Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

QUÁN THẾ ÂM NHÌN THẤY MÙI THƠM...

" Trong bài thơ Đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp được yêu thích trong văn học sử trước 1945, có bà mẹ dậy sớm, sửa sọan khăn gói lên đường đi lễ chùa Hương cùng chồng và con gái vừa tuổi trăng tròn.Mẹ âu yếm nhìn con trang điểm…Cả nhà trang trọng lên đường, qua sông, vượt suốI, leo dốc, trèo non. Một dốc rồi lạI một dốc,có khi mỏi chân bà mẹ khích lệ chồng con:

“…Mẹ bảo đường còn lâu

Cứ vừa đi ta cầu

Quan Thế Âm Bồ Tát

Là tha hồ đi mau…”

Thật là dễ thương! Cầu gì? Cầu đi mau. Đi mau mà cũng cầu Quán Thế Âm Bồ Tát. Dân gian VN có Qúan Thế Âm thân thương ở trong lòng để thốt ra nơi miệng trong mọi hòan cảnh. Và trong mọi hòan cảnh, Ngài đến. Ngài đến với bất cứ ai có Ngài ở trong lòng. Bà mẹ chùa Hương gọi Ngài, chắc Ngài đến ngay với đôi chân của bà vì bà đi chùa với tất cả lòng thành, từ sớm đến chiều, từ sông đến suối. Trong tòan bài thơ, không thấy bà cầu gì nữa…

Tôi không ganh với bà mẹ chùa Hương vì tôi biết tôi thua bà, miệng bà niệm, tâm bà nghĩ đến Bồ Tát; Bồ Tát nằm ngay trong lòng bà, nằm ngay trên miệng bà, cho nên chân bà bước nhanh, cho nên cô con gái hưởng phước. Tôi, tạm gọi là trí thức, quen làm việc với cái đầu, tôi phải dùng cái đầu để nghĩ đến Ngài, tôi không gọi Ngài trực chỉ từ tâm mà kinh qua cái đầu, nếu Ngài đến với tôi chậm, chính vì tạI tôi.

Có thể tôi giảng vanh vách về Ngài, vì tôi là trí thức. Có thể tôi có cái giật mình triết lí khi đọc hai chữ “Quán Âm”.Quán là nhìn, Âm là tiếng, có ai nhìn cái tiếng bao giờ đâu? Thường tình chúng ta nghe tiếng. Khác chúng ta, Bồ Tát thấy tiếng. Tại sao?Tại vì Bồ Tát không nhìn sự vật với con mắt thường mà với con mắt tuệ; con mắt tuệ rọi sáng bản chất của sự vật, và bản chất ấy chỉ có một thôi, đâu có phân biệt thấy, nghe, nếm, ngửi. Trong thế giớI hiện tượng bao quanh, người thường chúng ta phảI phân biệt đế nhận ra sự vật, cho nên mới có mắt, tai, mũi, lưỡI; màu sắc là lĩnh vực của mắt; âm thanh của tai, ngọt mặn của lưỡi, thơm hôi của mũi. tất cả không lẫn lộn với nhau. Vượt lên trên thế giới của hiện tượng, cái biết của con mắt tuệ không phân biệt như thế, cho nên âm thanh là màu sắc, màu sắc là mùi vị, thơm hôi là âm thanh. Bồ Tát có con mắt tuệ, không phân biệt, nên Qúan Thế Âm thấy tiếng gọi của thế gian. Ngài thấy tiếng gọi đó, vì Ngài thấy bản chất của cuộc đờI là khổ. Khổ bao la như biển, cho nên lòng Ngài cũng như biển bao la. Ngài không ở đâu khác hơn là trong tiếng khổ. Cho nên ở đâu có khổ, ở đấy có Ngài. Ngài đến vớI mọI tiếng gọI khổ, không phân biệt tốt xấu, thiện ác, như mưa rơi không phân biệt cây lớn cỏ hèn, như mặt trờI soi ánh nắng, không phân biệt đến tận hang sâu ngõ khuất.

Tôi biết về Qúan Thế Âm như thế, và nhiều hơn thế nữa, và tôi có thể viết hàng trang về Ngài. Nhưng tôi biết chắc Ngài đến vớI tôi sau bà mẹ chùa Hương, bởI tâm tôi không thành như tâm bà. Bà chỉ cần dậy sớm, “hôm nay đi chùa Hương”, và suốt ngày bà đi chùa Hương vớI chùa Hương đã ở sẵn trong lòng. Bà đi chùa Hương vớI tâm bình dị, gian nan vất vả gần 2 ngày đường, đế cắm 1 cây hương rồI trở về ngay. VớI tâm bình dị, trong sáng ấy, bà vớI đến thiêng liêng dễ hơn tôi vớI tay ngắt 1 trái cây. Bà đi vớI thiêng liêng trong lòng, hồn nhiên, không suy tính, thiêng liêng vớI bà là một, còn tôi, cái đầu cứ loay hoay bận bịu nghĩ về thiêng liêng, thiêng liêng vớI tôi là 2, làm sao gặp nhau được? Nhưng ít nhất tôi biết, linh ứng là có thật, là luôn luôn có, đốI vớI bất cứ ai tâm sáng cùng 1 lòng vớI miệng thơm. Niệm danh hiệu Qúan Thế Âm thì miệng phảI thơm đạo vị, Qúan Thế Âm thấy mùi thơm!"

CAO HUY THUẦN

Bài viết tôi thích nhất trong VĂN HÓA PHẬT GIÁO magazine (gọI thế cho nó hòanh tráng) số vừa ra ngày 1/9. Đúng như tiêu chí của báo : “VHPG - Làm giàu đời sống nội tâm, gìn giữ giá trị truyền thống”…Từng trang báo cho chúng ta ”mở” ra nhiều hơn về thế giới quan xung quanh, không chỉ là chuyện Phật pháp..Chưa bao giờ có 1 tờ báo khiến người đọc an nhiên, tự tại, và suy ngẫm nhiều điều thú vị như VHPG…Phật pháp giờ đây trở nên dễ hiểu hơn bao giờ hết, vì Phật pháp thật quá, gần quá..và thú vị quá…

Bạn thấy Phật pháp xa rời và khó hiểu, trong thờI đạI số như hôm nay thì những điều răn, những chuẩn mực của đạo Phật dường như quá lạc lõng..Thì bạn ơi, giờ đây, khi bạn đọc entry này, có lẽ duyên đã đến, để bạn mở cánh cửa bước vào thế giớI nhiệm màu của lòng từ bi&trí tuệ..cũng như bạn sẽ tìm được chút an nhiên, bình lặng trong đờI sống hôm nay…qua từng trang báo thi vị và tuyệt đẹp của VĂN HÓA PHẬT GIÁO…(báo ra ngày 1-15 hàng tháng; giá 10.000VND)



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
NIỆM PHẬT song<---CLICK HERE


Võ Tá Hân
Thơ : Giác An

Niệm Phật khi giàu có,

Muốn mua được từ bi

Niệm Phật khi nghèo khó

Muốn xin được nhiệt tâm


Niệm Phật khi đầm ấm

Muốn chan hòa nồng nàn

Niệm Phật khi lạnh giá

Muốn tìm được an nhiên


Niệm Phật khi bình minh,

Thấy đất trời cao rộng

Niệm Phật khi hoàng hôn,

Biết kiếp người mỏng manh


Niệm Phật khi về khuya,

Tâm thức vào lắng đọng

Niệm Phật khi trời mưa

Ngỡ nước mắt muôn loài


Niệm Phật khi trời gió,

Thấy cơn lốc luân hồi

Niệm Phật khi trời trong

Bỗng không còn thấy, nghe


Niệm Phật khi vào xuân,

Đóa Vô Ưu rạng ngời

Niệm Phật khi hè sang,

Nắng sầu hận chói chan


Niệm Phật khi vào thu,

Lá ưu phiền rơi đầy

Niệm Phật khi lập đông

Giá băng sầu thế nhân


Niệm Phật bên tuổi thơ

Thấy nâng niu cuộc đời

Niệm Phật bên già nua,

Xót thương thân phận người


Niệm Phật bên người đau,

Xót xa bao nỗi lo

Niệm Phật bên người chết

Thấy sinh tử vô thường


Niệm Phật bên người sống

Thấy nhân duyên chập chùng

Niệm Phật bên vị Phật

Thấy Ta về với Ta

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét