Trang

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2007

ÚI GIỜI!LOẠN CẢ LÊN!




YỀ YỀ YỀ:))ACK ACK...hôm nay viết blog cứ như gà đẻ trứng ấy:))ack ack, thấy cái này hay nên muốn góp nhặt, bà con xem cho vui...không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc...YỀ YỀ YỀ

Source:PHAN Ý LY

TÌNH TANG


Tôi xin chỉ ra những cái sai cấp cao và thực sự gây trở ngại trong quá trình thương thuyết và hội nhập của Việt Nam, nếu có ai làm trong cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ, từ trước tới nay ngỡ ngàng vì những gì thiếu thiện cảm từ đối tác nước ngoài, xin lưu ý bài này:



1. Tuyên truyền - Propaganda:



Tuyên truyền hay được văn bản nhà nước dịch là propaganda, từ này trong tiếng Anh mang nghĩa là tuyên truyền nhưng ở khía cạnh rất tiêu cực. Khi nói đến từ "propoganda", người ta nghĩ tới phát xít Đức và những lời tuyên truyền xuyên tạc dùng để mị dân. Ví dụ tôi làm một việc gì đó không tốt và muốn tẩy não mọi người thì tôi sẽ dùng propaganda để mọi người hiểu khác đi. Chả thế mà khi họp đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài liên tục cãi nhau về luận điểm "propaganda". Đây là một cái lỗi mà 99% người Việt Nam đều gặp phải, chỉ khi thật sự kiên nhẫn và chịu khó lắng nghe sự giải thích về nghĩa thật từ người bản xứ, hoặc người ấy đọc rất nhiều tài liệu do người bản xứ viết có liên quan tới từ "propaganda" thì mới hiểu được, từ trước tới nay Việt nam mình "tự tay bóp.." như thế nào!!! Đây là một từ mà theo tôi, gây phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước NHIỀU NHẤT!!! Và nếu bạn đang làm việc ở cương vị nào đó liên quan tới việc sử dụng propaganda, xin hãy tin tôi, mẩu tin bạn đọc ngày hôm nay sẽ cứu cả cơ quan bạn (hay cả Việt Nam ta!). Nên thay "propganda" bằng từ "dissemination of information" (phân phát thông tin).



2. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội- Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs (viết tắt là MOLISA)



Chắc hẳn nhiều người thành thục tiếng Anh khi đọc đến "War Invalids" mà cảm thấy lạnh người cho cái sự thiếu hiểu biết và vô cảm của Bộ "Molisa" này. Cụm từ này không hiểu được người thông dịch viên nào dịch, và từ những năm nảo năm nào khi Bộ mới ra đời và tại sao đến nay vẫn ko được thay đổi?



Invalids, tiếng Anh có nghĩa đen xì là: VÔ TÍCH SỰ, cũng để chỉ những người khuyết tật. Tuy nhiên, đây là cụm từ thô thiển và vô văn hoá. Giống như gọi người hành nghề mại dâm là đĩ, gọi người dân tộc là mọi ý mà. Ai lại "Ban văn hoá mọi" đúng không ạ?


Thay vì War Invalids (những kẻ vô tích sự sót lại từ cuộc chiến), nên thay thế bằng từ "injured veterans" (cựu chiến binh bị thương, hay thương binh theo đúng nghĩa việt).


Xin nói thêm là thậm chí tiếng Việt bây giờ chúng ta còn khuyến khích không dùng từ tàn tật hay tàn phế mà dùng từ "khuyết tật" cho khách quan.



3. Đồng giám đốc - Co-director



Cái này thì hơi chệch chủ đề một tí (dịch từ Anh sang Việt). Co- director lẽ ra phải được dịch là giám đốc đồng nhiệm, nhưng anh chồng Tây tội nghiệp của tôi phải mang cái danh thiếp in cái chức danh nghe chan chát là "Đồng giám đốc" suốt bao nhiêu năm trời. Khi mới in thiếp, được sự "mách bảo" của vợ anh đã góp ý với ban quản trị đổi thành cụm chức danh có nghĩa là "giám đốc đồng nhiệm" nhưng biết sao được, "cơ chế" ló như thế. Chịu khó nhé Đồng giám đốc!



4. Hội Người mù Việt Nam - Vietnam Blind Association



Thương lắm cơ. Dịch ra có nghĩa là Một hiệp hội bị mù của Việt Nam (chứ không phải là Hội của những người mù ở Việt nam).


Người nước ngoài đọc thì cũng hiểu là hiệp hội này thuộc về những người khiếm thị chứ không phải là Hiệp hội nhắm mắt làm ngơ Việt Nam. Tuy nhiên, một Hội có uy tín như thế mà để một cái tên như vậy là vô cùng..lơ đễnh. Một cách giản dị nhất, nên sửa là Vietnam Association of the Blinds.


Theo tôi hiểu thì những người tham gia hội này không nhất thiết phải mù cả hai mắt mà có thể mắt rất kém "gần mù". Như vậy để nghe đàng hoàng và khách quan hơn, nên sửa lại là "Vietnam Association of the Visually impared" (Hội Người khiếm thị Việt Nam). "Visually impared" có nghĩa là có khiếm khuyết về thị lực, nghĩa là có thể mù hoặc gần mù.



5. "Nhạy cảm" Sensitive lại bị nhầm lẫn thành "hợp lý hợp tình" (Sensible)



Đây là một lỗi mà người Việt dịch hoặc viết văn bản thi thoảng gặp phải, nó đổi ngược 100% ý của câu nói.



Ví dụ: Discussing about the Iraq war is a very SENSITIVE thing during Bush's visit


có nghĩa là: Việc bàn luận về chiến tranh Iraq là một điều rất nhạy cảm trong chuyến thăm của Bush thì bị ghi nhầm lẫn thành:



Discussing about the Iraq war is a very SENSIBLE thing during Bush's visit


Việc bàn luận về chiến tranh Iraq là một điều rất hợp lẽ trong chuyến thăm của Bush.



6. Tệ nạn xã hội - Social Evils



Haha, trong đời nói tiếng Anh của tôi, sau từ Propaganda thì từ Social Evils phải nói là nhận được nhiều cái nhìn ghê tởm nhất của những người nói tiếng Anh. Thế nhưng cả nước dùng từ này! Quả thật là cụm từ Social Evils cho người dân trên thế giới thấy người Việt Nam chúng ta có kiểu định nghĩa Trắng - Đen và suy nghĩ thiển cận như thế nào, chả khác gì con nít lên 2.



Evil ám chỉ cái gì đó xấu xa ghê tởm, sánh ngang với quỷ dữ. Việc cụm từ này được .. nhà nước sử dụng (thậm chí làm khẩu hiệu tuyên truyền) quả thật tạo một hình ảnh Việt Nam thiển cận, suy nghĩ nông cạn trong mắt bạn bè quốc tế.



Tệ nạn xã hội thường ám chỉ ma tuý, mại dâm, và một thời nó bao gồm cả HIV/AIDS. (Bây giờ người được học hành hiểu rằng HIV/AIDS là một căn bệnh chứ không phải là một tệ nạn, căn bệnh này có thể bị lây không do một tệ nạn nào cả). Vậy đấy, trong các văn bản, nghị quyết, chương trình hành động quốc gia được dịch sang tiếng Anh, người ta vẫn thấy những câu nói rất người lớn như " Chúng ta phải cương quyết tiêu diệt những "Quỷ dữ xã hội" như những người nhiễm HIV/AIDS.."


Thế có đau lòng không?



Thay vì dùng từ Social Evils một cách đầy cảm tính, nên dùng từ "Social problems" (các vấn đề xã hội).



7. Dân chủ - Democracy



Khi nói đến từ "Democracy", người nói tiếng Anh hiểu nghĩa đó là chỉ việc người dân tự ra quyết định. Lãnh đạo là do dân trực tiếp bầu và bất cứ công dân nào cũng có thể tự ra ứng cử. Túm lại, nhắc đến từ "Democracy", người ta nghĩ tới việc bầu cử do dân quyết.



Thế nhưng ở Việt Nam, từ Dân chủ không có nghĩa như vậy mà rất lắt léo và "rộng"! Cùng là 1 từ nhưng khi nhắc đến, người Việt Nam hiểu khác người nước ngoài. Vậy nên chăng là thay bằng từ khác?

8.Holland


Thật ra, Holland chỉ là một tỉnh phía Tây của Netherlands, chiếm khoảng 6 triệu dân số trên tổng 16 triệu dân số của Netherlands (tỉnh Holland là phần màu vàng của bản đồ bên trên).

Ngày xưa, trong mot giai đọan cực ngắn (1806-1810), cũng đã tồn tại một Vương Quốc Hà Lan (Kingdom of Holland), vùng đất bây giờ nằm ở trung tâm và phía Bắc Netherlands cộng với East Friesland của Đức. Ngày nay, tỉnh Holland được chia ra hai, South Holland và North Holland.

Mặc dù khi bạn nói Holland để ám chỉ Netherlands người ta vẫn hiểu, nhưng tên gọi đó không đúng và không được dùng trong văn bản chính thức, đặc biệt người Netherlands họ không thích gọi về đất nuớc họ như thế.

Thiết nghĩ, ở nước mình, nhất là trong báo chí, truyền hình, văn bản... không nên dùng cách phiên âm như kiểu : Oa-sin-tơn, Ốtx-trây-lia... mà hãy dùng tên quốc tế của nước họ, đó là hội nhập vậy. Trường hợp Hà Lan không hiểu tại sao ở Việt Nam, những người có chức năng lại để sự nhầm lẫn này trong thời gian dài quá như vậy? Điều này làm cho 84 triệu dân Việt Nam gọi tên sai về một đất nước - Netherlands.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét