Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Tạp chí SÁNG TẠO SỐ 5 - SỐ MÙA XUÂN






Trước khi đọc SÁNG TẠO SỐ 5 - SỐ MÙA XUÂN, một số báo với những bài viết của những tài danh văn nghệ của một Việt Nam xa - nhìn ngắm lại những chân dung của một thời qua nét vẽ của họa sĩ DUY THANH - mà phần lớn đã là những người bên-kia-sông... đúng trong không khí MÙA XUÂN khi số 5 của tạp chí này ra đời, Những gì hiển bày trên SÁNG TẠO và những người "sáng tạo" ra nó - là một khu vườn trăm hoa đua nở trong cánh rừng "vĩnh cửu" của văn chương miền Nam...rừng đã tơi bời cháy nhưng hương bay của những kỳ hoa dị thảo đó vẫn còn là một lưu luyến gần, một ám ảnh (hoài hoài) mới ... Mời mọi người đọc 1 bài được đăng trên gio-o từ thư ký của tạp chí này - đăng cũng nhân dịp tưởng nhớ ngày giỗ của MAI THẢO  (tháng Giêng 1998)

Mai Thảo
Một Đời Ở Với Thơ Văn

trích hồi ký sắp xuất bản


Mai Thảo tên thật là Nguyễn Đăng Quý.  Có anh ruột tên Nguyễn Đăng Viên.  Vương Tân chơi thân với Nguyễn Đăng Viên qua giới thiệu của nhà văn Chu Tử.  Nguyễn Đăng Viên là em họ nhà văn hóa Nguyễn Đăng Thục mà ông Thục là cây đa cây đề trong giới triết học vì trước năm 1945. đã viết cuốn Khoa học và Đao học đươc nhà văn kiêm học giả Hồ Hữu Tường khen là tác phẩm  thuộc loại độc đáo.  Nguyễn Đăng Viên thường khoe có người em ruột là Nguyễn Đăng Qúy làm thơ hay lắm.  Nguyễn Đăng Viên học luật và từng được ông tướng người Pháp tên Salan tư lệnh quân đội Pháp tại Việt Nam bổ nhiệm làm tỉnh trưởng liên tỉnh Thái Bình-Nam Đinh-Ninh Bình.  Khi đó Nguyễn Đăng Viên đã chọn trung úy Nguyễn Văn Thiệu làm sĩ quan tùy viên theo lời yêu cầu của anh trung úy Thiệu là giáo sư Nguyễn Văn Kiểu một lãnh tụ Đảng Đại Việt mà Nguyễn Đăng Viên là người được lãnh tụ tối cao của Đảng Đai Việt,  ông Trương Tử Anh chọn là người thân cận như  bác sĩ Đăng Văn Sung nhà báo Bùi Diễm. nhà văn Đinh Xuân Cầu.  Con người Nguyễn Đăng Viên tính tếu táo nên Chu Tử đã chọn hợp tác khi mở trường Thăng Long ở số 207 Bùi Viện quận 2 Saigon.  Khi trung úy Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng Thống có mời Nguyễn Đăng Viên hợp tác lúc đó  Nguyễn Đăng Viên  làm giám đốc khách sạn Palace của ngừơi  Pháp ở đường Nguyễn Huệ quận 1 trung tâm Saigon  Nguyễn Đăng Viên  đã cười và trả lời Tổng Thống Thiệu rằng lương bộ trưởng thua lương giám đốc khách sạn Palace và Viên còn nói thêm làm tổng thống như ông còn chẳng làm được gì ra hồn vì người Mỹ họ đã bao sân cả rồi,  nói chi làm bộ trưởng nên Nguyễn Đăng Viên từ chối.  Sau 30 tháng tư năm 1975  Nguyễn Đăng Viên  bị bắt đi tù ở Xuyên Mộc gặp họa sĩ Đằng Giao con rể nhà văn Chu Tử , Nguyễn Đăng Viên  luôn kể chuyện tiếu lâm và hút thuốc lào sòng sọc rối cười tủm, ra tù Nguyễn Đăng Viên  đi vượt biển chết mất xác ngoài biển.

Nguyễn Đăng Viên từng kể với Vương Tân,  Mai Thảo - Nguyễn Đăng Qúy có ba bút danh trước năm 1954.  Khi đi kháng chiến ở khu tư Nguyễn Đăng Qúy làm thơ ký bút danh Nhi (vì thích một cô gái  tên Nhi).  Những câu thơ Nguyễn Đăng Qúy làm trong dịp này có mấy câu đươc nhà văn TrầnThanh Hiệp trích dẫn trong bài viết về thơ tự do đăng  trên tạp chí Sáng Tạo.  Sau năm 1954 viết tập truyện ngắn Đêm Gĩa Từ Hà nội Nguyễn Đăng Qúy ký bút danh Mai Thảo vì thích một cô gái tên là Mai Khanh làm ở Câu Lạc bộ Văn Nghệ ở đường Phan Đình Phùng của nhà báo Phạm xuân Thái lúc ông làm bộ trưởng Thông Tin của chánh phủ Ngô Đình Diệm.  và khi viết phê  bình Nguyễn Đăng Qúy lấy bút danh Nguyễn Đăng.

Năm 1956 họa sĩ Duy Thanh triển lãm tranh tại trụ sở PhápVăn Đồng Minh Hội ở đường Gia Long quận 1 Saigon,  phòng tranh do nữ sĩ Trúc Liên coi sóc và tiếp khách mua tranh.  Họa sỉ Duy Thanh là bạn văn nghệ với Vương Tân từ ngoài Hà nội trước năm 1954.  Nhà ông và nhà Vương Tân cùng ở phố Trần Quốc Toản gần xóm Hạ Hồi.  Lúc họa sĩ Thanh triển lãm tranh, Vương Tân đang phụ trách trang Văn Nghệ của nhật báo Ngôn Luận.  Sau khi xem tranh của Duy Thanh, Vương Tân được Duy Thanh báo anh vừa bán một bức tranh lớn cho tùy viên văn hóa tòa đai sứ Mỹ tên Tucker và cho biết Mai Thảo có bài viết xem tranh Duy Thanh với tựa đề Thưởng ngoạn nghệ thuật hội họa Duy Thanh nhờ Vương Tân phổ biến.  Bài viết của Mai Thảo ký bút danh Nguyễn Đăng là bài viết lần đầu tiên người viết ở VN dùng  bốn chữ "thưởng ngoạn nghệ thuật" để chỉ thái độ xem tranh.  Vương Tân đem bài này về đăng trên trang văn nghệ báo Ngôn Luận bài đã gây được khá nhiều tiếng vang.  Nhà báo Cao Giao Huỳnh văn Phẩm hỏi Vương Tân Nguyễn Đăng là ai  mà viết phê bình tranh Duy Thanh hay vậy.  Vương Tân cho biết Nguyễn Đăng là  bút danh mới củaMai Thảo tác giả tập truyện Đêm Gĩa Từ Hà nội.  Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm nói Mai Thao viết phê bình hội họa với ngôn ngữ của một nhà nhà thơ chứ không phải ngôn ngữ của nhà phê bình nghệ thuật, độc đáo đấy. 

Sau triển lãm tranh Duy Thanh mời Vương Tân đi ăn cơm Tây ở cao ốc Everest  đường Nguyễn Văn Tráng uống rượu vang chai đàng hoàng chứ không phải uống rượu vang thùng.  Trong bữa cơm này họa sĩ Duy Thanh tiết lộ người Mỹ tên Tucker* tùy viên Văn Hóa tòa Đai sứ Mỹ ở Saigon có ngỏ ý nhờ Trúc Liên và Duy Thanh giới thiệu cho ông một nhà văn người Việt Nam đứng ra xuất bản một tờ tạp chí nhằm mục đích quảng bá Phong Trào Văn Hóa Tự Do trên thế giới.  Nhất là nền văn hóa văn nghệ Tự Do của Việt Nam.  Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tại Saigon sẽ yễm trợ để tờ tạp chí này sống được và những người viết nó sống đàng hoàng bằng cách mỗi số tạp chí phát hành họ sẽ mua đứt mấy nghìn bản để tòa soạn thu hồi được tiền nhuận bút  và tiền in ấn cùng các chi phí cho tòa soạn.  Duy Thanh đã quyết định giới thiệu Mai Thảo làm công việc  này và Mai Thảo đã gặp Tucker hai ngươi đã thảo luận với nhau bằng tiếng Pháp.  Duy Thanh tiết lộ Tucker là người Mỹ gốc Ý nói tiếng Pháp đúng giọng của người Pháp ở Paris.   Điều khó hiểu là tạp chi Sáng Tạo do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ yểm trợ ra số đầu không phải do họa sĩ Duy Thanh trình bầy và không có sự góp mặt của những cây bút nhóm Người Việt như  các ông Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quôc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền.

Mãi tới số thứ Ba người ta mới thấy Thanh Tâm Tuyền viết một bài về Ngày khai trường.  Duy Thanh, Vương Tân viết bài cho Sáng Tạo còn chậm hơn.  Sáng Tạo trả nhuận bút khá nhưng anh em viết bài cho Sáng Tạo hầu hết làm nghề dạy học.  Vương Tân ngoài dạy học còn làm báo hàng ngày thành ra tiền nhuận bút của Sáng Tạo chỉ để anh em đi xuống đường Tự Do chơi trò chơi điện tử hay chiều thư bẩy đi ăn cơmTây uống rượu vang chai.  Mai Thảo có tật gặp anh em là lấy phong bì đưa tiền đặt bài, không cần biết anh em có cần hay không. 

Mai Thảo sống đôc thân tại tầng trệt một căn nhà ở đường Ký Con,tầng trệt này  có hai phòng. Phòng phía  trước kê một cái bàn cho Đăng Lê Kim người phụ trách trị sự tờ Sáng Tạo ngồi làm việc và một cái bàn lớn với mấy cái ghế để Mai Thảo tiếp khách.  Phòng trong là nơi Mai Thảo ở.  Mai Thảo có xe hơi du lich loại xoàng thua xe hơi loại du lich của Nguyên Sa , Trần Dạ Từ.  Mai Thảo mê uống rượu phải nói là nghiện rượu.   Bình thường Mai Thảo lầm lì ít nói nhưng có rượu vào thì nói nhiều.  Mai Thảo thích đi chơi đêm và khiêu vũ. Có lúc Mai Thảo sống như vợ chồng với một vũ nữ tên Cúc.  Nhưng rồi người ta lại thấy Mai Thảo sống một  mình.  Theo lời Nguyễn Đăng Viên có đôi lần gia đình định hỏi cưới cho Mai Thảo một ngươi vợ nhưng Mai Thảo đã phá đám nên chẳng đám nào thành cả.   Tuy nhiên thập niên 1960 người ta lại thấy Mai Thảo một mình lừng lững ra Huế đến gia đình nữ ca sĩ Hà Thanh đánh tiếng xin cưới hỏi Hà Thanh. Dĩ nhiên với một gia  đình danh gia vọng tộc như gia đình ca sĩ  Hà Thanh ở Huế cái lối đanh tiếng xin cưới hỏi con gái họ như lối của Mai Thảo đã bị   đáp lại bằng lời từ chối thẳng thừng.  Mai Thảo yêu nữ danh ca Thái Thanh và Thái Thanh cũng rất thích Mai Thảo. Nhưng với Thái Thanh thì phải có đám cưới mới ăn ở với nhau được nhưng Mai Thảo thì lại sợ đám cưới dù yêu Thái Thanh đến bị Lê Quỳnh đánh ghen tại phòng trà Bồng Lai.   Nhưng Mai Thảo cương quyết không làm đám cưới với người yêu Thái Thanh.  Thành ra cuộc tình này kéo dài khá lâu nhưng lại chẳng đi đến đâu.

Cuối đời Mai Thảo sống nơi phố Bolsa Cali,  khi nhận chấp bút hồi ký cho nữ  tài tử điện ảnh Kiều Chinh Mai Thảo cũng có tình cảm với Kiều Chinh và cũng đươc Kiều Chinh đáp lại. Nhưng cuộc tình già này cũng chẳng đi đến đâu vì khi Mai Thảo qua đời vẫn là một người độc thân.

Tạp chí Sáng Tạo giai đoan đầu với sự yểm trợ của Tucker kéo dài từ 1956 tới 1961 và nó ngưng xuất bản khi Tucker hết nhiệm kỳ ở Việt Nam.  Thời kỳ này Sáng Tạo khám phá đươc các cây bút như ThảoTrường,  DươngNghiễm Mậu, Thạch Trân ( Đào Trung Đạo), Trường Dzi  (Đăng Phùng Quân), Ngụy Ngữ …

Sau khi Sáng Tạo ngừng phát hành bác sĩ Trần KimTuyến người đươc ông Ngô Đình Nhu trao cho nhiệm vụ phụ trách Văn hóa Văn Nghệ ở miền Nam đã tung tiền ra cho nhà thơ Nguyên Sa ra tờ Hiện Đại nhằm thay thế tờ Sáng Tạo nhưng không thay thế được.  Ông lại tung tiền cho giáo sư Nguyễn khắc Hoạch với sự yểm trợ của nhà văn Đoàn Tường (Lý Hoàng Phong) và kịch tác gia Trần Lê Nguyễn ra tờ Thế Kỷ Hai Mươi thay tờ Sáng Tạo cũng thất bại nên đã dùng Đoàn Tường và Dương Nghiễm Mậu ra tờ Văn Nghệ nhưng vẫn không thay được tờ Sáng Tạo.
 ....
http://www.gio-o.com/Chung/VuongTanMaiThao.htm





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét