BỬU Ý tâm sự trong lần ra mắt 3 quyển sách cùng lúc này
“Trước đây (tháng 4-2003), mình đã có tập sách Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ thiên tài, nay nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, mình muốn “tâm tình với Trịnh Công Sơn” bằng những bài viết chưa có trong tập trước và một số bài chưa công bố, trong đó đặc biệt có điếu văn mình viết ngày Trịnh Công Sơn mất và một kịch bản về Trịnh Công Sơn...”.
Bên cạnh đó còn có cuốn Nước chảy qua cầu với 33 bài viết về Huế và cuốn Ngày tháng thênh thang tập hợp hơn 80 bài viết ngắn từ năm 1963-2009; đặc biệt bạn đọc hôm nay sẽ được đọc năm truyện ngắn Bửu Ý viết từ những năm 1965-1967.
Là người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và là một học giả uyên thâm, một nhà “Huế học”, với giọng văn giàu chất trí tuệ, suy tưởng mà vẫn mềm mại, những trang sách của ông có một sức hút riêng và làm người đọc tin cậy.
Trong Tâm tình với Trịnh Công Sơn, tuy chỉ với 170 trang sách, nhưng nhờ sự tinh lọc của tác giả, chúng ta có thể “gặp lại” Trịnh Công Sơn với đầy đủ chi tiết đời sống, tính cách, tâm trạng cùng những giá trị mà Trịnh Công Sơn để lại cho đời.
“Xưa nay không có nhạc sĩ nào viết những lời ca ưu tư đến như vậy, dằn vặt đến như vậy, lòng thì yêu đương, say đắm mà sao trí óc vẫn không nguôi khắc khoải về thân phận người, vận nước như Trịnh Công Sơn...”. Ðó là vài dòng trích từ “Ðiếu văn” do Bửu Ý viết, đã đọc bên huyệt mộ Trịnh Công Sơn ở nghĩa trang Gò Dưa ngày 4-4-2001. Còn dưới đây là cách nhìn, cách nghĩ của Bửu Ý về xứ Huế:
“...Tóm lại, nắng cháy với mưa dầm bão lụt, ấy là Huế. Nước chảy lờ đờ và nước phăng phăng cuồn cuộn, ấy là sông Hương. Người thiếu nữ nghiêng nón dạ thưa nhưng yêu thương say đắm dữ dội, ấy là con gái Huế... Hóa ra đất Huế là đất nuôi trồng những thái cực và con người xứ Huế để ra cả một đời mình gỡ rối mớ bòng bong tâm lý và mâu thuẫn nội tâm này...”.
Còn đây là những quyển chắc mót những năm qua
Riêng cuốn THƯ TÌNH GỬI MỘT NGƯỜI, từ lúc "teasing" hồi báo SÀI GÒN TIẾP THỊ đăng nguyên 2 trang khổ to về những bức thư (mà có lẽ, "người về bên kia núi" đang phải "ru ta ngậm ngùi" vì những tâm tình của mình public như thế) là đã rất háo hức (sorry bác Trịnh), lời thư đầy tính triết lí, siêu hình, và mang hơi hướm 1 chút của TRẦM TỬ THIÊNG, 1 chút MAI THẢO (chắc là...dấu ấn thời đại)
http://www.sgtt.com.vn/Van-hoa/136130/Trinh-Cong-Son-Thu-tinh-gui-mot-nguoi.html
NS Trịnh Công Sơn thời ở Blao - Ảnh do gia đình nhạc sĩ TCS cung cấp
Blao, 23.9.1965
Ánh,
Buổi trưa anh không ngủ được nên lang thang ra phố. Mưa nhỏ rồi lớn dần đuổi anh chạy về đây. Anh đang ngồi ở câu lạc bộ sát bờ hồ. Bờ hồ bây giờ cũng điêu tàn lắm. Người ta đã chặt bỏ những cây khô sống bao nhiêu năm nay trong hồ. Có một vài chỗ nước rút xuống chỉ còn bùn đen.
Buổi chiều gió thật lạnh. Anh đã mặc áo ấm suốt ngày ở đây.
Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói, đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.
Ngồi ở đây nhìn ra từng ô cửa kính rất lớn anh mơ hồ thấy mình như lại về một vùng đất nào mới sơ khai. Cả thành phố chỉ xanh rì những cây cối và từng khoảng đất đỏ.
Hiện giờ ở tỉnh đang có một buổi văn nghệ sẽ tổ chức vào cuối tháng. Anh phụ trách chương trình này nên bây giờ vẫn còn được rỗi rảnh không làm việc gì cho đến cuối tháng.
Anh nhớ Ánh lạ lùng đó Ánh. Mà Ánh thì chỉ mong anh chóng đi xa, anh nghĩ thế. Mùa thu hầu như không có trên miền này. Ở đó lá đã bắt đầu vàng chưa Ánh.
Nhưng bụi mờ dọc theo những con dốc đất đỏ ở đây anh vừa đi qua ban sáng và thấy lá của hoa mặt trời xanh um. Anh ngắt gửi về Ánh một ngọn. Hoa thì vẫn chưa nở. Có lẽ đợi hôm nào có mặt trời thì hoa mới bắt đầu hiện diện và cũng là mùa mà anh đã gọi là mùa sinh nhật của hướng dương. Anh đang nhớ thầm về những buổi chiều thứ năm ở đó. Chỉ mới có vài ngày mà tưởng chừng như ngàn đời qua đi trên anh. Anh chợt nghĩ rằng cuộc đời buồn bã như thế này sao chúng mình không tha thiết với nhau hơn.
Những ai chưa bao giờ đi, chưa bao giờ sống qua nhiều nơi, sống qua những ngày mưa ngày nắng trên bao nhiêu vùng đất khác nhau, chưa bao giờ nhìn sâu vào bên sau của con người thì hẳn mới còn đua đòi vào những hời hợt nhạt nhẽo của đời sống được.
Bức thư “tạ tội” vì một lần thất hẹn |
Buổi trưa trời âm u và hơi lạnh.
Anh vẫn không thể nào không thấy sự lạc lõng của mình nơi đây.
Ở trường Đồng Khánh giờ này chắc Ánh đang mài miệt với những bài vở mới. Sân trường đã có những cây hoa vàng, tím mọc nhoi lên trên từng bãi cỏ xanh. Đúng không. E cũng phải mất đến hằng mấy tháng anh mới tạm ổn mình được vào với thành phố này lại.
Bây giờ anh không còn làm người gác hải đăng. Ánh cũng thôi làm người mang lửa. Chúng mình làm sao níu cho được tay nhau trong suốt mùa đông này?
Cơn mưa như thác đổ ngoài trời. Đồi trà bây giờ mù mịt không còn thấy gì.
Anh đang có Ánh - tuổi - nhỏ trước mặt trong chiếc hộp nhỏ anh mang theo đó.
Mưa rất buồn. Như một điệp khúc dai dẳng trong mấy tháng mùa đông này.
Ánh ơi... Nhớ vô ngần.
Cũng ngày 23.9 đó, vào buổi tối, ông viết tiếp lá thư trên: “Ánh ơi, bây giờ là đêm rất đầy ở thung lũng này, anh đang ngồi nhìn, ở phía đồi xa có từng chấm đèn đỏ rất buồn và trái núi thì đã bị che khuất từ chiều bởi mây xám. Anh rất nhớ đêm bây giờ ở đó Ánh đang ngồi bình an trong căn phòng ngát mùi hoa dạ lan và căn nhà anh đầy bóng tối trong căn phòng với chiếc bàn bureau nằm yên cùng những di tích còn để lại đó của anh. Có thể bây giờ đang còn mưa trên lá long não. Và chiều thứ năm này sao anh bỗng nghĩ là Ánh cũng có thể trở lại căn phòng đó để nhìn sự vắng mặt của anh, để ngồi trên chiếc ghế mây đó đếm lại dấu vết vừa qua của mùa hạ, mùa thu. Để nhìn vẻ hư vô trên từng ngón tay rất dài bỏ hoang của Ánh. Hãy năng trở lại đó ngồi một lúc để cho anh hy vọng rằng Ánh cũng tha thiết với những - gì - đã - qua của anh. Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn.
Ánh ơi, nếu bây giờ anh ra ngoài trời gọi to tên Ánh thì tiếng gọi sẽ dội ra xa, cây cối sẽ thức dậy và loài sâu đất sẽ phải im đi. Anh bây giờ, nhất là trong giây phút này, chỉ mong làm sao có đủ phép mầu để làm cho những kẻ mình yêu thương được hạnh phúc. Mỗi ngày sống qua là mỗi ngày thấy sự bình an sa sút đi một chút. Tâm hồn cũng hư hao đi nhiều. Anh không còn mong gì hơn là được tìm gặp mình mãi giữa những người yêu thương. Sự dấn thân nên chỉ có một lần và kéo dài cho mãi mãi. Ánh có nghĩ thế không. Viết thư về cho anh như thế này: Trịnh Công Sơn. Hộp thư lưu trữ. Ty Bưu điện Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Đêm rất buồn và anh thấy đơn độc hơn bao giờ cả. Ánh ơi Ánh ơi, đã xa quá rồi phải không, làm sao còn nghe lời gọi âm thầm này. Đêm anh ngồi khoanh tay đốt thuốc và nhìn khoảng tối đen bên ngoài. Sẽ còn rất nhiều đêm như thế này nữa không một kẻ quen thuộc thân yêu để dùng ngôn ngữ trìu mến của nhau”.
Tình khúc Còn tuổi nào cho em do Trịnh Công Sơn chép tặng Dao-Ánh-sương-mù
Minh họa của họa sĩ Đinh Cường cho nhạc phẩm Tuổi đá buồn với chữ viết của TCS ghi tặng: “Bản của ngô vũ dao ánh tournesol - mùa xanh trên đỉnh sương - ngô vũ dao ánh hằng muôn nghìn hằng muôn nghìn, muôn nghìn xa xưa. Trịnh Công Sơn”
Kinh Việt Nam của Ns. Trịnh Công Sơn, 1968
Bìa trước
Bìa sau và Mục lục
Lời phi lộ và chữ ký của Trịnh Công Sơn (Tại sao TCS không dám nói những lời này cho VC?):)
------------------
1 bài viết của blogger CÔNG TÔN SÁCH về kỉ niệm tham dự đáng tang của TCS năm 2001
Năm 2001 cách đây 10 năm trước mình vẫn là thằng sinh viên đại học. Mỗi khi đi có tiết học buổi chiều mình và thằng bạn đều tìm cách chuồn về sớm đi uống trà. Quán Café mình hay ngồi là quán Tuấn Ngọc hay Tưởng Niệm hoặc hồ Con Rùa . Vào quán Café mỗi đứa cầm báo đọc , nghe nhạc hay cũng chỉ là ngồi ngắm những chuyến mưa qua trong trời chiều Sài Gòn.
Sáng 2/4/2001 báo chí đồng loạt đưa tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã qua đời.
Tối đó Ba mình đi gần 9h tối mới về nhà. Ba kể mới đi ăn trên đường Phạm Ngọc Thạch sẵn tiến ghé vào viếng Trịnh Công Sơn luôn. Ngày xưa Ba gầy , mắt đeo cặp kính và để râu trong rất giống TCS , đã biết bao người từng bảo như vậy đến độ có lần vào giữa thập 80 khi đi công tác tại Đà Lạt có người chạy đến hỏi Ba có phải là TCS hay ko?
Ngày hôm sau mình cũng đi viếng TCS, lúc này phải xếp hàng dài đến cả trăm mét. Khi mình vào gần tới bỗng nhiên vang lên bài Em đi bỏ lại con đường Mỹ Linh hát ( Verison này nghe buồn da diết )
Hôm đưa TCS đi chôn sang sớm mình đứng đối diện hẻm bên kia đường. Lúc này chắc có cả mấy ngàn người đứng nghẹt con đường Phạm Ngọc Thạch . Đứng vậy mà có biết bao chuyện hay . Đầu tiên là mọi người hỏi nhau ko biết Khánh Ly có về kịp hay không? Nghe đâu hàng xóm TCS bảo năm 1999 Khánh Ly có về nước và nói đây sẽ là lần về nước cuối cùng sau này sẽ ko về nữa ! Không biết thông tin có thật hay không mà từ đó đến giờ vẫn chưa thấy có thông tin nào là Khánh Ly về nước hết cả.
Thứ hai cái mà mọi người nói chuyện đến đó là ca sĩ Hồng Nhung. Dấu sau cặp kiếng đen nhưng cặp mắt gương mặt của Hồng Nhung lúc đó có chút gì đó buồn nhưng ko thật chút nào. Tối tivi chiếu cảnh khi quan tài hạ huyệt mới thấy Hồng Nhung có vẻ cố gắng lắm mới vắt ra được vài giọt nước mắt. Điều này khác hẳn với sự nức nở đượm buồn của ca sĩ Hồng Hạnh. Mấy năm sau trên Vnexpress mục Bạn đọc từng nổ ra cuộc tranh luận về ca sĩ Hồng Nhung, có người chê cô sống giả tạo có kẻ thì bênh vực .
Thúy Nga Paris số ra ngay sau khi TCS mất, cái mình muốn xem nhất là Khánh Ly sẽ nói gì và gương mặt của cô lúc đó như thế nào. Xuất hiện vẫn mặc chiếc áo dài khi trình diễn nhạc Trịnh nét mặt đầy u buồn sâu lắng ngậm ngùi tiếc thương nghẹn ngào .. một hình ảnh mà thấy nó thật hơn rất nhiều so với gương mặt của Hồng Nhung. Cả trong lời nói Khánh Ly cũng rất khiêm tốn “ Định mệnh đã run rủi cho ông chọn tôi để cùng ông chia sẻ những hạnh phúc đau thương trong cuộc sống “
Nhạc TCS đa phần là dòng nhạc của nội tâm . Khi hát cần phải biết thể hiện lên giọng lúc nào nhấn mạnh lúc nào kéo dài lúc nào thì mới thể hiện được cảm xúc bài hát. Có lẽ vì vậy mà các ca sĩ nào được TCS chỉ cho hát nhạc của mình như thế nào thì ca sĩ đó mới thành công và cũng vì có lẽ đó chắc rằng cả chục năm sau rất khó ai có thể hát nhạc Trịnh tuyệt vời như Khánh Ly được .
*Post lại bài thơ mình đã làm 4 năm về trước
Cánh vạc bay rồi người buồn không
Một mình qua phố nhớ Mưa Hồng
Hạ trắng bay về nơi Cát bụi
Người tình giờ đây bỏ dòng sông
Ướt mi từ lúc Tuổi đá buồn
Nước mắt người rớt cho quê hương
Đồng dao hòa bình lòng mong mỏi
Một ngày dân tộc hết đau thương
Bỏ lại con đường người ra đi
Yêu dấu tan theo chẳng còn gì
Giờ đây Bên đời là hiu quạnh
Tấm lòng để lại gió cuốn đi .
2007
http://www.youtube.com/watch?v=OgaPSDQsG6Q&feature=related
Link trên xem lại hình ảnh gương mặt và lời nói của Khánh Ly sau khi TCS qua đời.
Kinh Việt Nam của Ns. Trịnh Công Sơn, 1968 (Ca Khúc Da Vàng 2)
Bìa trước
Bên trong, giống như tuyển tập KVN ở trên, nhưng dùng chữ viết tay thay vì chữ in.
Ngoài những bản giống tuyển tập trên, có thêm hai bản: Bài Ca Dành Cho Những Xác Người và Hát Trên Những Xác Người.
Ca Khúc Da Vàng của Ns. Trịnh Công Sơn, (không đề ngày xuất bản)
Bìa trước
Mục lục
Ca Khúc Trịnh Công Sơn (Thần Thoại Quê Hương – Tình Yêu Và Thân Phận). Cấp giấy phép1966; lời bạt của Tô Thùy Yên 1967.
Bìa trước
Bìa sau
Mục lục
Tiểu sử
......
và cuối cùng là 1 bài của ĐINH CƯỜNG....về những mối tình của người nhạc sĩ họ TRỊNH này!
Trở thành bạn thân thiết chung của chúng tôi sau đó, cho đến nay, Tôn Nữ Bích Kh. trong "Biển Nhớ", còn ở Nha Trang, tôi có lần ghé thăm. Hai chị em Bích D. và Dao A., ở California, trong "Diễm Xưa" và "Xin Trả Nợ Người". Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi bên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà. Chúng tôi thường đùa với Sơn: "D. xưa, A. nay". Dạo đó, nhà Sơn dọn về ở khu nhà mới xây của Dòng Chúa Cứu Thế, 11/3 Nguyễn Trường Tộ. Địa chỉ của Sơn cho đến sau 75. Hiện nay gia đình Hoàng Phủ Ngọc Tường đang ở: "... Hình như trong mỗi góc đầy bóng tối của căn nhà này, trên chiếc bàn viết gỗ mục của Sơn để lại, và trong chiếc ghế bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi." (HPNT - Căn Nhà của Những Gã Lang Thang - Thanh Niên, xuân 2001).
Căn nhà mang nhiều kỷ niệm của Sơn, nhất là tháng ngày sau giải phóng. Khi cả gia đình Sơn đã ở tại căn nhà mới xây không lâu trước 75, 47C Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn, Sơn trở lại Huế một mình với bạn bè, sống những ngày đầu giải phóng, còn biết bao khó khăn, nghi kị. Sơn vào sinh hoạt tại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường đi lao động chung với Bửu Chỉ, khi tại Huế, khi tại Quảng Trị.
Mỗi đêm, chúng tôi vẫn đến nhà cùng Sơn uống rượu, Lữ Quỳnh và tôi ở trong Thành Nội, đạp xe qua Sơn, Quỳnh thường lấy chai đi mua rượu đế (chai mua hôm trước, hôm sau đến đổi lấy chai mới về). Phần lớn là rượu dỏm, vì khan hiếm gạo nếp... còn nghe nói bỏ cả thuốc rầy vào trong. Ôi, một thời của những buổi rượu độc hại như thế, mà quây quần và nói cười, vẽ chân dung bạn bè treo đầy tường, nhất là Bửu Chỉ. Phải kể đến người bạn mới quen sau 75 mà chúng tôi rất qúy mến: Thái Bá Vân, người viết phê bình nghệ thuật được các họa sĩ nể trọng. Vân mất trước Sơn hai năm, cũng vào tháng 4. Vân đã viết: "... Riêng tôi, mãi sau ...75, nhờ những chuyến dạy học ở Huế, 1987-1981, tôi mới được gần Trịnh Công Sơn, trên căn nhà nhỏ đường Nguyễn Trường Tộ, đầy kỷ niệm với bạn bè trong đó. Niềm an ủi ấy là của hàng triệu người đã khuất, dành cho chúng tôi, và mỗi lần nhớ lại, chúng tôi đều thầm rơi nước mắt." (TBV - Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật, Viện MTVN 1997).
Chính tại căn nhà này Sơn đã viết bài "Diễm Xưa", ghi một dấu mốc cho ca từ đầy chất huyền thoại của Sơn "... Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Có lần Sơn bắt gặp một nhánh hoa sầu đông tím cắm trước cửa sổ nhà. Mà còn ai, ngoài cô gái mỗi ngày vẫn đi học ngang qua đó. Tất nhiên là Sơn kể cho tôi ngay với nhiều xúc động. Và, Sơn đã bạo dạn một lần, nhờ tôi đi cùng, qua thăm D., nhà bên kia sông, qua cầu Phú Cam, rẽ mặt, đi một đoạn đường Phan Chu Trinh... Lúc này, tôi cũng đã thuê phòng trọ trong con hẻm đá gần nhà D. và nhà Túy Hồng (chị dạy Việt Văn trường trung học Hàm Nghi, đã viết truyện ngắn đăng ở Bách Khoa, gây chú ý nhiều độc giả). Tường về đó ở chung cùng tôi để đi dạy gần hơn. Tôi còn nhớ nét mặt nghiêm của ông cụ D., giáo sư Pháp văn trường Đồng Khánh. Ông cụ đã nhìn chúng tôi bằng đôi mắt nghi kị, nhất là Sơn, tóc dài, có râu lưa thưa dưới cằm. Nhưng đã liều thì phải chịu trận. Lúc D. đưa chúng tôi ra cổng, cổng sân là hai liếp cửa gỗ thấp. Còn nhớ rõ là lúc đó, em gái D. còn nhỏ lắm, chạy theo ra nhìn Sơn. Ai ngờ sau này Sơn đã da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của A., để rồi, thất vọng, để rồi ... hai mươi năm sau mới được: " ... Hai mươi năm em trả lại rồi. Trả nợ một đời xa vắng vòng tay...".
"Biển Nhớ", hay bóng dáng của Bích Kh. là một giai đoạn ngắn, vì hoàn cảnh và thời cuộc lúc đó. Sơn vào Quy Nhơn nấp duới bóng trường Sư Phạm. Hè 1962, tôi vào thăm Sơn vì Sơn ở lại, không về Huế. Đêm nào Sơn cũng rủ Bích Kh. cùng tôi ra biển ngồi đến khuya. Bích Kh. từ Nha Trang ra Quy Nhơn học, cùng lớp, hay săn sóc cho Sơn. Dạo ấy chỉ thấy lúc nào Sơn cũng mặc chiếc áo chemise kaki vàng. Kh. thường đem cà phê đến tặng Sơn. Chúng tôi đã ngồi uống cà phê với nhau dưới mái quán thấp ven biển lợp bằng lá kè. "Biển Nhớ" là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya khoắt ấy, mà Sơn đã kéo cao cổ áo, chợt rùng mình, rồi có một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát, có còn "trời cao níu bước Sơn Khê...". Thời Quy Nhơn này của Sơn phải kể đến "Trường Ca Tiếng Hát Dã Tràng", mà hè 1964, trong lễ ra trường, Sơn đã dàn dựng cùng bạn bè hát rất thành công. Sơn đã chép tặng tôi mấy trang bản trường ca nàỵ Tôi đem về, dán đầy các ô cửa kính. Tiếc là bây giờ thất lạc, không tìm lại được.
Nhắc đến Sơn-Khê, Sơn hay ghép tên bạn gái vào lời nhạc của mình một cách hồn nhiên như vậy. Như sau này, một cô gái bình thường, có sắc đẹp quyến rũ, ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, làng Báo Chí, Thủ Đức. Tôn Thất Văn là họa sĩ vẽ tranh lụa nổi tiếng, bạn thân của chúng tôi. Tuần nào chúng tôi cũng về nhà Văn uống rượu. Sơn đi chiếc xe PC màu vàng cam... "Cây sẽ cho Lộc và cây sẽ cho hoa". Lộc là cô láng giềng của Văn mà Sơn đã si tình.
Cũng như "Bống Bồng Ơi" sau này của Sơn. Bống là tên gọi ở nhà của Hồng Nhung:
"Ngày Bống mẹ bồng
Nhẹ quá tơ tằm
Lay nhẹ bống bồng bông
lay nhẹ đóa Hồng Nhung."
Và còn nữa, Quỳnh H. của "nụ cười khúc khích trên lưng", Chu Nguyệt Ng. mà chúng tôi đã sửa soạn đi ăn cưới, Michiko, cô gái Nhật rất thương Sơn, chơi bóng rổ giỏi, đã làm luận án về nhạc Sơn tại đại học Sorbonne, Paris ...
Đến hẹn lại lên ..gần ngày giỗ Trịnh , bao nhiêu là chương trình kỷ niệm ( co doanh thu ) ăn theo tên tuổi của Trịnh tràn ngập mặt báo . Duy chỉ có Hội ngộ quán là vẫn với tinh thần người yêu nhạc Trịnh có chỗ để nhớ ông .
Trả lờiXóaNăm nay , với cú sút tung 300 lá thư tình một thời của Dao Ái, chị lại băn khoăn với câu hỏi : có thật sự những khoảnh khắc riêng tư ấy cần phải giới thiệu với công chúng chỉ vì TCS là người của công chúng ?
dạ, thì đó chị....chắc chắn TCS cũng đang phải tự "ru ta ngậm ngùi"..."bên kia sông" thôi...Nhưng cũng k thể phủ nhận là...đọc những dòng tâm sự ấy cũng rất thích...và biết thêm ...một vài điều!:)
Trả lờiXóaĐừng quên là khi viết thư tình , con người có nhiều cảm xúc.Khô khan phút chốc cũng biến thành mưa ,Phương chi ông TCS là nhạc sĩ , nên ngôn từ trong thư cũng biến hóa như ca từ trong âm nhạc ,
Trả lờiXóaEntry nào ở blog này cũng dài thòng lòng nhìn hoa cả mắt.
Trả lờiXóaBài phỏng vấn Khánh Ly dc chị Ngọc Lan phỏng vấn năm ngoái nè :
http://www.nguyenngoclan.com/2010/03/khanh-ly_26.html
Tuy nhiên chắc là KL sẽ về nước và biểu diển vào tháng 5 đó
Whats up! I simply want to give an enormous thumbs up for the great info you may have right here on this post.
Trả lờiXóaI will likely be coming back to your blog for more soon.
Feel free to visit my web blog; download lagu seo in guk & a-pink¡¦s eunji ¡V all for you
Hi there! I simply want to give an enormous
Trả lờiXóathumbs up for the good data you have right here on this post.
I will be coming back to your weblog for more soon.
Feel free to visit my blog; seohyun dan kyuhyun maknae couple love story
Good day! I just wish to give a huge thumbs up for the great data
Trả lờiXóayou have got here on this post. I might be
coming back to your weblog for extra soon.
my homepage ... sff 8088
Hi there! I simply want to give an enormous thumbs up for the good data you may have here on this post.
Trả lờiXóaI will likely be coming again to your blog for more soon.
Visit my webpage - seo google adwords keyword tool