1. Album này sẽ dùng để update những gì liên quan đến Tạp chí Văn trước 1975, nhưng chỉ trong hai loại : Tập San Văn (hay còn gọi: Văn đánh số/ Bán nguyệt san) & Giai Phẩm Văn . Sẽ không bao gồm Tân Văn, Văn Uyển, Văn nghiên cứu, “các sách phổ thông” do cơ sở Văn xuất bản (thật ra vì chưa có đủ)
Theo 1 vài list thống kê, Văn đánh số bình thường khoảng 210 số, Văn Giai phẩm ra ngay sau đó có 57 số, tổng cộng là khoảng 267 số (tính từ số đầu 1964 đến số cuối ra vào 26/03/1975)
Mình may mắn sau bao nhiêu năm sưu tầm được gần đủ bộ (từ thời sinh viên cách đây trên 10 năm), trong tổng 267 cuốn như thống kê trên , còn thiếu khoảng 20 mấy cuốn (trong đó nổi bật và cần tìm nhất là các giai phẩm Đường Bay Nghệ Thuật, Phiến Đá Chưa Mòn (hình như 2 quyển này là 2 số liên tiếp nhau), Mưa Khóc Tan Mùa, số Xuân Canh Tuất 1970…và 1 vài cuốn giới thiệu tác giả rải rác khác) (nên nếu có quới nhân nào đi ngang thấy, có dư, xin phò trợ)
2. Tuy nội dung các tác phẩm trong series Văn hầu hết nói về cuộc chiến điêu linh / quê hương điêu tàn nhưng với post này, tôi muốn giới thiệu các quyển gọi tên chính xác các điạ danh của quê hương ngay trên tên của Giai Phẩm viết trên bìa (Việt Nam, Hà Nội, Huế, chợ Trúc, thành Nội...) (cũng như là một minh hoạ cho tên của album này Tạp chí Văn - Quê hương trong trí tưởng)
... Và hầu hết các quyển đề cập ở trên đều nói về sự kiện bi thảm Huế Mậu Thân 1968 - tôi có post 1 vài bài ở đây - chủ đề “50 năm Tết Mậu Thân Huế - "ai giải oan ai sử nợ này?"
http://huyvespa.blogspot.com/…/50-nam-tet-mau-than-hue-ai-g…
(xem thêm hình comment sẽ là phần mục lục của từng cuốn)
3. Những quyển Giai Phẩm Văn thường lấy tên rất thơ & rất gợi (có 1 vài quyển tên 3 chữ như Mưa đầu mùa, Mưa cuối mùa, Mây mùa thu….hoặc 5 chữ như Đường bay của nghệ thuật, Mảnh vụn trong hồn người…), nhưng đa số sẽ là tên 4 chữ như : Viết trong khói lửa, Mịt mờ thức mây, Như nước trong nguồn, Đầu mùa nắng lửa, Lệ đá đêm sâu, Về nhánh sông xưa, Trên ngọn sầu đông, Mưa khóc tan mùa, Trong nỗi buồn vàng, Đi giữa mùa Thu, Tiếng hát lên trời, Khi mùa mưa tới , Đầu xuân lộc mới (thường là tên của giai phẩm sau các số Xuân)… (sẽ trở lại chủ đề này trong những post tương lai)
4. Trên blog Nhị Linh gần đây có tổng hợp các quyển Văn có truyện dài UNG THƯ của Thanh Tâm Tuyền: http://nhilinhblog.blogspot.com/20…/…/ung-thu-doan-cuoi.html mình cũng có dự định sẽ tổng hợp các truyện dài đã đăng trên Văn nhưng chưa từng xuất bản như Thăng Ca (Tuý Hồng), Đêm xóm Lách mịt mùng (Thanh Tâm Tuyền), Hôn Thụy (Tô Thuỳ Yên) (nghe nói tựa đề truyện này nghĩa là Hôn…(Nguyễn Thị) Thuỵ (Vũ) (cũng là...vợ cũ của ông) nhưng theo trong các bài phỏng vấn, ông phủ nhận chuyện này mà chỉ nói đó là cách dịch thoát nghĩa của việc chìm sâu vào hôn mê in the coma).
Trước đây cũng đã làm “động tác” này với truyện Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tàu Về của Duyên Anh trên Tuổi Ngọc http://huyvespa.blogspot.com/…/nguoi-con-gai-ngoi-oi-mot-ch…
To be continued...
Giai Phẩm Văn (số đầu ra 28/09/1972 – ngay sau loạt Văn đánh số & số cuối ra vào 26/3/1975) có một số quyển trang bìa là hình ảnh của những văn nghệ sĩ miền Nam do Trần Cao Lĩnh chụp. Những hình ảnh này sau này xuất hiện trong quyển sách kinh điển “NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA”.
GIAI PHẨM VĂN số ngày 10/06/1974, một bài phỏng vấn rất đặc biệt với người-ảnh TRẦN CAO LĨNH (xin đọc ở đây http://huyvespa.blogspot.com/…/tran-cao-linh-cuoc-trien-lam…) xoay quanh những bức chân dung có-một-không-hai và vĩnh viễn là một-đằm-thắm-kỷ-niệm đối với những người yêu văn học miền Nam (những bức ảnh cho cuộc triển lãm "sắp tới" và vĩnh-viễn-không-bao-giời-tới ; những bức ảnh xuất hiện đầy "ám ảnh" trong tuyển tập trên) – trong đó nhiếp ảnh gia trần tình chia sẻ những câu chuyện rất thú vị về dự định, về góc nhìn trong nhiếp ảnh, về "chân dung" của những người bạn thiết, về dự án một quyển sách cho Saigon với nhà văn Mai Thảo, đặc biệt những cảnh huống bất ngờ và thú vị đã cho ra đời chân dung của “những nhà văn hay nhất của quê hương chúng ta “ - và vĩnh viễn tạc vào lòng độc giả những ảnh hình, những không khí "nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về".
Trong số giai phẩm Vĩnh biệt Nguyễn Đức Quỳnh có 2 bài điểm sách đáng chú ý của Nguyễn Quốc Trụ Quoc Tru Nguyen, 1 là điểm quyển NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT … (như đã nói ở trên) & điểm quyển CUỘC TÌNH TRONG NGỤC THẤT (Nguyễn Thị Hoàng) (có thể đọc truyện này ở đây: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12158&rb=08) , về bài điểm sách này, Nguyễn Quốc Trụ có chia sẻ “Trong cái "nghiệp" phê bình của tôi, tôi đã đụng độ với quá nhiều người…Thí dụ như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách…: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất....”
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách…: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất....”
To be continued...
Tập san Văn (số 85 ra ngày 1/7/1967) giới thiệu về Marcel Proust (cũng như dịch giả/ nhà văn/ hoạ sĩ...Hoàng Ngọc Biên) Bien Hoang - những trích đoạn dịch hoặc bài giới thiệu về tác giả này có thể tìm trên mạng, tôi muốn giới thiệu về Hoàng Ngọc Biên - có thể được gọi là nhà “Marcel Proust học” cũng không ngoa, như cũng thấy phần lớn các bài trong số Văn này đều là của tác giả Thành Phố Dốc Đồi - là một trong những truyện ngắn tôi thích nhất , cũng...trong 1 trong những quyển sách tôi thích nhất (Đêm Ngủ Ở Tỉnh - Nxb Cảo Thơm - Saigon - 1970) (có thể đọc ở đây:
https://huyvespa.blogspot.com/…/tim-nhau-nhu-thien-co-tim-n… )
Thành Phố Dốc Đồi (cũng như những truyện khác của tác giả này) cho độc giả một cảm giác không suy nghĩ về bất cứ thứ gì (& mặc dù đó cũng là điều (để) phải-suy-nghĩ), chỉ mặc cho tâm tưởng trôi theo những cảnh vật, những frame-by-frame của "hoàn cảnh"
Thành Phố Dốc Đồi là 1 trong những truyện ngắn nhiều "sắc màu", nhiều khung hình, nhiều miêu tả...ẩn sâu dưới vẻ (tưởng chừng như) điềm tĩnh của nhân vật chính trôi qua một cảnh huống (tưởng chừng như) đơn giản trong "kinh nghiệm" riêng của chính mình và những cách xoay sở riêng để "vượt qua" hay "chấp nhận" cảnh huống ấy...
Một truyện không có chuyện, chỉ là 1 lời tự sự, 1 im lặng thở dài, của 1 cô gái, về mối tình đã qua của mình...nhìn cảnh mà nhớ người..cảnh vật của 1 thành phố dốc đồi như trút tràn những nhớ thương, chập chùng những bóng hình và cũng chếnh choáng theo heo hút của từng kỉ niệm, kỉ niệm bủa vây lấy cô gái, từ một thanh âm nhỏ nhất cho đến những "tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi", những đổi thay bâng quơ, những xáo động như-nó-phải-là...
5 "truyện" trong Đêm Ngủ Ở Tỉnh vẫn một giọng văn đều đều như vậy, xuôi chảy theo dòng ý thức với giàu hình ảnh và cả chất thơ... trao cho độc giả những "mê đắm" xúc cảm (nếu có) tự thân rất thú vị.
Hãy cùng du hành trong một "chuyến đi" không định trước ở một "thành phố dốc đồi" không định vị cùng một nhân vật không danh tính...để cuối cùng … chỉ còn là…
./.
Trong số Văn Marcel Proust cũng có một bài “phê bình” đáng chú ý đó là bài-phê-bình “phê bình” về một bài phê bình khác : tác giả Nguyễn Phúc Bửu Sum “đáp trả” bài “nhân đọc Vòng Tay Học Trò, gửi Nguyễn Thị Hoàng” của Lê Nguyên Trung trên Tin Văn...với những lập luận đanh thép, nhiều yếu tố dựa trên “luân lý” (nhưng là luân lý nào?!?), đạo đức ?!?, triết thuyết...
(Nguyễn Phúc Bửu Sum cũng chính là chồng của nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng)
(Để “đáp trả” Vòng Tay Học Trò, Mai Tiến Thành - được xem như nguyên mẫu của nhân vật Minh trong truyện - đã viết Tiếng Nói Học Trò... nhưng tôi chưa từng thấy qua quyển này?!?)
https://huyvespa.blogspot.com/…/tim-nhau-nhu-thien-co-tim-n… )
Thành Phố Dốc Đồi (cũng như những truyện khác của tác giả này) cho độc giả một cảm giác không suy nghĩ về bất cứ thứ gì (& mặc dù đó cũng là điều (để) phải-suy-nghĩ), chỉ mặc cho tâm tưởng trôi theo những cảnh vật, những frame-by-frame của "hoàn cảnh"
Thành Phố Dốc Đồi là 1 trong những truyện ngắn nhiều "sắc màu", nhiều khung hình, nhiều miêu tả...ẩn sâu dưới vẻ (tưởng chừng như) điềm tĩnh của nhân vật chính trôi qua một cảnh huống (tưởng chừng như) đơn giản trong "kinh nghiệm" riêng của chính mình và những cách xoay sở riêng để "vượt qua" hay "chấp nhận" cảnh huống ấy...
Một truyện không có chuyện, chỉ là 1 lời tự sự, 1 im lặng thở dài, của 1 cô gái, về mối tình đã qua của mình...nhìn cảnh mà nhớ người..cảnh vật của 1 thành phố dốc đồi như trút tràn những nhớ thương, chập chùng những bóng hình và cũng chếnh choáng theo heo hút của từng kỉ niệm, kỉ niệm bủa vây lấy cô gái, từ một thanh âm nhỏ nhất cho đến những "tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi", những đổi thay bâng quơ, những xáo động như-nó-phải-là...
5 "truyện" trong Đêm Ngủ Ở Tỉnh vẫn một giọng văn đều đều như vậy, xuôi chảy theo dòng ý thức với giàu hình ảnh và cả chất thơ... trao cho độc giả những "mê đắm" xúc cảm (nếu có) tự thân rất thú vị.
Hãy cùng du hành trong một "chuyến đi" không định trước ở một "thành phố dốc đồi" không định vị cùng một nhân vật không danh tính...để cuối cùng … chỉ còn là…
./.
Trong số Văn Marcel Proust cũng có một bài “phê bình” đáng chú ý đó là bài-phê-bình “phê bình” về một bài phê bình khác : tác giả Nguyễn Phúc Bửu Sum “đáp trả” bài “nhân đọc Vòng Tay Học Trò, gửi Nguyễn Thị Hoàng” của Lê Nguyên Trung trên Tin Văn...với những lập luận đanh thép, nhiều yếu tố dựa trên “luân lý” (nhưng là luân lý nào?!?), đạo đức ?!?, triết thuyết...
(Nguyễn Phúc Bửu Sum cũng chính là chồng của nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng)
(Để “đáp trả” Vòng Tay Học Trò, Mai Tiến Thành - được xem như nguyên mẫu của nhân vật Minh trong truyện - đã viết Tiếng Nói Học Trò... nhưng tôi chưa từng thấy qua quyển này?!?)
To be continued...
Part 1: Quê Hương Thu Nhỏ
https://www.facebook.com/ huyvespa/posts/ 10204872612331003?__tn__=-U C-R
Part 2 : Giai Phẩm Văn với hình bìa các văn nghệ sĩ qua ống kính Trần Cao Lĩnh
https://www.facebook.com/ huyvespa/posts/ 10204883353599528?__tn__=-U C-R
Part 3: Tập san Văn (số 85 ra ngày 1/7/1967) giới thiệu về Marcel Proust
(và những bài liên quan đến Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Thị Hoàng)
https://www.facebook.com/ huyvespa/posts/ 10204890373815029?__tn__=-U C-R
https://www.facebook.com/
Part 2 : Giai Phẩm Văn với hình bìa các văn nghệ sĩ qua ống kính Trần Cao Lĩnh
https://www.facebook.com/
Part 3: Tập san Văn (số 85 ra ngày 1/7/1967) giới thiệu về Marcel Proust
(và những bài liên quan đến Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Thị Hoàng)
https://www.facebook.com/
...
who is online counter blog counter
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét