng đồng thời hát về những con người với những tình cảm chân thực của họ, có đủ tình cảm yêu thương và sự phẫn nộ, có hoan lạc thì đó đây cũng bàng bạc nỗi ngậm ngùi. Nhưng bao trùm lên hết cả là tình cảm độ lượng bao dung của một hiền giả. Những bài hát kể trong tập Rong Ca này đều có nhịp tiết thong thả, an hoà. Cho dẫu là những tiếng hát lo âu về tương lai dân tộc (Mẹ Năm 2000) hay nỗi ngậm ngùi về phận người (Trăng Già), thậm chí cái chết (Nắng Chiều Rực Rỡ), tiếng hát vẫn không sa xuống nét buồn thảm mà cùng lắm chỉ để lại dư hương nỗi bâng khuâng, khắc khoải. Bài viết ở thể thứ như Mẹ Năm 2000Mộ Phần Thế Kỷ là những bài như thế. Trong Rong Ca chúng ta thấy ngồn ngộn những nạn nhân của thế kỉ, họ xuất hiện trong dáng vẻ nhẫn nhục:này là những người tình xa cách, kia là những em bé lạc loài thiếu ăn, thiếu mặc, đây là người phu dọn xác và cả kia nữa những con ngựa thồ khốn khổ vì gánh nặng hay những kẻ câm điếc mù tối trong kiếp sống vong thân. Tất cả đều được đề cập với niềm thương cảm cùng nỗi ước mơ về một thay đổi tốt đẹp.

Tiếng Gọi Càn Khôn

Ở trên có nói về ước mơ của người nghệ sĩ về một thế kỉ ngày mai tốt đẹp hơn. Niềm lạc quan của người tình già được gửi gấm trong vòng hoá sinh của tình yêu. Thậm chí người tình già vẫn thấy tình yêu lúc chiều đời ấm nồng như thuở đầu, vẫn nắng chiều rực rỡ. Cả mười bài rong ca đều kết thúc ''có hậu''; hoặc là có hoa nở rực, hoặc một ước vọng tươi sáng được nói ra, hoặc nữa là một sự đền bù cho những mất mát đã qua. Thế mà len lỏi đâu đây vẫn có những tiếng thở dài của người tình già hiu hắt nơi đầu non khi nhìn xuống ''thế gian mông mênh vời vợi''. Nỗi đơn côi của người nghệ sĩ bảng lảng đó đây trong toàn tập Rong Ca.

Khi nhận thức ra điều này, thoáng chốc thế giới hiện ra trần trụi khô gầy tàn héo như mùa đông của thế kỉ. Ta tưởng như nhìn thấy người tình già đang lầm lũi độc hành lầm lũi, nghe niềm riêng khắc khoải cùng ''cuộc tình ta mãi mãi đơn côi''. Ta gặp lại đây lời đối thoại (hay độc thoại?) giữa nghệ sĩ và sự vật -- một biểu hiện của tâm trạng lẻ loi, cô quạnh. Ở đây nữa ta lại gặp những người thanh khí với nhau dù ở những quãng cách không gian và thời gian xa nhau mà như rất đồng điệu. Này là lời thì thầm với Trăng (Phan Huy Thực: Tiết thu dạ thiên quang vãn tĩnh... Tản Ðà: Ðêm thu buồn lắm chị Hằng ơi ), kia là kẻ nói chuyện với bóng (Ca dao: Một duyên hai nợ ba tình, chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh). Hoá ra người tình già trong Rong Ca vẫn như một cánh nhạn lẻ loi, ôm một niềm riêng mà bay trong cõi nhân gian. Con nhạn lạc loài có khi lên đỉnh cao nghe tiếng càn khôn vang lạnh một trời



NỮ CA SĨ THÁI HIỀN


Vậy thì những lời hát về thế kỉ và phận người trong Rong Ca không dừng lại ở việc vẽ lại bức tranh nhân thế mà còn mở lối về thế giới của cõi tâm. Thế giới này chẳng qua cũng chỉ là một gợn mây để chỉ hướng vành trăng tâm linh của người tình già mà thôi. Nói cách khác, Rong Ca nhận thức mới về nghĩa đời mà người nghệ sĩ đã ngộ được qua hành trình nhân gian. Hình ảnh cuộc đời sẽ mang một sắc mầu khác hẳn, khi nhìn từ chiều kích đó. Mười bài Rong Ca không phải là những bài hát đầu tiên của Phạm Duy chứa đựng những chiêm nghiệm về chữ thời, về hành trình của con người trong thời gian. Hẳn thế. Nhưng ở tập bài hát này, những chiêm nghiệm như thế được cô đúc lại thành một chủ đề nhất quán.

Hiện thực thế giới bày nét vẽ thường trong chu kì luân chuyển của nó. Sau những thời oanh liệt của mình, chung cục những hào quang (có khi chỉ là giả trá) rơi vào lãng quên hoặc bị vùi xuống mộ phần. Ðấy là hình ảnh hư ảo mà thế gian hiện bày trong Rong Ca. Người tình già đã đi qua hết những ảo hình như thế trong một đời rong chơi nơi dương thế có mặn mà đấy nhưng cũng quay cuồng vật vã (Rong Khúc), thấy vật đổi sao dời trong thân phận đáng thương của một đất nước oan khổ (Ngụ Ngôn Mùa Ðông, Ngựa Hồng) hay của cả thế giới này (Mộ Phần Thế Kỷ), để ngậm ngùi hát cùng đất đá mà nghe như đất đá cũng biết thở dài vì sự vật đổi sao dời (Trăng Già). Thế giới vật chất đã vậy, đến cả thế giới nội tâm cũng đi hết con đường biển dâu của nó. Rong Ca vẽ lại một cảm thức muôn thuở của triết lý về chữ thời. ''Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông'':

Tình ta biến hoá trong từng sát na
Tình ra ánh sáng tình về tối đen..


Quãng cách thời gian có cộng thêm vào đó kinh lịch của tuổi tác khiến Rong Ca mang dáng vẻ những chiêm nghiệm về lẽ đời. Những cảm thức nội tâm của một hiền giả xưa nay thường vẫn được phả vào những trang kinh sách hoặc những triết tụng. Ðưa nhạc lại gần triết lí như Rong Ca là một táo bạo. Nhưng đó là nghệ thuật theo nghĩa đẹp nhất của nó: làm mới và làm đẹp thế giới hiện thực.

Rong Ca ra đời năm 1988. Ðặt trong toàn khối tác phẩm của Phạm Duy, Rong Ca là sự tiếp tục của những bài Tâm ca ở một bối cảnh khác. Ðặc biệt là trong hoàn cảnh ra đời của nó, dù tác giả có trăm điều trông thấy mà đau đớn lòng, tấm lòng nhân hậu của người nghệ sĩ đã vươn lên tầm cao khỏi những chấp trước của nhân thế. Người nghệ sĩ trong Phạm Duy đã dọn mình đi vào cõi lớn, vứt bỏ những eo xèo của tình đời và sự nghiệt ngã của thân phận riêng chung. Tự nó, tác phẩm Rong Ca đã là một dấu ấn về chiều sâu và sức trẻ của tâm hồn Phạm Duy.

Trước sau Phạm Duy vẫn là một nghệ sĩ với tất cả hàm ý tốt đẹp của từ ngữ. Ông đến với đời bằng tiếng hát của con tim thương yêu nồng nàn. Cả sự nghiệp của ông là những tiếng ngợi ca tình yêu con người trong những cảnh đời khác nhau. Rong Ca đã nâng cảm thức về tình yêu lên một chiều cao mới: hát về tình yêu trong một không gian và thời gian của vô cùng. Ở đó, những được mất hơn thua của nhân gian sẽ đều bé mọn.

Ðoàn Xuân Kiên
Luân Ðôn - 1994

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét