Trang

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

MYTHOlogy MYTHO (part 2) - "về đây nghe tiếng hú hồn mê oan..."


“Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan. 
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan. 

Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn 

Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn. 

Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh. 
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh. 
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh. 
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn 
Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh. 
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh. 
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về 
Đang khóc than trên đường não nề...”

(Come Back To Sorrento - Trở Về Mái Nhà Xưa (Phạm Duy) 

1 trong những căn nhà xưa đẹp nhất trên khắp Việt Nam mình từng biết, nằm hẻo lánh ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang…

Trải qua những “cuộc bể dâu”, nền nhà, hoa văn tường gạch, phù điêu, rường cột...vẫn còn khá vững chắc, màu sắc vẫn còn khá tươi mới… (theo suy đoán, có thể xây vào cùng thời điểm như căn nhà cổ Ba Đức ở Cái Bè – cũng ở Mỹ Tho - xây năm 1938), mới thấy chủ nhân ngày xưa đầu tư và chăm chút cho dinh thự này cỡ nào, có lẽ gạch nền phải nhập từ Pháp / Ý về?!?

(sau khi xem kỹ hình thì thấy có ghi con số năm là 1929)

Nghe nói chủ nhân của nhà là 1 luật sư – anh cột chèo của ông Ngô Đình Nhu – tên là Nguyễn Hữu Châu, lại có thông tin khác là nhà của ông huyện tên là Chiếu ?!?
Nhà đang thuộc sở hữu của nhà nước, đang cho 1 nhóm người thuê để …trồng dưa (ngoài sân) & nuôi bò (trong nhà) có thể “hoá giá”, ai có tiền đầu tư biến nhà này thành hotel hay Bảo Tàng Miền Tây đi !?!

Image may contain: outdoor

Image may contain: cloud and outdoor

Image may contain: indoor

Image may contain: indoor


Image may contain: indoor

Image may contain: plant

Image may contain: indoor


Image may contain: indoor


Image may contain: plant and outdoor

Image may contain: sky and outdoor


Image may contain: outdoor

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


Image may contain: sky, cloud, plant and outdoor

Image may contain: indoor

Image may contain: indoor

Image may contain: sky and outdoor

Image may contain: outdoor

Image may contain: outdoor

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.


Image may contain: indoor


Image may contain: outdoor

Image may contain: indoor

No automatic alt text available.


Image may contain: indoor


Image may contain: outdoor


Image may contain: plant and outdoor


Image may contain: outdoor



Image may contain: indoor



Image may contain: indoor



Image may contain: sky, cloud and outdoor

Image may contain: plant and outdoor


Liên quan đến một trong những hoạt tiết trang trí cột trong các dinh thự cổ như dinh thư trên, xin chia sẻ một bài viết ngắn nhưng mang nhiều tâm tư của một người miền Nam xứ Việt với vận mệnh của không riêng gì kiến trúc/ di sản Việt Nam  - cô Trần Thị Vĩnh Tường


NÀNG ACANTHA LÀ Ô RÔ


Theo thần thoai Hy Lạp, thần Apollo yêu mến nữ thần Acantha. Dù thần Apollo là thần mặt trời và ánh sáng, âm nhạc và thơ ca, dịch hạch và chữa bách bệnh ...nhưng Apollo bị nàng Acanthe từ chối còn cào lên mặt xém nữa thì mù. Một vị thần đời nào chịu sự lăng mạ dường ấy nên Apollo dơ ngón tay thổi phù biến nàng ra loại cây tên Acanthus/có gai. Các thi sĩ gầm trời dưới đất tin chuyện nầy nên ưa nhắc tới nhắc lui cho những tâm hồn trẻ mãi hổng chịu già.

Ở Châu Á, Acantha mọc ở cửa sông Châu ở TQuốc, Nam Đài Loan, Phi, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Brunei, Malaysia, Singapore, Indonesia, Sri Lanca, Ấn Độ.

Ở Việt Nam, cùng họ Acanthaceae có Hygrophila difformis tiếng Việt là Cúc Thủy, trong ca dao trổ mòi dê... dễ thương:
"Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa
Gái em đi đâu thì ghé lại nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm anh."

VN còn có Acanthus ilicifolius, Ô Rô Nước hay Ô Rô Bông Tím, mọc vùng ngập mặn, đầm lầy và bờ biển, ưa mọc dưới cây Tràm cây Đước. Không rõ chừng chục năm nay kể từ khi biển miền Nam sạt lở, loài Trầm Đước giảm thì Ô Rô mọc ở đâu?

Ở Thái có trà Ô Rô, từ Địa Trung Hải đến Cam Ranh Acantha từ trên cột cao chiếu tia diễm lệ xuống nhân gian. Ở VN văn hóa đô thị dường như không chấp nhập chút hoang dã nào nên còn mất hổng ai hay, cho đến khi kỷ niệm của Cúc Thủy Ô Rô Tràm Đước mất đi chắc cùng lúc 1/3 miền Nam chìm dưới mặt nước biển năm 2030.

Từ giờ tới đó hễ qua còn nhớ thì qua còn nhắc nha, Ô Rô Cúc Thủy đừng buồn.

./.


page visitor counter
who is online counter blog counter

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét