Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2008

Du ca 1968-Xin chọn nơi đây làm quê hương!

Phong trào du ca Việt Nam được thành lập năm 1966 tại Saigon cùng một lúc với phong trào làm công tác xã hội của thanh niên , sinh viên và học sinh; hai sáng lập viên của phong trào là các anh Nguyễn Quyết Thắng và Ðinh Gia Lập. Phong trào được bộ Quốc Gia giáo dục và thanh niên Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng giêng năm 1969.

Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn nghệ phục vụ cộng đồng. Văn nghệ cộng đồng là hình thức văn nghệ trong đó cả người nghe lẫn người hát đều cộng tác với nhau, mục đích tác động tinh thần và cảm hóa ngươì nghe hơn là ru ngủ, để tất cả cùng ý thức và phục vụ cho cộng đồng, xứ sở . Người hát du ca trao đổi những khả năng chuyên môn qua sinh hoạt tập thể. Du ca viên gây tinh thần cộng đồng trong phạm vi khả năng của mình. Người du ca noí với mọi người bằng những lời tai nghe mắt thấy qua âm thanh tiếng nhạc, hoạt cảnh , hay vũ khúc, vv.. Những lọai nhạc du ca gồm có: thanh niên ca, thiếu niên ca, sinh hoạt ca, dân ca, sử ca, nhận thức ca, và những bài ca tình người. Phong trào du ca do anh Hoàng Ngọc Tuệ làm chủ tịch đến năm 1967 thì anh Ðỗ Ngọc Yến lên thay thế. Các huynh trưởng hướng dẫn cũng như cố vấn như Nguyễn Ðức Quang, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Lê Ðình Ðiểu, Ngô Mạnh Thu, Hà Tường Cát, Trần Văn Ngô, Trần Ðại Lộc, Nguyễn Thanh, Nguyễn Khả Lộc, Phan Huy Ðạt, Tống Hoằng và Phương Oanh. Phong trào cũng quy tụ khá nhiều nhạc sĩ tên tuổi cũng như huấn luyện viên và các cây viết trẻ gồm có: Nguyễn Ðức Quang, Ngô Mạnh Thu, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Nguyễn Thanh, Anh Việt Thu, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, và Nguyễn Quyết Thắng. Những tuyển tập nhạc du ca đã phát hành như: tuyển tập du ca 1, du ca 2, du ca 3, "Những Bài Ca Khai Phá", "Ta Ði Trên Dòng Lịch Sử" , "Những Ðiều Trông Thấy", "Sinh Hoạt Ca", "Những Khuôn Mặt Du Ca", "Hát Cho Những Người Sống Sót".

Phong trào du ca Việt Nam trước 1975 có tác dụng mạnh đối với các giới trẻ qua các toán ca diễn đó đây, trong học đường, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, hướng đạo, hay thanh sinh công (thanh niên, sinh viên, công nhân). Những ca khúc sinh hoạt của du ca là thức ăn nuôi dưỡng các đoàn thể để sinh hoạt. Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ, và cũng bởi niềm tỉnh thức đó, đâu đâu ta cũng nghe nh"ng bài hát quen thuộc. Thí dụ như bài "Việt Nam , Việt Nam " (Phạm Duy), "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ " (Nguyễn Ðức Quang), "Hát Từ Tim, Hát Bằng Hơi Thở" (Nguyễn Quyết Thắng), "Anh Sẽ Về" (Nguyễn Hữu Nghĩa, thơ Kinh Kha), "Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương" (Nguyễn Ðức Quang), vv....

Image
Image

Phạm Duy cũng có đóng góp trong phong trào du ca với một số bài bản như "Sức Mấy Mà Buồn", "Thôi Bỏ Ði Tám". Tất cả những ca khúc trong phong trào du ca đều có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Dù khó khăn, dù gian nan, dù sao đi n"a, người dân Việt Nam nên chấp nhận Việt Nam là quê hương ngàn đời. Niềm hy vọng nhỏ nhoi chỉ lóe lên và chưa được bừng sáng thì 30tháng 4, 1975 đã đưa hàng trăm nghìn người ra đi trên đường di tản...


Click to image to download :









Nụ Cười Sen Ngát





Dưới Anh Mặt Trời





Hát Giữa Vầng Trăng





Những Ngày Xưa...





Em Yêu





Đôi Bờ Thương Nhớ





Banmê và Cung Mi



Gọi Nắng



Những Tối Hoa Xưa



Đường Việt Nam




Mùa Xuân Em Về



Ng Quyết Thắng



VN Mãi Yêu Người



Anh Em Tôi




TìnhK Ng H Nghĩa



Tuổi Trẻ Chúng Tôi



Gởi Em Trùng Dương





Về Nơi Chốn Ðã...








Hát Từ Tim
Hát Bằng Hơi Thở



Vườn Dâu Xanh



Tình Khúc PNT





Ng Quyết Thắng



Hùng Sử Ca


Bài Ca Khai Phá



Tuyển Tập NQThắng




14 Khuôn Mặt Du Ca



Câu Thơ Về Người





Hát Cho Những...





TK Đặng Mục Tử





Hát Cho Mùa Xuân





Du Ca Việt Nam 2





Đường Việt Nam





Hát Để Nhớ Đời


Rừng Hương


Hùng Sủ Ca


Về Với Mẹ Cha


Ngồi Quanh Đây




More info


More info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét