Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2007

TRẦM TỬ THIÊNG-NHỮNG BẢN HỢP CA LAY ĐỘNG LÒNG NGƯỜI!

From my blog:
360.yahoo.com/huydarkangel

What? Are you kidding?"; "Is he dead?"; "I just heard him singing a couple of months ago. "; "Is he the one who wrote 'Bên Em Đang Có Ta' ?"; "Oh gosh! I'm going to miss him"; và còn nhiều, nhiều nữa.

Những lời bày tỏ đại loại như vậy được nghe thấy tại các câu lạc bộ, những quán cà phê, sân tennis hay tại phòng ăn trưa của những hãng xưởng nơi có đông đảo những bạn trẻ VN làm việc khi nghe tin”người nhạc sĩ của cộng đồng người Việt hải ngoại”qua đời

Đó là những tình cảm chân thành nhất, rung cảm nhất, xúc động nhất, đơn sơ mà quặn thắt nhất từ môi miệng của những tâm hồn trong sáng, không hề biết gian dối, phỉnh nịnh và rất xa lạ với những ngôn từ đầu môi chót lưỡi khi nói về nhạc sĩ TRẦM TỬ THIÊNG-người kể chuyện lich sử bằng bài ca-người có tấm lòng nhân ái;nói hộ thay cho cộng đồng người Việt hải ngoại nỗi lòng của họ

"Mấy bài hát của chú ấy giúp mấy người trẻ trẻ như tụi em hiểu rõ hơn về cái 'background' của mình", đó là lời phát biểu của Natalie Phạm, học sinh xuất sắc toàn môn năm ngoái lớp 8 của trường Trung Học Monroe Middle tại thành phố San Jose và em cũng tỏ ra rất bàng hoàng khi hay tin ông đột ngột qua đời.. . "
+++++++++++++++++++++++++++++


Vào ngày Thứ Bảy 7 tháng Tư vừa rồi, trung tâm ca nhạc Asia đã thực hiện một chương trình đại nhạc hội trực tiếp thu hình cho DVD Asia số 54 với chủ đề “Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ: Bước Chân Việt Nam” tại đại hý viện lớn nhất miền đông nam Hoa Kỳ là Atlanta Civic Center ở tiểu bang Georgia. Đây là một chủ đề đã được nhiều khán thính giả khắp nơi mong đợi từ lâu, nhứt là kể từ khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lìa đời vào năm 2000. Những người yêu nhạc vẫn mong muốn được nhìn lại cuộc đời và tác phẩm của một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Với sự nghiệp sáng tác của hơn 250 ca khúc trong gần 50 năm viết nhạc và phục vụ cho đồng bào, cho quê hương Việt Nam, cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng xứng đáng được vinh danh và tưởng niệm trong một chương trình của Asia. Những ước mơ của hai người nhạc sĩ vong niên này thật giản dị là mong cho người dân ở trong nước sớm hết cảnh lầm than cơ cực, nên đã sáng tác thêm ca khúc “Hẹn Nhau Năm 2000”. Nhưng vừa bước qua ngày thứ hai mươi lăm của thế kỷ 21, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã âm thầm và lặng lẽ ra đi. Ông đã giã từ tất cả bè bạn, những người yêu nhạc của ông để về bên kia thế giới vĩnh hằng, nơi chốn rất bình an, không hận thù ganh ghét.





Nói về cảm nhận chủ quan riêng của tôi;tôi say mê dòng nhạc của người nhạc sĩ họ Trầm này qua những bài hợp ca-có sức lay động lòng người ghê gớm..Nhẹ nhàng và êm dịu;từng câu từng chữ như những ngọn sóng xô dạt vào lòng ta..rồi lan toả ra những xúc cảm lạ lùng..



Nhạc Trầm Tử Thiêng (TTT) có hai chủ đề rõ rệt: tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa. Về tình yêu quê hương, nhạc TTT lại được chia làm hai giai đoạn: trước và sau 1975.

Trước 1975, ông than khóc cho quê hương điêu tàn vì chiến tranh. Sau 1975, TTT than khóc cho kiếp tha hương, nỗi khó khăn của người tị nạn bơ vơ, long đong ở các trại tị nạn và những năm cuối đời ông dành nhiều thì giờ sáng tác nhiều ca khúc có tính chất thời sự rất giá trị.

Nếu giới thưởng ngoạn biết đến TTT như là một nhạc sĩ viết những bản tình ca đôi lứa thật buồn với những lời nhạc thật da diết, nức nở như

"... tình mình bây giờ đau như ngọn roi
quất vào tim, vết bầm tím"
(Mộng Sầu)

thì ông cũng được nhắc đến rất nhiều như là một nhạc sĩ viết nhạc tình yêu quê hương có chỗ đứng rất vững và rất "chững chạc" mặc dầu thời gian ấy TTT chỉ mới trên 30 tuổi.

Ông để lại những sáng tác khó quên, tượng trưng cho nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của quê hương dân tộc.

TTT bắt đầu được giới thưởng ngoạn để ý khoảng 1967. Lúc đó, Duy Khánh đã có chỗ đứng vững vàng. DK vừa là nam danh ca số 1 từ 1960 vừa là nhạc sĩ sáng tác những bài ca mang âm hưởng miền Trung nổi tiếng như "Ai Ra Xứ Huế ", "Lối Về Đất Mẹ", "Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê".
+++++++++++++++++++++++++++

Nhạc quê hương của TTT mang âm hưởng va giai điệu hơi hơi giống với nét nhạc quê hương của Duy Khánh. Điều này cũng đúng mà cũng sai.

Sai là vì những nhạc sĩ cùng thời như Trịnh Lâm Ngân (tác giả bài "Lính Xa Nhà" - Trịnh Lâm Ngân chính là hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân đấy) và Phạm Thế Mỹ (tác giả của "Trăng Tàn Trên Hè Phố ", "Những Ngày Xưa Thân Ái") cũng có âm hưởng tương tự như Duy Khánh mà sao không ai nói gì cả ? Sự nhận xét như vậy hẳn là do cảm tính và thiếu sót chăng ?

Thật ra, nhiều nhạc sĩ đã sáng tác với âm hưởng "Duy Khánh" trước cả Duy Khánh nữa chẳng hạn như Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hữu Thiết, Xuân Tiên và Hoàng Thi Thơ.

Tuy nhiên, nhận xét trên đúng phần nào là vì cả TTT và Duy Khánh đều là người miền Trung (DK quê ở Quảng Trị) cho nên nhạc của họ phảng phất điệu Nam Ai ai oán (mang âm hưởng của người Chàm khóc thương cho nước mất nhà tan), nhạc của họ có chung một niềm tâm sự, một mối thương cảm xót xa cho miền Trung đã nghèo mà phải hứng chịu nhiều nỗi đớn đau của chiến tranh khốc liệt và thiên tai hoành hành mỗi năm.

Mời bạn cùng nghe nhé:

"... Thương em đi, gót nhẹ chân mềm
Bước trên quê hương điêu tàn
Còn gì đâu ? Còn gì đâu ?... "
(Đưa Em Vào Hạ)

"Đưa Em Vào Hạ" là nhạc phẩm tiêu biểu cho nét nhạc tình ca quê hương của TTT. Bài hát như một tiếng thở than ai oán, một nén hương, một lời nguyện cầu thống thiết, miệt mài cho quê hương, đất nước đang đắm chìm trong cuộc chiến bảo vệ lý tưởng tự do của dân tộc.
+++++++++++++++++++++++

Bài "Kinh Khổ" cũng vậy. Bài này chào đời sau bài "Kinh Chiều" của Hoàng Thi Thơ một thời gian không lâu (được tán thưởng nhiệt liệt qua giọng ca Khánh Ly). Hình như lúc ấy, đầu thập niên 70, cuộc chiến đã tàn khốc đến nỗi người dân chỉ còn biết cầu nguyện!

Trong "Kinh Khổ" của TTT, người nghe tìm thấy đâu đó mùi thiền thoang thoảng như một thứ trầm hương tỏa ngát mà người ta vẫn đốt lên hằng đêm để cầu mong an lành cho gia đình.

Bởi vậy, "Kinh Khổ" không da diết, nức nở như "Đưa Em Vào Hạ" mà ngược lại, người nghe cảm nhận được đằng sau vẻ lãnh đạm của lời ca nét nhạc là cả một bầu trời bom đạn khét lẹt, những thây người ngã gục, những tiếng khóc than đầy hờn oán và cả bóng dáng của những oan hồn vất vưởng trong màn sương pha lẫn khói súng của bãi chiến trường còn nguyên vết đạn.

Tất cả đều được tác giả gửi gắm khéo léo và tài tình ẩn sau những lời tụng niệm đều đều của một người mẹ Việt Nam nhọc nhằn trong một đêm Việt Nam chìm đắm trong chiến tranh khói lửa.

"... Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
Lời kinh vọng xa thật êm đềm... "

Khánh Ly đã đem đến cho người nghe vẻ lạnh lùng đến rợn người của những lời kinh đã cạn khô nước mắt, đã không còn xúc cảm. Lời bài hát, không hẹn mà nên, khá giống lời bài thơ bất hủ "Vẻ Đẹp Của Thần Chết" của Tagore, "Nguyễn Du của Ấn Độ". (Ông đã đoạt giải Nobel Văn Chương gần 90 năm trước).
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++




"Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy" Bài hát nổi tiếng không những vì giai điệu đậm đà, âm hưởng ngũ cung, pha lẫn một chút mùi vị của giọng hò nhị, hò mái đẩy ngọt ngào đầy tình tự của những cô gái Huế mà còn ở tính chất thời sự và lịch sử của bài hát.
Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy" là nhạc phẩm được TTT sáng tác vào năm 1968 để kể lại biến cố kinh hoàng Tết Mậu Thân tại thành phố Huế.

Bắc Việt đã giật sập cầu Trường Tiền ngay trong những ngày đầu tiên cưỡng chiếm Huế. Cầu Trường Tiền, ngoài vai trò là phương tiện đi lại giữa hai miền tả ngạn và hữu ngạn sông Hương chảy ngang thành phố Huế, cầu Trường Tiền còn là biểu tượng thân yêu của Huế.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++




Sau khi sống ở hải ngoại;cùng TRÚC HỒ...2 người đã hợp soạn các bài hát cho thân phận người VIỆT lưu vong hết sức ý nghĩa và được đón nhận nồng nhiệt bởi cộng đồng ngưởi Việt lưu vong.
ÔNG TÂM SỰ:



Trước hết phải nhắc đến bài “Cơn Mưa Hạ”, bài nhạc chủ đề của cuốn phim cùng tựa, tôi đã viết lời từ giai điệu của Trúc Hồ. Rồi sự kiện các trại tỵ nạn phải đóng cửa từ năm 1989 và đồng bào bị bắt buộc phải hồi hương. Vào năm 1991, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu cùng những lời tâm sự và muốn tôi viết lời chung cho một nhạc phẩm về các trẻ em mồ côi tỵ nạn. Vì lớn lên ở đây nên Trúc Hồ tự nhận là mình diễn tả không hết ý của mình qua lời ca. Tôi đồng ý viết lời thành nhạc phẩm “Bên Em Đang Có Ta”. Nhạc phẩm này đến năm 1993 mới được phổ biến mạnh


Qua đến năm 1995 là thời điểm đánh dấu 20 năm tỵ nạn, Trúc Hồ đưa cho tôi một giai điệu để viết về đề tài này và gợi ý cho tôi là muốn cám ơn thế giới đã cưu mang những người tỵ nạn, từ đó tôi đã viết lời cho nhạc phẩm “Bước Chân Việt Nam” … Sau đó tôi viết bài “Một Ngày Việt Nam” nói về thân phận lưu vong và về đất nước Việt Nam triền miên đau thương và chia ly, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy bóng thanh bình, ngày hạnh phúc rõ ràng mặc dù những người cầm quyền vẫn luôn luôn nói cách mạng, tỏ ra đủ điều, nhưng mà cái đau thương vẫn dồn lên đầu của những người dân…






Một bài nữa vẫn là nhạc Trúc Hồ và tôi viết lời là “Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ” …Qua đến năm 1996 có một biến chuyển lớn ở Phi Luật Tân là chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Phi cho phép những người tỵ nạn được ở lại với sự thành lập một “làng Việt Nam”. Cảm hứng từ sự kiện này, tôi đã viết bài “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” …
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Ngoài việc soạn nhạc chung với nhau, hai người bạn vong niên tri kỷ này đã hợp tác thực hiện nhiều dự án giúp đở cho các trẻ em mồ côi ở trại tỵ nạn, quyên góp gây quỹ từ thiện, và nhiều lần cùng với các nghệ sĩ khác viếng thăm các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á…không sao kể xiết

Nổi bật hơn hết trong những bài hát hợp soạn của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng- Trúc Hồ là Bên Em Đang Có Ta” với những lời ca thật giản dị nhưng giai điệu thì vô cùng cảm động. Đặc biệt là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất ở hải ngoại có sự kết hợp lại của 80 nghệ sĩ cùng hợp ca và thâu thanh bài hát này cho album nhạc cùng tên do Việt Production sản xuất (1994) với sự góp sức của các bạn trẻ trong nhóm Project Ngọc, để gây quỹ giúp cho các trẻ em mồ côi ở các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á. Có thể nói đây là một CD “độc nhất vô nhị” và mang thật nhiều ý nghĩa, cũng như đánh dấu sự đoàn kết của hơn 80 nghệ sĩ mà trong đó có nhiều người đã vĩnh viễn ra đi hoặc rẽ sang hướng khác. Các nghệ sĩ đó là: Châu Đình An, Kim Anh, Ngọc Anh, Nguyệt Ánh, Tuấn Anh, Trần Quốc Bảo, Trung Hành, Quang Bình, Mạnh Chu, Anh Dũng, Việt Dzũng, Minh Hà, Nhật Hạ, Thanh Hà, Trúc Hồ, Ngọc Huệ, Lê Tín Hương, Thúy Hương, Julie, Vũ Khanh, Duy Khánh, Thúy Kiều, Hương Lan, Ngọc Lan, Trang Thanh Lan, Giao Linh, Phương Loan, Nam Lộc, Phạm Long, Chung Tử Lưu, Khánh Ly, Lyn, Như Mai, Thanh Mai, Quang Mỹ, Giáng Ngọc, Tuấn Ngọc, Nguyễn Tất Nhiên, Minh Phúc, Trần Chí Phúc, Minh Phượng, Elvis Phương, Phương Hồng Quế, Hà Thúc Sinh, Quốc Sĩ, Anh Sơn, Trịnh Nam Sơn, Thảo Sương, Chí Tài, Thái Tài, Hoàng Tâm, Công Thành, Ngọc Đan Thanh, Như Thảo, Thái Thảo, Việt Thảo, Chí Thiện, Trầm Tử Thiêng, Hương Thơ, Lệ Thu, Thanh Thúy, Thanh Thủy, Vô Thường, Ngọc Trọng, Bảo Trung, Quốc Tuấn, Quốc Tuệ, Duy Tường, Sơn Tuyền, Thúy Vân, Mai Vy, Thúy Vy, Minh Xuân…Đã cùng hợp ca với nhau:



Bao nhiêu em bé thơ, như nụ hoa dưới mặt trời

Cười hồn nhiên tung tăng hát vang, mừng nắng tươi
Bao nhiêu em bé thơ, như nụ hoa dưới mặt trời
Rời lòng nôi trong đêm gió mưa, ra biển khơi


Một ca khúc rất nổi tiếng khác được hợp soạn giữa Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ vào ngày 25 tháng 2 năm 1996 là “Một Ngày Việt Nam”. Bài hát này đã được rất nhiều chương trình văn nghệ khắp nơi hợp ca, trình diễn hoạt cảnh. Riêng ban Việt Ngữ của hệ thống đài phát thanh sắc tộc đặc biệt SBS phát thanh trên toàn nước Úc đã dùng bài hát này làm nhạc chủ đề hàng tuần cho chương trình “Người Việt Khắp Nơi” từ nhiều năm nay với sự cộng tác của Kiều Mỹ Duyên, Đỗ Thông Minh ... Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã viết những lời hát thật cảm động



Những ước mơ của hai người nhạc sĩ vong niên này thật giản dị là mong cho người dân ở trong nước sớm hết cảnh lầm than cơ cực, nên đã sáng tác thêm ca khúc “Hẹn Nhau Năm 2000”. Nhưng vừa bước qua ngày thứ hai mươi lăm của thế kỷ 21, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã âm thầm và lặng lẽ ra đi. Ông đã giã từ tất cả bè bạn, những người yêu nhạc của ông để về bên kia thế giới vĩnh hằng, nơi chốn rất bình an, không hận thù ganh ghét.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã ra đi trong yên lặng, giản dị như chính đời sống thường ngày của ông. Biết bao nhiêu đề tài, cảm hứng vẫn còn ấp ủ trong tim khi ông cố gắng chống chọi với cơn bịnh ung thư vào những ngày cuối cùng. Trầm Tử Thiêng có cuộc sống rất khiêm tốn, bình dị và không thích những xa hoa phù phiếm bề ngoài; nhưng rất tận tụy hy sinh trong những công tác xã hội và luôn hiện diện trong những buổi họp mặt gây quỹ cho người tỵ nạn hay thương phế binh. Năm 1998, ông đã phát biểu trong buổi ra mắt video Asia 21 “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến” như sau:

