Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2007

HÃY MINH BẠCH - CHÚNG TÔI CẦN BIẾT!!!

Theo dòng sự kiện, thời gian gần đây, có 3 việc liên quan đến hình ảnh của Việt Nam trên trường thế giới, tiếc thay, 3 sự việc này tuy rất nổi cộm và được đông đảo kiều bào, cũng như thế giới quan tâm thì về phía người dân VN hầu như ít ai được biết hay có chăng là được “biết” với 1 cái nhìn sai lệch. Cũng như mọi khi, entry không nhằm bàn luận chính trị-chính em, chỉ là góp 1 cái nhìn không bóp méo về hình ảnh của VN qua con mắt của thế giới cho những ai quan tâm.

Việc thứ nhất liên quan đến việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ba Lan. Cũng như nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao khác, cánh phóng viên luôn là 1 thành phần không thể không có mặt để đưa tin, bài. Tuy thế, 1 sự việc đáng tiếc mà theo nhiều người là “ 1 sai sót nhỏ, nhưng có thể dẫn đến hậu quả lớn”.. đó là việc cô Vân Anh của đài RFA “được mời” ra khỏi Dinh thủ tướng Ba Lan, khi cuộc gặp gỡ của nguyên thủ 2 nước sắp bắt đầu ( mà “lời mời” ấy là từ bên VN đưa ra). Xin nhấn mạnh ở đây, đài Á Châu Tự Do không phải là 1 đài “phản động”,”chụp mũ”…mà hoạt động của nó cũng như đài BBC, cung cấp cho thính giả khắp nơi cái nhìn trung thực vể diển tiến KT-XH-chính trị của các nước châu Á với cái nhìn khách quan.

Theo yêu cầu của đoàn Việt Nam, nhân viên an ninh đã mời phóng viên đài Châu Á Tự Do Tôn Vân Anh ra ngoài khu vực dinh Thủ tướng

Ảnh: Jędrzej Karpiński

Sự việc như sau:

Theo yêu cầu của phía Việt Nam, Ban bảo Vệ tại Văn phòng Thủ Tướng (Biuro Ochrony Rządu) đã mời Tôn Vân Anh , phóng viên đăng ký tham dự với tư cách của đài Á Châu Tự Do ra khỏi dinh Thủ Tướng với lời giải thích giản đơn là "phía Việt Nam không muốn cô có mặt trong buổi gặp gỡ của họ".

Để được vào trong dinh, Tôn Vân Anh đã phải đăng ký từ trước và có sự đồng ý của phía Ba Lan. Đương nhiên phải có thẻ nhà báo. Việc một phóng viên bị đuổi ra, trong khi cô chưa hề có bất kỳ một hoạt động gì có thể nguy hiểm cho cuộc gặp gỡ đã gây ầm ĩ ngay bên ngoài dinh Thủ Tường, nơi hàng mấy chục phóng viên Ba Lan đang chờ đợi cho cuộc họp báo sau đó.

Ngay lập tức các đài TVN24, Hãng thông tấn Ba Lan PAP, Radio TOK, Radio ZET, TVP đã đưa tin và làm phỏng vấn về sự việc này. Các phóng viên coi đó như sự xúc phạm nghề nghiệp, vi phạm tự do báo chí, phản dân chủ...

Ngay trong cuộc họp báo sau đó, nữ phóng viên của Radio TOK đã đạt câu hỏi với Thủ tướng Ba Lan và Việt Nam: "Hai ông bình luận gì về việc một phóng viên có thẻ nhà báo và đã đăng ký tham dự bị đuổi ra khỏi cuộc họp báo này?"


Thủ tướng Ba Lan lúng túng nói rằng: "Trong thời gian làm thủ tướng của mình tôi chưa nghe thấy việc nào tồi tệ như vậy và tôi hứa sẽ làm sáng tỏ vụ việc."

Còn ông Nguyễn Tấn Dũng nói, ông không biết gì về việc này nhưng nếu nó diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan thì chắc là phù hợp với luật pháp Ba Lan.

Amnesty International Ba Lan công khai bày tỏ sự phẫn nộ và nói sẽ ra tuyên bố chính thức về việc này. Còn phóng viên Tôn Vân Anh đang xem xét tới khả năng một vụ kiện.

Sự việc tưởng nhỏ nhưng khi báo chí làm ầm ĩ có thể nó sẽ để lại hậu quả khôn lường cho đảng PiS của Thủ tưởng Ba Lan khi mà vòng tranh cử đang đến gần và các đảng phái đang lợi dụng tối đa những sai sót của nhau để tranh giành ảnh hưởng và giành ghế trong kỳ Quốc Hội sắp tới. Nhất là trong thời gian cầm quyền, anh em Kaczyński đã bị lên án nhiều về việc hạn chế những quyền dân chủ của người dân. Điều đó cũng cho thấy rằng, việc tranh đấu cho các quyền dân chủ không những cần thiết tại những nước độc tài mà có khi ngay trong những nước đã có một thể chế dân chủ.

Vụ việc thứ 2 liên quan đến báo Tuổi trẻ


Trên trang điện tử Tuổi trẻ Online hôm 25-9, phần trang trọng nhất được giành cho bài viết, hình ảnh và cả phần âm thanh hai xướng ngôn viên trình bày về bài "The Wall Street Journal (TWSJ) giới thiệu các thành tựu của Việt Nam".


Đây là số báo phát hành hôm thứ Hai, 24 tháng Chín năm 2007 và 4 trang này thuộc Special Advertising Section của TWSJ, tức Phần Quảng cáo Đặc biệt.

Báo chí quốc tế rất minh bạch trong việc trình bày các nội dung của mình. Bài nào có nhận tiền để đăng thì ghi rõ là quảng cáo và tòa soạn không có trách nhiệm gì về nội dung của nó.

Nhằm tìm hiểu thêm, đài RFA trao đổi cùng ký giả Hùynh Lương Thiện, một người từng thuê đăng một số bài của cộng đồng người Việt trên báo Mỹ. Ông cho biết:

“Nói chung, những tờ báo lớn thì có giá từ 70 đến 100 nghìn (một trang quảng cáo). Tờ báo này cũng vậy, nhưng chắc phải hơn 100 nghìn một trang. Quảng cáo về thành quả của Việt Nam thì dễ rồi, cứ trả đủ tiền thì đăng thôi....”

Trong quá khứ và sẽ còn trong tương lai, có rất nhiều quốc gia, tổ chức đã trả tiền để những cơ quan truyền thông quốc tế đăng tải những thông tin mà mình muốn công luận chú ý.

Chẳng hạn như Tổ chức Bảo vệ Thú vật thuê báo đăng bài đả kích thói quen dùng áo ấm lông thú, hay sau ngày khủng bố tấn công 11 tháng Chín năm 2001, Hội đồng Hồi giáo Thế giới thuê đăng bài thanh minh rằng đạo Hồi yêu chuộng hòa bình, gần đây nước Qatar thuê đăng bài quảng bá về những hạ tầng cơ sở hiện đại mới hoàn tất để thu hút đầu tư nước ngoài.... nhưng tuyệt đối chưa có nước nào, hay tổ chức nào thuê đăng quảng cáo để rồi mập mờ nói với trong nước đó là ý kiến của "tờ báo uy tín hàng đầu thế giới", hay đó là của "hệ thống truyền thông hoàn cầu"....

Bốn trang quảng cáo nhan đề "Việt Nam Ngày nay" đăng hôm thứ Hai trên nhật báo tài chính The Wall Street Journal nhằm đánh dấu ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt chân tới New York tham dự đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đây là một diễn tiến đáng chú ý vì kỳ này Việt Nam theo kế hoạch sẽ được làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an.

Báo Tuổi Trẻ đăng lại bản tin của Thông tấn Xã Việt Nam nói rằng 'bài viết của nhà báo Mỹ Darrell Delamaide với nhan đề "Đóng một vai trò lớn hơn trên chính trường toàn cầu", nêu bật hoạt động tích cực và ảnh hưởng ngày càng lớn của Việt Nam trên trường quốc tế. Bài báo nhấn mạnh rằng trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ của mình với nhiều hoạt động tích cực trong khuôn khổ LHQ nhằm góp phần giải quyết các cuộc xung đột. Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tạo thêm đà để nâng cao vai trò ngày càng tăng của mình trong các vấn đề quốc tế'.

Được biết đại diện cho châu Á tại Hội đồng Bảo an có nhiệm kỳ 2 năm và không được tái nhiệm, nên chuyện Việt Nam vận động để được làm kỳ tới không có gì là trở ngại đối với cộng đồng quốc tế.

Trong quá khứ và hiện tại cũng có rất nhiều quốc gia nhỏ bé, kém quan trọng hơn Việt Nam cũng làm thành viên không thường trực của định chế quốc tế này, chẳng hạn như các nước Panama, Qatar, và hồi năm 2004 là Algerie, Benin, Angola....

Mục tiêu của 4 trang quảng cáo thuê tờ The Wall Street Journal đăng là quảng bá hình ảnh Việt Nam ngày nay, với những thành tích xóa đói nghèo, triển vọng phát triển kinh tế khi trở lại hội nhập với thế giới.... đã đạt được không ít thì nhiều. Những mục tiêu đó đều là chính đáng và cần tiết. Nhưng nói mơ hồ để đánh đồng xem đó là nhận định của tờ báo tài chính uy tín của quốc tế thì thiếu minh bạch.

Các báo trong nước đăng: "Cũng trên trang này còn có bài viết của nhà báo Mỹ Darrell Delamaide với nhan đề: "Đóng một vai trò lớn hơn trên chính trường toàn cầu", nêu bật hoạt động tích cực và ảnh hưởng ngày càng lớn của VN trên trường quốc tế".


CHỈ LÀ 1 MẪU QUẢNG CÁO:(

Thật ra, không phải 1 trang mà cả 4 trang đó, ngoài một đoạn tin và một bài có vẻ là quan điểm là không ký tên, còn lại tất cả 5 bài là của tay viết tự do người Mỹ Darrell Delamaide.

Ông này viết các bài "Việt Nam giữ các vai trò lớn hơn trên sân khấu quốc tế", "Việt Nam bước vào kỷ nguyên vệ tinh", "Kỹ nghệ năng lượng hỗ trợ nền kinh tế", "Hợp đồng sản xuất tăng thêm động lực" và "Thị trường chứng khoán năng động đang được chỉnh sửa cần thiết".

Ông Delamaide không phải là nhà báo của tờ The Wall Street Journal, "cây bút tự do", là những người viết theo đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân, hay bất cứ khách hàng nào chịu trả tiền.

Cứ lập lờ đánh lận con đen thế, hèn chi….

Vụ việc thứ 3 là về vụ việc Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa công bố bảng xếp hạng năm 2007 về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng CPI. Ba nước hiện đang dẫn đầu về tính minh bạch là Đan Mạch, Phần Lan, và New Zealand. “Trên bảng xếp hạng về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2007, Việt Nam bị sụt hạng, hiện đứng thứ 123 trên tổng số 180 quốc gia trên thế giới được khảo sát”.

Trao đổi về vấn đề này ông Liao Ran, điều phối viên cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chuyên phụ trách về khu vực Đông Nam Á. Cho hay là

“ ...công tác chống tham nhũng đang được ưu tiên hàng đầu trong nghị trình chính trị của giới lãnh đạo Việt Nam. Nhà nứơc Việt Nam cũng có một vài biểu hiện chứng tỏ thiện chí muốn cải thiện tình trạng tham nhũng chẳng hạn như tham gia Chương trình hành động phòng chống tham nhũng dành cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do Ngân hàng Phát triển Á Châu đề xướng, hay ký tên vào Quy ứơc chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng, thực tế cho thấy tham nhũng tại Việt Nam vẫn bùng phát tràn lan.

Tham nhũng tại Việt Nam vẫn tràn lan do các quan chức trong đảng cầm quyền đều được cất nhắc, bổ nhiệm chủ yếu dựa vào các mối liên hệ, quen biết chứ không dựa trên cơ sở thực lực hay khả năng xứng đáng.

Hệ thống ngân hàng còn yếu kém, một mặt gây khó khăn cho nhà nước trong việc quản lý các hoạt động tài chính, mặt khác, tạo cơ hội cho quan chức tham nhũng ngân quỹ.

Hệ thống luật pháp cũng còn nhiều bất cập và chưa đựơc thực thi nghiêm chỉnh. Đặc biệt, khung pháp lý dành riêng cho việc chống tham nhũng vẫn chưa đựơc xây dựng cụ thể, ví dụ như không có luật xác lập rõ ràng phòng chống các trừơng hợp lạm dụng quyền lực để thủ lợi hay luật quy định đạo đức chức vụ.

…Thường Tổ chức Minh bạch Quốc tế chúng tôi phân biệt có hai loại tham nhũng, tạm gọi nôm na là “tham nhũng vi mô”“tham nhũng vĩ mô”, mà tại Việt Nam thì có cả 2 loại này đang xảy ra cùng một lúc.

Tham nhũng vi mô xảy ra khi những người phục vụ dân không bị giám sát, họ lộng quyền muốn làm gì thì làm, như các trường hợp cảnh sát, quan chức, hay nhân viên hải quan vòi tiền dân. Để đối phó với tình trạng này, ngoài việc phải nâng cao nhận thức của người dân về tham nhũng, nhà nứơc cần phải ban hành luật chống vi phạm đạo đức chức vụ rõ ràng để quy định trách nhiệm và cách hành xử của các ngành nghề phục vụ dân chúng.

Tham nhũng vĩ mô là các trừơng hợp như những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có kinh phí cao được quan chức trao cho những người thân thích hay quen biết. Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế có rất nhiều dự án xây dựng, thế nhưng các dự án này thường chỉ được giao cho những người có dây mớ rễ má với lãnh đạo cao cấp mà thôi. Nghĩa là không có thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, khiến quá trình thực hiện các dự án không đựơc công khai và minh bạch.


Đó là lý do vì sao luật chống lạm dụng quyền lực hay quy định đạo đức chức vụ là những công cụ rất cần thiết, không thể thiếu trong cuộc chiến chống tham nhũng.

"Trong số những ai đọc entry này, có mấy ai biết về chỉ số ấy của VN năm nay không ạ?"

"Vẫn biết là"biết rồi khổ lắm nói mãi", nhưng đến khi nào thì VN mới dám nhìn thẳng vấn đề để vượt qua nó, chứ cứ giấu diếm mãi như thế này chứng tỏ chẳng có quyết tâm nào cho ra hồn"

EM XIN HẾT Ạ!!!!!:))

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét