Trang

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Lan man cuối tuần...

(Saigon 7.00 AM)

LAN MAN CUỐI TUẦN, XEM-NGHE & ĐỌC...




Tặng những "người mình yêu , nhưng mà không gần được" và tặng cả những "người yêu mình, nhưng mà không ừ được"...ở Saigon!

Một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, nguyên bản từ quyển Tuổi Ngọc 1974...
"Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu
Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt
Làm chiên ngoan, cả đời, tôn vinh hạnh phúc
Cả đời tin sự thật, có, thiên đàng"



Photo: Tặng những "người mình yêu , nhưng mà không gần được" và tặng cả những "người yêu mình, nhưng mà không ừ được"...ở Saigon!
Một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, nguyên bản từ quyển Tuổi Ngọc 1974...
"Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu
Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt
Làm chiên ngoan, cả đời, tôn vinh hạnh phúc
Cả đời tin sự thật, có, thiên đàng"




Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Đồng bằng miền nam trở trời trái gió
Anh chợt nghe hồn thánh thót tiếng chuông
Vừa đủ hồi sinh miền giáo đường buồn





Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Anh mặc áo len quấn khăn quàng cổ
Bồng ẵm tim mình đi lễ tình yêu
Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu
Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt
Làm chiên ngoan, cả đời, tôn vinh hạnh phúc
Cả đời tin sự thật có, thiên đàng





Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian

Bóng tôi ngã hướng thâm cùng đời sống khó





Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Phúc âm mừng ngân vọng được bao lâu ?
Tôi cả tin, nên rất dễ nghi ngờ
Tôi vụng tính, nên vẫn thường do dự
Tình chảy xiết qua đời như, thác lũ
Tội thân tôi bầm dập, mủn, như bùn





Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian

Có soi thấu tận cùng miền u uẩn ?
Đôi mắt nào sáng như trời quang đãng
Hay ân cần chuyên chở lụy phiền tôi





Chẳng bao giờ thần thánh chịu hở môi

Tôi cũng thế nên sầu say lúy túy
Tôi cũng thế nên hờn cao ngất núi
Chờ em qua, rồi, để qua luôn ...





Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian

Hãy phán đoán tâm hồn tôi, thánh thiện
Đôi mắt nào tuyệt vời linh hiển
Hãy tò mò thêm chút nữa, tình tôi !





Chẳng bao giờ thần thánh chịu lià ngôi

Tôi cũng thế nên tượng hình rêu phủ
Tôi cũng thế nên xương tàn cốt rũ
Nơi miếu đền hoang rợn cánh dơi bay
(Hãy một lần định bụng đến thăm tôi
Thần thánh cô đơn rất sã(n sàng đãi ngộ !)





Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Anh lặng mình thấm thía tiếng chuông
Làm cây thông già đứng lặng hưởng mù sương
Còn bao nhiêu đèn và bao nhiêu nến
Hãy một lần mang ra thắp hết
Hãy một lần khôi phục lại, niềm vui





Đôi mắt nào của Chúa ở lòng tôi

Nhỏ ơi, ơi nhỏ, và nhỏ ơi ...
.....







& quick review 

"Đức Tuấn hát nhạc TCP" -"Lời tôi ru như mơ" - vừa lãng mạn vừa kịch tính...
CD Hiền Thục "Free 3:15PM" vẫn là những bản nhạc dễ nghe dễ nhớ, lần này Cantopop hơi nhiều, tưởng là cũng dễ quên, nhưng không..
Book: how about 1954-1975?



Ấn tượng đến từ bài hát (tưởng chừng) cũ nhất trong album mới của Đức Tuấn hát nhạc Từ Công Phụng, với điệu kèn (ai buốt trong tôi - TCS) mở đầu và kết thúc bài hát, phần hoà âm (của NS Lý Huỳnh Long) đã làm cho ca khúc này được nghe với 1 

góc nhìn khác, một lời chào với sự cô đơn, với cái chết, với cái nothing-ness ..1 lời từ tạ khi "mưa soi dấu chân em qua cầu" (Nại Hà???)
Nói chung là 1 album hay và thú vị!



....




Hoa phượng rơi trong gió theo cánh bướm Nhớ tình cảnh bồng lai (Nam mô A Di Đà Phật) Tiếng gõ chuông chùa vang xa Nam thiên (hương Việt Nam) Hoa sen trong hồ nước nở Những cô áo dài tung bay trong gió Hòa với màu hoa phượng đỏ Em nhẹ nhàng 

trong tà áo xinh xinh như thiên thần Tiếng cười tiếng cười rộn vang xa Tiếng cười tiếng cười rộn vang xa Gió cuốn cánh diều, lòng quê hương trong khi lang thang nhớ....
Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta đi tát nước chung Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta đi tát nước chung Cửa thiền hiện ra (...) khiến cho lòng này thêm xao xuyến Tiếng cười tiếng cười cứ rộn vang rộn vang xa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa...




"Bạn đang tần ngần trong tiệm sách? Xin bắt chước người xưa trao một lời khuyên mạo muội: nếu chỉ còn đủ tiền mua 1 quyển sách, bạn




 nên mua quyển sách này"-Bùi Văn Nam Sơn




Cuốn sách có một cấu trúc làm ta nhìn ra Cao Huy Thuần: bốn thứ chuyện trên đời mà anh không chạy đâu thoát, đó là: Tình yêu, Văn hoá, Giáo dục và Phật giáo.


Sợi tóc, một chuyện tình hấp dẫn như một chuyện phim trinh thám, hai người đàn ông, một người đàn bà, một ông sư, một tiếng súng nổ, hai cái chết, mấy sợi tóc... Nhà sư vì muốn cứu một người đàn bà đẹp mà phải nói dối và dằn vặt mãi về sự nói dối đó. Dằn vặt là phải vì xưa nay “nói dối cũng có ba bảy đường” nhưng với nhà sư thì khác. Thế nhưng, “sợi tóc vương chân người” rồi! Ánh mắt nhà sư hôm đó làm sao giấu được, cho nên nhà sư “xuống núi” là phải thôi. “Nói dối với người ngoài, ta trở thành kẻ đáng khinh trước mắt của họ. Nói dối với chính ta lại còn tệ hại hơn vì ta trở thành đáng khinh trước mắt của chính ta...” (tr 34).

Yêu nhau là thứ tình đam mê, đắm đuối: “như chim liền cánh như cây liền cành”, làm nhớ Trịnh Công Sơn: “đường phượng bay mù không lối vào/ hàng cây lá xanh gần với nhau... ! Chuyện nhắc Đường Minh Hoàng, nhắc Guy de Maupassant: “Tình yêu không có cái chết. Dù thân xác có chết, tình yêu vẫn sống...” (tr 44).

Lá sầu riêng và hoa nghĩa địa... ta lại được đọc một chuyện... tình, làm nhớ Tình già của Phan Khôi: “hai mái đầu đều bạc/ nếu chẳng quen lưng đố nhìn ra được...”

Hai người biết mà chưa quen nhau, mến nhau vì tài, kẻ văn chương người kịch nghệ. Vậy mà họ nhìn ra nhau, giữa Paris tháng 6: trời không mưa tôi cũng lạy trời mưa (Nguyên Sa). Mưa để che dù chạy lúp xúp. Mưa để chui vào một quán nước. Mưa để ngồi nói chuyện ngàn năm… “Anh nhà giáo đang ngồi làm việc thì chuông điện thoại reo. Ủa, giọng ai như giọng KC. – Gọi từ Sài Gòn hả? – Không, từ Paris. – Qua hồi nào vậy? Hiện hồn như ma! – Mới qua được hai bữa. – Ờ, thì phải đến thăm chị chớ! Chị đang ở đâu? – Ở trong nghĩa địa. – Ở trong nghĩa địa? Trên đất hay dưới đất? – Còn ở trên. Đang kiếm mộ để thăm…” Ai bảo họ đã qua cái tuổi cổ lai hy? KC đi thăm một ngôi mộ trong nghĩa địa. Ngôi mộ lạ lùng, không chôn người chết mà chôn một nhân vật tiểu thuyết của Alexandre Dumas con, Marguerite Gautier trong vở kịch La Dame aux camélias mà cô đã chuyển thành Trà Hoa Nữ vang tiếng một thời. Cao Huy Thuần viết: “Qua đây, làm sao mà không đến thăm Trà Hoa Nữ! KC mà! Tình yêu mà!”

Với tôi, KC vào nghĩa địa thăm Trà Hoa Nữ còn có một lý do khác: gặp Đa Bảo Như Lai của mình.

Về Phật học, Cao Huy Thuần chỉ nói đến Phổ Hiền, vị bồ tát cưỡi voi sáu ngà và cầm búp hoa sen. Lục độ. Vạn hạnh. Đến chùa lạy Phổ Hiền cũng là lạy chính mình. Người thầy giáo, người cầm bút cũng chính là người đang làm chuyện của Phổ Hiền đó thôi.
  • Về giáo dục, Cao Huy Thuần chủ trương phải đưa cái học vào cái hành, đưa cái biết vào cái làm, cái knowledge thành cái know-how. Kiến thức thì cần, nhưng “kiến thức suông là một kiến thức cô đơn, chuyên biệt, chôn chân trong một lĩnh vực cố định... gặp hoàn cảnh thay đổi, gặp bất ngờ thì chệnh choạng, mất phương hướng... (Đi một ngày đàng, tr 257). Cao Huy Thuần dẫn Dewey: “... và điều quan trọng nhất, là sự việc con người hấp thụ được thói quen học. Nó học được chuyện học!”. Đúng quá chớ gì nữa. Với phương tiện truyền thông hôm nay, học kiến thức suông có mà tẩu hoả nhập ma! Cái quan trọng của học là biết cách học. Cho nên dạy là dạy cách học. “Thế nhưng, để có thể tự dạy, tự học, ta phải được mở mang hiểu biết từ nhà trường” (tr 268). Nhà trường đã được đặt đúng vị trí quan trọng của nó. Ta nhớ vì sao bà mẹ Mạnh Tử đã phải ba lần dời nhà!
Cái nhìn ở cuối sách, qua lời kể của một ông giáo già, ta nghe thêm một chuyện tình... (lại tình): “có những chuyện vặt cứ nằm hoài trong lòng, nhúc nhích, cựa quậy, gặm nhắm, soi mói... “(Cái nhìn, tr 294). Với những “chuyện vặt” đó, ta được học về sự hổ thẹn. Ta gặp Freud hồi nhỏ “đái dầm” mà đào sâu xuống tiềm thức, gặp Sartre “nói dóc” khi còn bé mà thấy mình qua cái nhìn của người khác, gặp Camus “nói dối” khi còn thơ mà thấy nhân loại qua cái nhìn về mình... Tôi hiểu Cao Huy Thuần còn muốn nói thêm: hãy quay về nương tựa chính mình, bởi nương tựa chính mình thì sẽ thấy “cả và thiên hạ”!...

Nhưng, “Con người cần cái khác hơn là triết lý” (tr 320) để có thể hạnh phúc. Nếu không, người ta không thể tự giải thoát. Cái khác đó là Wisdom, Sagesse, minh triết gì cũng được nhưng đó là thứ triết lý sống, để sống. Thông điệp ở cuối câu chuyện.

Với tôi, Chuyện trò là một cuốn Quốc văn giáo khoa thư của thời đại, và cả Luân lý giáo khoa thư nữa. Cho nên khi đọc thấy quen quen, thấy ấm lòng. Mỗi câu chuyện là một bài học, nhiều bài học, đa tầng đa nghĩa. Trong Chuyện trò, Cao Huy Thuần có một bài về Sơn Nam, với truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư của ông. Cái truyện ngắn đó, nói thiệt, mỗi lần đọc tôi đều thấy rưng rưng. Tôi tin Cao Huy Thuần cũng có cảm xúc giống vậy. Bỗng dưng tôi thấy mình cũng có “tình nghĩa” gì đó với anh, nên viết mấy dòng này để cảm ơn anh.

ĐỖ HỒNG NGỌC



TOP 5 ALBUMS OF THIS MONTH








    MY MOST ANTICIPATED BOOK OF THIS YEAR!
:)






“Tiếc thay chút nghĩa cũ càng 
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”
(Kiều – Nguyễn Du)

Nỗi xao xuyến khiến cho người thì muốn diện vào một bộ đồ thật đẹp, bắt xe ôm chạy ra tìm lại cái chỗ ngồi quen bên cửa sổ năm xưa nhâm nhi một ly càphê đá, sống lại những hoài niệm.
Nhưng nỗi xao xuyến đó khiến lắm kẻ hoài nghi chủ nghĩa lặng lẽ, thận trọng, không thể vồ vập trước tin vui, vì hẳn, y biết rằng, mọi cái đẹp, mọi cuộc gặp gỡ lung linh nhất không nằm trong thực tại bãi bể hoá nương dâu, mà thường được cất giấu nơi tâm tưởng.



http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/171982/Givral-su%CC%A3-tro%CC%89-la%CC%A3i-%E2%80%9Cda%CC%83u-li%CC%80a-ngo%CC%81-y%CC%81%E2%80%9D.html


2 nhận xét:

  1. Chúc mừng nhà mới của Huy. Vào trang này mình như thấy được không khí văn nghệ của Sài Gòn trước 1975. Trước đây mình cố tưởng tượng và bây giờ đã thấy. Cám ơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn, giữ gìn và rebuild lại "không khí" đó (trong 1 chừng mực nào đó) cũng là mục đích của blog này:)

    huyvespa

    Trả lờiXóa