“Tất cà chúng ta đều chiu ơn nhau ...nếu biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc;thế giới sẽ tốt đẹp hơn"

Lời ca trong bản nhạc “Cám Ơn Anh” cũng đã nói lên tâm tính của ông:

“Cám ơn nôi và tiếng hát đầu đời
Cám ơn mưa và nắng gió quê tôi
Cám ơn cha đã cho con hạt bụi
Vo tròn trong bụng mẹ cút côi …”
Người đã quay về với cát bụi;nhưng tình người còn thấm đẫm mãi trong long nhau.Xin được kết thúc bài viết ngắn này bằng những kỉ niệm của nữa ca sĩ KHÁNH LY về người nhạc sĩ nàY:



Con người, bất cứ người nào. Trong lúc khốn cùng. Như người ngồi trong một canh bạc. Bản chất thật nhất được phơi bày. Rõ hơn bao giờ. Ngày hôm qua cũng gần hai mươi năm về trước, tôi đã thường ngồi, cùng ông Trầm Tử Thiêng. Chữ ngồi ở đây có nghĩa là …. cùng ngồi. Không phải là ngồi xuống như thông thường. Ông là một người tư cách. Ðó là nhận xét của tôi về tác giả Kinh Khổ, Ðêm Nhớ Về Saigon. Vì sao tôi dám khẳng định như thế. Vì dù ngày xưa hay ngày nay. Chưa bao giờ ông giàu có. Chưa bao giờ ông xem tiền bạc trọng hơn tác phẩm. Một lời nói không phải về một người vắng mặt. Không hề có. Một phê bình ác ý về một người khác. Không hề có. Than thở về tiền bạc khó khăn, về những người sản xuất lấy nhạc của ông mà không hề biết đến tác giả là ai. Không hề có. Sàm sở, bất nhã với anh em, bạn bè. Lại càng không hề có. Có đôi lúc ông tỏ ra khó khăn với chúng tôi, như muốn nói với chúng tôi rằng: Này, tao lớn rồi, tụi bay đừng có giởn mặt. Tụi bay cũng không còn nhỏ nữa đâu. Tụi tôi đứa nào cũng ngán ông. Trong canh bạc đời, tôi đã được cùng ông… cùng ngồi. Kẹt lại Saigon. Ðời sống làm nhiều người thay đổi. Với ông Trầm Tử Thiêng, không hề có. Nếu có chăng, chỉ là tử tế hơn, trân trọng hơn, nghiêm túc hơn mà thôi. Con người ông trong canh bạc đời cho tôi thấy rõ tư cách ông. Tôi thích nhạc ông và kính trọng ông. Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng và Trịnh Công Sơn là hai nhạc sĩ tôi được quen biết. Tôi không hề … hối tiếc.

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng không giàu. May ra đủ sống. Nhưng ông giàu tình người. Từ “Chuyện một chiếc cầu đã gãy”, qua “Kinh khổ”, qua “Mộng sầu, Tưởng niệm, mười năm yêu em… đến Ðêm nhớ về Saigon”. Tôi đã thấy điều đó. Nhạc ông viết thật nhân bản. Ðầy tình nghĩa. Dù qua bao nhiêu điêu linh hoạn nạn. Ông vẫn mong còn có một ngày được ở với “Vòng tay tình yêu người và người”. Dù tình người có tiêu hao qua bao loạn ly ông vẫn chờ một ngày mai thật lạ, “Thù hằn anh em bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà”. Mơ ước không thành, ông đành ra đi, ôm theo một khối tình quê. Ông tự ví mình như một cậu bé mồ côi. Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi. Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn. Ðể đêm đêm nhớ về Saigon.



Nghe nhạc Trầm Tử Thiêng, tôi thấy ông cũng là một… “Gã si tình” nhưng chung tình. Và là một gã tình si quân tử. Như ông đã là một gã tình si quân tử ở ngoài đời. Dù đôi chân chậm quá, trong tình yêu, anh vẫn “Xin em cùng ta hát để nhớ hoài” (Mười năm yêu em). 14 năm. Tôi mới tìm lại được những lời hát đẹp như thế. Ðẹp. Tràn ngập tình yêu. Tình người. Tình Việt Nam. Ðầy sự tử tế. Sự tử tế vốn chỉ tìm thấy ở những người tử tế thực sự. Tôi may mắn được làm học trò của những người lúc nào cũng dạy tôi làm những điều tử tế. Lấy tấm lòng tử tế ở với đời, với người..

Mùa Đông 1988
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
DOWNLOAD NHẠC Ở ĐÂY:
nick&pass;nghenhac
Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy

Trầm Tử Thiêng



Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh
Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
Khắp cố đô dân lành an vui ca thành điệu Nam Bình
Niềm vui bao lâu ước mơ giờ trên xứ thơ cầu nối liền bờ
Thỏa lòng người dân hằng chờ có ngày hẹn hò tình đẹp như mơ

Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
Cầu đã đưa anh qua xới ruộng nâu
Giờ êm ái quen nghe tiếng hò Ngự Bình
Nước dưới cầu nước vẫn trong xanh như lòng người dân lành
Cầu đưa ta đi sớm trưa tìm trong nắng mưa niềm vui ngày mùa
Hết lòng gìn giữ nhịp cầu nối liền tình người đẹp đời mai sau

Từng đoàn người dệt tương lai đi nắng về trưa
Dập dìu trong tay chan chứa tình thương
Cầu êm bóng xa xa nắng tre rập đường
Áo trắng về trắng cầu quê hương
Mỗi lần chiều tan trường
Cầu quen đưa bao chuyến xe
Nhiều khi vẫn nghe buồn vui tràn trề
Âm thầm người đi, người về, trót ghi lời thề
ngoài miền sơn khê

Ngày nào cầu đã đưa anh qua phố tìm em
Cầu đã đưa ta sang chỗ hẹn nhau
Cầu tha thiết khuyên anh giữ trọn tình đầu
Nước dưới cầu vẫn trong veo
Như cuộc tình duyên nghèo
Tình yêu ta như nước trong
Dù qua mấy sông vẫn một lòng
Thương người nhìn qua đầu cầu
Hứa hẹn ngọt ngào tình bền duyên lâu

Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.
Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
Mối thù chờ sang ngày nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau
-------------------------------------
Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng

Trầm Tử Thiêng






Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Một vòng tay vừa mới mở ra
Cứu anh em những đời mạt vận
Đường mơ đi càng bước càng xa
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Hai mươi năm tưởng đá vàng phai
Có em tôi nuốt từng giọt lệ
Ngậm oan khiên đợi mãi một ngày ...

Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Làng Việt Nam đang xây thêm bên ngoài Việt Nam
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người

Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Lời cầu kinh vừa có người nghe.
Trái tim ơi, đất trời lồng lộng.
Chờ đêm đêm biển hát tình ca.
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Bao sinh linh nhận phép giải oan.
Xiết tay nhau cúi đầu gạt lệ.
Tạ ơn Trên. Người vẫn thương người
---------------------------------------------------------
Dứt bão bắt đầu nước mắt




Trầm Tử Thiêng


Dứt bão bắt đầu nước mắt
Bao la biển giữa lòng người
Trên những con thuyền ngây ngất
Vơi đầy mộng mị xa xôi

Dứt bão bắt đầu nước mắt
Phong ba gầm thét ngoài kia
Như những con vật nham ác
Giăng tay níu bóng đêm khuya

Dứt bão bắt đầu nước mắt
Chia ly bằng những âm thầm
Chiếc bóng nhân tình ngơ ngác
Như lần từ biệt trăm năm

Dứt bão bắt đầu nước mắt
Ta không chờ mãi bình minh
Chết giữa cánh đồng héo hắt
Mặt trời đến lúc vô tình

Đ.K.: Những đôi môi chờ hôn
Những đôi tay chờ buông
Những con tim cháy rực tủi hờn

Chút mong ước cuồng ảo
Gối trên sóng tàn bạo
Con thuyền con oằn oại trong sâu

Dứt bão bắt đầu nước mắt
Chia tay cuộc sống bọt bèo
Có những tháng ngày cũ mới
Trong từng kỷ niệm thương yêu

Dứt bão bắt đầu nước mắt
Bao lâu rồi hết người đi
Quê hương mỗi ngày một vắng
Chia ly tiếp nối chia ly
++++++++++++++++++++++
Bước Chân Việt Nam







Ngày nào Việt Nam tang tóc, đời ta chim xa bầy
Nặng nề xoải đôi cánh bay, thiên đường càng xa vời quá.
Là thời thuyền ghe chết đuối, biển sóng gió tơi bời
Nhận chìm đời không tiếng than, ước mơ cuốn theo nghiệt oan

Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta
Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta

Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù.
Người vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới
Nhờ còn vòng tay nhân ái, ta mới đến bến bờ.
Gục đầu dằn nỗi đắng cay, cố dắt díu nhau về đây

Đã hai mươi năm qua, rồi cuộc sống cũng đã nở hoa
Những bông hoa xinh tươi, nở giữa chốn nhân ái bao la

Thanks America, for your open arms
Grand merci la France, pour vos bras ouverts
Thanks Australia, for you open arms
Merci Canada, pour la liberté

Ngày nào còn đầy ngơ ngác, từng tiếng nói xa lạ,
Nhìn đường phẳng phiu ngút xa, nghe lòng tủi thân từng bước.
Nhờ đời dạy năng lui tới, thành mến phố quen đường.
Bạn bè vài mươi sắc dân, nước riêng nhưng thân phận chung


Ta thấm thía tử sinh, cuối bước nhọc nhằn.
Ta níu ánh bình minh, giữa cơn tử sinh.

Đời dù phồn hoa lấp lánh, lòng vẫn nhớ quê nhà
Mẹ hiền choàng trở giấc mộng, khi trời nửa đêm về sáng
Đời dù buồn vui vẫn thế, đừng gây thêm chia lìa
Lạc loài là một nỗi đau, thấy nhau hãy tin còn nhau

Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam
Những đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban mai
Lâu nay ta lặng thinh, hai mươi năm ngại ngần
Sống giữa ân và oán, muốn hát lên đôi lần.

Grand merci la France, pour vos bras ouverts
Thanks Australia, for your open hearts
Thank you Canada, for the liberty
Thanks America, for your open arms
We, thank the world, for its true freedom
We thank the world, we thank the world
Thank you, we thank you all

Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam
Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam

++++++++++++




+++++++++++++++++++++++++++++

Việt Nam Niềm Nhớ





Hình bóng cố hương nghìn năm gọi ta như sóng xô bờ
Thành những bước chân mộng du men theo lối về quê cũ
Để nghe con sông, con suối với mái tranh câu đa đau lòng
Cùng trách những câu thật đau: người đi đi mãi mới về

Làng xóm xiết bao tình thân ngày xưa như mới hôm nào
Mẹ nấu chín xong nồi khoai quanh thôn tiếng gà eo óc
vang sau khóm trúc mang hứa mang thêm tin vui mỗi ngày
Làng xóm xiết bao tình thân ngày xưa như mới hôm nào

Hình bóng ấu thơ còn đâu, từ khi lên sáu lên mười
Đàn đúm hát khúc câu đồng dao, trên không cánh diều căn gió
tuổi thơ thơm như sách mới, sáng như gương soi lên mặt trời
trẻ cùng bay đưtrăm miền

Với tiếng hát năm xưa, ru mẹ ơi ru ới ru hời

Nhiều lúc thức nguyên cả đêm, đàn ca như trút nỗi niềm
Nhạc vắng với âm điệu ru câu hát vè điệu lý
Dù quen bao nhiều cô gái có mắt xanh tina, rossa
Lòng vẫn cứ không bình yên bằng yêu tên Thúy, tên Hồng

Đời sống với bao nổi trôi, buồn đau pha lấp tiếng cười
Nhiều lúc giữa nơi phồn hoa, bon chen guốc giày xe pháo
lòng chưa quên nơi chân đất bước ra ngang như trên quê nghèo
giờ có trách ai thật đau, thì con tim vẫn thương dài

Ới những bước chân VN lưu vong đang còn chu du trên thế giới
Hày cất tiếng ca cùng tôi mang tình thương yêu nơi nơi nghèo

Một thoáng đã bao đổi thay, giờ đây vui ít hơn buồn
Tìm mãi có đâu ngày xưa, quanh năm phố phường huyên náo
Đường quen xui chân anh tới, có hơn em cho anh tình đầu
Dù cứ vẫn như phụ nhau, từ khi hai đứa hai trời
cuộc sống hứa chia đều nhau, giờ sao bên khuyết, bên đầy
Về những bước chân trẻ thơ, lang bang dưới gầm cầu ấm
Đời đôi khi quên nuôi nấng, những đứa con chơ vơ lạc loài
ném ra ngoài sân thì em vô phần
Có những xa nhau lâu quá
có những tháng năm quê nhà

người dẫu có quên thì quên, Lòng ta nỗi nhớ vẫn đầy
mạch nước nhớ bao đời sông, chim muôn nhớ rừng nhớ núi
bàn chân phiêu lưu khắp lối, nhớ năm xưa trong tay mẹ hiền
ngày trước nhớ con đường đi, giờ ta vẫn nhớ lối về

Hình bóng cố hương nghìn năm gọi ta như sóng xô bờ
Càng tiếc nhớ bao thời xưa, Quê hương bé hồng, lửa ấm
tình ta khôn nuôi mơ ước, Nối bên đây, bên kia chùng lòng
Để mãi mãi trong ngày mai, quê hương dài

Hỡi nếp sống mang khổ đau chưa tương lai chưa với
chung đôi phong trần
Ới những bước chân VN lưu vong đang còn chu vu trên thế giới

miên mang trong nỗi nhớ
Hãy cất tiếng ca cùng tôi mang tình yêu nơi quê nhà




+++++++++++++++++

Tình Đầu Một Thời Áo Trắng



Tác giả: Trầm Tử Thiêng

(Đ.K.)
Một thời quá khứ xa xôi lòng còn tiếc nhớ khôn nguôi
Một thời áo trắng bên kia nhìn về rưng rưng một trời
Tình đầu với những đêm mưa nằm chờ tiếng dế bên hiên
Áo trắng thư sinh, và lòng giây trắng tinh nguyên
Một thời áo trắng ngây thơ đời còn quá đỗi đơn sơ
Tình đầu vẫn tiếng rao khuya hàng quà thơm ngon từng mùa
Tình đầu chớm biết yêu em từ độ mái tóc chia ngôi
bỡ ngỡ tinh khôi phút chốc xoa tay vào đời

Em còn nhớ không em trong ta một thời áo trắng
Mỗi ngày thắm thân yêu xôn xao kỷ niệm xa gần
Em còn nhớ em đi đêm xưa lòng thuyền sướt mướt
Khi bờ bến sau lưng còn ngập dấu chân

1.
Dòng đời cứ ngỡ hôm qua nhìn lại ngót mấy mươi năm
Một thời áo trắng xa xưa chợt về nghe em gọi thầm
Mộng đời réo bước chân đi mộng tình réo phút chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời

Trở lại (Đ.K).
2.Từ độ áo trắng phôi pha thành vòng ngũ sắc lung linh
Dòng lệ nối tiếp trôi theo dòng đời, trôi theo cuộc tình
Vì đời sớm bước chân đi, vì tình sớm biết chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời ...
Vì đời sớm bước chân đi, vì tình sớm biết chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời ...

+++++++++++++++++++++++++

BÊN EM ĐANG CÓ TA


Bao nhiêu em bé thơ, như nụ hoa dưới mặt trời
Cười hồn nhiên tung tăng hát vang, mừng nắng tươi
Bao nhiêu em bé thơ, như nụ hoa dưới mặt trời
Rời lòng nôi trong đêm gió mưa, ra biển khơi

Mẹ yêu em thiết tha, hơn mùa xuân trong cuộc đời
Chờ nhìn con theo hoa hướng dương, tìm nắng soi
Cha yêu em thiết tha, mang gởi con cho tình người
Mặc đại dương mênh mông khoác lên, thân nhỏ nhoi

Bên em đang có ta, hát về em tương lai xót xa
Hát dùm em cơn mơ thiết tha, giấc mơ tuổi hoa
Bên em đang có ta, thống thiết kêu van lương tâm thế gian
Cứu vớt em rời khỏi ngày u ám, giữa trại giam
Khóc trong lầm than
Khóc trong trại giam

Khi con tim thế nhân, chưa thờ ơ, chưa lạnh lùng
Thì cùng nhau đêm nay hát lên, lời hát chung
Cho em tôi héo hon, đang ngửa tay xin tình người
Dòng lệ rơi trên đôi má khô trong lẻ loị."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét