Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Lại một ngày...30/4!


Tháng 4 . Lại tháng 4. Tháng 4 năm 2007 hay tháng 4 năm 1975 dường như không khác nhau nhiều lắm. Sau ngày ấy, thời gian không còn chuyển động nữa. Nó đã bị đóng băng. Duy chỉ có không gian là thay đổi.  Mỹ, Pháp, Na Uy , Úc . . . chứ không phải Việt Nam.

Còn con người ? hình như cũng không khác xưa nhiều lắm. Những mái tóc đen nay đổi màu bạc trắng,  dấu chỉ duy nhất của thời gian. Có lẽ , chính ở khía cạnh này, chúng ta chứng kiến một bi kịch lớn nhất của thời đại, của dân tộc và của chính mình. 32 năm mà tưởng chừng như mới hôm qua. Trong trường hợp này, ký ức con người là một tai họa.

Cảm giác chông chênh của ngày tháng ám ảnh trên mọi suy nghĩ của những người ít nhiều dính líu đến biến cố lịch sử khó quên ấy. Chỉ vì quá khứ nặng hơn hiện tại. Dù những xác chết đã chỉ còn là những mẩu xương khô khốc. Dù những nấm mồ chôn sơ sài góc rừng, ven suối, bờ mương đã không còn có thể nhận ra được nữa. Dù có những góa phụ, tử sĩ đôi lúc quên rằng mình đã một thời là góa phụ, tử sĩ.

Tôi đã hơn một lần đặt câu hỏi : Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh đã chấm dứt chưa ? Trong câu hỏi, đã chứa đựng sẵn một phần của câu trả lời.

Dư vị sau cuộc chiến, giữa hai bên đối nghịch cùng máu đỏ da vàng, quả thực không ngọt ngào gì.Bên thua trận không tin rằng mình thua vì bất tài, vì đã không dốc sức chiến đấu , mà là vì bị bán đứng bởi đồng minh, bị bỏ rơi bởi các cấp chỉ huy. Bên thắng trận , vừa phải trả cái gía quá đắt cho sự thắng trận, vừa bị nhồi nhét một thứ ý thức hệ lấy hận thù (giai cấp) làm nền tảng, nên đã phạm nhiều sai lầm trong cách hành xử sau ngày tiếng súng chấm dứt, và cùng lúc, bỏ qua nhiều cơ hội hòa giải , đòan kết dân tộc để xây dựng đất nước vốn đã kiệt quệ vì chiến tranh kéo dài. Trong con mắt kẻ thắng trận, cái được thua sau cùng không phải là giữa người Việt với nhau.

Và có lẽ, đó là nguồn gốc của mọi hệ lụy từ bấy đến nay.

32 năm đã trôi qua. Người chết thì cũng đã chết. Chết trong cuộc chiến, chết trước ngày 30 tháng 4 năm 75 hay chết sau ngày đó, chết trên đường vượt biên vì súng đạn của công an biên phòng, mã tấu của hải tặc, hay chết vì sóng, bão, đói, khát , chết vì bệnh tật nơi vùng kinh tế mới hay các trại cải tạo , cũng chẳng có gì khác nhau. Vì cái chết nào cũng có ý nghĩa cuối cùng là hết. Chỉ tội cho người còn sống. Họ sẽ còn bị cuộc chiến ấy ám ảnh cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt. Kẻ chiến thắng có cái ám ảnh của kẻ chiến thắng. Người chiến bại cũng có cái ám ảnh dành cho người chiến bại.

Hình ảnh một vị linh mục hai tay bị còng, đứng trước tòa án của kẻ chiến thắng, vẫn dõng dạc lên tiếng phủ nhận sự hiện hữu của chế độ, chỉ làm gia tăng cường độ nỗi ám ảnh của kẻ chiến thắng. Bàn tay đưa ra bịt lấy miệng vị linh mục, là một phản ứng rất bản năng. Hành động ấy biểu trưng cho bản chất của chế độ, đồng thời cũng biểu lộ sự sợ hãi mà kẻ chiến thắng đã mang trong lòng từ 32 năm nay, kể từ ngày họ tiến vào Sài Gòn, treo lá cờ đỏ trên nóc Tổng thống phủ của người chiến bại. Hơn ai hết, họ nhìn thấy sự bất lực của mình trong việc chinh phục một nửa đất nước có nền văn hóa cao hơn . Vì thế, mới có những sự kiện đốt sách, lừa những thành phần ưu tú nhất của phe bại trận vào những nhà tù không biết ngày về, đẩy dân chúng miền Nam vào những khu kinh tế mới nơi rừng thiêng nước độc, cải tạo công thương nghiệp nhằm bần cùng hóa lớp thị dân vốn là cái gai dưới con mắt kẻ cai trị.

Với kẻ chiến bại, nỗi ám ảnh của cuộc chiến 30 năm là điều tất nhiên. Cái cách mà cuộc chiến kết thúc, đã làm cho nỗi ám ảnh ấy càng thêm khắc nghiệt. Nhiều người tin rằng, thế cờ có thể lật ngược được, và 32 năm lưu vong xứ người, họ đã cố nhúm lên ngọn lửa hâm nóng ước vọng của một ngày trở về. Năm tháng qua đi, tuổi đời ngày một chồng chất, cảm giác bất lực cũng tăng dần theo với nỗi ám ảnh về một sứ mạng không bao giờ được chu tòan. Và họ nghĩ đến việc giao phó trách nhiệm ấy cho thế hệ nối tiếp, thế hệ chỉ biết đến chiến tranh qua những hồi ức mờ nhạt của tuổi ấu thơ, qua những lời kể của cha anh, qua những trang sách đọc lõm bõm vì mớ từ vựng tiếng Việt ít ỏi của mình.

2.

Những hình ảnh bi tráng nhất của ngày 30 tháng 4 năm 1975 vẫn còn được lưu trữ . Và chúng sẽ được sống lại vào những ngày kỷ niệm hàng năm. Bên thắng trận sẽ chỉ xem , chỉ phô bày những hình ảnh nào được coi là hào hùng, vinh quang và cố tình bỏ qua một bên bao hình ảnh đau thương mất mát để có được những giây phút lịch sử ấy. Bên thua trận sẽ giở ra những hình ảnh não lòng nhất trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, để tự tra vấn mình tại sao lại có thể cho phép những điều ấy xảy ra, và cũng để tự an ủi mình rằng , cuộc chiến đã kết thúc theo sự sắp xếp của những thế lực bên ngòai, chứ không phải vì mình tài hèn sức mọn. Trong lịch sử dân tộc, đã từng có cuộc phân tranh Trịnh –Nguyễn ở thế kỷ 17 kéo dài hơn 40 năm , nhưng con sông Gianh ngăn đôi hai bên Trịnh Nguyễn 400 năm xưa hay con sông Bến Hải ngăn đôi hai miền Nam Bắc 30 năm về trước cũng không khó vượt qua bằng lằn ranh vô hình ngăn chia lòng người Việt Nam như hiện nay. Oan nghiệt kéo theo oan nghiệt. Thiên kiến và cố chấp là những tác nhân không thể tránh khỏi. Những bài học lịch sử vừa cay đắng, vừa khó nuốt, nên ít người chịu đựng được. Những bài học ấy, nếu trước đây ( 20 năm, 30 năm về trước ) không học được, thì bây giờ lại càng không thể học được. Và thế là bi kịch một thế hệ cứ kéo dài. Cho đến ngày họ nhắm mắt nằm xuống, đem theo xuống mồ những hệ lụy của một thời chiến tranh. Có lẽ, chỉ đến khi ấy, may ra thế hệ kế tiếp mới thóat ra khỏi được cái bóng quá lớn, quá ảm đạm của cha anh, mà cương quyết phủ sạch lớp bụi qúa khứ, đi con đường thẳng tắp của thế hệ mình, không có những ngã rẽ của cố chấp, của hận thù, của kẻ Nam người Bắc, của kẻ trong nước, người ngoài nước, của những bảng giá trị đã lỗi thời nhưng vẫn còn tồn tại nhờ vào thái độ hèn nhát không dám nhận rằng đó là sai lầm chết ( bao con ) người của một thời nhiễu nhương.

3.

Xét cho cùng, kẻ chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 không cần thiết phải rùm beng kỷ niệm ngày thắng trận của mình mấy chục năm sau ngày cuộc chiến kết thúc để che dấu nỗi sợ hãi có gốc rễ từ 32 năm trước. Ngày nay, cái nhân cho một sự bùng nổ làm tan vỡ chế độ không nằm ở  Little Sài Gòn, Sydney, Paris hay Oslo. Nó nằm ở ngay chính trong lòng chế độ, ở Hà Nội, ở Sài Gòn. Những phong trào đòi dân chủ, đòi xóa bỏ chế độ độc đảng, có nguồn gốc ngay từ trong nước và được đề xướng, xiển dương bởi nhiều người đã từng một thời gắn bó với chế độ và những người trẻ tuổi. Những phong trào ấy  không có gốc rễ gì từ cuộc chiến tranh 30 năm . Vì thế, những đòi hỏi của họ không xuất phát từ óan thù, sân hận lưu cửu trong suốt 32 năm sau chiến tranh. Đó là những đòi hỏi chính đáng , đến từ sự phát triển tất yếu của thời đại , đến từ những nhu cầu bức bách nhất của dân tộc , không phân biệt người Nam kẻ Bắc, không phân biệt trước đây họ sinh sống ở bên nào khi cuộc chiến tranh Quốc Cộng nổ ra.

Vấn đề không phải là hóan đổi vị trí , để kẻ thắng trận ngày 30 tháng 4 cúi đầu chịu làm người chiến bại và người chiến bại năm xưa nay bước ra khỏi bóng tối tay giơ cao ngọn cờ tự do dân chủ, cho dù, thực sự cũng sẽ đến lúc mọi thế lực độc tài tòan trị phải lui bước nhường chỗ cho dân chủ, cho tự do theo đúng với cái tầm mà thời đại đã vạch ra . Chính thế hệ những người trẻ - cả trong nước lẫn ngòai nước – đã tạo nên xu thế ấy, đã kiên trì tranh đấu bằng mọi hình thức tùy nơi tùy lúc, kể cả hình thức dùng khoa học kỹ thuật xuyên thủng lớp màn sắt mà nhà cầm quyền trong nước đã dựng nên hòng ngăn chặn không cho những tư tưởng dân chủ phóng khóang từ ngòai nước từ từ thẩm thấu vào nếp suy nghĩ của những người dân sinh sống trong nước. Nếu cần phải xác định người chiến thắng, thì chính họ - những người trẻ ở cả trong lẫn ngoài nước – là những người chiến thắng. Và cũng có nghĩa là dân tộc chiến thắng. Một chiến thắng mang đúng ý nghĩa của chiến thắng. Một chiến thắng không cần biết đến có hay không những kẻ chiến bại. Một chiến thắng mang lại trọn vẹn những ước mơ ngàn đời của những người con xứ Việt : đất nước có dân chủ, tự do, người dân được sống trong ấm no, hạnh phúc.

4.

Chúng ta đã chôn cất người chết. Tất nhiên, người chết – nhất là những người chết vì chiến tranh – đáng được tưởng nhớ đến nhưng không ai sống với người chết.

Chúng ta đã cố quên đi những nỗi đau, dù không thể một sớm một chiều, nhưng dẫu cho chúng vẫn canh cánh bên lòng, cũng không ai muốn sống với những nỗi đau, vì như thế có nghĩa là tự hủy họai chính mình.

Và dù người chết ( đồng bào, đồng đội ) và những nỗi đau ( thể xác lẫn tâm hồn ) có ám ảnh chúng ta đến thế nào đi chăng nữa, thì – một cách công bằng – chúng ta không có quyền buộc những thế hệ nối tiếp phải nhớ đến những người chết , theo cái cách như chúng ta đã nhớ, phải đau những nỗi đau, theo cái cách như chúng ta đã đau. Họ có sứ mạng riêng của thời đại họ sống. Và chắc chắn, họ cũng sẽ có những trăn trở nhức nhối trong khi hòan thành sứ mạng ấy, như chúng ta đã từng trăn trở nhức nhối trong thời đại của mình. Đừng bắt họ mang thêm gánh nặng của quá khứ một cách không cần thiết.

Lịch sử đã sang trang. Những người trẻ sẽ hòan thành những điều chúng ta chỉ mơ ước. Điều đó quan trọng hơn rất nhiều so với mặc cảm thắng bại trong tâm tưởng chúng ta, mỗi khi đối diện với ngày 30 tháng 4 trên tờ lịch hàng năm.

Tháng 4 -2007

© T.Vấn

Image


Image

DOWNLOAD

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Cũng là 1 cơ duyên!


Đọc và tìm thấy 1 quyển sách để đọc, hẳn cũng phải do duyên...
Câu chuyện bắt đầu từ ..1 ngày như mọi ngày...
Tạt ngang nhà sách QUỲNH MAI để xem thử có quyển sách nào mới thì vô tình bước vào sâu trong kệ cuối cùng và thấy 1 tập bút kí khá dày với đề từ  TỪ NGÕ HUẾ XƯA...Tựa sách toát lên 1 chút gì đó vừa huyễn hợac, vừa khơi gợi nhiều kỉ niệm....dù chưa 1 lần ghé chân tới HUẾ.
Tản văn hay tùy bút/ bút ký, ngỡ chỉ là những mảng nhỏ bé, những góc báo nằm in lẩn khuất trong những trang báo màu với vô vàn dòng thông tin trong ...kỉ nguyên hỗn độn như thế này. Thế nhưng không, chính những mẩu tạp bút/ bút kí mang trong nó 1 mạch ngầm cháy bỏng, sự cháy bỏng của hoài niệm, sự cháy bỏng của những niềm nhờ, niềm quên, niềm vui và cả nổi buồn...Hoài niệm về 1 khung trời miên viễn, 1 thời đã qua nhưng nay,  TRẦN KIÊM ĐOÀN, ngươi con của Huế-đã "ra đi có thể quá sơm hay muộn màng" nhưng nay, đã trở về, đã lặn lội tìm lại những dư ảnh, những cảm xúc từ những con ngõ nhỏ của tuổi thơ..và kể lại, bởi theo tác giả "mỗi người Huế có 1 mùa riêng trong trí nhớ đã thành kỉ niệm, được xếp kĩ trong đáy va li lúc ra đi.."
Thâm trầmvà sâu sắc, lãng mạn và tinh tế...Gịong văn của tác giả..cũng như tâm tình của người con xứ Huế..đã làm say mê tôi khi cùng tác giả trở về với những kỉ niệm tuy đơn sơn mà rát buối cõi lòng, từ "cơm Hến" cho tới "mưa Huế""rất hồng buổi sớm và chợt tím buổi chiều của 1 thời đã ngả màu rêu phong", mưa là 1 nét rất đặc trưng cho Huế, đến nỗi, tác giả phải thốt lên rằng:"tâm hổn người Huế đã thành tha phương từ trong những cơn mưa.." cho đến "cơm âmphủ" rồi ngay cả tự tạo ra cho mình... "văn hoá những chiếc cầu" để khám phá ra những "sự hiện hữu vô hình", những "tâm ảnh" của người con xa xứ..

Thế là lại lần mò tìm 1 những tác phẩm khác của tác giả, mới search trên internet hôm trước, hôm sau đã thấy bên trong 1 tiệm sách sale off bên đường, được giảm giá 50% vì lỡ dính nước mưa, 1 trong những quyển hiếm hoi lành lặn còn sót lại...Ngộ thay, cũng khá đúng với tựa đề sách...:TU BỤI, TU BỤI ở đây có nghĩa là TU GIỮA BỤI TRẦN...
Quyển sách ấy, vật vô tri vô giác, đã thấm đẫm những cơn mưa, để nằm im đó, bên đường, chờ cơ duyên đến...Há chẳng phải cũng là 1 điều thú vị sau???

"Bạn cứ giở ra bất cứ một trang nào trong cuốn truyện dài 500 trang này đi, thế nào bạn cũng bắt được một tư tưởng, một ý niệm phật giáo loáng thoáng , lang thang đâu đó , và một cách nhẹ nhàng , khi bạn sang trang, bạn bất ngờ nhận thấy hình như cái ý niệm đó bỗng trở nên có hình dáng, có chiều rộng, có chiều sâu, và thật gần gũi với bạn như thể bạn đã từng nghĩ đến nó tự bao giờ. Tu Bụi đã bằng một cách nào đó đã đem những tư tưởng và lý thuyết nhà Phật đến với bạn một cách êm ái không ngờ.

Bạn nhắm mắt mà lật đến một chương nào đó đi, bạn sẽ ngạc nhiên thích thú vì những sinh hoạt chung quanh bạn, nhờ Tu Bụi mà bỗng trở nên giàu có màu sắc , sống động với từng chi tiết cỏn con , ví dụ như một mảnh gấm dệt , một tiếng trống chầu, một quân tốt đỏ, và cả ngay chính tâm tư của bạn nữa.

Bạn vô tình chỉ vào một đoạn nào đó của Tu Bụi đi , bạn sẽ thấy , sẽ nếm được nét thi vị của văn chương mượt mà , của tấm lòng nhân hậu, cho dù khi nói đến những mối thù gần như truyền kiếp, hay khi đề cập đến những trăn trở, những đam mê của con người ở chốn đời thường.

Bạn không tin ư? Vậy thì mời bạn đọc thôi. Giả thử bạn không đọc từ trang đầu tiên. Giả thử bạn vô tình mở cuốn sách ở trang......Mời bạn đọc thử đi, rồi bạn cho biết bạn có tìm được một câu nào thú vị ở trang đó không nhé " ( from trankiemdoan.net)
,,,,,,,,

Tu bụi, tức là tu giữa bụi trần. Một câu chuyện thiền được xây dựng trong khung cảnh cổ xưa của một thời trong lịch sử triều đình Huế. Hoàng thân Trí Hải, người đã từng tháp tùng hoàng tử Cảnh sang Pháp xin viện binh khi vua Gia Long còn nương náu ở Bangkok, nay trở thành nhà quí tộc tao nhã phong lưu nhất của kinh thành Huế.

Những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thời cuộc, những phân biệt chân giả ở đời đã khiến chàng phải  đối diện với những sự thật sâu thẳm, nhưng có lẽ chủ trương “tu bụi” đã không đến với chàng nếu không có tiếng gõ cửa thôi thúc từ một mối tình...

Một phụ nữ đẹp, tài hoa, lại rất giỏi làm kinh tế; một nữ doanh nhân cưỡi thương thuyền đi Singapore, Thái Lan, Trung Quốc để tự lập cho mình một sự nghiệp riêng dù bản thân đã ở địa vị phu nhân quan chánh chưởng, có thể an nhàn hưởng phú quí trong dinh thự xa hoa...

Một thiếu phụ Việt Nam thế kỷ 19 có  dám mặc áo đầm phương Tây, có dám sống trọn tính cách của mình như nàng Ba Gấm chăng? Con người Việt Nam thế kỷ 19 có thể có tầm nghĩ như Trí Hải chăng? Trần Kiêm Đoàn dám xây dựng những nhân vật như thế, vì với anh con người Việt Nam trong lịch sử thời ấy hoàn toàn có khả năng đạt được những điều như vậy...

Nói chuyện tu hành nhưng trong tác phẩm này Trần Kiêm Đoàn không chủ trương đi quá sâu vào những khúc mắc tâm linh. Anh xây dựng tác phẩm bằng cách đặt mỗi nhân vật của mình trước một hành trình riêng, từ đó làm hiện rõ những mâu thuẫn tiềm tàng trong sự tồn tại của từng thân mệnh. Đi tận cùng số phận của những nhân vật này mới thấy đường tu là đường đến với cuộc đời, một cuộc đời đa đoan, phiền tạp, nhiều oan trái nhưng cũng hết sức thân thương. Vì vậy tu không phải là trốn tránh cõi người mà là mở lòng ra cưu mang nó, ôm ấp nâng đỡ nó, là viên thành cái Phật tính tiềm tàng nơi mỗi trái tim người.

Người đọc đã quen với cách viết trong các tập ký của Trần Kiêm Đoàn trước đây như Chuyên khảo về Huế, Con yêu bánh nậmTừ ngõ Huế xưa sẽ phần nào bỡ ngỡ khi đi vào thế giới truyện của Trần Kiêm Đoàn, nơi đây tác giả đã thay đổi cách viết với quyết tâm thử nghiệm một con đường mới trong cả thể loại, bút pháp và ý tưởng. Cũng là xứ Huế với ký ức thăm thẳm và một cái nhìn soi dõi vào quá khứ, nhưng ở những tập ký trước đây là một giọng trữ tình hoài cảm chen lẫn nụ cười trào lộng dí dỏm, còn với tập truyện này là những chiêm nghiệm lắng sâu về con đường đi tới miền an trú cho mỗi tâm hồn.

Tu bụi vì thế chính là công án thiền của một Trần Kiêm Đoàn trăn trở và tìm kiếm trong hành trình sống, trải nghiệm và nhận thức về chính tâm hồn mình. Với hơn 600 trang in, Tu bụi đến với chúng ta với rất nhiều âm vọng từ một khởi động tâm linh mà tác giả cho ta thấy qua hình tượng Tiếng vỗ một bàn tay:

Vỗ với quá khứ nghe buồn vì ngày qua đã mất;
Vỗ với tương lai bỗng nhạt vì hoài niệm trống không;
Vỗ với hiện tại mới nghe tiếng vọng của trái tim mình và tiếng đập của đôi cánh bướm…

(Trần Thùy Mai)

.....

Và thế là, tôi có thể nói, đọc sách cũng là 1 cơ duyên!!!




Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

More details about ASIA DVD: Trần Thiện Thanh 2

Asia 61 : Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2 : BÀ MẸ TRỊ THIÊN

Bài: Duy Khiêm.
Hình: Trung Tâm Asia.


Lại thêm một tháng Tư nữa trở về với mọi người dân Việt chúng ta. Đã 34 năm dài trôi qua với từng tháng Tư Đen uất hận nghẹn ngào cho những đồng bào phải rời xa quê hương nhưng vẫn mang trong lòng nỗi buồn viễn xứ. Trong những tháng gần đây đã có quá nhiều biến động ở quê nhà, từ biên giới phía Bắc xuống tới Tây Nguyên (vấn đề Bauxite) và ra tận những hải đảo cát vàng ở biển Đông càng làm cho chúng ta thêm buồn đau, ray rức khi hướng lòng mình về bên kia bờ Thái Bình Dương thăm thẳm mù khơi.

Ðặc biệt là trong tháng Tư năm nay, nhiều người trong chúng ta lại có dịp hồi tưởng lại những hình ảnh, âm thanh của đất nước Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa qua giòng nhạc của Trần Thiện Thanh ở tác phẩm DVD Asia 61 sẽ được Trung Tâm Asia phát hành rộng rãi khắp nơi vào ngày Thứ Sáu 24-04-2009.



*Asia 61: “Bà Mẹ Trị Thiên”

Chương trình Asia 61 đã khai mạc bằng một tiết mục mở màn thật huy hoàng và tráng lệ mà cũng đượm khá nhiều nét bi ai khiến cho tất cả khán giả hiện diện vô cùng bồi hồi xúc động. Những kỹ thuật âm thanh, ánh sáng tân kỳ và sự dàn dựng công phu cùng sự diễn xuất điêu luyện của các nghệ sĩ góp mặt đã khiến cho chương trình Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2 trở nên thật xuất sắc và độc đáo hơn những chương trình trước kia của Asia.

Nếu ở Asia 50: Nhật Trường - Trần Thiện Thanh (đúng ba năm về trước, tháng Hai, 2006) có chủ đề “Tình Yêu - Cuộc Đời và Sự Nghiệp” thì ở Asia 61 này, “BÀ MẸ TRỊ THIÊN” nổi bật lên như là một chủ đề phụ của chương trình này. Đó cũng là hoạt cảnh mở màn với sự trình diễn và diễn xuất của hai tài danh Thanh Lan và Vũ Khanh. Ngoài ra sự hiện diện của những diễn viên phụ với quân phục của nhiều binh chủng khác nhau và các ca sĩ cùng long trọng đứng chào cũng là những giây phút thật trang nghiêm để tưởng niệm cho các đồng đội của quân lực VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến, và tất cả những đồng bào đã nằm xuống vì lý tưởng tự do.



Như một cuốn phim dài hơn 5 tiếng đồng hồ, Asia 61 đã đưa khán giả quay trở về những tháng ngày tang tóc đau thương nhất của năm 1972, nơi chiến trường Quảng Trị, Đông Hà là vùng đất ở tuyến đầu khói lửa với giòng sông Thạch Hãn (mồ hôi của đá) luôn luôn ngậm ngùi vì chứng kiến cảnh đôi bờ đất nước phân ly. Nơi đó có những bà mẹ Trị Thiên đã vất vả suốt đời với mảnh “đất cày lên sỏi đá” mà vẫn lo lắng cho từng thằng con đi lính. Ca sĩ Thanh Lan và Vũ Khanh đã diễn tả câu chuyện Bà Mẹ Trị Thiên bằng những lời ca phảng phất giai điệu dân ca khá não nề như than, như oán:

“Mẹ già có 1 thằng con, tròn 3 năm lính cũng chưa về nhà.
Mẹ còn nuôi 1 đứa con, ở tận Thất Sơn ra Trung lập đồn.
Mẹ chờ con ruột ở xa, thương yêu mẹ dành cho thằng con nuôi.
Mẹ đợi một sớm bình yên, 2 thằng con (của) mẹ về vui với tuổi già.”


Mơ ước của bà Mẹ Trị Thiên thật giản dị, đơn sơ. Trong cảnh thanh bình đó, bà sẽ kể với hai con về những ngày tuổi trẻ của bà tham gia đánh Tây dành độc lâp từ năm bà tròn mười tám tuổi cho đến mùa thu năm 1954, bà phải chứng kiến cảnh nước nhà chia ra làm hai. Rồi làn sóng đỏ từ phương Bắc tràn vào gây bao tang tóc, điêu linh nhưng bà vẫn dạy cho đứa con lớn lên thành người chiến sĩ can trường, một lòng đánh giặc giữ yên xóm làng. “Nào ngờ có một lần kia … Thằng Hai anh dũng chiến trường Lộc Ninh”. Vậy mà, người con ruột duy nhất của bà đã hy sinh nơi chiến trận phía Nam. Tuy đau thương quá đổi, nhưng khi ngồi bên chiếc quan tài của con được phủ lá quốc kỳ và huân chương anh dũng bội tinh, bà vẫn hãnh diện vì “con của Mẹ đã vị quốc vong thân nơi chiến trường”. Ôi thật cao quý và cảm động biết bao với tấm lòng bao la vì quê hương đất nước của “Bà Mẹ Trị Thiên”. Nhưng kết cuộc của câu chuyện này lại càng bi thương thêm nữa, khi đứa con nuôi của bà phải ở trong hoàn cảnh “Măng khóc tre trên mảnh đất quê” khi bà mẹ già bị giặc thù giết chết.

Nhạc cảnh mở màn này cũng cho thấy tài kể chuyện của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh qua từng lời ca, nốt nhạc và qua tài diễn xuất của ca sĩ Thanh Lan và Vũ Khanh đã khiến cho mọi người cảm phục thêm cho sự hy sinh cao quý của những bà mẹ Việt Nam trong thời chinh chiến. Nhiều giọt nước mắt đã trào ra khi lắng nghe và chăm chú theo dõi hoạt cảnh rất bi thương này.

Như vậy, chương trình Asia 61 này đã làm nổi bật lên một giai đoạn khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam cận đại bằng những bài hát tiêu biểu nhất của Trần Thiện Thanh. Đó là thời kỳ của “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972. Đó cũng là thời điểm những sáng tác về “lính” độc đáo nhất, đáng nhớ nhất và vượt trội hơn hết trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Một giai đoạn sáng tác sung mãn với những bài hát để đời về “lính” như: Bà Mẹ Trị Thiên, Người Ở Lại Charlie, Anh Không Chết Đâu Anh, Chiều Trên Phá Tam Giang, Người Chết Trở Về, Trời Chưa Muốn Sáng, Chuyện Tình Mộng Thường, ..v.v…Nhà văn quân đội Phan Nhật Nam đã viết: “Mùa Hè 1972 trên thôn xóm và thị trấn của ba miền bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt…lửa ngùn ngụt, lửa bừng bừng, lửa kêu tiếng lớn đại pháo, lửa lép bép nức nở của thịt da người nung chín, lửa kéo dài qua đêm, lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng…Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy…Mùa Hè năm 1972, mùa hè máu, mùa hè của sự chết và tan vỡ toàn diện, mùa hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày…!!” Chương trình Asia 61 “Bà Mẹ Trị Thiên” cũng đã khép lại ở thời điểm “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” đó với hoạt cảnh chiến tranh trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” , với cái chết của “Bắc Đẩu” Nguyễn Ngọc Bích “liệm xác ba lần, thịt xương nát tan”
qua sự diễn tả của Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến cùng tất cả các nghệ sĩ của Trung Tâm Asia.

Tuy nhiên, điểm độc đáo của âm nhạc Trần Thiện Thanh là bên cạnh những bài hát ngợi ca những tấm gương hy sinh anh dũng nơi chiến trường của người lính VNCH và những đau thương mất mát cho thân nhân còn lại là những tình khúc êm đềm vô cùng lãng mạn của tuổi trẻ nơi chốn hậu phương an bình.

*Những bài hát ngợi ca tình yêu đôi lứa.


Sau những đau thương, mất mát của “Bà Mẹ Trị Thiên” nơi địa đầu giới tuyến, chương trình Asia 61 lại đưa khán giả quay về vùng hậu phương yên bình, nơi phố thị phồn hoa với những cuộc tình lãng mạn như “Chuyện Hẹn Hò”, “Ai Nói Yêu Em Đêm Nay”, “Một Đời Yêu Em” hoặc “Xin Em Đừng Hỏi”…

Với kỹ thuật ghép hai tiếng hát lại với nhau, Phương Hồng Quế đã song ca với cố ca sĩ Nhật Trường bài hát “Chuyện Hẹn Hò” thật là sống động. Tiết mục này cũng mang thật nhiều ý nghĩa vì trong quá khứ, PHQ và NT đã từng hát chung với nhau rất nhiều lần khi còn ở Việt Nam trước năm 1975 qua những chuyến công tác ở Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Sau này khi ra hải ngoại và định cư ở cùng một thành phố, cho đến tháng Tư năm 2005 trong những ngày ca nhạc sĩ NT lâm trọng bệnh, thì hầu như ngày nào PHQ cũng dành chút thời giờ ghé qua nhà thăm viếng NT, để “
nói đôi câu chuyện cho anh vui. Hôm NT ra đi vĩnh viễn (13-5-2005) thì thật sự là một cú shock nặng nề trong trái tim tôi. Đối với tôi ngoài tình nghệ sĩ, anh NT còn là một người anh tinh thần thân thiết
”. (Lời PHQ tâm sự)

Ít người biết là bài hát “Ai Nói Yêu Em Đêm Nay” là một chuyện tình có thật của tác giả Trần Thiện Thanh. Trong một buổi tối hẹn hò với người bạn gái nơi vũ trường mà ôngkhông đến kịp, người thiếu nữ ngồi chờ ông đã bị một gói chất nổ do đặc công cộng sản gài và nổ tan xác. Bài hát đã được ca sĩ trẻ Hồ Hoàng Yến diễn tả bằng một giọng ca trao chuốt, mang âm điệu rất “thính phòng” với những lời hát vô cùng lãng mạn, pha chút ngậm ngùi chua xót cho thân phận của những thiếu nữ Việt Nam trong thời chinh chiến:

“Son phấn nào giết ngây thơ,
ánh đèn nào màu đơn côi,
lệ rơi nhiều hơn mưa lũ…”


Một bài hát “thính phòng” khác cũng từng được chính tác giả là ca sĩ Nhật Trường diễn tả ngày xưa rất được nhiều người yêu thích là “Xin Em Đừng Hỏi” . Có lần, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét: “Không ai hát nhạc Trần Thiện Thanh hay hơn Nhật Trường”. Ít có nhạc sĩ Việt Nam nào vừa sáng tác mà cũng vừa trình diễn một cách thật hoàn hảo, nhưng cũng rất “điệu” những bài hát của mình theo kiểu Nhật Trường trong “Xin Em Đừng Hỏi” ngày xưa. Nhưng ở Asia 61, Lâm Thúy Vân đã diễn tả trọn vẹn bài hát này với phong cách riêng của cô trong bộ y phục dạ hội rất sang trọng dưới ánh đèn màu.

Được nhiều người chú ý đến là “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy, một người bạn thân và cũng là cô láng giềng của Nhật Trường thời thơ ấu ở Phan Thiết cho mãi đến sau này nơi hải ngoại, đã được vinh dự đơn ca “Hãy Trả Lời Em”. Đó là một bài hát ít người còn nhớ là tác giả Trần Thiện Thanh đã sáng tác từ lâu lắm khi ông cùng hợp soạn với Đào Duy và Nhật Bằng với những lời hát như:

“Cho em tìm vào tim anh,
Lắng nghe từng hơi thở
Hãy trả lời em đi anh...”


Trong khi đó, phần trình diễn của các cặp song ca rất thành công với những bài hát rất thích hợp với chất giọng của từng người. Khán giả đã khen ngợi đôi danh ca Chế Linh và Phương Dung với “Đôi Ngã Đôi Ta”, một sáng tác của Trần Thiện Thanh tưởng đâu đã không còn nghe lại được sau bao nhiêu năm dâu bể chia lìa. Đây cũng là một trong những bài hát đầu tiên mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác khi vừa rời quê nhà Phan Thiết vào Sài Gòn lập nghiệp để khởi đầu cho cuộc đời nghệ sĩ của ông. Những kỷ niệm của quãng đời thư sinh nơi tỉnh lẻ của ông và nỗi cô đơn nơi chốn thành đô đã được Chế Linh diễn tả:

“Mình anh riêng bóng, xa xôi mịt mùng, bồi hồi ước mong.
Dẫu cho người đi năm xưa dặn lòng …”


Lần này, những cặp song ca được kết hợp rất xứng đôi với nhau. Không còn cảnh một người hát xong bước vô và người kia bước ra, mà họ đã thực sự cùng đứng hát chung với nhau trọn cả bài hát. Đó là những tiết mục rất đặc sắc của Ngọc Minh-Trung Chỉnh, Diễm Liên-Nguyên Khang, Thiên Kim-Philip Huy, Mỹ Huyền-Tuấn Vũ, Thùy Hương-Đoàn Phi, Trish-Spencer, MC Thùy Dương-Đặng Thế Luân, Tiến Dũng-Thanh Trúc, Ánh Minh-Justin Nguyễn và còn nhiều cặp song ca nữa ở những màn hoạt cảnh cần sự diễn xuất rất nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Khán giả thật ngạc nhiên khi thấy tài danh cổ nhạc Chí Tâm xuất hiện ở chương trình này với màn song ca tân cổ giao duyên cùng với Ngọc Huyền và trả lời phỏng vấn của MC với nhiều chi tiết khá ly kỳ, hấp dẫn. Đây lại là một tiết mục được tán thưởng rất nhiều qua bài hát quen thuộc “Tạ Từ Trong Đêm”.

Nhắc đến cố ca nhạc sĩ Nhật Trường là phải nhắc đến nhóm “Tứ Ca Nhật Trường” trong chương trình “Tiếng Hát Đôi Mươi” được yêu thích qua nhiều năm dài trên làn sóng của các đài phát thanh quốc gia và quân đội VNCH và trên đài truyền hình băng tần số 9. Trong nhóm đó chỉ có Nhật Trường là nam và ba giọng nữ khác gồm những tiếng hát đã một thời vang bóng như Mai Hương, Quỳnh Giao và nhất là cô em gái Như Thủy của Nhật Trường (hiện vẫn còn sinh sống ở Việt Nam). Tiếc là trong chương trình này không có sự góp mặt của những nữ ca sĩ nêu trên. Tuy nhiên, Trung Tâm Asia đã kết hợp bốn tiếng hát trẻ trung ở hải ngoại lại với nhau thành một nhóm tứ ca trong bài hát “Không Bao Giờ Ngăn Cách” gồm có Châu Tuấn, Bích Vân, Y Phương và Diễm Liên. Tiết mục này được khen ngợi rất nhiều do tài diễn xuất và phong cách trẻ trung, vui vẻ, mang đầy tính lãng mạn của nhóm “Tứ Ca Nhật Trường” ngày xưa.

*Những tiếng hát trẻ trung với giòng nhạc Trần Thiện Thanh:


Âm nhạc của Trần Thiện Thanh có rất nhiều bài hát được viết theo nhịp điệu trẻ trung vui tươi, nên những ca sĩ trẻ tuy sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, nhưng vẫn trình diễn rất thành công các bài hát này và có thể làm thay đổi không khí sau những bài hát buồn đau, thương xót, chia ly. Không khí hậu phương hay phố thị yên bình hoặc quãng đời thư sinh êm đềm nơi trường lớp trong các bài hát này đã được các ca sĩ trẻ cùng những vũ công phụ họa làm cho chương trình Asia này mang đậm nét nghệ thuật và chứng tỏ rằng tài năng sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh rất đa dạng trong cách dùng chữ, tìm đề tài hay lạ và nhạc điệu thường xuyên thay đổi.

Đáng chú ý là bài hát “Yêu” là một sáng tác của Trần Thiện Thanh viết ra khi ông còn rất trẻ (như ông đã tâm sự khi trả lời phỏng vấn với Khánh Ly) nhưng lần này được Thùy Hương và Đoàn Phi trình bày với âm điệu trẻ trung làm cho bài hát này càng gần gũi với lớp trẻ ngày nay nhiều hơn. Một bài hát khác cũng ít được phổ biến là “Chủ Nhật Này Trẫm Nhớ Ái Khanh Không” do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ từ một bài thơ của thi sĩ Nhất Tuấn sáng tác từ năm 1964, nên trong lời hát có vài tiếng Pháp và những chi tiết rất thú vị của tuổi học trò ngày xưa, khi Ánh Minh bị phạt kỹ luật “cấm túc” vào ngày Chủ Nhật nàng phải vô trường chép hàng trăm câu “bài phạt”, nhưng sau đó Giám Thị phát giác ra nàng chỉ viết toàn là những câu giống nhau đầy thương nhớ với chữ “Trẫm” và “Ái Khanh” như tựa đề bài hát. Đây là lần đầu tiên ca sĩ trẻ Justin xuất hiện trên sân khấu Asia và song ca với Ánh Minh. Tên thật của Justin là Nguyễn Đỗ Tiến Sĩ, qua Mỹ từ năm 1990 theo diện HO2 vì có ông nội là một sĩ quan cấp Tá của quân đội VNCH và bị tù cải tạo nhiều năm. Trước kia Justin hay hát cho Trung Tâm Tình Productions bên cạnh những đàn anh, đàn chị lớn hơn Justin nhiều tuổi như Don Hồ, Loan Châu. Hôm nay ở Asia 61, chắc chắn đôi song ca Justin và Ánh Minh sẽ để lại những ấn tượng rất tốt đẹp với mọi người.

Riêng màn trình diễn của Trish Thùy Trang và Spencer cũng tạo nên những nét độc đáo riêng biệt bên cạnh những vũ công với sắc phục và màu nón khác nhau của các binh chủng trong quân lực VNCH. Một tiết mục vui nhộn và tràn đầy màu sắc khiến cho không khí thêm tưng bừng, náo nhiệt hẳn lên.

Trong khi đó đôi song ca trẻ Tường Nguyên và Tường Khuê lại diễn tả “Mười Sáu Trăng Tròn” theo giai điệu bolero như sở trường của họ và cũng rất thích hợp với giòng nhạc bolero của Trần Thiện Thanh với những lời ca đầy lãng mạn và rất ngọt ngào của lứa tuổi đôi mươi trong thời chiến vừa từ giã mái trường đong đầy kỷ niệm.

*Những màn nhạc kịch rất độc đáo:


Ngoài vở kịch vui không thể thiếu trong một chương trình đại nhạc hội là vở kịch “Món Quà Sinh Nhật” do đôi danh hài Quang Minh-Hồng Đào và hai kịch sĩ trẻ tuổi diễn xuất khiến mọi người quên đi những nỗi buồn đau, thương cảm qua nhiều bài hát được trình bày trước đó; khán giả lại yên lặng theo dõi những màn nhạc kịch qua những bài hát “để đời” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

Nhớ lại ngày xưa ở Việt Nam trước năm 1975, ca nhạc sĩ Nhật Trường đã có sáng kiến khá độc đáo khi ông trổ tài biến hóa những bài hát của ông thành những màn nhạc kịch dài và nặng phần diễn xuất. Ông tự mình nghĩ ra nhiều tình tiết cho thêm éo le gây cấn và viết thêm nhiều câu đối thoại, quay phim ngoại cảnh và ghép lại thành một vở nhạc kịch dài gần một tiếng đồng hồ để cho trình chiếu trên hệ thống truyền hình trắng đen toàn quốc VNCH. Các vai chánh thường là do chính Nhật Trường và Thanh Lan diễn xuất và ca hát, đối thoại với nhau.

Trong chương trình Asia 61 này, hai vở nhạc kịch tiêu biểu nhất của Trần Thiện Thanh đã được nữ ca sĩ Thanh Lan dành ra nhiều thì giờ viết lại phần đối thoại, phân cảnh và đạo diễn cho thế hệ đàn em diễn xuất. Các ca sĩ trẻ ở hải ngoại đã làm sống lại vai trò ngày xưa của Nhật Trường, Thanh Lan trên sân khấu rực rỡ đèn màu của TT Asia.



Được chú ý nhiều nhất là nhạc kịch “Tình Thiên Thu : Nguyễn Thị Mộng Thường” do Băng Tâm và Đan Nguyên ca diễn. Có thể nói vở nhạc kịch này đã gây xúc động tột cùng và được khán giả nhắc nhở nhiều nhất sau khi đi xem chương trình này về và bày tỏ cảm nghĩ ở những diễn đàn ca nhạc khắp nơi. Nhiều người đã biết về câu chuyện tình có thật đã xãy ra của chàng Thiếu Úy Biệt Động Quân tên là Phạm Thái với cô tiếp viên hàng không Việt Nam xinh đẹp tên Nguyễn Thị Mộng Thường. Tuy cha mẹ của cô đặt cho tên gọi Mộng Thường, nhưng cuộc đời của cô thì không bình thường chút nào như trong một giấc chiêm bao ngắn ngũi. Trong một lần đáp chuyến bay của hãng hàng không Air Vietnam, anh Phạm Thái đã rời trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt để về Sài Gòn trình diện với Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân để chuẩn bị lên đường đi tác chiến và đã tình cờ quen biết rồi yêu mến Mộng Thường. Băng Tâm đã hát:

“Đến lúc biết mơ mộng như những cô gái xuân nồng,
Nàng yêu anh quân nhân Biệt Động trong một ngày cuối Đông,
Chuyện tình trong thời giao tranh vẫn như làn khói mỏng manh
Chàng về đơn vị xa xăm... nàng nghe nặng nhớ mong.”


Thời gian sau đó, khi họ sắp làm đám cưới và chung sống với nhau thì chiến trận “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” cũng bùng nổ ở An Lộc khiến cho Phạm Thái phải lên đường chiến đấu. Ở đó, chàng Thiếu Úy này đã bị thương nặng và mất tích, tưởng đã hy sinh nơi chiến trận khiến cho Mộng Thường phải đau khổ trước cảnh đôi lứa sớm chia lìa. Không ngờ một thời gian sau “Người Chết Trở Về” trong mừng mừng tủi tủi. Thì ra chàng đã được một bà sơ (soeur) cứu sống và cho tá túc nơi một nhà thờ để dưỡng thương. Sau đó chàng tiếp tục phục vụ tại An Lộc và được thăng cấp lên Trung Úy. Phạm Thái đã gởi thơ về Sài Gòn mời người yêu mà cũng là vợ sắp cưới của chàng lên An Lộc tham dự buổi lễ “gắn lon” mới. Tuy là tiếp viên hàng không, nhưng lần này Nguyễn Thị Mộng Thường phải đón xe đò đi một quãng đường dài tìm gặp người yêu. Số phận nghiệt ngã như đã chờ đón Mộng Thường, khi chiếc xe đò chở nàng bị trúng mìn bom do bọn khủng bố Việt Cộng gài ở dọc đường. Mộng Thường bị thương nặng, mất máu rất nhiều và được cấp tốc chở vào một bịnh viện gần đó.

Trích đoạn của nhạc cảnh này trên sân khấu Asia cho thấy cảnh Băng Tâm trong vai Mộng Thường đang nằm trên giường bịnh, gầy ốm xanh xao với các cô y tá và bác sĩ (do ca sĩ Mỹ Huyền diễn xuất) chung quanh.
Nàng nằm đó bất động và đang được truyền nước biển vào mạch máu, tưởng như không còn chút sinh khí nào. Đột nhiên, chàng Trung Úy trẻ tuổi Đan Nguyên từ đơn vị được báo hung tin và đột ngột chạy vào với nét mặt phong trần pha lẫn xót thương, ray rức qua những lời ca:

“Xin cho yêu trong mộng thường, nhưng Mộng Thường cũng tan,
Xin cho đi chung một đường, sao định mệnh chắn ngang ..?”


Cảm động nhất là ở hoạt cảnh sau cùng, khi Đan Nguyên cất tiếng kêu gào hai tiếng “Mộng Thường” khi người yêu đang trút hơi thở cuối cùng trên tay anh. Đúng là định mệnh vô cùng nghiệt ngã khiến cho đôi trẻ sớm chia lìa như từng lời hát:

“Nhưng không chết người trai khói lửa,
Mà chết người gái nhỏ ở phương xa,
Một Xuân buồn có gió Đông qua …”


Hai ca sĩ trẻ Băng Tâm và Đan Nguyên đã ca diễn thật xuất sắc ở vở nhạc kịch này như đang thực sự hòa nhập vào hai nhân vật có thiệt ở ngoài đời là Nguyễn Thị Mộng Thường và anh sĩ quan Biệt Động Quân Phạm Thái của thời điểm “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” ngay trên quê hương yêu dấu ngày nào.

Vở nhạc kịch thứ nhì cũng do ca sĩ Thanh Lan đạo diễn là vở nhạc kịch
“Trên Đỉnh Mùa Đông” rất nổi tiếng ngày xưa ở Việt Nam do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác và đạo diễn. Sau này khi vừa qua Mỹ định cư, ông cũng đã thực hiện lại một lần trên video Hải Minh với Thanh Lan và đã trình diễn trên sân khấu với Băng Châu. Nhưng ở Asia 61, lần đầu tiên nam ca sĩ trẻ Quốc Khanh đã đóng vai Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn Văn Đương và ca sĩ Như Quỳnh đóng vai người vợ tên là Nguyễn Thị Lệ.

Trích đoạn nhạc kịch này chỉ diễn lại phần đầu là bài hát “Trên Đỉnh Mùa Đông” nhằm kể lại mối tình thật đẹp của cô nữ sinh viên trẻ ở sân trường đại học trên đỉnh đồi Đà Lạt với chàng sĩ quan trẻ tuổi tên Đương. Vì vậy không có bài hát “Anh Không Chết Đâu Em” và cũng không có cảnh hồn ma “người chết hiện về” với máu me đầy khuôn mặt ưu sầu nhưng dũng cảm. Như vậy ở nhạc kịch này Quốc Khanh và Như Quỳnh đã diễn tả một tình yêu thật lãng mạn và tràn đầy cảm xúc nơi chốn hậu phương yên bình lại khiến cho nhiều khán giả thêm bồi hồi, nhung nhớ về một thời quá khứ xa xăm của gần bốn chục năm về trước.





Ở chương trình này lại có thêm một câu chuyện có thật được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh soạn thành bài hát “Dấu Đạn Thù Trên Tường Vôi Trắng” do Y Phương và Anh Khoa trình diễn. Đây có thể coi như một “tiểu nhạc kịch” với những người phụ diễn và vài câu đối thoại xen vào bài hát. Khá ngạc nhiên là “Dấu Ðạn Thù Trên Tường Vôi Trắng” cũng là một trong những bài hát được rất nhiều khán giả trẻ gởi lời đề nghị về Forum của Trung Tâm Asia trước ngày trình diễn. Câu chuyện về một người con gái đẹp thích trồng những bông hoa Hồng bên cạnh bức tường vôi trắng ở cạnh nhà nàng. Vào những ngày Tết của năm Mậu Thân (1968), khi chiến trận lan về tận thủ đô Sài Gòn khiến cho người thiếu nữ yêu kiều, lãng mạn đó (do Y Phương thủ diễn và ca ngâm) đã gục chết vì những viên đạn của quân thù bên bức tường vôi trắng cạnh những đóa hồng vương đầy vết máu của chính nàng. Chàng quân nhân Anh Khoa đã tìm về bên cạnh xác người yêu lạnh giá. Lời bài hát này rất thê lương ở đoạn sau cùng:

“Nhưng đâu có ngờ rằng trời xanh kín mây dại,
lần yêu cuối trong đời là lần yêu trong lửa khói.
Cuộc tình mong manh chưa đẹp sắc thắm hoa hồng,
mà đạn thù in sâu cho tường trắng bỗng hoen mầu.
Người theo gót đơn vị từng ngày thương mấy cho vừa,
được tin bên chiến hào rằng người yêu không còn nữa
Trở về nơi xưa,
Trời còn giăng mưa cho nghe nặng yêu mến xưa.”




Thêm một hoạt cảnh chiến tranh nữa là “Trời Chưa Muốn Sáng” do Nguyên Khang và Diễm Liên trình bày. Bài hát này rất nổi tiếng trước năm 1975 trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất. Nhiều ngôi giáo đường đổ nát do đạn bom tàn phá khiến cho ngay cả những người không theo đạo Công giáo cũng phải lên tiếng khẩn cầu “Lạy chúa tôi” vì không biết Chúa đang ở nơi nào phía trên cao, Chúa có nghe không bao lời cầu xin, khi quê hương dân tộc đang lắm cảnh đọa đày.

Lạy Chúa tôi, con, người không đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Những mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nào?




*“Bắc Đẩu” Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn Ngọc Bích:


Kết thúc của chương trình đại nhạc hội vinh danh cho ca nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh kỳ 2 này là một màn hoạt cảnh gây nhiều bất ngờ cho khán giả với bài hát “Bắc Ðẩu” viết về sự hy sinh cao quý của Ðại Úy Nguyễn Ngọc Bích thuộc Chi đoàn 2, Thiết đoàn 18 Kỵ binh Thiết Giáp đã tử trận vào những ngày của trung tuần tháng Tư năm 1972 gần bên bờ sông Thạch Hản, tỉnh Quảng Trị. Còn nhớ vào cuối mùa Xuân năm 1972, cộng sản Bắc Việt đã tung quân ào ạt vượt qua sông Bến Hải, nơi ranh giới chia cắt hai miền đất nước để chọc thủng phòng tuyến của Sư đoàn 3 bộ binh đang trú đóng tại đây và tiến sát tới thị xã Ðông Hà. Các đơn vị Thiết Giáp được điều động từ Ðà Nẳng ra để chặn đứng cuộc tiến công của địch quân và phối hợp với các đơn vị Bìệt Ðộng Quân, Thủy Quân Lục Chiến. Tình hình tạm lắng dịu vài ngày, nhưng sau đó địch quân tấn công càng lúc càng dữ dội hơn với nhiều chiến xa T-54, T-59 và PT-76 và nhứt là những đợt pháo kích liên tục bằng hỏa tiễn 122 ly và đại pháo 132 ly, cùng lúc với những hỏa tiễn SAM chống máy bay tạo thành một màn lưới lửa trên không. Chiến xa và bộ binh địch được tăng viện đều đều và tấn công theo chiến thuật “tiền pháo hậu xung” làm cho quân đội VNCH bị hao tổn rất nhiều, trong lúccác đơn vị tăng viện chưa đến kịp. Vì vậy khi địch tràn ngập phòng tuyến thì buộc lòng các đon vị VNCH được lệnh lần lượt tháo lui. Quân đội VNCH đi đến đâu thì dân chúng cũng ùn ùn di tãn theo sau lưng, khiến cho quốc lộ số 1 bị kẹt cứng. Khi các đoàn thiết-xa của Lữ đoàn Thiết kỵ chạy ngang qua Quảng Trị thì đoàn xe của dân chúng, các đơn vị Tiếp vận và Tiểu Khu cũng chạy theo và đã bị cộng quân tập kích gần quận Hải Lăng, tàn sát cả ngàn người. Cuộc giết hại đẫm máu thường dân vô tội và quân đội VNCH ở đoạn đường này sau đó được gọi là “Ðại Lộ Kinh Hoàng” mà chúng ta thường thấy những hình ảnh ghê gợn trong sách sử sau này. Ở những nẽo đường đó, thi hài của Ðại Úy Nguyễn Ngọc Bích, còn có biệt danh truyền tin là “Bắc Ðẩu” như một vì sao sáng trên bầu trời ngọc bích trong xanh đã bị đạn pháo kích của Bắc quân làm cho chiếc quan tài bể nát ra từng mảnh, tổng cộng hết ba lần như câu hát của Trần Thiện Thanh “liệm xác ba lần, thịt xương nát tan”.



Ðây là một bài hát rất lạ lùng về lời ca cũng như giai điệu do hai anh em Trần Thiện Thanh và Trần Thiện Thanh Toàn thức trắng một đêm để sáng tác sau khi hay tin người bạn thân của họ là Ðại Úy Nguyễn Ngọc Bích đã hy sinh nơi chiến trường Trị Thiên. Hai ca sĩ trẻ được giao phó bài hát này là Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến cho biết họ đã tập luyện rất gian nan và dành nhiều thời giờ tìm hiểu nội dung cũng như từng lời ca, nốt nhạc để cố gắng diễn tả thật trọn vẹn bài hát này. Trả lời cho một cuộc phỏng vấn trên báo Trẻ sau khi trình diễn xong, Nguyễn Hồng Nhung đã tâm sự như sau:
“Bài “Bắc Ðẩu” này em mới nghe lần đầu. Tên của bài hát thật là lạ lẫm. Nhưng em đặt hết tin tưởng vào người nhạc sĩ hướng dẫn tập luyện là anh Trúc Hồ và người partner là anh Lâm Nhật Tiến... Chiến tranh đồng nghĩa với hy sinh và sự hy sinh cao cả của Ðại Úy Nguyễn Ngọc Bích đã tạo ra những cảm xúc mãnh liệt khiến cho nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác ra “Bắc Ðẩu” . Lúc tập dợt bài hát này, em chưa thấm thía tới ruột gan. Nhưng khi đứng trong không gian yên tĩnh của sân khấu ... tập trung vô bài hát với từng câu từng chữ trong đầu, thả hồn mình vô bối cảnh bài hát ... nước mắt tự nhiên ứa ra chứ em đâu có khóc!” .

Bài hát này đã lâu lắm rồi chúng ta mới có dịp nghe lại, chắc chắn qua tiếng hát điêu luyện, dáng dấp oai hùng của Lâm Nhật Tiến trong quân phục Thiết Giáp với chiếc mũ màu đen hợp cùng sự trẻ trung xinh xắn nhưng pha chút u buồn, thê lương của Nguyễn Hồng Nhung sẽ khiến cho phần kết thúc chương trình Nhật Trường-Trần Thiện Thanh 2 tạo nên một ấn tượng khó quên và bắt buộc khán giả sẽ xem lại DVD này nhiều lần mà không hề chán. Thêm một tuyệt tác phẩm của Trung Tâm Asia trong kho tàng âm nhạc Việt Nam hải ngoại xứng đáng để lưu giữ ở từng gia đình đồng hương chúng ta trong những ngày cuối tháng Tư năm nay.

DK



*********************************








































































Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

DVD ASIA-Nhật Trường-Trần Thiện Thanh II(April,24th 2009)

ASIA 61: Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2 -
“BÀ MẸ TRỊ THIÊN”







1. OPENING: BÀ MẸ TRỊ THIÊN / Thanh Lan + Vu Khanh

Mẹ già có một thằng con,
tròn ba năm lính cũng chưa về nhà.
Mẹ còn nuôi một đứa con,
ở tận Thất Sơn ra Trung Lập đồn

Mẹ chờ con ruột ở xa,
thương yêu mẹ dành cho thằng con nuôi.
Mẹ đợi một sớm bình yên,
hai thằng con mẹ về vui với tuổi già.

Rồi mẹ sẽ kể con nghe,
năm mẹ mười tám mẹ đánh Tây công đồn.
Rồi mẹ sẽ kể con nghe,
mùa thu năm bốn (1954) mẹ mang mang tủi buồn….

Thằng Tây thằng Cộng bất nhân,
chia đôi nước Việt, chia con sông gần.
Còn đây còn từng đêm sâu,
dòng xanh Bến Hải ngậm muôn đời sầu.

Mẹ nuôi mẹ dạy đứa con,
cho con đánh giặc cho dân yên lòng.
Một ngày mẹ đợi bên sông,
bờ Nam Thạch Hãn, đợi tin con diệt thù ...

Nào ngờ có một lần kia...
Thằng Hai anh dũng chiến trường Lộc Ninh.
Chuyện đời có tử có sinh,
chuyện con đi lính hy sinh là thường.

Mẹ ngồi bên cổ áo quan,
lóng lánh quốc kỳ hai hàng bội tinh.
Mẹ buồn mà mắt mẹ vui,
“Con mẹ vị quốc vong thân chiến trường” .

Rồi ngày tháng ngày qua đây,
mảnh vườn mẹ xới, luống khoai mẹ gầy.
Mẹ định cưới vợ cho con,
thằng con nuôi lính thằng con sao thiệt thà …

Ngày kia bọn giặc kéo về,
băng qua xóm mẹ giết dân trả thù.
Sợ con chiều chiều hay qua,
trầu cau con hái về dâng mẹ già.

Mẹ đi, mẹ chạy lên đồn,

tin con biết giặc đang trên ruộng nhà.
Gặp thằng giặc Cộng tinh ma,
hỏi mẹ, mẹ mắng! bèn bêu đầu già.

Khi con về, xác mẹ thành xương mọc ruộng khô.
Măng khóc tre trên mảnh đất quê.
Khi con về, khi con về thê thảm nào hơn
Ôi nỗi buồn biết thuở nào nguôi
Ôi ! Mối thù đến thuở nào vơi!

2. Chuyện Hẹn Hò / Phương Hồng Quế + Hồ Hoàng Yến / Ai Nói Yêu Em Đêm Nay

Hẹn chiều nay mà sao không thấy em
Gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm.
Chiều mù sương hay mù khói thuốc anh?
Em không lại anh nhủ lòng sao đây?

Em cứ hẹn chiều mai rồi lại không thấy em.
Áo ai xanh hờ hững đi vào đêm.
Đợi một giây nghe bằng thế kỷ sầu
Em mới yêu lần đầu, anh đã yêu lần sau.

Chắc tại chiều hôm nay không còn nắng
Để thêm hồng đôi má thắm giai nhân.
Chắc tại mưa nơi vùng xa tít đó,
Sợ mưa lạc đường làm ướt áo em anh.
Hay tại ngày hôm kia em gần khóc
Anh lại vụng về quên lau mắt thu mưa.
Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để anh buồn như anh chàng làm thơ.

Em có hay trời buồn trời chuyển mưa đó không?
Biết yêu em là biết nghe chờ mong.
Chuyện tình yêu muôn đời kiếp đến nay,
Nàng cứ quên hẹn hoài, chàng cứ mong chờ ai

------------------

Ai nói yêu em đêm nay
ai nói yêu em đêm mai
ai sẽ yêu em sau này?

Son phấn nào giết ngây thơ?
ánh đèn nào màu đơn côi
lệ sao nhiều hơn mưa lũ.

Ai dìu bước em đêm nay
ai dìu bước em đêm mai
ai dìu bước em tương lai?

Nhịp chân nào đưa rã rời
ôi tiếng kèn nghẹn như tiếng khóc,
thương cho người một kiếp vô duyên.

Rồi từng đêm từng đêm,
qua biết tay bao người,
một lần son nhạt môi,
cay đắng thêm trong đời.

Tàn một đêm vui,
bẽ bàng một mình ai,
nghe như trong lòng giông tố đang cuốn xô.

Ai nói yêu em đêm nay
ai nói yêu em đêm mai
ai sẽ yêu em sau này?

Khi xế chiều phấn son phai,
rã rời cuộc tình trongtay,
ai nói yêu em đêm nay?


3. XIN EM ĐỪNG HỎI / LÂM THUÝ VÂN

Một người trách tôi
sao hay hát bài ca ngăn cách mãi,
sao bảo rằng yêu nhau
không đẹp bằng thương đau,
không đẹp bằng những lúc
đếm bước đi trong đêm thâu…

Biết trả lời sao?
Khi chưa nói yêu thì đã xa rồi...
Người ơi năm mười sáu
Thấy đời dệt bằng mộng,
rồi qua năm mười tám
mới chớm yêu thì đớn đau…

Xin em đừng hỏi em ơi!
Xin em đừng hỏi em ơi!
Xin giữ trọn màu hồng
khi trái mộng vừa tròn,
xin chớ tìm vào băng giá
đêm xuân nồng…

Sẽ không trả lời đâu,
Khi anh muốn em
đừng vướng u sầu,
vì khi em tìm biết
sẽ nhạt nhòa màu hồng,
và khi em tìm biết
sẽ thấy muôn vàn đớn đau

Xin em đừng hỏi em ơi !
Xin em đừng hỏi em ơi !


4. Màu mũ anh, màu áo em /Trish & Spencer + Anh Về Với Em / Y Phụng.




Anh về với em,
như chim liền cánh như cây liền cành.
Như đò với sông,
như nước xuôi giòng vào lòng biển xanh.
Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang,
Em ơi sương còn xuống nên tim côi mong sưởi ấm.
Ta xa nhau lâu rồi,
ta mong nhau lâu rồi, gần nhau đêm nay thôi...

Anh về với em,
mai ta lại cách xa nhau muôn trùng.
Bao ngày nhớ nhung,
vơi hết tâm sự vừa cạn một đêm.
Sao em anh lại khóc khi anh ra đi vì em?
Hay chăng ân tình lớn hơn không gian đôi mình cách?
Mai nay anh đi rồi,
mai nay anh đi rồi,
mai nay anh lại đi...

Không trách em yếu mềm khi con tim đơn côi.
Không muốn em dối lòng khi mang mang buồn tủi.
Anh muốn em hiểu rằng đời chiến sĩ phong sương,
Nên một lần về thăm bằng vạn ngày gần nhau.

Em biết không những chiều, khi sương thu giăng giăng,
Anh nhớ xưa chúng mình hay đi trên đường vắng,
Anh nhớ xưa một lần lặng ngắm ánh mây trôi
Làm người yêu lính chiến mấy ai gần nhau ....

Bây giờ cách xa,
đôi đứa đôi miền nhạt nhòa chiều mưa.
Xin cho ân tình sẽ bao la như sương đầu núi,
Xin cho ân tình sẽ không mau tan như bọt nước.
Anh đi anh lại về,
em ơi tơ duyên đầu xin trăm năm bền lâu...
Anh đi anh lại về,
em ơi tơ duyên đầu xin trăm năm bền lâu...


5. 16 TRĂNG TRÒN / Tường Nguyên và Tường Khuê.

Xếp áo thư sinh vui bước đăng trình,
mười sáu tròn trăng
Ghi trên báng súng lời thề chinh nhân
tám hướng thành gần
Gió buốt mây ngàn tàn đêm khe núi,
đâu dễ sờn lòng
Người đi cho những người mình yêu mến
cho tương lai, cho tim ước vọng
ngày nào hoa cài lên vai áo

Nhớ lúc xa xưa,
mười sáu trăng tròn tôi đếm tuổi em
Cho tim ước muốn một ngày
nên duyên pháo trai đường mêm
Vẫn biết xưa giờ, ngàn sau tiếp nối,
ai cấm được Thương ai ép được lòng mơ ước

Nhưng hôm nay non nước
đang cần bàn tay tôi ngăn giữ
Chuyện đó để sau
Những đêm mười sáu trăng tròn,
vượt con đường mòn đi giữ làng thôn
Bỗng thấy lòng mình thương quá,
thương tuổi học trò đi tìm vần thơ .

Có hôm đúng độ trăng tròn màu vàng
tươi ướp áo phong trần
Chợt thấy áo mình đẹp quá,
đẹp mặn mà, đẹp hơn cả áo giai nhân

Xếp áo thư sinh,
tôi đi lên đường vì đã trộm thương
Lênh đênh tám hướng,
bạc màu vai sương áo kết bụi đường
Cuối nẻo phong mờ
chỉ riêng ai đó tha thiết đợi chờ
ngày đêm tôi sẽ về đẹp mơ ước

Em ơi khi non nước đang con mịt mờ,
bên phương nớ, chuyện đó đừng mơ .


6. Một đời yêu em / Thiên Kim & Philip Huy.

Chưa đặt tên cho một chuyện tình
Cho mai sau đời đem rao đem bán
Gom mây trời em may áo trắng
Chua chát lịm cho kín yêu đương
Để em cỏn nguyên tiếng băng trinh

Em để tang cho một cuộc tình
Mong manh hoàng hạc sương tan trên lá
Mong manh loài hoa tươi sắc máu
Hoa chớm nở khi sáng tinh mơ
Hoa cúi đầu trong tối bơ vơ

Anh chết trong em suốt một đời
Nên ngất ngư câu hát nửa vời
Anh ơi đêm rồi không gian lặng câm
Em say trên dương cầm
Mơ hồ tiếng hát trương chi

Em biết khi em anh giận chuyện gì
Nhân gian xa vời sao băng tăm tối
sông ân tình sao đi không tới
Em trách mình em trách em thôi
Cay đắng nào dâng cháy trên môi

Anh biết không anh chỉ một lời
Anh biết không anh chỉ một lời
Anh giết em khi mới ...nửa đời


7. PHÚT GIAO MÙA / Trung Chỉnh & Ngọc Minh.

Lại một mùa Xuân nữa đến trong khói lửa chiến tranh
Mùa xuân vẫn xanh, xanh như cuộc tình em với anh
Xuân này anh không về,ngàn câu thề không chắc ... em vui,
quà xuân anh chẳng có, gát giặc từng giờ
Đời lính chiến lấy gì gửi về em?

Tiền đồn heo hút nhắc em kỷ niệm ấu thợ
Hỏi ''em có nghe trong tâm hồn gợi giây phút xưả''
Năm nao đêm giao thừa ngày khói lửa chưa kín quê hương,
Và đôi ta nhỏ bé, thức xem giao thừa,
Kể chuyện vu vơ và thức trong mộng mợ

Em anh có nhớ khi ta mơ chuyện tích xưa:
Tiên nương hiện xuống không gian xem hoa rộ khắp nơi
Trăng sao mọc kín đêm khuya cho thiên thần hát ca,
Rồi nhè nhẹ gót hài tiên ca múa trên trần aị
Nhưng tiên nào thấy đâu dù em chắp tay nguyện cầụ
Trăng sao nào thấy đâu để anh bỗng nghe nặng sầụ
Rồi ... pháo nổ khai xuân để mình dỗi hờn xa xăm ...
Khi đường trần dập dìu người đi hái lộc đầu năm.

Rồi từng xuân bắt anh giã từ ấu thợ
Rồi xuân chiến chinh phút giao mùa còn anh với anh .
Xuân chưa ôm đôi đời .
Lòng xin một phút giây mơ thôi:
Nàng tiên anh nhỏ bé giữa đêm giao mùa,
lạc đường dương gian và đến thăm ... mình anh.




8. YÊU / Thùy Hương & Đoàn Phi

Biết làm sao định nghĩa được tình yêu
Lòng yêu thì cho mà đâu biết nhiều
Yêu như khung trời bãng lãng
Yêu trong như dòng suối vắng
Hay yêu là nghe cay đắng?

Ngắt nụ hoa vàng biết rằng mình yêu
Đường đi vào yêu mềm hơn nắng chiều
Em ơi đêm nào vắng gió
Đôi tim non vừa mở ngỏ
Nhớ hỏi lòng mình thức hay mơ?

Yêu phải chăng giấc mộng thơ?
Tìm không thấy nhưng không xóa mờ
Yêu phải chăng là hương gió?
Ngàn đời còn mơn trớn đôi hồn hoa?

Ai đâu hay được biết được tình yêu
Sợ không dám yêu mà nhớ thương nhiều
Em ơi khi mùa đông qua
Cô đơn tâm hồn buốt giá
Hãy hỏi lòng phải chăng vừa yêu?

Biết làm sao mà hiểu được tình yêu
Người đi vào yêu mà thương nhớ nhiều
Yêu đôi hoa vàng bến vắng
Yêu quê hương miền cháy nắng
Ra đi mà quên cay đắng

Ép vào tim nồng chỉ một tình yêu
Đường đi dù xa dù sương cách chiều
Nhưng không bao giờ đăm chiêu
Nhưng không bao giờ cô liêu
Bởi mình còn hình bóng thương yêu.

Yêu phải chăng lúc lìa đôi
Tìm theo gót chân mây cuối trời
Yêu phải chăng từ mong nhớ
Từ chờ mong thêm thiết tha lòng mơ

Ai đâu hay được, biết được tình yêu
Tình tuy rất xa mà ngỡ như gần
Em ơi nghe chiều bâng khuâng
Buông chân vai mềm sót nắng
Hãy nhủ thầm thế nhân còn yêu

Yêu là mộng mơ
Yêu là sầu nhớ


9. Hãy Trả Lời Em / Thanh Thúy.


Hãy trả lời em đi anh
Sao anh không nói, sao anh lại buồn
Sao không lên tiếng cho vời đau thương
Cho đêm trường đừng mang thêm cay đắng

Hãy trả lời em đi anh
Sao anh hay hát những câu nhạc
Cho em anh khóc, cho dài đêm thâu
Cho duyên đầu nhiều đêm nghe mưa ngâu

Hãy trả lời em đi anh
Hãy trả lời em đi anh
Cho em tìm vào tìm anh
Lắng nghe từng hơi thở
Đốt tan những sầu xưa
Xóa đi trời băng giá

Nhớ trả lời em nghe anh
cho tôi câu hát giữa sa mạc buồn
cho đôi ta đến chân trời xanh xanh
Lúc chỉ còn nhìn em trong tim anh


10. Không bao giờ ngăn cách / Châu Tuấn, Bích Vân, Y Phương & Diễm Liên.

1.
Anh về . . . với em rồi mai lại đi
Đường xa . . . mang theo bao nhiêu tình ý
Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
Đâu bằng đôi mắt em
2.
Chúng mình . . . cách xa mà vẫn gần nhau
Tình yêu . . . không mau phai như màu áo
Dẫu cho thời gian đem tâm tư vào nhớ
Lá rơi gọi mùa thu về sân úa
Vẫn không bao giờ . . .
Không bao giờ ngăn cách đâu em

Không bao giờ
Không bao giờ ân tình lại vỡ đôi
Một người đi nghe thương sao thương nhiều quá
Dáng một người em xinh sao quá xinh màu má
Không bao giờ
Không bao giờ giữa mùa hè tuyết rơi
Một đời hoa không khi nào hai lần nở
Trái mộng còn trinh nguyên khi đón anh trở về
3.
Với em . . . với em rồi anh lại đi
Thì đôi . . . tim non không xa vạn lý
Áo anh nhuộm phong sương nhưng quê hương đẹp ý
Lối trăng đầy tình em còn soi sáng
Sẽ không bao giờ
Không bao giờ ngăn cách đâu em
(trở lại điệp khúc, hát phiên khúc 3 rồi chấm dứt bằng . . . )
Sẽ không bao giờ
Không bao giờ ngăn cách trong tim
Sẽ không bao giờ
Không bao giờ ngăn cách trong tim
Sẽ không bao giờ
Không bao giờ ngăn cách trong tim


11. GẶP NHAU LÀM NGƠ / ĐẶNG THẾ LUÂN & THÙY DƯƠNG

Nhớ khi xưa lạ nhau, chung một đường
kẻ trước, người sau.
Chàng lặng đi theo nàng,
hát vu vơ mấy câu nhạc tình.
Nàng làm như vô tình,
gái đoan trang dễ đâu làm quen.
Lối đi qua nhà em nghe nồng
nàn mùi Dạ Lý thật thơm.

Khi đêm sang đom dóm đong đưa,
giờ nàng đã ngủ chưa?
Đi lang thang khuya lắc khuya lơ,
đèn nhà ai tắt sớm.
Gom suy tư thao thức đêm khuya,
chàng bèn viết lá thư.
Hai hôm sau mới dám đưa thư,
nàng nhận nhưng làm thinh.

Nhớ khi xưa còn thơ,
tuy thương thầm nhìn nhau cứ lặng câm.
Chuyện tình yêu ban đầu,
mấy ai may mắn chung nhịp cầu.
Nàng đội hoa theo chồng,
nước mắt tôi rớt bên bờ sông.
Đã không như là mơ,
nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ.


12. Trên Đỉnh Mùa Đông / Quốc Khanh và Như Quỳnh.


Từ một ngày xa trước anh đưa em về bóng ngã đam mê
Em dấu son gót mềm nhủ lòng lãng quên mà nhớ đêm đen
Chuyện một lần yêu ai như chuyện một đời con gái
Cho anh một lần anh được gì không, em còn gì không?

Ôi những câu chuyện lòng làm thơm ngát thêm tuổi hồng
Anh ơi yêu đi yêu đi trên đỉnh yêu đương gió tỏa thêm hương
Ôi những câu chuyện lòng từ lâu vẫn như mùa đông
Anh ơi yêu đi yêu đi nếm thử thương đau
Khi hạnh phúc qua mau

Kể từ sau đêm đó sân vui đại học
Mất tiếng chim ca ho dẫu không xóa nhòa
Thì rồi cũng qua tình cũng bay xa
Ngàn ngày trôi xa vắng chưa cạn một lần cay đắng
Xa nhau một đời, em còn gì đâu anh còn gì đâu

Ôi những câu chuyện lòng
Làm thơm ngát thêm tuổi hồng
Anh ơi yêu đi yêu đi
Trên đỉnh yêu đương gió tỏa thêm hương

Ôi những câu chuyện lòng từ lâu vẫn như mùa đông
Anh ơi yêu đi yêu đi nếm thử thương đau

Khi hạnh phúc qua mau kể từ sau đêm đó
Sân vui đại học mất tiếng chim ca
Cho dẫu không xóa nhòa
Thì rồi cũng qua tình cũng bay xa
Anh anh còn gì đâu và em em còn gì đâu

Xin cho em thêm một ngày nữa thôi
Xin cho em thêm một đời thương nhớ


13. Kịch vui: Món Quà Sinh Nhật

GemmA NGUYỄN, Jonathan PHAN & Quang Minh, Hồng Đào

14.Đôi Ngả Đôi Ta / Chế Linh & Phương Dung.

Một đêm trăng sáng, thương về ngập lòng đại dương nương sóng.
Mình anh riêng bóng, xa xôi mịt mùng, bồi hồi ước mong . . .
Dẫu cho người ra đi năm xưa đã dặn lòng,
Quên di niềm nhớ thương, quên đi lòng vấn vương.
Nhưng đêm trăng vàng, tình cờ xuôi ngang qua lều vải, xin nhớ thương vài giây . . .

Ngày xa xưa từ đó, thương thì thật nhiều, nhiều như biển cát.
Nhiều hơn nước mắt, những đêm hẹn hò giận hờn dưới trăng. . .
Dẫu cho tình đôi ta bao la như chiều vàng,
Tim sông hồ trót mang, quê hương tình vấn vương.
Nên đêm trăng vàng dẹp hành trang xuôi vạn lý, quên nói câu tạ từ.

Ngày đó! đôi ta thường hẹn hò,
Mà nay trăng bâng khuâng thềm vắng . . . .
Em ơi! anh muốn rằng! dù thương thương nhớ nhớ,
bàng hoàng nghìn đêm mơ, chợt biết lòng bơ vơ.
Ðừng buồn! đừng buồn cho đôi má xinh phai hồng . . .
Một lần xa cách, duyên tình thành mộng vào đêm trăng sáng . . .
Gần nhau thu ngắn, cho ân tình dài, dài thêm nhớ mong . . .
Hãy cho thời gian gom yêu thương lên thật đầy,
hôm nao mình nắm tay, khi anh về chốn đây.
Ðêm khuya trăng vàng lặng lờ trôi như thầm nói, ta với ta thành đôi.


15. Tân Cổ: Tạ Từ Trong Đêm / Ngọc Huyền & Chí Tâm!

Thăm thẳm chiều trôi,
Khuya anh đi rồi sao trời đưa lối
Khi thương mến nhau
Hai người hai ngả tránh sao tủi hờn
Hẹn gặp nhau đây đêm thâu lá đổ,
Sương giăng kín mờ nhạt nhòa đường mờ
Đã gặp nhau, sao em không nói,
Sao em cúi mặt, em giận hờn anh chăng

Anh hiểu rồi đây
Khuya nay em về trăng gầy soi bóng
Nên em cúi mặt
Ngăn dòng nước mắt phút giây tạ từ
Đừng buồn nghe em
Tuy anh biết rằng xa xôi vẫn làm tâm tư héo mòn
Nếu em đã thường thường anh xa vắng
Xin em chớ buồn cho nặnh lòng chinh nhân

Nếu em biết rằng có những người đi đấu tránh chưa về
Mang lời thề lên miền sơn khê
Từng đêm địa đầu hun hút gió sâu
Nếu em đã gặp mẹ già thương con
Khấn nguyện đêm rằm
Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng đông
Thì duyên tình mình có nghĩa gì đâu

Anh hỏi một câu
Khi trong đêm dài vọng về tiếng súng
Sao em cúi mặt
không nhìn đôi mắt anh hứa thương em trọn đời
Đầu đường chia phôi anh không nói gì
Nên phong kín lời hẹn tình lứa đôi
Nếu anh có về khi tàn chinh chiến
Xin em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em

16. Mùa Xuân Lá Khô / Tuấn Vũ & Mỹ Huyền.

Tôi trở lại vùng hành quân vùng xa xôi đá sỏi biết buồn
Ba tháng hậu phương yên bình tuy vết thương chưa lành hẳn
Tôi lại đi giữa lạnh sang Đông
Đời tôi chinh chiến lâu năm, yêu lúc băng rừng như mộng tình nhân
Kiếp chúng tôi như kiếp sông dài trôi đi miệt mài chẳng cần ai biết cho ai

Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai

Em tôi không đẹp như đời tưởng
Không áo xanh áo đỏ thơm hương
Quen trên đường chiều lá khô rơi
Ôi ngọc ngà giây phút chung đôị

Lá ơi rơi chi trên dòng suối chờ
Cho tình cờ anh lính làm thơ
Lời thơ êm như hơi thở
Khi em nguyện chờ một người về xa

Tôi đã quen rồi chuyện đi và quen xa ánh đèn phố thị.
Nên dẫu mùa Xuân đơn vị không bánh ngon không rượu quý, tôi nào nghe thấy lạnh trong tôi
Chỉ thương em gái quê hương trong sớm Xuân hồng thiếu hẳn người thương
Em hỡi em khi chiến chinh dài xa nhau từng ngày và xa cả Xuân nay!




17. CHỦ NHẬT NÀY TRẪM NHỚ ÁI KHANH KHÔNG / Justin & Ánh Minh.

(* thơ Nhất Tuấn * nhạc Trần Thiện Thanh)


Chỉ tại anh, nên hôm qua về trễ
Cứ “phim hay, tài tử trứ danh hoài
Anh quảng cáo và tô mầu giỏi thế”
Hỏi ai còn đành khất hẹn ngày mai

Chỉ tại anh nên trời thu đổi gió
Mimosa phủ kín mặt đường khuya
Vương đầy tóc em bắt đền anh đó
Gỡ dùm đi đứng cười mãi ô kìa

Chỉ tại anh nên hôm nay dậy muộn
Sáng thứ hai bỏ mất một giờ đầu
Bốn “con sin” (consigne)
(cô giáo già ác gớm
Còn bắt em chép phạt mấy trăm câu!)

Ngày thứ tám, em vào ngồi chép phạt
Mấy trăm câu mà viết mãi không xong
Ông giám thị cầm giấy xem chỉ thấy
Chúa nhật này “Trẫm” nhớ “Ái Khanh” không?

Chúa nhật này anh có nhớ em không?
Chúa nhật này “Trẫm” nhớ “Ái Khanh” không?




18. Nhạc KỊCH: Tình Thiên Thu, Nguyễn Thị Mộng Thường / Băng Tâm & Đan Nguyên.



Tình Thiên Thu
Của Nguyễn Thị Mộng Thường


Vẫn biết trên cõi đời thường yêu thường mơ lứa đôi
Nếu biết sống giữa trời tình yêu là con nước trôi
Trôi lang thang qua từng miền
Lúc êm ái xuôi đồng bằng.
Cũng có lúc thác gập ghềnh chia từng con nước êm.

Mời bạn nghe chuyện thê lương
Khóc cho người lỡ yêu đương
Trời già như còn ghen tuông:
Cách chia người trót thương!

Em xinh em tên Mộng Thường mẹ gọi em bé xinh
Em xinh em tên Mộng Thường cha gọi em bé ngoan.
Đến lúc biết mơ mộng như những cô gái xuân nồng,
Nàng yêu anh quân nhân Biệt Động trong một ngày cuối đông.

Chuyện tình trong thời giao tranh vẫn như làn khói mỏng manh
Chàng về đơn vị xa xăm... nàng nghe nặng nhớ mong.

Yêu nhau lúc triền miên khói lửa
Chuyện vui buồn ai biết ra sao
Nhìn quanh mình sao lắm thương đau

Khi không thấy người yêu trở lại
Tình yêu tìm không thấy ban mai
Người không tìm ra dấu tương lai

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ phương xa
Một xuân buồn có gió đông qua.

Xin cho yêu trong mộng thường nhưng mộng thường cũng tan
Xin cho đi chung một đường sao định mệnh chắn ngang
Xin ghi tên chung thiệp hồng phút giây bỗng nghe ngỡ ngàng
Cô dâu chưa về nhà chồng, sao lạnh lùng nghĩa trang?
Chàng thề không còn yêu ai dẫu cho ngày tháng phôi phai
Nhiều lần chàng mộng liêu trai
Nàng hẹn chàng kiếp mai...



19. Dấu đạn thù trên tường vôi trắng / Anh Khoa & Y PhƯƠNG



Có một lần lòng nghe như khát khao nhiều
Lúc hai đứa mới hay mình yêu
Lối về nhà em nghiêng dốc nắng cô liêu
Thấy bâng khuâng thấy như còn thiếu.

Gái nhỏ nhiều lần nghe mơ ước riêng mình
Ước mơ lúc trong tay người thương.
Sẽ trồng một loài hoa bên vách trinh nguyên.
Những bông hồng thắm như tình duyên.

Nhưng đâu có ngờ rằng trời xanh kín mây dại,
lần yêu cuối trong đời là lần yêu trong lửa khói.
Cuộc tình mong manh chưa đẹp sắc thắm hoa hồng,
thì đạn thù ghim sâu cho tường trắng bỗng hoen mầu!

Người theo gót đơn vị từng ngày thương mấy cho vừa,
được tin bên chiến hào rằng người yêu không còn nữa
Trở về nơi xưa,
Trời còn giăng mưa cho thêm nặng sầu nhớ chưa?

Dấu đạn thù còn sâu trên vách hoa gầy.
Dấu che kín yêu đương từ đây.
Lính trẻ thường nhiều khi thương nhớ vơi đầy.
Những bông hồng thắm bên tường xưa.

Lính trẻ thường chập chờn trong giấc chiêm bao.
Những bông hồng máu bên tường đau.


20. TRỜI CHƯA MUỐN SÁNG / Nguyên Khang & Diễm Liên.


Lạy Chúa tôi, con, người không đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Những mìn bom không ngớt
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nào

Lạy Chúa tôi, con, người không đạo
Nhưng yêu nhớ lắm giọt chuông khuya
Khi con bơ vơ chắp tay nguyện cầu
Cho người đi còn đi mãi xa
Mà suốt đêm dài ánh sáng chưa qua

Xác người nào trôi sông
Xuôi về một biển Đông:
Những bước chân nào đi
bước chân không trở lại.
Đứa nhỏ ngồi ôm em,
trong vườn bom đạn ném
Cụ già phơi tóc bạc
Tính thầm: Ba mươi năm!!!

Chúa ơi, Chúa ơi, con người không đạo
Nhưng xin Chúa giúp đời thương đau
Như con mơ trong một ngày đã lâu:
Cõi đời im tiếng súng ...
Ngày mến yêu thành chung khúc bay lên.

Ðợi chờ đã lâu
Trời chưa muốn sáng.


21.Lời Cho Người Yêu Nhỏ / Tiến Dũng & Thanh Trúc.

Nếu một mai khi hòa bình
Anh sẽ dìu em qua lối xưa
Cho từng ngón tay đan lại
Ái ân ngọt mềm
Dù mưa qua vùng giá rét
Trời xanh trong lòng đôi ta
Mình yêu nhau như khi vừa mới biết nghe em

Nếu một mai khi hòa bình
Anh có trở về như ước mơ
Khi lửa khói xưa chỉ là giấc mơ trong đời
Ngày chia ly đầy nước mắt
Lạnh mi em, mặn môi anh
Thì em ơi xin xem là dĩ vãng mà thôi

Nhưng anh vẫn còn chinh chiến miền xa
Em anh vẫn còn mong tháng ngày qua
Đêm hỏa châu sáng nhớ thương trên tuyến đầu
Nơi cuối trời em thắp vì sao
Phiên gác buồn anh vẫn lẻ loi
Anh ơi chuyện tình cay đắng chưa hề vơi

Nếu một mai khi hòa bình
Anh sẽ trở về như em khát khao
Cho lệ mắt em thôi đong đầy
Dấu bom trên đời
Từng đêm không còn tiếng súng
Ngủ đi em, ngủ cho yên
Lời anh ru đêm đêm là tiếng hát dịu êm




22. BẮC ĐẨU / NGUYỄN HỒNG NHUNG & LÂM NHẬT TIẾN + all singers.

Người bỗng trở thành vì sao Bắc Đẩu,
lẻ loi tinh cầu đêm đen không dấu.
Một tối chớm hè đạn pháo chuyển mưa ...
Cây "Cầu Ga" nhỏ anh qua anh qua.

Vì sao Bắc Đẩu trôi dạt đêm mưa,
người xa cách người, nước mắt tiễn đưa
đã thấy xót xa
Một lần anh đi đã thấy xót xa từ ngày hôm qua

Đây thinh không thiên thần lên tiếng hát,
chiêu hồn người từ hỏa ngục dương thế .
Kìa bầu trời Ngọc Bích đã thênh thang ...
Ôi ...lời mời gọi anh bước chân sang.
Xin muôn năm như vì sao sáng đó
Hỡi người định mệnh là vì sao lẻ .
Dậy đi Bắc Đẩu!
Dậy đi Bắc Đẩu!
Bừng mắt dậy soi sáng thiên thu.

Người tên:"Bắc Đẩu" chết trận hôm nao?
Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du ...
"Có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua?"
"Có thấy chiếc mũ đen của người lạc trong đêm?"

Người tên "Bắc Đẩu" chết trận La Vang,
liệm xác ba lần ...
Ngọc bích cũng tan
Chỉ còn vì sao thôi,
chỉ còn vì sao thôi ...
Cuộc đời vài mươi năm...
Người vội về xa xăm ...