Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Hoàng Thi Thơ - Đường xưa lối cũ...

Sau những xáo trộn của giai đoạn chuyển tiếp chính trị từ thể chế Quân Chủ Lập Hiến qua Cộng Hòa (thời đệ nhất) với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, miền Nam tự những năm giữa thập niên (19)50 tới đầu thập niên (19)60 là thời gian thanh bình, thịnh trị nhất mà, người dân miền Nam được hưởng sau mấy chục năm chinh chiến, điêu linh.  

Trong không gian an lạc này, những mầm non tân nhạc chẳng những được quần chúng biết tới mà, còn được ngợi ca như những tài năng xuất sắc của tương lai tân nhạc Việt.

Những người từng sống trong giai đoạn này, hẳn chưa quên một Hoàng Thi Thao được báo chí mệnh danh là “Thần đồng violin.” Một Quốc Thắng, “Thần đồng ca diễn,” với cây guitar (lớn hơn người,) khi Quốc Thắng vừa đàn vừa hát cho những chương trình phụ diễn tân nhạc.

Là nhân vật trung tâm được “xướng danh” trong phong trào “phụ diễn” này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, hiện cư ngụ tại miền Nam California cho biết, thời đó, vì nhu cầu cạnh tranh, trước khi chiếu phim, nhiều rạp ciné đã thực hiện một số tiết mục ca nhạc, giúp vui khán giả.

“Lý do thành phần nghệ sĩ nhi đồng được ưu ái hơn cả vì nhi đồng thường trình diễn những ca khúc vui tươi, không sầu não. Tuy nhiên thỉnh thoảng họ cũng mời nhạc sĩ Trần Văn Trạch và các ca sĩ đã thành danh khác...”

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao nói.

Ông cũng cho biết thêm, thời đó, ngoài ông và Quốc Thắng “chạy show mệt nghỉ” còn có Kim Chi, Phương Lan, Hoàng Oanh và, những cặp song ca vốn là anh chị em ruột như Bích Chiêu – Anh Tuấn; Anh Minh – Đoan Trang…cũng được coi là những cái…đinh của các buổi phụ diễn.

Tưởng cũng nên nói thêm, Anh Tuấn là ca sĩ Tuấn Ngọc hôm nay; và Đoan Trang là nữ ca sĩ kiêm giáo sư dương cầm Quỳnh Giao hiện tại.  

Cũng ở giai đoạn này, ở lãnh vực “chính quy,” bên cạnh những ca khúc nổi tiếng đậm nét hướng về miền Bắc như “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành, “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương, “Nỗi lòng người đi” của Anh Bằng… là thời gian xuất hiện và, lập tức tiến lên tuyến đầu, như những luồng gió lạ của ít nhất hai nhạc sĩ: Lam Phương, Hoàng Thi Thơ.

Nhưng nếu những ca khúc của Lam Phương được nhiều người biết với nội dung mộc mạc, nhẹ nhàng, qua những sáng tác như “Khúc ca ngày mùa,” “Nắng đẹp miền Nam” thì, Hoàng Thi Thơ đã ném âm nhạc của ông vào những xoáy nước mạnh mẽ, mới. Chúng tạo thành những cơn lốc lớn, qua hai ca khúc điển hình: “Trăng rụng xuống cầu,” và “Gạo trắng trăng thanh.”      

Tôi không biết hôm nay, ở hải ngoại, những người trẻ có biết tới hai ca khúc vừa kể của họ Hoàng?

Riêng tại miền Nam thập niên (19)50 hầu như không mấy ai không biết. Thậm chí họ còn thuộc được ít, nhiều ca từ trong “Trăng rụng xuống cầu,” như:

 

Đêm nay bao con thuyền về đâu xuôi mái
Ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài
Mái chèo khoan thai, trên sông hai màu
Con thuyền về đâu
Ô hay! Sao trăng rụng xuống cầu ?
Vì đâu, Ô hay, sao trăng rụng xuống cầu? (1)


Về nhịp điệu một bản nhạc, thường được bị chú là Slow, Borelo hay, Boston, Tango, Valse…thì tác giả ca khúc này lại ghi “Nhịp chèo thuyền.”

Tôi nghĩ, trước họ Hoàng, có dễ chưa nhạc sĩ nào (dù là tác giả của những bài dân ca,) có một ghi chú bất ngờ, thú vị như vậy.

Cũng thế, ở bài “Gạo trắng trăng thanh” ngay dưới tựa đề, họ Hoàng viết:

 

“(Tập Thể Dân Ca)
“Riêng tặng 2 bạn Nguyễn Hữu Thiết, Ngọcc Cẩm đôi giọng Nam Thương đã gieo tràn trên giải đất đầy chim chóc nầy vô vàn âm thanh, đậm lòng như những bát cơm quê hai màu khoai sắn ... H.T.T.”

 

Đây là khổ nhạc thứ nhất của “Gạo trắng trăng thanh”:

 

“Trong đêm trăng, tiếng chày khua,

“ta hát vang trong đêm trường mênh mang
“Ai đang say, chày buông rơi, nghe tiếng vơi tiếng đầy
“Ai đang đi, trên đường đê, tai lắng nghe muôn câu hò đê mê
“Vô đây em, dù trời khuya anh nhớ đưa em về. (2)

 

Rất nhanh chóng, cả hai ca khúc ấy đã được dân gian đem đến cho chúng một hình hài, một đời sống khác. Đời sống đường phố với lời hai, hay lời ba.

Thí dụ khi nhại theo nhịp và ý của bài “Gạo trắng trăng thanh” tác giả… “quần chúng vô danh” đã ghép tên của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở miền Nam từ Phạm Duy, Anh Lân, qua tới Trần Văn Trạch, Lê Thương… thành những câu được trẻ con hát rao khắp hang cùng, ngõ hẻm. Họ cũng ghép đôi cho các nghệ sĩ mà họ ưa thích như:

Cô Tuyết Mai với anh Hoàng Thi Thao;” hoặc “Cô Thúy Nga với anh Hoàng Thi Thơ.” (3)

Sự kiện một ca khúc được quần chúng cho nó một hình hài, một đời sống khác, đã nói lên tính phổ biến thác lũ của ca khúc ấy. Điều không phải ca khúc nổi tiếng nào cũng dễ dàng đạt được.  

Lại nữa, cũng nhờ hai ca khúc vừa kể mà, tên tuổi đôi song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết đã nổi lên như một hiện tượng.

Chỉ với hai sự kiện lược ghi kia, chẳng những cho thấy chúng sớm định hình tài năng âm nhạc của Hoàng Thi Thơ trong lòng người nghe mà, chúng còn được ghi nhận như những cơn lốc lớn, cuốn theo chúng hàng trăm ngàn người mê, đắm.

Dù vậy, với đám đông “ngoại đạo” thời đó, Hoàng Thi Thơ vẫn là một cái tên xa lạ. Trừ những người cùng giới, hầu hết không mấy ai biết rõ Hoàng Thi Thơ là ai!

Do đó, trước khi dõi theo bước chân nghệ thuật của Hoàng Thi Thơ, có lẽ chúng ta cũng nên biết qua nhân thân của người nhạc sĩ đặc biệt này.

Theo nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, cháu ruột, đồng thời cũng là dưỡng tử của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thì:

“Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1928 tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông có tất cả 19 anh chị và 2 người em. Tổng cộng 22 người.
“Thân phụ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm quan lớn của triều đình Huế. Cụ được phong Hồng Lô Thái Thường tự Khanh.

“Hoàng Thi Thơ tự học nhạc lúc còn trẻ. Sau này, ông ghi tên học hàm thụ với một trường nhạc ở Pháp và, bắt đầu chính thức sáng tác ở tuổi 20.

“Năm 1946, đang theo học tại trường Khải Định- Huế, ông bỏ học để tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này kéo dài khỏang hơn 5 năm.
“Năm 1951 về lại thành, năm 1952 ông đưa Hoàng Thi Thao vào Saigòn bắt đầu cuộc sống mới...”

“Ở Saigòn, ngoài thời gian dành cho sáng tác âm nhạc, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ  là giáo sư Anh Văn; trước khi ông trở thành giám đốc nghệ thuật của Đoàn Văn Nghệ VN và Hí Viện Maxim, Saigon.

“Về cuộc sống đôi lứa, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gặp ca sĩ Thúy Nga khoảng cuối năm 1954 trong dịp bà chiếm giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ ở rạp Norodom,Saigon.

“Nhiều người lầm tưởng rằng nữ ca sĩ Thúy Nga do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đào tạo và dẫn dắt. Sự thực bà đã xuất hiện, trình diễn trên nhiều sân khấu trước khi kết hôn với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

“Về sự nghiệp sáng tác của ông, tính năm 2001, ông đã có khoảng khoảng 600 ca khúc; chưa kể 3 Trường Ca , 4 Nhạc Kịch và khá nhiều Nhạc cảnh.

“Ngoài ra, ông còn là tác giả cuốn sách nhan đề “Để sáng tác một bài nhạc phổ thông.”

Nhờ cuốn sách này mà không ít người đã sáng tác được những ca khúc giá trị, đóng góp cho sự phong phú của nền tân nhạc Việt, miền Nam 20 năm.

Sau hai ca khúc nổi tiếng “Gạo Trắng Trăng Thanh, Trăng Rụng Xuống Cầu,” vào cuối thập niên (19)50, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ còn tạo nên những cơn lốc hâm mộ khác; với các ca khúc đến nay còn nhiều người hát như “Tà Áo Cưới, Đường Xưa Lối Cũ, Những ngày Thơ Mộng”…

Theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc thì nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ không chỉ viết viết nhiều về quê hương, dân tộc, tình yêu mà ông có có công đem các làn điệu dân ca vào nền tân nhạc rất sớm và, ông cũng là người ở lại lâu nhất so với những nhạc sĩ khác, trong nỗ lực này.

Riêng một trong những ca khúc được coi là bất tử “Đường Xưa Lối Cũ” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, đã đi ra từ một chấn động lớn nhất đời ông. Đó là khi ông đứng trước cái chết của thân mẫu. Bà mất năm 1958. Và sau đấy là sự rời bỏ gia đình, đi lấy chồng của người em gái.

Sự kiện tiếp theo này đã dắt tay nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tới sáng tác đầy cảm xúc: “Tà Áo Cưới.”  

 

Ngoài ra, một thành viên khác trong gia tộc họ Hoàng ở làng Bích Khê, cũng cho biết thêm:

“Trong gia tộc, ông (Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ,) thuộc đời 14 nên vai vế rất cao, nhiều người phải kêu bằng “Ông”, bằng cố, vải. Con cháu đời 19-20 thì không biết kêu ông bằng gì nữa. Tuy vậy chúng tôi không hề nghĩ rằng ông là nhân vật thuộc  thế hệ cũ, bởi vì ông là một nghệ sĩ của thế hệ trẻ hôm nay. Ông thực sự luôn luôn trẻ, từ ngoại hình đến tâm hồn.

“Thời kỳ cách mạng tháng 8-1945, ông gia nhập Đoàn văn nghệ Quảng Trị do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn.

“Tháng 12-1946, kháng chiến bùng nổ, ông cùng với nhạc sĩ Trần Hoàn hoạt động tuyên truyền tại mặt trận Huế. Thượng tuần tháng 12-1947 sau hơn một tháng bao vây quân Pháp tại trường Pellerin và khách sạn Morin, mặt trận Huế vỡ.

“Hoàng Thi Thơ cùng nhạc sĩ Trần Hoàn và một số đoàn viên của Đoàn Tuyên truyền kháng chiến Trung Bộ theo các cơ quan đầu não chuyển về Vinh (Nghệ An).

“Tháng 5-1947 ông công tác ở báo Cứu Quốc Liên khu 4 do Lưu Quí Kỳ phụ trách, Chế Lan Viên làm trưởng ban biên tập.” (4)

Trong một lần công tác ở vùng địch chiếm, ông bị Pháp bắt giam một thời gian. Khi được trả tự do, ông về lại Huế, trước khi vào ở hẳn Saigòn, như đã kể.

Đó là thời gian họ Hoàng khởi sự “tụ khí, luyện công” cho sự nghiệp của ông mà, với hai bộ video do trung tâm Thúy Nga Paris thực hiện, nhan đề “Hoàng Thi Thơ, một đời cho âm nhạc” và “Hoàng Thi Thơ 2” là những ấn chứng rỡ ràng nhất dành cho tài hoa âm nhạc này.  

Du Tử Lê,

  

 

Chú thich:

(1), (2) Theo dactrung.com 

(3) Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao cho biết, khi trưởng thành, nữ ca sĩ Tuyết Mai từng có thời gian chung sống với ca sĩ Duy Khánh. Và cô Thúy Nga ở đây, chính là người bạn đời của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Thời gian câu hát đường phố ra đời, là thời đầu khi hai người mới yêu nhau ở Saigòn.   
(4) Theo bách khoa tòan thư mở Wikipedia.

http://files.myopera.com/diemxuacafe/albums/621130/Nh%E1%BA%A1c%20s%C4%A9%20Ho%C3%A0ng%20Thi%20Th%C6%A1%20v%C3%A0%20ca%20s%C4%A9%20Th%C3%BAy%20Nga.jpg

Nói tới cõi giới âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nhiều người cho rằng sẽ là một thiếu sót đáng kể, nếu không nhắc tới ít nhất hai ca khúc như một thứ hồi ký của đời ông. Đó là các ca khúc “Đường xưa lối cũ” “Tà áo cưới.”


Theo nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, một trong những người có thẩm quyền nói về cuộc đời, cũng như tiến trình sáng tác của tác giả “Trăng rụng xuống cầu” thì, hai ca khúc kể trên được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác trong năm 1958, khi ông trở về làng Bích Khê sau nhiều năm xa cách.


Đối với thế hệ trưởng thành trong thập niên 1940 thì, “Ra đi” hay “Trở về” là một đề tài tạo nhiều xúc động. Do đó, nó cũng mang lại nhiều vòng hoa vinh quang. làm thành tên tuổi cho không ít văn nghệ sĩ. Đó là thời gian mà những cuộc ra đi, trở về nhuốm nhiều đau thương, nhiều nước mắt nhất do những biến động lớn của lịch sử Việt Nam thời đó.


Nhiều người cho rằng những đoạn lìa, tang chế đứt ruột này, khởi sự từ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Để rồi sau đấy, là cuộc di cư vĩ đại của hơn một triệu đồng bào miền Bắc vào miền Nam tìm tự do. Và, hơn ba thập niên vừa qua, lại là cuộc di tản, vượt biển vĩ đại khác, là những đoạn lìa, oan nghiệt trên bước đi thăng trầm của định mệnh dân tộc.


Riêng đề tài “trở lại” hay “tìm về” của nền tân nhạc Việt trong giai đoạn thuộc các thập niên 1940, 1950, người ta ghi nhận được khá nhiều những ca khúc mà tới hôm nay, dù khói lửa đã nguôi, tàn tro đã lắng, nhưng mỗi khi nghe lại các ca khúc ấy, những tâm hồn nhậy cảm, vẫn không khỏi bồi hồi, ngậm ngùi, tựa một lần thêm chứng kiến, sống lại với xiết bao thương đau cũ.


Nếu chỉ chọn ra những ca khúc mà ngay tự nhan đề đã nói rõ, nói hết nội dung tác phẩm thì trong giới hạn của của mươi năm kể trên, người ta thường liên tưởng tới “Ngày về” của Hoàng Giác; “Trở về” của Châu Kỳ; “Ngày trở về” của Phạm Duy; và dĩ nhiên không thể không nhớ “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ…


Nhưng, nếu Phạm Duy “thi ca hóa” với cực tả anh thương binh trong “Ngày trở về”:

 

Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ
Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hòa bình.(3)

 

Hay “Ngày về” của Hoàng Giác, ngỡ ngàng vì “bạn cũ,” vì “đường tơ” đã siêu lạc chân trời khác:

 

Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt
Nghe tiếng chim chiều về gọi gió
như tiếng tơ lòng người bạc phước
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng đau. (4)

 

Nó vẫn là một tìm về không ra khỏi tính lãng mạn. Một dạng thức của “thú đau thương!”

Ngay “Trở về” của Châu Kỳ, tuy mang ít nhiều tính “tự sự” như:

 

Về đây nhìn mây nước bơ vơ
Về đây nhìn cây lá xác xơ
Về đây mong tìm bóng chiều mơ
Mong tìm mái tranh chờ
Mong tìm thấy người xưa

Về đây buồn trông cánh chim bay
Về đây buồn nghe gió heo may
Về đây đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lùng ngắm trời mây… (5)


Thì, dù tha thiết, ngỡ ngàng đớn đau cách mấy, vẫn là tâm cảnh của một người đi tìm…một người. Chính xác hơn, đó là cuộc trở về với hy vọng tái ngộ một tình yêu dang dở. Riêng Hoàng Thi Thơ trong trở về qua ca khúc “Đường xưa lối cũ” mới là một trở về tìm mẹ. Tìm em. Tôi muốn gọi đó là một “chuyện kể,” có lớp lang. Một thứ “hồi ký” viết bằng âm nhạc:

 

Đường xưa lối cũ,
có mẹ tôi run run trong hôn hoàng
Lòng già thương nhớ,
nhớ đến tôi, lom khom đi tìm con

Khi tôi về, bồi hồi trong nắng
Tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về
Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn
Con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng...

Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời
Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ…(5)


Cũng chính vì tính “chuyện kể”, tính “hồi ký” mà ca khúc “Đường xưa lối cũ” của họ Hoàng tới hôm nay, vẫn là những lời nói thay cho tình cảm của nhiều gia đình Việt nam; cả khi họ không cùng một tâm cảnh với tác giả.


Lại nữa, một trong những tác nhân chính, đưa tới nhiều cuộc “tử biệt sinh ly” trong tình yêu của nhân gian là, chuyện “sang sông” hay “lên xe hoa” của một trong hai người yêu nhau. Bởi thế, từ thuở rạng đông của nền tân nhạc Việt, Đoàn Chẩn - Từ Linh (6) trong ca khúc “Tà áo xanh” cũng đã làm não lòng người với:  

Rồi chiều nao xác pháo
bên thềm tản mác bay
em đi trong xác pháo
anh đi không ngước mắt
thôi đành em…

Lúc anh ra đi lạnh giá tâm hồn
hoa mai rơi từng cánh trên đường
lạnh lùng mà đi tiếc nhớ thêm chi
hoa tàn nhạc bay theo không gian. (7)


Tới các ca khúc như “một người lên xe hoa” của Hoàng Trọng, hay “Tôi đưa em sang sông” của Y Vũ và Nhật Ngân, hoặc “Sang ngang” của Đỗ Lễ…, cũng là những ca khúc ở được dài lâu với những tâm hồn bi lụy.  


Nhưng, có lẽ chỉ riêng một Hoàng Thi Thơ, đã đi vào thể tài này, qua bài “Tà áo cưới,” vẫn hình thức “hồi ký,” dành cho người em gái của mình, chứ không phải cho người yêu:

 

Những tà áo cưới thướt tha bay bay trong nắng chiều
Đưa người em gái bước chân đi đi về bến nao ?
Ôi buồn làm sao ! Em có nhớ Thu nào ?

Những tà áo cưới tiễn em đi em lấy chồng
Chim trời theo gió biết nơi đâu đâu mà ước mong !
Cung đàn thầm rơi rơi mãi tiếng tơ lòng… (8)


Dù được quảng đại quần chúng yêu mến qua nhiều thế hệ, với hàng trăm ca khúc đã in lắng, ngấn sâu trong lòng người, nhưng dường như nhạc sĩ (hay định mệnh) Hoàng Thi Thơ không phép cho ông dừng ở đó. Tôi muốn nói, định mệnh đã chọn ông làm con beo gấm tung hoành trong nhiều cánh rừng nghệ thuật mới.


Về những lãnh vực khác, theo tài liệu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thao thì, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một nhà tổ chức tài hoa của sân khấu nghệ thuật. Ông từng là trưởng đoàn văn nghệ Việt Nam với hàng 100 nghệ sĩ.


Ông từng nhiều lần đại diện cho chính phủ VNCH, cầm đầu đoàn văn nghệ lưu diễn ở Pháp năm 1968 qua Hòa đàm Paris, kể cả các đoàn cải lương, hát bộ,  cũng như luôn các đoàn văn nghê thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị / QLVNCH… Phải chăng do tài điều khiển và khả năng Anh, Pháp ngữ lưu loát của ông?
Trước và sau thời điểm vừa kể, ông cũng là người hướng dẫn các đoàn ca vũ nhạc Việt Nam lưu diễn tại Nhật, Hongkong, Đài Bắc, Vạn Tượng, Nam Vang, Kuala Lumpur, Singapor, Manila, Anh quốc và, nhiều nước thuộc Phi Châu.


Năm 1967, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được ông Huỳnh Đạo Nghĩa, chủ nhân hãng kem Hynos mời làm giám đốc chương trình cho nhà hàng Maxim vĩ đại nhất Saigòn, trước tháng 4-1975.
Để đáp ứng nhu cầu một sân khấu lớn có tầm vóc quốc tế, với một chương trình kéo dài ba giờ đồng hồ, ngay từ năm 1967, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã là người chủ trương dùng các vũ công chuyên nghiệp để minh họa cũng như tạo sống động sàn diễn, tăng thêm giá trị cho những tiết mục mới lạ khác…


Được các vũ sư như Lưu Hồng, Trịnh Toàn phụ tá,…qua sân khấu Maxim, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thời đó, đã được báo chí mệnh danh là người làm cuộc “cách mạng xanh” cho sân khấu trình diễn.  


Tôi không biết có phải vì nhu cầu sân khấu đòi hỏi hay không mà, cũng thời gian này, giới hâm mộ nhạc kịch đã như lên cơn sốt hâm mộ trước vở nhạc kịch “Ả đào say” của họ Hoàng. Vở nhạc kịch, theo tiết lộ của một người trong dòng tộc họ Hoàng ở làng Bích Khê, đã rút cạn tâm trí Hoàng Thi Thơ nửa  năm “lao động” không phút nghỉ. 


Trước đấy, 1963 ông đã cho dựng vở nhạc kịch đầu tiên của ông, tên “Từ Thức lạc lối bích đào.” Kế tiếp, vở “Dương Quý Phi” ra mắt công chúng năm 1964. “Cô gái điên” công diễn năm 1966…


Tôi cũng không biết có phải chính định mệnh, lại nắm tay ông từ lãnh vực sân khấu bước vào điện ảnh? Chỉ biết ở lãnh vực này, một lần nữa, Hoàng Thi Thơ lại cho thấy óc sáng tạo và, khả năng làm mới của ông từ vai trò người viết chuyện phim, tới đạo diễn, sản xuất…cùng một lúc.


Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao tiết lộ rằng, qua cuốn phim “Người Cô Đơn,” nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ muốn gián tiếp mọi người thấy con người thật của ông. Một con người nhiều tài năng, nhưng không vì thế mà thoát được chiếc lưới…cô đơn!

 

Tháng 4 năm 1975 khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đang cầm đầu một đoàn văn nghệ lưu diễn tại Nhật Bản thì biến cố 30 - 4 xẩy ra. Không thể trở về Saigòn, ông chọn định cư tại tiểu bang California.


Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vì bệnh tim ngày 23 tháng 9 năm 2001 tại tư gia ở thành phố Glendale, miền nam Cali.  

Sự mất đi của ông, đồng nghĩa với sự vụt tắt của không chỉ một mà, nhiều vì sao khác nhau, trên vòm trời nghệ thuật Việt.  


Du Tử Lê.

(Garden Grove, Dec. 7 – 2010).


Chú thích:

(3), (4), (5), (7), (8): Theo dactrung.com 
(6): Trang mạng Wikipedia cho biết, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sinh ngày 15 tháng 6 - 1924; mất ngày 15 tháng 11 - 2001. Riêng về Từ Linh thì, trang mạng này ghi: “Tất cả ca khúc của ông (Đoàn Chuẩn) đều được ghi tên tác giả là "Đoàn Chuẩn-Từ Linh". Thực ra Từ Linh (?- 1992) không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Tạ Đình Thâu - một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng.

 

 http://nhansuvietnam.vn/news_pictures/5/iqbry1231497993.jpg



ImageImagehttp://www.megaupload.com/?d=UINORI78

Image

Image
http://www.megaupload.com/?d=J84OWNG9Image

Image

http://www.megaupload.com/?d=7I180OM7
http://www.megaupload.com/?d=X8ODN1U1
http://www.megaupload.com/?d=ULCG86D4Image

Image
http://www.megaupload.com/?d=U8GX40KHImage
Imagehttp://www.mediafire.com/?dnftqnnnzuj
http://www.mediafire.com/?nynbz4oe2or

Image

Image
http://www.megaupload.com/?d=TA0TIQ6L





http://www.megaupload.com/?d=TQ8XK8DZ

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Hồ Hoàng Yến - tiếng hát của/và tâm hồn tĩnh lặng!

"Giấc mơ não nùng. VỘI. TAN"


Khi nàng cất tiếng hát...Từng giọt nhạc, thánh thót..rơi....Rơi trên phiến tình ta, trên những bến bờ xa ..của một vùng kí ức nào đó...gần lắm..mà chẳng bao giờ còn gặp lại được...Như bao phủ bởi một biển sương mênh mông...trong mông mênh ấy, tiếng hát . lạ kì thay, đã tự tìm cách kết nối những tâm hồn đơn côi với chập chùng những "trối trăn cuối cùng"...Giữa  khoảng trống của tiếng hát mộng mị, và , mơ hồ ấy, ta biết có cơ may  đang gặp lại biết bao nhiêu là tang hoang tháng ngày, yêu dấu tháng ngày, chất ngất tháng ngày...

Tháng ngày nào? Tháng ngày của tình buồn, tình xa hay tình nhớ???Hồ Hoàng Yến hát mà như đang cố chới với níu kéo một bóng hình nào đó. Những đoạn hát như khẽ kìm tiếng nấc, những đoạn chập chùng buồn và giữ lại cho riêng mình một niềm nghẹn ngào nào đó, nhưng cô..chính lúc ấy..đang khẽ kìm nén, ôm giữ..cho tất cả chúng ta....một hay nhiều nỗi niềm riêng! Khi nàng hát "Giấc mơ não nùng vội tan"...thì người nghe như thấy đó là một ân huệ từ giọng hát ấy, bởi những giấc mơ não nùng của tất cả đã cùng nhau. Vội. và. Tan....

Khi nàng hát "Chiều Tím" ,

"Từ đấy đàn nhớ thanh âm chùng dây vỹ cầm
Người xa vắng rồi chiều sang em ơi!
Thương ai hoa rơi lá rơi ..."

Ta thấy trong ta đang lả tả những nụ hoa ngày cũ, còn ủ hương chờ nhau trong một mùa nào đó hay những nụ tình ngày xưa giờ đây chỉ còn là những nụ tàn rơi rụng và "xoay xoay trong hồn"  vì lòng người đã lỡ như "lá úa trong mưa chiều" .....tất cả,  chỉ còn là mãi mãi những bát ngát tím của những "một mình trong chiều vắng", những ủ ê tím của những bước độc hành trên "con đường thật buồn một ngày cuối đông..."

..hay còn nữa ...với HẠNH PHÚC LANG THANG, một lần nữa, HHY đã gieo rắc, đã cắm rễ những hạnh phúc, đơn sơ, và sâu đậm, của ân tình, của kỉ niệm...lang thang mãi mãi cùng chúng ta...

"Phố xưa quên một người,
Bàn chân gieo đơn côi,
Gió mang theo cơn lạnh
Về rót lệ trên môi"

Đó, cũng chính lá giọt lệ cho ngàn sau, cho tình ta, giọt lệ của .."hãy vui khi lòng còn biết buồn", HHY đã không ngại ngần mang những niềm buồn sâu kín gửi trao cho những trái tim còn biết rung cảm, "biết quên câu cười","biết cho đôi lần lệ rơi"...

Như một người lữ hành miệt mài băng ngang cánh đồng tình yêu...và đã nếm trải những sầu muộn, những tang hoang...Đi về phía chới với, đi về phía tàn phai....Hồ Hoàng Yến...đã đến.."cho nhau lời nói trên đời nào yêu người"...

Và tôi đang thấy, một đôi cánh thiên thần...từ giọng hát ấy, đang bay đến..đang nâng chúng ta...và vút cao về một vùng miên viễn nào đó, nơi mà "cánh Thiên Ðường...Ðã mở hé tình yêu là trái táo thơm"...!

huyvespa@gmail.com


http://www.vnphoto.net/data/p9/1453_thegphoto_1211_7951.jpg


http://ihost.huongtinhyeu.net/images/asia59dvd1.jpg


THE BEST OF HO HOANG YEN (COLLECTION)

http://www.mediafire.com/?pav4arr6orz4an3


http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=154079&stc=1&d=1264713033

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Ở Saigon mà lại nhớ Saigon?

"Mưa mấy mùa mây mấy độ thu
Vườn thức đủ một mùa hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu bóng chữ đọng chân cầu"

(Lê Đạt)

Em vẫn đây mà em ở đâu?

SG ở đây mà nhớ SG (ở đâu)???

........
Và tôi lại viết về Saigon trong 1 chiều chủ nhật lộng gió, "chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu"...Những tưởng đã viết nhiều về SG, chia sẻ cùng SG nhiều điều rồi, sẽ cần có thời gian nữa để có thêm câu chuyện mới.  Nhưng không ! SG trở lại trong tôi nhanh hơn tôi thầm nghĩ....

Những cơn gió lộng của SG cuối năm như thổi tốc lên hàng mớ những đám bụi kỉ niệm, kỉ niệm, tôi cứ phải nhắc đi nhắc lại nó hàng trăm hàng vạn lần cũng không biết chán, vì chúng ta không sống với quá khứ, nhưng dẫu gì, quá khứ vẫn như chiếc bóng, bám rời mãi, không cách chi cắt đứt được...

"Chiều nay em ra phố về..."

Bạn nhắn cho mình rằng có lẽ sẽ xa mãi mãi thành phố thân thương này, không còn gặp lại được nữa đâu, mãi mãi...Dẫu gì, sau này, có ghé qua vài lần, như một lữ khách phương xa, thì không thể coi như nơi chốn này là nơi mình đang ở, đang trăn trở cùng với nó, đang suy nghĩ cùng với nó, đang day dứt...những niềm riêng ...nhưng chia sẻ cùng với nó! SG!

Những chiều kẹt xe và đám đông nhốn nháo của sáng sớm, những vệt nắng của của ngày tháng hạ nhấp nhô của hôm nay, của hôm qua... những lúc hiếm hoi vận thêm chiếc áo khoác đầy màu sắc và xuống phố, những lúc xì xụp chén tàu hủ bên cạnh một khách sạn xa hoa, những khi lần mò để tìm một quán cafe cố giấu mình sau những hàng ràu thâm u & (cố tạo ra vẻ) huyền bí, những khi cùng nhau rong ruổi qua con đường ngọc lan (người xưa bảo thế chứ bây giờ tất cả chì còn là ký vãng), những lúc dắt dìu qua những con đường.."bỗng là dòng sông uốn quanh"....,những khi ngỡ ngàng khi háo hức đón những trận mưa lá me trên những con đường thân quen, những lần lạc trong những ngõ nhỏ SG và vô tình đứng dưới 1 giàn bông giấy huy hoàng và những cánh hoa cứ miên man rơi không suy tính như một lần cuối đem cái đẹp đến cho thế gian, những lần bát phố khi "chiều tím loang vỉa hè", chiều tím, hồn sầu, ....nhưng lòng vẫn kịp thấy SG rất đẹp, một nét đẹp của nỗi buồn khó diễn tả! Lúc ấy, mới biết là SG phồn hoa, cũng biết buồn...như mình vậy???!!!

Nhiều quá, nhiều những điều đơn giản - tưởng - chừng - là - đơn - giản...ấy, nhưng khi xa rồi mới thấy tiếc, phải không?

SG có đủ cả, những huyễn hoặc, những ảo vọng, những mù khơi...
Và còn có cả những yêu dấu, những ngậm ngùi, những ...thực tế!

Thế mới là SG, đậc biệt vì chính những đan cài, xen kẽ, những thứ (tưởng như) không đặc biệt ấy!

Ngoài kia "Mưa mù lên mấy vai, gió mù lên mấy trời"...
Mưa gió cứ thế mà se sắt và bủa vây tôi, bủa vây chúng ta trong những ngày SG cuối năm!

Cũng cần lắm nhưng cơn mưa gió như thế, để cản bước chân lang bạt, để ngồi xuống, để ngắm nhìn, để ngẫm nghĩ, để cho SG có cơi hội, được một lần...nghĩ về, mặc dù, chúng ta đã gắn bó với nó, thắm thiết hơn cả một người thân , rất thân!

J’ai fait la magique élude
Du bonheur, qu’aucun n’élude
Salut à lui chaque fois

Ai nghĩ về hạnh phúc
Sẽ đạt nguồn diễm phúc
Hãy chào nó mỗi khi thức dậy…

Tôi nghĩ về tôi, tôi nghĩ về bạn, tôi nghĩ về chúng ta!
Tôi nghĩ về Saigon!
Chào nhé, SG!







Hình ảnh

05 Notre Dame Cathedral



SG 1972-
13 Vo Thanh St15 Old Rail Yard Terminal16 Church on Vo Thanh19 Water Tower20 Dang Duc Sieu St

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

1975

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)

Tội nghiệp, tội nghiệp quá, tội những trang sách, những áng văn, những câu thơ không dưng cũng bị tàn phá, những bìa báo. những nhạc bản không dưng cũng chịu chung cảnh phân ly...tàn tạ & rách nát hết cả.
Nhưng "cái gì của Cesar, (phải) trả lại cho Cesar"...Gio đây, những giá trị của những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ ..đều dễ dàng được kiểm chứng bằng cách..đọc (vâng, còn có cách nào khác để thẩm định, để thẩm thấu, và để thấu hiểu..không những là những tác giả, những phong vị của các áng văn, những dư vị của các bài thơ, mà còn là đọc để hiểu về một thời kì - có người đã từng nói rằng - là thời kì cực thịnh của văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, trước và sau này, khó mà còn 1 thời kì cực thịnh như thế nữa)

Này đây NGUYỄN TẤT NHIÊN, PHẠM THIÊN THƯ, TRẦN DẠ TỪ, DU TỬ LÊ, THANH TÂM TUYỀN, NHÃ CA, KIM TUẤN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN BẮC SƠN, VŨ HỮU ĐỊNH, TỪ THẾ MỘNG, LINH PHƯƠNG
Này đây DUYÊN ANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MAI THẢO, TỪ KẾ TƯỜNG, VÕ PHIẾN, TẠ TỴ...

 giọng của văn chương miền Nam trước 1975, hoa mỹ và còn rất "cổ điển". "Cổ điển" ở đây là lối văn chương của người Việt cổ, không phải lối đặt câu đầy đủ chủ-vị cứng nhắc của phương Tây. Đồng thời, giọng văn mang âm hưởng của văn hiện sinh (thứ văn chương đã từng là "tội nhân thiên cổ" dưới mắt người Cộng sản), nắm bắt lấy ngay cảm xúc hiện tại mà không để tâm đến cấu trúc. Nhân vật trong truyện cũng mang đủ đầy những đặc tính này: văn hoa, lãng mạn, quyết liệt và "hiện sinh". Sự lãng mạn của họ không giống như các nhân vật trong những tác phẩm "miền Bắc", vừa mang tính chất của người phương Nam cởi mở thẳng thắn, vừa mang đậm dấu ấn thời đại của những thanh niên thị thành ảnh hưởng văn hoá Tây Âu, cũng vừa là tình cảm của những người lính bất cứ ngày giờ nào cũng đối mặt với cái chết.


1975

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)

Tội nghiệp, tội nghiệp quá, tội những trang sách, những áng văn, những câu thơ không dưng cũng bị tàn phá, những bìa báo. những nhạc bản không dưng cũng chịu chung cảnh phân ly...tàn tạ & rách nát hết cả.
Nhưng "cái gì của Cesar, (phải) trả lại cho Cesar"...Gio đây, những giá trị của những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ ..đều dễ dàng được kiểm chứng bằng cách..đọc (vâng, còn có cách nào khác để thẩm định, để thẩm thấu, và để thấu hiểu..không những là những tác giả, những phong vị của các áng văn, những dư vị của các bài thơ, mà còn là đọc để hiểu về một thời kì - có người đã từng nói rằng - là thời kì cực thịnh của văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, trước và sau này, khó mà còn 1 thời kì cực thịnh như thế nữa)

Này đây NGUYỄN TẤT NHIÊN, PHẠM THIÊN THƯ, TRẦN DẠ TỪ, DU TỬ LÊ, THANH TÂM TUYỀN, NHÃ CA, KIM TUẤN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN BẮC SƠN, VŨ HỮU ĐỊNH, TỪ THẾ MỘNG, LINH PHƯƠNG
Này đây DUYÊN ANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MAI THẢO, TỪ KẾ TƯỜNG, VÕ PHIẾN, TẠ TỴ...

 giọng của văn chương miền Nam trước 1975, hoa mỹ và còn rất "cổ điển". "Cổ điển" ở đây là lối văn chương của người Việt cổ, không phải lối đặt câu đầy đủ chủ-vị cứng nhắc của phương Tây. Đồng thời, giọng văn mang âm hưởng của văn hiện sinh (thứ văn chương đã từng là "tội nhân thiên cổ" dưới mắt người Cộng sản), nắm bắt lấy ngay cảm xúc hiện tại mà không để tâm đến cấu trúc. Nhân vật trong truyện cũng mang đủ đầy những đặc tính này: văn hoa, lãng mạn, quyết liệt và "hiện sinh". Sự lãng mạn của họ không giống như các nhân vật trong những tác phẩm "miền Bắc", vừa mang tính chất của người phương Nam cởi mở thẳng thắn, vừa mang đậm dấu ấn thời đại của những thanh niên thị thành ảnh hưởng văn hoá Tây Âu, cũng vừa là tình cảm của những người lính bất cứ ngày giờ nào cũng đối mặt với cái chết.


1975

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)

Tội nghiệp, tội nghiệp quá, tội những trang sách, những áng văn, những câu thơ không dưng cũng bị tàn phá, những bìa báo. những nhạc bản không dưng cũng chịu chung cảnh phân ly...tàn tạ & rách nát hết cả.
Nhưng "cái gì của Cesar, (phải) trả lại cho Cesar"...Gio đây, những giá trị của những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ ..đều dễ dàng được kiểm chứng bằng cách..đọc (vâng, còn có cách nào khác để thẩm định, để thẩm thấu, và để thấu hiểu..không những là những tác giả, những phong vị của các áng văn, những dư vị của các bài thơ, mà còn là đọc để hiểu về một thời kì - có người đã từng nói rằng - là thời kì cực thịnh của văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, trước và sau này, khó mà còn 1 thời kì cực thịnh như thế nữa)

Này đây NGUYỄN TẤT NHIÊN, PHẠM THIÊN THƯ, TRẦN DẠ TỪ, DU TỬ LÊ, THANH TÂM TUYỀN, NHÃ CA, KIM TUẤN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN BẮC SƠN, VŨ HỮU ĐỊNH, TỪ THẾ MỘNG, LINH PHƯƠNG
Này đây DUYÊN ANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MAI THẢO, TỪ KẾ TƯỜNG, VÕ PHIẾN, TẠ TỴ...

 giọng của văn chương miền Nam trước 1975, hoa mỹ và còn rất "cổ điển". "Cổ điển" ở đây là lối văn chương của người Việt cổ, không phải lối đặt câu đầy đủ chủ-vị cứng nhắc của phương Tây. Đồng thời, giọng văn mang âm hưởng của văn hiện sinh (thứ văn chương đã từng là "tội nhân thiên cổ" dưới mắt người Cộng sản), nắm bắt lấy ngay cảm xúc hiện tại mà không để tâm đến cấu trúc. Nhân vật trong truyện cũng mang đủ đầy những đặc tính này: văn hoa, lãng mạn, quyết liệt và "hiện sinh". Sự lãng mạn của họ không giống như các nhân vật trong những tác phẩm "miền Bắc", vừa mang tính chất của người phương Nam cởi mở thẳng thắn, vừa mang đậm dấu ấn thời đại của những thanh niên thị thành ảnh hưởng văn hoá Tây Âu, cũng vừa là tình cảm của những người lính bất cứ ngày giờ nào cũng đối mặt với cái chết.