Trang

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Sĩ Phú - Tiếng Nhung Mềm!

"...Cho một buổi chiều buốt lạnh, nghe và được sưởi ấm bởi giong ca SĨ PHÚ..."
Một ai đó đã viết thề này về giọng ca SĨ PHÚ
"Khi người ta yêu nhau, khi những lời tình tự không đủ cạn dấu yêu thương, có một tiếng hát trầm ấm , êm như tiếng vỗ về từ miền xa, để ru ta vào miền hạnh phúc mong chờ. Đó là tiếng hát Sĩ Phú.

Khi tình yêu dang dở, khi mộng lòng tan vỡ, có một tiếng hát nhẹ nhàng , rung cảm , đong đưa trên tháng ngày kỷ niệm , để xoa dịu và an ủi vết thương của trái tim trần thế. Đó là tiếng hát Sĩ Phú.

Tiếng hát của tình yêu , của một lần hạnh phúc lên ngôi, của xôn xao đợi chờ, của cô đơn tiếc nuối , tiếng hát của Sĩ Phú, nay đã bay xa vào miền miên viễn , trở thành tiếng ru ngàn đời , rì rào trong cơn sóng của chiều kỷ niệm"

Sĩ Phú thành công ngày từ buổi đầu khi xuất hiện trên màn ảnh vô tuyến truyền hình Việt Nam. Với vóc dáng cao, hào hoa trong bộ quân phục của binh chủng không quân, ông được khán thính giả truyền hình, nhất là phái nữ, lập tức coi là thần tượng.

Lạ một điều là giọng hát Sĩ Phú tương phản với vóc dáng cao lớn, oai hùng của ông.

Chất giọng Sĩ Phú nhẹ lắm, ông hát gần như thủ thỉ. Cái lối thủ thỉ ấy thật tuyệt khi ông hát những bài có nội dung kể chuyện, nhất là kể chuyện tình.

Cũng như thế các ca khúc “Cô Láng Giềng” của Hoàng Quý, “Cô Hàng Cà Phê” của Canh Thân, được Sĩ Phú kể lại bằng cái giọng nhỏ nhẹ, nghe như vừa đủ bên tai một câu chuyện thật ra chẳng có gì đặc sắc, mà sao lại rất quyến rũ... Dường như vừa kể chuyện, Sĩ Phú vừa dùng câu chuyện để thổ lộ tâm tình của mình cho người nghe. Lập tức người nghe cảm thấy như mình là nhân vật của truyện, cũng được khối người trồng cây si trước nhà! Và đâm ra ngẩn ngơ cảm động...

Và khi Sĩ Phú hát “Người Yêu Tôi Khóc” của Trần Thiện Thanh, thì tác giả có hát lên câu chuyện thật của mình cũng không “thấm” hơn được. Chất giọng nhẹ nhàng êm ấm ấy như hát thay cho những tình nhân của đời thường. Họ thấy được cái mong manh của cuộc tình, và hạnh phúc đã có thì chỉ thoáng như bóng mây. Ca khúc từ thơ phổ nhạc của Phạm Duy “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” được Sĩ Phú trình bày rất đạt.

Không như phần lớn ca sĩ khi hát bài này thường hay trổ giọng để khoe làn hơi dài của mình, Sĩ Phú chỉ hát vừa đủ mạnh thôi. Không cường điệu chút nào. Vừa đủ để nhớ, và để thương. Giọng hát mang mang tâm sự tiếc nuối, có tình cảm mà như e ấp, một cuộc tình chỉ mới chớm nở thôi, mà khỏi cần gào lên nỗi tuyệt vọng... Phải là cái chất giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ mới diễn tả được như thế, và thính giả cảm nhận được nhờ lối hát ấy.

Hình như chúng ta đang mất dần những tiếng hát nhung mềm ấy. Phải chăng sự hối hả của cuộc đời khiến mình không còn nghe được lối hát tâm tình e ấp đó?

Trong 1 CD của mình, SĨ PHÚ đã thủ bút:
Người yêu dấu cũ,

Trong tiếng hát, anh ngậm ngùi tìm lại chút hương yêu còn đọng trong tim, nơi tình em đã một thời ngự trị .
Những tình khúc xót xa này cũng đưa anh lần tìm về khung trơi xưa cũ của thuở yêu em say đắm mù lòa”.

..Còn, chúng ta, những thính giả đã say và mê giọng hát như ru, như vỗ về, như gom góp những êm dịu của nam ca sĩ này..thì luôn ước ao, mình mãi mãi...đắm chìm trong những "say đắm mù lòa" như thế.


Nguyễn Sĩ Phú đã gia nhập làng tân nhạc Sài Gòn từ năm 1968. Xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình Không Quân tuyển mộ phi công, Sĩ Phú đã làm say mê khán thính giả với giọng ca thật trầm ấm và truyền cảm.

 Rời Việt Nam vào năm 1975, anh đã tham gia vào những sinh hoạt văn nghệ hải ngoại trong những chương trình lưu diễn tại các quốc gia Canada, Úc, Pháp, Bỉ... Những lần trình diễn này đều gặt hái thành công như nhau. Sở trường trình diễn những tình khúc nhẹ nhàng, ướt át, Sĩ Phú đã đi vào lòng người bằng tiếng hát vừa thiết tha, vừa kể lể trong những ca khúc vang tiếng một thời: Thuở Ấy Có Em, Mắt Biếc, Ngày Đó Chúng Mình, Tà Áo Xanh... Những ngày còn ở quê hương, Sĩ Phú hát rất nhiều cho Câu Lạc Bộ Không Quân (người nam ca sĩ này đã từng là Thiếu Tá của binh chủng tàu bay) và rất ít xuất hiện ở sân khấu vũ trường.

Sau khi rời quê hương, đã có một thời gian Sĩ Phú đã "ở ẩn" trong gần 10 năm (có thể để tu luyện tiếng hát của mình chăng?) và  "tái xuất giang hồ" qua cuốn Video "Đêm Sài Gòn 6" Sĩ Phú đã thu thanh một số CD với ban Ba Con Mèo, và đã xuất hiện trên Video Hát Cho Tình Yêu (trung tâm Thanh Lan). Sau này, năm 2000, trong cuộc phỏng vấn bởi Nam Lộc trên đài Truyền Hình Văn Nghệ Việt Nam, ông cho biết vì "biến cố" con gái ông mất năm 1983, nên ông sinh ra chán nản và "bỏ nghề không muốn hát nữa, vì không thể nào hát nổi khi trái tim đã bị rướm máu" [1]. Đến năm1995, ông mới tái xuất hiện trên một chương trình do trung tâm Trường Thanh sản xuất và xuất bản hai CD của ông (Tà Áo Xanh và Trái Tim Hững Hờ).

Ông mất ngày 19 tháng 7 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi. Trước đó ba tuần, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là Còn Chút Gì Để Nhớ tại vũ trường Majestic, ở nam California.

Người bạn tri kỷ cuối đời của ông là Ngọc Lan (không phải ca sĩ Ngọc Lan). Sau khi ông qua đời, Ngọc Lan đã gom góp những kỷ niệm viết thành hồi ký "Biết bao giờ nguôi" [2] mà theo BBC: "Đó có thể nói là một sự trải nghiệm ngợi ca lòng can đảm, tình nghĩa vợ chồng sắt son và trên hết là tình yêu thương cao cả của con người với nhau, cho nhau và vì nhau.".


Image
Image

http://www.megaupload.com/?d=AGRUL5AD

Image
http://www.mediafire.com/?4cuxl5uuxuqaqvr
http://www.mediafire.com/?c0bw27a9f9507ho
http://www.mediafire.com/?ozuokyj1o1kaar5
http://www.mediafire.com/?874rumbuiga2f7i#1
Image

Image
http://www.megaupload.com/?d=5P4JL149
Image
Image
http://www.megaupload.com/?d=OZTQLEGW
http://www.megaupload.com/?d=BBE8R7VM
Image
Imagehttp://www.megaupload.com/?d=0PJUDBA9

Image


Image


Image
http://www.megaupload.com/?d=7Y9W79EL
http://www.megaupload.com/?d=RY36IMK1
http://huyvespa.multiply.com/journal/composeImage




Image


Image
http://www.megaupload.com/?d=FPHY9ARF

1 nhận xét: