Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Dalat - Saigon - Châu Đốc - Hoàng Su Phì... "đi cho hết 1 đêm hoang vu trên mặt đất"

No automatic alt text available.



“Người về đây giữa non sông này

Hội trùng dương hát câu sum vầy...
Về cho thấy Xuân nồng áo em
Cho tình xưa thôi cách xa
Về chung mái nhà lá...”



No automatic alt text available.

Image may contain: cloud and outdoor


“Mười lăm tỷ năm qua

Từ vạn triệu thiên hà
Bây giờ ta mới tới 
Gặp lại em hôm qua”
(Phạm Công Thiện)



Image may contain: 1 person, outdoor


Dalat như một nhà băng ký ức, nơi đó cùng 1 cơn deja-vu có thể xảy đến cho cùng lúc nhiều hơn 1 người, bởi năng lượng của những quên & nhớ đã không hề mất đi mà ngày càng nồng sực lên khi được tan vào dày đặc sương khói “ở một nơi ai cũng quen nhau”, những ảo ảnh va chạm vào nhau rơi xuống thành một hố sâu / mặt hồ... nơi vĩnh viễn những thân phận tình nguyện bị mắc kẹt trong một cuộc chơi của số phận .
Dalat đẹp, đôi khi, vì có những cơn-mộng-điên chập chờn mãi không thôi! 

cái chết ba cánh tay
(Lê Thị Huệ , 8/2010)
với hương hồn Minh
gửi Giang, Cung Tơ Chiều
và Đà Lạt chết

Giang gửi cho tôi một nùi chết và chút sống 
Đàlạt nơi Minh chia lìa đời 
nơi tiếng hát Giang run lên Cung Tơ Chiều
bao buổi chiều tôi và Minh đi qua hàng thông
giọng hát Giang ve vuốt những bãi màu nghĩa địa 
sương xõa trên Đồi Cù Giang khóc và đã đi qua
thời chúng ta xanh ớn lũ chiến tranh bố ráp
sao tay Giang không vứt hết chùm thư 
xuống Suối Vàng nơi tôi cởi hết thời con gái tắm co cau núm vú
nơi một lần Minh đã nhảy xuống tìm bóng tôi hôn sâu tuổi trẻ
để Minh khỏi ôm mặt đứng ngó tôi và Giang bên này đời 
xanh đời tôi xanh đời Giang và Minh cười xanh khu Mả Thánh
bây giờ chúng ta thành những già chát hát tình ca cũ kỹ
nhớ người đàn ông trần truồng nhảy lầu đốt nến hát dạ khúc chiều
y chết ngòai balcon trên cánh tay Giang
ôm tôi khóc cơn trầm cảm sau chiến tranh
ôm tình Giang trong cơn điên rồ tuổi trẻ
sao tôi thù oán chiến tranh
sao tôi thù oán tuổi trẻ
sao tôi thù oán nhớ nhung 
Giang gửi lại tôi làm gì nùi thời gian 
dú đọet khuôn mặt tình yêu Đàlạt chết
vết sẹo tàn cuộc chiến đổ xuống cuộc đời ba bóng tối
đen ngòm những đứa bé què quê hương như tôi như Minh như Giang
bây giờ Đàlạt Giang đục khàn chết theo cơn khát hát
tiếng hát là quê hương Giang
tiếng hát là đêm sâu Giang
tiếng hát là cơn điên khùng của Giang
người đàn bà quét rác tình ra cơi thời gian
bó trong quan tài chiếc bì thư vàng to và rộng
ba cánh tay, Giang buộc vào cõi vĩnh cửu sa mù 
Giang gửi tương tư cái chết sau ba mươi năm tôi quên cái chết
Giang gửi cho tôi chiếc áo quan tháng tám
tôi ngửi thấy mùi lá thông chết điếu thuốc trên tay Giang
Phan Minh trên tay tôi dúm tro tàn trút càn khôn tuổi trẻ 
đóa loa kèn trắng sau lưng trổ một bông chiều chủ nhật
tóc Minh cháy khét nơi vùng ngực tôi chỗ đọng lại sau chiến tranh 1975

Image may contain: sky

Image may contain: sky, night and outdoor

"...giọng hát Tuấn Anh buồn - tình yêu như bóng mây..."
Đó không phải đề từ cho một bài tản văn giới thiệu giọng hát, đó là lyric trong một bài hát của tác giả Song Ngọc - Đà Lạt Tình Yêu http://chiasenhac.vn/…/da-lat-tinh-yeu~tuan-anh~ts3zzs6dq11… Tuấn Anh trình bày rất thành công (nằm ở một trong số ít những CD tác giả Song Ngọc) Ít khi tên một ca sĩ và cả tên của một bài hát…được đưa vào lời bài hát.
Nhân hôm nay bộ film Bohemian Rhapsody ra mắt (với tài năng xuất chúng của diễn viên Rami Malek– nổi tiếng với series Mr. Robot và cả một bộ film gần đây là Người Tù Khổ Sai Papillon ), chợt nhớ & nghe lại…Tuấn Anh, vì có đọc đâu đó, phong cách ăn mặc của Tuấn Anh ảnh hưởng từ giọng ca chính của “Nữ Hoàng” - nhưng toàn là nam - này. So sánh khập khiễng chút thì có thể thấy giọng hát Freddie Mercury nổi tiếng bởi sự biến chuyển “lúc thánh thót du dương như một thiên thần, lúc gầm vang cuồng nộ”…thì sắc thái vang & trầm trong giọng của Tuấn Anh cũng thế, vì thế khi Tuấn Anh hát một vài ca khúc diễn tả sự nghẹn ngào, ray rứt và tan ra thành ngàn giọt nước mắt…thì Tuấn Anh nhập hồn & ... truyền hồn rất ám ảnh ...
Top 5 bài của Tuấn Anh tôi thấy hay nhất có thể kể đến:
Rồi em cũng bỏ tôi đi + Tan Vỡ (Đỗ Lễ)/ Đà Lạt Tình Yêu (Song Ngọc) / Nắng úa tình tôi (Ngọc Loan)/ 20 năm tình cũ (Trần Quảng Nam)

Image may contain: mountain, sky, outdoor and nature
Image may contain: sky, tree, cloud, plant, outdoor and nature

Image may contain: mountain, sky, cloud, outdoor and nature

Image may contain: mountain, sky, cloud, outdoor and nature

Image may contain: mountain, sky, grass, outdoor and nature
Image may contain: mountain, sky, grass, outdoor and nature

Image may contain: 1 person
Image may contain: 2 people, people sitting

Image may contain: outdoor


Image may contain: people sitting and indoor

Image may contain: people sitting and indoor

Image may contain: people sitting, table and indoor

Image may contain: one or more people and indoor

Một không gian cafe đẹp trong một toà nhà "di sản" của thành phố.
Nơi đây từng là hội sở của nhà in Imprimerie de L’Union (còn thấy dòng chữ này cũng như tên của chủ nhân nhà in trứ danh này - ông Nguyễn Văn Của - ở mặt tiền toà buyn-đinh nhiều gian này) nổi tiếng nhất thời Pháp Thuộc, đã cho ra những tờ nhật báo nổi tiếng thời bấy giờ như L'Écho annamite (Tiếng Vọng An Nam) và cũng là nơi sản xuất ra tờ Lục Tỉnh Tân Văn – một trong những tờ báo sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.

"Miền Nam những buổi trưa nắng vàng lực lưỡng, những đêm sao óng ánh đầy trời, những ngày mưa nhạc mùa thánh thót, những chiều gió thổi cho bà ba bay, những sớm sương đọng cho trái chĩu cành, miền Nam thật mới vì chưa thấy hết… (Mai Thảo: 15 năm – Khởi Hành 1969)
"...Trong lúc sưu tập các tạp chí văn học miền Nam, tôi nhận ra một điều đặc biệt. Đó là việc nhà văn Mai Thảo viết nhiều về 15 năm từ tản mạn, tùy bút, đến nhận định văn học.
Trước hết là bài nhận định “Vài nét điển hình của văn chương tùy hứng” đăng trên nguyệt san Vấn Đề số 11 tháng 5-68 về văn học miền Nam sau 15 năm. Bài thứ hai là bài tùy bút “Mười lăm năm” đăng trên tuần báo Khởi Hành số 8 năm 1969 "
("phát hiện" của nhà văn Trần Hoài Thư - đăng trên blog của ông - bản scan Vấn Đề của Trần Hoài Thư / hình chụp 2 bài tuỳ bút "15 năm Khởi Hành" của huyvespa)

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: outdoor

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


Image may contain: outdoor


No automatic alt text available.



No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: food


Image may contain: outdoor

Image may contain: outdoor

Image may contain: outdoor
Image may contain: outdoor
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Có những thứ (ta tưởng chừng) bình thường nhưng lại biệt tăm và khi bắt gặp (lại), nó trở thành một điều gì đó rất đặc biệt, con nước lên của miền Tây đã trở thành điều trông ngóng đằng đẵng 5 năm trời, và từ thượng nguồn Hy Mã Lạp Sơn hiu hắt, Mekong sau những cuộc phiêu bạt xa ngái năm nào, mùa năm nay đã lại cuộn trào và mang về phù sa để câu chuyện một loài cá phò trợ cho Nguyễn Ánh trên sông Vàm Nao thưở ấy không còn chỉ là những giai thoại trong truyền thuyết ( Nguyễn Ánh từ Vàm Nao định ra biển, nhưng vì thấy cá này nhảy vào thuyền nên sinh nghi không đi, sau rõ mới phát hiện nếu đi thì đã rơi vào binh phục của Tây Sơn tại Thủ Chiến Sai (An Giang), vì vậy người đặt tên cá này là “cá linh” để tri ân - nói về “Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà” này thì càng có nhiều câu chuyện, điển hình như câu chuyện “ông Năm Chèo”- “ông” cá sấu năm chân - hoà lẫn huyền sử & lịch sử http://tintucmientay.com.vn/truyen-thuyet-ong-nam-cheo-o-mi…), theo phù sa, có hàng hàng lớp lớp những câu chuyện trộn lẫn trong mênh mông sông nước, cá linh theo về và điên điển lại một lần nữa dấy lên màu si mê, tôi trở về miền Tây để bắt gặp thêm một vài điều “đẹp nhất Việt Nam”...như những bảng hiệu hồn hậu đầy tình Việt, hồn Việt và cái-đẹp-Việt!

blog counter
java hosting vpn norway

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

MYTHOlogy MYTHO (part 2) - "về đây nghe tiếng hú hồn mê oan..."


“Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan. 
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan. 

Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn 

Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn. 

Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh. 
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh. 
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh. 
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn 
Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh. 
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh. 
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về 
Đang khóc than trên đường não nề...”

(Come Back To Sorrento - Trở Về Mái Nhà Xưa (Phạm Duy) 

1 trong những căn nhà xưa đẹp nhất trên khắp Việt Nam mình từng biết, nằm hẻo lánh ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang…

Trải qua những “cuộc bể dâu”, nền nhà, hoa văn tường gạch, phù điêu, rường cột...vẫn còn khá vững chắc, màu sắc vẫn còn khá tươi mới… (theo suy đoán, có thể xây vào cùng thời điểm như căn nhà cổ Ba Đức ở Cái Bè – cũng ở Mỹ Tho - xây năm 1938), mới thấy chủ nhân ngày xưa đầu tư và chăm chút cho dinh thự này cỡ nào, có lẽ gạch nền phải nhập từ Pháp / Ý về?!?

(sau khi xem kỹ hình thì thấy có ghi con số năm là 1929)

Nghe nói chủ nhân của nhà là 1 luật sư – anh cột chèo của ông Ngô Đình Nhu – tên là Nguyễn Hữu Châu, lại có thông tin khác là nhà của ông huyện tên là Chiếu ?!?
Nhà đang thuộc sở hữu của nhà nước, đang cho 1 nhóm người thuê để …trồng dưa (ngoài sân) & nuôi bò (trong nhà) có thể “hoá giá”, ai có tiền đầu tư biến nhà này thành hotel hay Bảo Tàng Miền Tây đi !?!

Image may contain: outdoor

Image may contain: cloud and outdoor

Image may contain: indoor

Image may contain: indoor


Image may contain: indoor

Image may contain: plant

Image may contain: indoor


Image may contain: indoor


Image may contain: plant and outdoor

Image may contain: sky and outdoor


Image may contain: outdoor

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


Image may contain: sky, cloud, plant and outdoor

Image may contain: indoor

Image may contain: indoor

Image may contain: sky and outdoor

Image may contain: outdoor

Image may contain: outdoor

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.


Image may contain: indoor


Image may contain: outdoor

Image may contain: indoor

No automatic alt text available.


Image may contain: indoor


Image may contain: outdoor


Image may contain: plant and outdoor


Image may contain: outdoor



Image may contain: indoor



Image may contain: indoor



Image may contain: sky, cloud and outdoor

Image may contain: plant and outdoor


Liên quan đến một trong những hoạt tiết trang trí cột trong các dinh thự cổ như dinh thư trên, xin chia sẻ một bài viết ngắn nhưng mang nhiều tâm tư của một người miền Nam xứ Việt với vận mệnh của không riêng gì kiến trúc/ di sản Việt Nam  - cô Trần Thị Vĩnh Tường


NÀNG ACANTHA LÀ Ô RÔ


Theo thần thoai Hy Lạp, thần Apollo yêu mến nữ thần Acantha. Dù thần Apollo là thần mặt trời và ánh sáng, âm nhạc và thơ ca, dịch hạch và chữa bách bệnh ...nhưng Apollo bị nàng Acanthe từ chối còn cào lên mặt xém nữa thì mù. Một vị thần đời nào chịu sự lăng mạ dường ấy nên Apollo dơ ngón tay thổi phù biến nàng ra loại cây tên Acanthus/có gai. Các thi sĩ gầm trời dưới đất tin chuyện nầy nên ưa nhắc tới nhắc lui cho những tâm hồn trẻ mãi hổng chịu già.

Ở Châu Á, Acantha mọc ở cửa sông Châu ở TQuốc, Nam Đài Loan, Phi, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Brunei, Malaysia, Singapore, Indonesia, Sri Lanca, Ấn Độ.

Ở Việt Nam, cùng họ Acanthaceae có Hygrophila difformis tiếng Việt là Cúc Thủy, trong ca dao trổ mòi dê... dễ thương:
"Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa
Gái em đi đâu thì ghé lại nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm anh."

VN còn có Acanthus ilicifolius, Ô Rô Nước hay Ô Rô Bông Tím, mọc vùng ngập mặn, đầm lầy và bờ biển, ưa mọc dưới cây Tràm cây Đước. Không rõ chừng chục năm nay kể từ khi biển miền Nam sạt lở, loài Trầm Đước giảm thì Ô Rô mọc ở đâu?

Ở Thái có trà Ô Rô, từ Địa Trung Hải đến Cam Ranh Acantha từ trên cột cao chiếu tia diễm lệ xuống nhân gian. Ở VN văn hóa đô thị dường như không chấp nhập chút hoang dã nào nên còn mất hổng ai hay, cho đến khi kỷ niệm của Cúc Thủy Ô Rô Tràm Đước mất đi chắc cùng lúc 1/3 miền Nam chìm dưới mặt nước biển năm 2030.

Từ giờ tới đó hễ qua còn nhớ thì qua còn nhắc nha, Ô Rô Cúc Thủy đừng buồn.

./.


page visitor counter
who is online counter blog counter