Trang

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2007

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN!

"Tác giả Nguyễn Thanh Ty có một thời gian lâu dài sống chung với người nhạc sĩ họ Trịnh nầy. Đó là thời gian hai người học chung khóa 1 trường Sư Phạm Qui Nhơn (1962-64). Không những thế, do sự tình cờ của cuộc đời đưa đẩy, cả hai đều được bổ dụng về nhận việc tại Ty Tiểu Học Lâm Đồng, thị xã Bảo Lộc (B’Lao), lại thuê nhà ở chung, ăn chung, vui chơi với nhau qua một thời gian dài từ 1964 đến 1967. Mùa hè năm đó, cả hai đều nhận được lệnh động viên của Bộ Quốc Phòng rồi họ chia tay nhau, người mạnh dạn lên đường nhập ngũ, người trốn lính.






Theo dư luận trong số những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn, không mấy ai biết tới quá trình của ông khi ông còn trẻ, hình như ông dấu thật kín thời gian ông học ở trường Sư Phạm Qui Nhơn và nhất là thời gian dạy học ở trường sơ cấp Bảo An, thuc Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Nhưng đó lại là thời gian quan trọng trong cuộc đời sáng tác của Trịnh Công Sơn, sự nghiệp ông trưởng thành ở đó, phát triển cao độ ở đó, để đến khi ông về sống ở Sài Gòn thì trở thành người danh tiếng. Thời gian nầy chính là lúc Nguyễn Thanh Ty sống gần gủi Trịnh Công Sơn, ăn một mâm nằm một chiếu. Nguyễn Thanh Ty không những tham gia những trò vui đùa giải trí, thậm chí cả yêu đương, những suy nghĩ thắc mắc về con người, - nói theo nghĩa đen - về cuộc sống và cả phần nội tâm, về thân phận dân tộc, dù nhiều khi Trịnh Công Sơn muốn dấu kín những gì trong tư duy ông đối với các bạn bè sống chung trong một mái nhà; nhưng cũng khó dấu được khi mỗi sáng, vừa mở mắt ra là họ đã thấy nhau.

images493361_TCS-Hue



Giai đoạn quan trọng nầy trong cuộc đời một nghệ sĩ thiên tài như Trịnh Công Sơn cần được viết lại, mô tả lại cho mọi người cùng biết để sau nầy, những ai cần tìm hiểu, nghiên cứu có thêm phần tư liệu để xét suy cho tới ngành ngọn vấn đề. Cũng may mắn thay, Nguyễn Thanh Ty là người có trí nhớ tuyệt vời! Ông đã mô tả lại cuộc sống chung của họ rất sống động, y như sự thật đã diễn ra vậy!"

DOWNLOAD here:TCS-QUANG DOI IT AI BIET(file .prc)
soft đọc file .prc soft





TCS-trong buổi giao thời cuả đất nước, tâm tư và cảm xúc cuả ông như thế nào???Cái gì và ai đã chi phối ông.Thiết nghĩ những ai yêu mến nhạc Trịnh nên dành chút thời gian để đọc taì liệu này

Thật thấm thiá những dòng cuối cuả quyển sách mà Nguyễn Thanh Ty "gửi gắm"tới tác giả:

Ty

Ông Sơn à! Hơn sáu mươi năm qua, với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, người ta vẫn thích và vẫn hát ‘Dư âm’ chớ người ta không hát ‘Người đi xây hồ Kẻ Gỗ’ hoặc ‘Em đi làm Tín dụng’. Trường hợp ông cũng vậy. Ít nhất là có tôi. Đến nay đã bốn mươi năm qua, tuổi đời hơn sáu chục, có những buổi chiều mưa rã rích trên đất khách, quê người, tôi bỗng chợt lẫm nhẫm mấy câu ‘Chiều này còn mưa sao em không lại! Nhỡ mai trong cơn đau vùi làm sao có nhau. Hằn lên nỗi đau! Bước chân xin em về mau!...’ với một nỗi xúc động nghẹn ngào. Chứ tôi không thể hát những lời trong ‘Em ra nông trường, Anh ra tiền tuyến’. Cái loại nhạc đẻ non bằng thuốc kích dục để đáp ứng nhu cầu chính trị giai đoạn mà ông đã đẻ ra hằng loạt để trả nợ áo cơm nó sẽ chết yểu. Ông còn nhớ bài ‘Vui xây Ấp Chiến lược’, ông sáng tác cấp tốc lúc học Sư phạm để chúng tôi đi dạy thực tập không? Chúng tôi đã chê. Và ông đã để nó chết ngay vừa mới lọt lòng. - Ông Sơn! Bây giờ ông đã về nơi ông muốn. Bây giờ người ta tha hồ tô son, vẽ phấn cuộc đời ông. Huyền thoại hóa cuộc đời ông. Mục đích để làm gì? Để vinh danh ông chăng? Ca tụng ông chăng? Một phần nào đó thôi. Thực chất vẫn là lợi dụng ông, lại là cái chết của ông để quay phim, in nhạc, viết sách, làm thơ, làm băng về ông để... bán. Và hội thảo, hội thoại, tưởng niệm, đúc tượng, thành lập Câu Lạc bộ v.v... thậm chí lợi dụng tên ông trong các dịch vụ mua bán làm ăn như Cà phê Trịnh Công Sơn,Quán Trịnh Công Sơn...thật nhố nhăng. Chung qui cũng một chữ: trục lợi. Trước ông, lịch sử Việt Nam đã có biết bao ‘vĩ nhân’ về văn cũng như võ đã dày công dựng nước và giữ nước. Hỏi mấy ai được nhà nước tổ chức rầm rộ, ồn ào như đám ma của ông không? Tôi nghĩ chẳng cần phải có câu trả lời. Bởi ông đã có công gì cho đất nước ngoài mấy bản nhạc xu thời mà mọi người còn đang tranh cải? Nếu thực sự nó có giá trị lâu dài thì chỉ là cho cá nhân ông thôi. Lợi gì cho đất nước! Bây giờ thực sự ông đã đứng ngoài vòng cương tỏa. Ông hãy nhìn lại xem. Có phải quanh ông chỉ là đám nhặng xanh đang lăng xăng làm trò múa rối?Riêng tôi, tôi vẫn thích và thương ông với con người nghệ sĩ, bình dị, tự nhiên, hiền lành. Một thuở mà chúng tôi vẫn thường gọi ông một cách thân thương: ‘Chàng nghệ sĩ nhứt y nhứt quởn*’.



BÀI VIẾT ÍT AI BIẾT CUẢ TCS TRÊN "THỜI TẬP"NĂM 1974-NÓI VỀ "TÂM SỰ" CUẢ ÔNG TRƯỚC THỜI CUỘC




Con đường thanh tịnh





Ai không đi về phương Đông, kẻ đó lạc hướng. Chữ nghĩa đã nói như thế.
Désorienté. Lạc hướng là đánh mất con đường. Và là Đạo. Đạo là con đường dẫn đến sự hoan lạc của tâm hồn và trí tuệ.
Con đường tây phương đỏm dáng và dễ sạt nghiệp. Con đường hiệp chủng quốc mạnh khoẻ nhưng hời hợt. Con đ̣ường Đông phương khắc khổ mà thâm tình. Cả ba con đường đã thành tựu một ngã ba nơi đây.
Vì giao tế, mỗi ngày chúng tôi phải đi trên trên cả ba con đường đó. Đi và tự nhũ lòng đừng sa ngã. Điều gì đã khiến cho đất nầy được chọn để thành tựu một ngã ba? Một ngã ba đã biến chúng tôi thành những con người trận mạc. Từ mấy nghìn năm luân phiên cầm giáo mác trên tay. Chưa từng được ngơi nghỉ.
Phải chăng đây là đất hứa của mọi bước chân trần gian? Thật khó lòng tin được. Chưa có một mạch đất nào hé lộ cho thấy dấu vết của địa đàng.



Chúng tôi như những bộ lạc lang thang để mưu sinh. Lắng nghe gió mùa trên đầu những ngọn cỏ. Vào những ngày nhật thực, chúng tôi lo âu trên những lời sấm truyền.
Tiếc thay vẻ thơ mộng kia không được dùng để thăng hoa đời sống. Chúng tôi có không bao nhiêu ngày nhàn hạ. Những thi sĩ nơi đây đã phải cầm giáo nhọn và cung tên lên đường. Lời thơ phải viết trên lá rừng và đá núi (...). Nghìn năm dằng dặc. Trên tờ di chúc của ông cha chúng tôi nhận lãnh lòng can đảm cùng với sự mỏi mệt.
Soi mình trên những lục địa khác, chúng tôi dễ dàng nhận ra vẻ già cỗi của mình. Những bờ vai nơi đây đã chai lỳ sự gánh vác. Có lẽ một phần nào, chúng tôi là những tên phu tàu định mệnh. Trong trái tim, mờ nhạt tiếng hát trữ tình. Sông bể không còn dành cho những chuyến ra đi. Núi non không còn dành cho những giờ thưởng ngoạn. Thiên nhiên nép mình dưới ý chí của con người. Cái ngây thơ biến thành cạm bẩy. Cái vô tội thành lầm lỡ điêu tàn.



Đã biến đổi quá nhiều đến độ chúng tôi lấy sự bất thường làm điều tự nhiên. Sống cái bất thường không còn ngượng ngập. Gọn ghẽ lạ kỳ. Với định mệnh mới chúng tôi là những con chim xa lạ của loài chim. Những anh em xa lạ của loài người.
Trên con lộ mịt mù thương tích, chúng tôi nói lời tịch mịch. Làm sao thế giới nghe ra.
Nơi ngã ba, qua nhỡng lần gặp gỡ, chúng tôi đau lòng nhận ra những thành trì. Thành trì ngăn chận sợ cảm thông. Có lẽ tiếng nói ưu ái mỗi ngày mỗi thêm vắng vẻ ...



Qua những ngôi tường nhỏ, tôi đã đọc được vẻ rực rỡ trên những khuôn mặt trẻ thơ. Vốn liếng đau thương thừa đủ để chúng tôi dựng nghiệp. Trên ngã ba, chúng tôi sẽ khai mở một con đường mới ...
Tôi đang nhận ra, mỗi ngày, vẻ lạnh lẽo của ngày mai. Những thâm tình không còn được xem như là dự phóng của nhân loại. Những phát biểu tình cảm sẽ có những công thức tinh vi. Đời sống sẽ ngăn nắp trong ký hiệu. Đó cũng là giờ phút ra đời của đám giã hình ngoan ngoãn mang trong lòng niềm kiêu hãnh toàn bích của người máy.
Một đời sống thiếu vắng hoàn toàn sự ấm áp của tình người. Thế giới sẽ có một bề mặt thịnh vượng cùng cực, nhưng đồng thời sự hoan lạc trong tâm hần đã mất.


Với tôi, đó sẽ là cái chốn đến của ngày mai. Cuộc phiêu lưu của nhân loại sẽ có bước đi tối hậu đó...



Tôi đang lắng nghe phút tàn tạ của mọi sự huyên náo. Cái giờ giấc lặng lẽ của thức tỉnh. Đó cũng là giờ phút về nguồn của nghiệp dĩ. Khoảnh khắc chung thẩm của mọi con đường. Để từ đó viên thành một con đường thanh tịnh trên mọi ngã ba ...
Trong những giờ tĩnh tâm, tôi đã loáng thoáng thấy những bước chân nhân loại trở về. Thoát đi từ một hoàng hôn đ̣ang tàn tạ. Những vầng trán thấm nhuần sự thất bại, những ánh sáng rực rỡ, cái áng sáng của kẻ đã thấy được cội nguồn.



Chỉ có những dân tộc sống tận cùng khổ đau mới xứng đáng đốt lên ngọn lửa trong căn nhà trở về đó. Và chỉ có những kẻ chạm đ̣áy hố thẳm mới biết được đỉnh cao.

Thời Tập số tháng 12/1974


Cuối cùng, gửi tặng mọi người điã nhạc TÌNH YÊU TÌM THẤY do em gái cuả NS-Trịnh Vĩnh Trinh trình bày, mà theo ông






Khánh Ly / Vĩnh Trinh / Hồng Nhung

KL, một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau.
VT, một người em ruột phải bù đắp vì không kịp thấy bố khi vừa ra đời
HN, một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai?

- Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh. Hay nhất.

-VT. Một người thích hát và hát hay những bài hát của anh mình. Lưỡng lự giữa đời ca hát và đời thường. Tuy nhiên cái nghiệp ca hát lại trói buộc ở chặng đời mà mọi ràng buộc khác không còn ý nghĩa nữa. Thế cũng là một điều may mắn cho đời, và cho tôi.

- H.N. làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với (...) thời hiện đại - Một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc tuồng từ quá khứ.

- Khánh Vĩnh Hồng hay Ly Trinh Nhung là điều phải có, gần như tất yếu, trong cuộc đời sáng tác của một người. Mà hình như còn nhiều nữa, như Khánh Hà, Cẩm Vân, Thái Hiền, Thu Hà, Lan Ngọc, Lệ Thu, ôi nhiều lắm vân vân và vân vân.

Trịnh Công Sơn

CD TINH YEU TIM THAY-TCS-TRINH VINH TRINH


nick&pass:nghenhac






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét