Trang

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Tạp chí Văn - 4 số báo về "hiện tượng văn chương nữ"


Có ít nhất 4 số chuyên đề các tác giả nữ của miền Nam trước 1975 trên VĂN – được xem như là hiện tượng đáng lưu ý của văn đàn miền Nam trước 1975, “bằng lối viết đường hoàng không mặc cảm, bằng ngôn ngữ có da thịt và hơi thở đời sống hàng ngày, tránh thoát được vấn đề trí thức họ chẳng bận tâm kiếm tìm và đứng lại, những nhà văn nữ SỐNG ĐƯỢC TỚI ĐÂU VIẾT TỚI ĐÓ…”, mỗi tác giả nữ lúc bấy giờ có thể là từng bà hoàng của mỗi năm tiểu thuyết/ thơ ca.
Số đầu tiên sớm nhất là số 13 vào năm 1964 với chủ đề THƠ VĂN NỮ LƯU, lúc này Nguyễn Thị Hoàng đang nổi đình nổi đám với VÒNG TAY HỌC TRÒ đăng từng kỳ trên BÁCH KHOA, trong VĂN số này, Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện với 2 bài thơ và 1 truyện ngắn, thơ Nguyễn Thị Hoàng tả một Sài Gòn “hoa lệ” (sorry, từ này dạo gần đây BỊ dùng hơi “sáo” và “lạm dụng”) và qua gương mặt thẳm sâu của thành đô, độc giả khẽ chạm vào miền sâu thẳm khác của những người tình lỡ …
Các số tiếp theo về thơ văn của làn sóng tác giả nữ có thể kể đến Văn năm 1972 “Bàn tròn giữa TÁM TÁC GIẢ (nam) nói về thế giới tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam” (Huỳnh Phan Anh - Nguyễn Nhật Duật - Mặc Đỗ - Nguyễn Xuân Hoàng - Viên Linh - Dương Nghiễm Mậu -Mai Thảo - Nguyễn Đình Toàn)

Tiếp theo, quyển Văn chủ đề “Năm Nhà Văn Nữ nổi tiếng nhất của văn chương tiểu thuyết hiện nay” 1973 (với 5 hí hoạ chân dung 5 nhà văn nữ đang “thịnh” của Choé và các bài phỏng vấn rất “thật”, thú vị và hé lộ nhiều chuyện “bếp núc” của các nhà văn nữ) (sẽ post đầy đủ các bài phỏng vấn này vào post kế tiếp)
Số thứ tư nhắc lại về “làn sóng” này là Giai phẩm đầu năm 1975 - “Đặc biệt văn chương nữ giới 1975”
Trong số những tác giả nữ trên, tôi thích nhất nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Post lại 1 bài “tản mạn” cũ về Văn Nguyễn Thị Hoàng trên tạp chí Văn

Image may contain: 4 people, people smiling

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: 2 people

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: text


Image may contain: text

Image may contain: text

Giai phẩm VĂN (16/07/1973) - “Năm Nhà Văn Nữ nổi tiếng nhất của văn chương tiểu thuyết hiện nay”
“Quảng Trị với vài năm tản cư thời 45 còn văng vẳng tiếng hát biên khu. Huế như một rừng bươm bướm kỷ niệm vỗ cánh lao xao hoài trong trí nhớ tuyệt vời Đà Lạt khoảng sương mù quá vãng . Sàigòn cay nghiệt và mê say sống thường trực trong hồn những ngày xa vắng. Và Hồng Kông thơm mùi hương đêm lục địa. Và Đài Bắc choáng ngợp hoa hồng vàng…Thôi đừng nhắc, lại thèm bay đi, bay đi…
Bây giờ? Phải về Sài Gòn. Còn dự định lớn? Hoàn thành định mệnh như trời muốn.”
(Đi xa với NGUYỄN THỊ HOÀNG – “Giai Phẩm Văn” phỏng vấn)
“Dùng dục tính làm phương tiện diễn tả tâm trạng khao khát nhục thể thì là một việc làm có tính cách nghệ thuật. Viết về vấn đề dục tính để kích thích sự ham muốn nhục dục cho độc giả thì thà là làm kẹo hoặc chocolate để cho khách làng chơi hâm sôi cảm hứng lúc ăn nằm còn đỡ mang tội với Trời Phật hơn”
“Hình như tôi thường nghiêng nặng về những nhân vật cynique hơn là những nhân vật sống hợp lý với cuộc đời…Có lẽ tôi sống giữa lũ bạn bè cynique nhiều quá chăng?”
(Nói chuyện với THUỴ VŨ – DU TỬ LÊ Tuyen Phan phỏng vấn)
“Nếu không thể coi nhân vật tiểu thuyết Trùng Dương chỉ là những mẫu người tình, cũng không thể coi nhân vật tiểu thuyết Trùng Dương là những mẫu người nổi loạn trước đạo đức hay thời thế. Đó chỉ là những mẫu người tự đánh mất niềm tin để vật vờ trong thân phận trôi dạt cô đơn. Một trong những tác phẩm của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đã được đặt tên là Thú Hoang. Đây là biệt danh được dùng để mô tả lớp người trẻ xục xạo tìm kiếm tình yêu trong cuộc sống gò bó của một tỉnh lẻ cổ lỗ. Có lẽ người ta nên gán biệt danh này cho hết thẩy các nhân vật của Trùng Dương”
(TRÙNG DƯƠNG & tác phẩm – UYÊN THAO nhận định)
“Việc “viết trong ám ảnh thị hiếu độc giả”, tôi xin trả lời là : luôn luôn. Một lần trên báo Chính Luận, có một nữ giáo viên liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương của cô, trong đó có khoản đề là “mua nhạc Trịnh Công Sơn, mua sách Nhã Ca”. Tôi đã bần thần mất nhiều ngày. Tôi không biết anh TCS nghĩ sao, riêng tôi, tôi thấy rõ mình có bổn phận phải đáp ứng xứng đáng việc những người đọc quí giá đã phải dành một phần đồng tiền lương thiện để đổi lấy những cuốn sách của mình . Tôi thành thật nghĩ rằng mình không bao giờ sẽ trở thành một loại nhà văn cho là mình đủ lớn đến độ phải khinh thường người đọc.”
“Đã đến lúc người ta trở nên khôn ngoan hơn, nhận định được sứ mệnh của cuộc đời một cách sang suốt hơn. Sống đâu phải là tạo dựng những kỳ công và gục xuống trên một cái chết không thường. Sống đâu phải là đặt ra những vấn đề và ray rứt và thao thức. Vấn đề duy nhất của cuộc sống chính là sống vậy. Và sống? – Là cảm thấy thiên thu trong mỗi phút giây. Là cảm thấy thiêng liêng trong từng hành động nhỏ. Như ăn uống nằm ngủ. Như chải đầu soi gương. Như động phòng hoa chúc. Như ngủ giấc ái tình. Như sinh con đẻ cái. Như sung sướng. Như âu lo. Lo từ trời sụp lo đến con bò cười không biết đắng rang bằng kem Hynos. Sống là biết yêu thương đời, yêu thương mình và là biết gọi: “Ta ơi ! Ta ơi!” một cách âu yếm và bi thiết. Sống là biết đi chợ mua cá mua rau, mua gạo mua quà, mua nhà mua cửa. Sống là biết mơ mộng và làm việc và lang thang. Và là biết hát hỏng nghêu ngao: “Khi chót yêu người rồi, xa cách nhau vì đời, ự ứ ư ứ ư… trong một thói quen không thể bỏ được.
Chính lúc đó chúng ta có Tuý Hồng. À quên Tuý Hồng hiện ra. Với một màu hồng thật, một màu hồng thật say.”
(Bút pháp TUÝ HỒNG – NGUYỄN HỮU HIỆU nhận định)

Full các bài phỏng vấn có thể đọc trên facebook : 

Image may contain: drawing

Image may contain: drawing


Image may contain: drawing


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: text


Image may contain: text



Image may contain: text

No automatic alt text available.



No automatic alt text available.




page visitor counter
who is online counter blog counter

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét