Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

"Để người tên Duyên, đau khổ muôn niên..."

Như nhiều tác phẩm được viết lên từ những mối tình (có thể là những mối tình câm, hay chỉ có khi là 1 nàng thơ trong viễn tượng) với 1 bóng hình nào đó, như TCS với Diễm trong Diễm Xưa, Anh Bằng với Thụy trong Khúc Thụy Du (của Du Tử Lê), Phạm Thiên Thư với HoàngThị Ngọ trong Ngày xưa Hoàng Thị, Hoàng Thi Thơ với Thi trong Người Trinh Nữ Tên Thi, Nguyên Sa với Nga trong bài thơ cùng tên.... Thà Như Giot Mưa (thơ Ng.Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy) cũng cùng 1 "tông" màu tha thiết ấy và hình ảnh người tình luôn là.... nỗi ám ảnh, nỗi say mê bất tận của các tác giả này...Những người tình, đã đến, đã "ngồi xuống đây", đã là 1 phần đời cúa các tác giả, nhưng mãi là "cuộc đời" của tất cả những độc giả, những thính giả sau này.

Tuy thế, Thà như giọt mưa của Nguyễn Tất Nhiên (được Phạm Duy phổ nhạc) là 1 tác phẩm đau đớn và giằng xé nhất. Nếu như những Thụy, những Diễm, những Ngọ...được nhắc đến chỉ như là 1 quá khứ, 1 kỉ niệm đẹp, 1 trang đời được lật lại, thì Duyên, trong thơ Nguyễn Tất Nhiên và qua nét nhạc tài hoa của Phạm Duy, là 1 "vết mực " không thể nào "xóa bỏ không hay" được, hình ảnh ấy, cứ trở đi trở lại, cứ khiến nhà thơ như đang trong một cơn "vật vã trôi", đến nổi những tuyệt tác của ông được mọi người gắn cho là một mối tình điên.

Còn cuộc tình nào đẹp hơn..những cuộc tình được viết vào thơ???

Từ thưở anh chàng Nam Kì Nguyễn Tất Nhiên yêu "Cô Bắc kỳ nho nhỏ"

"Đôi mắt tròn, đen, như búp bê
Cô đã nhìn anh rất ... Bắc Kỳ
Anh vái trời cho cô dễ dạy
Để anh đừng uổng mớ tình si"

cho đến khi phát giác nhửng chua cay trong cơn say ái tình ấy

"Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Người thì không bắt bóng được bao giờ
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng."

(Bởi yêu em sầu khổ dịu dàng)

cho đến khi tan giấc mộng lành. khi...

"Tình mới lớn phải không em rất mỏng ?

Cách tập tành nào cũng dễ hư hao
Thuở đầu đời cầm đũa thấp cao
Và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ

Khi mỏi mòn nghe đời mình trắc trở

Hơn lúc nào tôi quá đỗi thương tôi ! "

...rồi vì yêu quá, nên

"Ta muốn riêng ta - người bất hạnh
Để em còn mím lệ chảy ngang tôi
Tay run run vuốt mặt kẻ qua đời
Và sau đó ... em nên cười ta dại dột !"

Cho đến khi những yêu thương cuồng dại, muốn sống hoài, muốn sống mãi với người tình của mình, muốn biến mình thành mưa, thành những giọt nước mắt từ trời, cứ thế rơi tự nhiên, rơi hoài hoài, rơi suốt kiếp, rơi ...đễ "người tên Duyên" phải "đau khổ muôn niên"... Còn đắm say, mới còn thù hận...Còn chất ngất, mới còn có sự hờn căm ấy...

Cái lạ và độc đáo của thơ Nguyễn Tất Nhiên là ở đó, có thể, ông không nghĩ là mình đang làm thơ, ông chỉ viết những gì mình nghĩ, và những bài-thơ-suy-nghĩ ấy, đầy chất đời, bởi vậy, nó đã lại với chúng ta...đến giờ này, cũng là 1 điều dễ hiểu!


--------------------

Dù biết rằng tình yêu không thể nào lý giải, không thể nào gượng ép. Nếu cô Duyên, xin tạm gọi là cô Duyên, trong một dịp tình cờ nào đó đọc được những giòng thơ nức nở này. Lòng cô Duyên có giao động cho mối tình khờ dại??!! Không hiểu cô Duyên khi xưa có đáp lại một chút ân tình gì cũa nhà thơ hay không , hay chỉ là tình một chiều?? Nếu chỉ là tình môt chiều thì quả thật nhà thơ yêu đên điên dại. Yêu đến báo trước dấu hiệu sẽ tự tử vì tình.

Nếu cô Duyên có "duyên" tình cờ đọc được nổi lòng cũa nhà thơ, không hiểu cô, bây giờ chắc cũng đã "tóc đã bạc màu" có chợt nhớ đến quãng đời học sinh thơ mộng, có anh học trò đứng đợi nơi sân trường, với lòng thổn thức??!!.

Cô Duyên có thể bây giờ đang đếm lại những mảnh tình?? Có chợt nhớ đến người xưa và lòng hối hận??.!!Chính cô Duyên đã giết chết một tâm hồn.. Nguyễn Tất Nhiên yêu cô Duyên đến điên dại. Nhưng (có nên không??), chúng ta có lẽ cũng cần cảm ơn cô, vì đã đến với cuộc đời NTT, đã gieo vào đời ông 1 mối tình đau, để những bài thơ ấy, thành những tác phẩm độc nhất vô nhị của nền thi ca VN....Và có lẽ, trước đó, bây giờ, và sau này, hể có ai vì tình mà quá đau đớn, vì tình mà quá chua chát, thì dù người yêu, có tên gì, thì cũng sẽ hát hoài, hát mãi "để người tên Duyên, đau khổ muôn niên"....

!!!

huyvespa@gmail.com

Đọc thêm : NGUYỄN TẤT NHIÊN - THI SI ĐIÊN SI TÌNH LÃNG MẠN


Image
http://www.megaupload.com/?d=CIS2XI6G

Image

01-Tình Đầu Trôi Đi Không Trở Lại (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhạc Hoàng Thi) - Hoàng Thi
02-Khúc Buồn Tình_Thà Là Giọt Mưa (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhạc Hoàng Thi) - Khánh Ly
03-Như Màu Nắng Sân Trường (Nguyễn Tất Nhiên, Đào Dung) - Phương Thảo
04-Tâm Hồn Anh Có Một Giòng Sông (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhạc Hoàng Thi) - Hoàng Thi
05-Vì Tôi Là Linh Mục (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhạc Nguyễn Đức Quang) - Thanh Hà
06-Con Gái Bắc (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhạc Hoàng Thi) - Hoàng Thi
07-Sài Gòn Đường Nguyễn Du (Thơ và Nhạc Nguyễn Tất Nhiên) - Phương Thảo
08-Sông Chiều Áo Trắng (Thơ và Nhạc Nguyễn Tất Nhiên) - Thái Châu
09-Trúc Đào (Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nhạc Anh Bằng) - Thúy Hằng
10-Chiều Trên Đường Hồng Thập Tự (Thơ và Nhạc Nguyễn Tất Nhiên) - Hoàng Thi
11-Lời Của Hoàng Thi - Phạm Long & Diamond Bích Ngọc đọc

http://www.box.net/public/5npbcyaaje

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Bình yên rỗng & Tango điên

Âm ỉ, nhen nhúm, rồi bập bùng ngây ngất, tiết tấu độc đáo của Tango đã mê đắm hàng triệu trái tim trên thế giới này, Tango điên, khi bạn đang bình yên..rỗng!

Chúng ta có thể đã quên hết, mà lạ lùng thay, vẫn chẳng thể quên, vẫn còn nhớ mãi, một lần nào, một bản Tango. Trong căn phòng kỷ niệm của trái tim, có thể hết thảy đã bay đi theo gió bão đời, vẫn thần thánh, vẫn bổng trầm, vẫn du dương một bản Tango còn lại. Tango không chỉ là một điệu nhạc, một lời hát. Tango hơn, còn là mộng tưởng của tuổi trẻ, khi anh biết yêu lần đầu, khuôn mặt của thiên đường, khi em biết yêu lần cuối., nụ cười của vực thảm xa hun hút Tango, tiếng cười của hạnh phúc. Tango, điệu ru của nước mắt. Mỗi bản Tango là đánh dấu cho một lần họp mặt, mỗi bản Tango là một gợi nhớ về một buổi chia tay.Trong gặp gỡ đã có mòi chia xa, trong biệt ly đã có hình dáng cảu trùng phùng hội ngộ...Tango như 1 thứ hóa chất làm lên màu tất cả những kỉ niệm đó!

Nghe những bản Tango đã đến với đời mình, sự kỳ diệu là thấy lại hết đời mình ở đó. Thấy lại từng thời gian. Thấy lại từng nơi chốn. Thấy lại từng dấu chân. Thấy lại từng kỷ niệm. Thấy lại ta trong tình yêu cũ. Thấy lại người, trong bóng dáng xưa. Thấy lại trời ta, biển ta. Thấy lại từng tuổi, từng ngày. Thấy lại con đường tình nhân, thấy lại góc phố quen thân thiết, thấy hình ta trong dáng người và thấy bóng người đang mãi theo ta.....

....Và trong những điệu tango; ta san sẻ được hết những rối bời trong tâm tưởng..mời bạn cùng nghe 2 bài Tango tôi rất thích



HIÊN CÚC VÀNG<----

nhạc sĩ:
Nguyễn Đình Toàn


Đi trên đường phố này
Nghe như chiều đã đầy
Cả hồn người thương nhớ
Cây cao đổ bóng dài
Quê hương và cuối ngày
Chập chờn trong lá bay

Mùa thu thắp lá hai bên dường
Hay những tro tàn của tình xa vắng
Trời âm u nắng Hay gió tha phuơng vẫn mang sầu riêng
Về gieo nỗi niềm

Trong vòm cây có tiếng chim,
Trong lòng anh có tiếng em
Điếu thuốc trên môi còn làn khói mềm
Âm thầm trong những bước chân
Mơ hồ như có tiếng ngân
Của một hồi chuông ai oán xa xăm

Bên hiên người cúc vàng
Bao nhiêu lần đã tàn
Còn ngậm màu lưu luyến
Ai đi ngoài muôn trùng
Xa lâu rồi cách lòng
Tình còn hay đã quên

Một ngày không nữa đang dần qua
Dội từng con sóng trong lòng ta
Bọt bèo trôi đắm nơi trời xa
cảnh còn đây… dấu người đã mờ
Đen như con mắt đau cạn khô
Đỏ buồn soi sáng đôi giòng mưa
Người ngẩn trong mưa hay tình xưa
Làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa


http://songnhac.vn/Image/2/06052010/tango3.jpg
TANGO ĐIÊN
ns;TRẦM TỬ THIÊNG
…1 lời hò hẹn;1 thời chờ mong
1 lần tìm nhau 1 đời vượt chết
1 ngày dạt trôi tình ta nơi cuối sông đầu sông
ta khóc nhau từng phím tơ chùng
vì tinh còn đợi vì tình còn mơ
gửi lại nụ hôn nồng nàn để nhớ
Là lời thề đậm đà thay đêm ái ân rực rỡ
còn đây mãi trong giờ giã từ
ôi tình men ngất say suốt đời ta nhớ hoài
cứ mộng tình rồi không phai
đâu ngờ người bỏ ta trong đắng cay
vì dòng thời gian là huyệt mộ sâu
lạnh lùng vùi chôn cuộc tình trọn kiếp
lặng nhìn chồng thư vàng khô bên lá thu vụn vỡ
từ khi hết mong gì thấy nhau…


Image
Image


http://www.megaupload.com/?d=OW7P3V2Z


ImageImage
http://www.megaupload.com/?d=F3ZML4GP








http://www.mediafire.com/?kuy0wwzkmbz


ImageImagehttp://www.megaupload.com/?d=2TYEBFT0
Image
http://img212.imageshack.us/img212/9215/backnf4.jpghttp://www.mediafire.com/?uguizonpj1d

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm...

Từ khi đọc bài thơ đó, và nghe nhạc phẩm được phổ nhạc từ (1 người cũng là thi sĩ nổi tiếng)(đọc thêm ở đây THI SĨ ĐIÊN SI TÌNH LÃNG MẠN) Nguyễn Tất Nhiên do Duy Quang trình bày trong album Nga (Dream Studio), tôi biết đây là bài hát có lyric "táo bạo" nhất nền tân nhạc VN, bởi lẽ, có mấy ai dám so sánh người yêu mình...với "chó", huống hồ là 1 con "chó ốm":)

http://www.box.net/shared/ecum0nkcmm

Nguyên bản bài thơ (rất dễ thương)

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao anh chả là nước biển...
Cười đi em ơi như sáng hôm qua
em đố

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
khiến những nụ cười
làm mắt anh
Tại sao, Nga ơi, tại sao ...
Đôi mắt em nghẹn như sát từng lần vỏ hến
Hơi thở trùng như sợi chỉ không căng
Bước chân không đều như chiếc thước kẻ ai làm cong
Ai dám để ở ngoài mưa ngoài nắng!

Nói cho anh đi, Nga ơi ...
(em làm ơn chóng chóng)
Lại bên anh đi - bằng một lối rõ thật gần
Bằng một lối gần hơn con đường cong
Bằng một lối gần hơn con đường thẳng
Bằng đôi má hồng non, bằng mắt nhìn trinh trắng
Bằng những lời yêu mến tan trên đôi môi ...

Và cười đi em ơi,
Cười như sáng hôm qua,
Như sáng hôm kia ...
Cười đi em,
Cười như những chiều đi học về
Em đố anh Paris có bao nhiêu đèn xanh đèn đỏ
Mỗi ngày bao nhiêu lần anh hôn em? ...

Cười đi em,
Cười thật nhiều đi em ...
Rồi đố anh
Cho anh không kịp đếm
Cho anh tan trong niềm vui
Cho bao nhiêu ngọn đèn xanh đang thi nhau cười
Vì ta đan tay chúng mình sát lại
(tay anh và tay em)
Nhớ hai dãy phố chạm vào nhau
Hai dãy phố chúng mình vẫn đi về
Em nhớ không ? ...

Em nhớ không ? Đã có một lần anh van em
Đã có một lần lâu hơn cả ngày xưa
Em sợ thời gian buồn như mọt nhấm từng câu thơ
Em sợ thời gian ác như lửa thiêu từng thanh củi
Mắt e ngại như từng con chỉ rối
Em sợ những ngày trời nắng như hôm nay
Em sợ những đường tàu vướng víu như chỉ tay
Không dám chọn lấy một ga hò hẹn
Em nhớ không? Anh đã van em
(và anh còn van em như ngày xưa ...)
Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô
Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi
Anh van em đừng nhìn anh và đừng cười gượng gạo
Em đừng cười như ngọn bấc gần hao
Những nụ cười vướng trên đôi gò má xanh xao
Những nụ cười vướng trên mắt nhìn trắng đục
Đừng để anh nhìn em rồi nghẹn ngào chớp mắt
Như hai vì sao le lói trong đêm sương mù
Đừng để thời gian dầy
như trăm vạn lớp chấn song thưa
Về xen giữa hai bàn tay sầu tủi ! ...

Em nhớ không, anh đã van em đừng buồn
Anh đã van em đừng để những nụ cười chắp nối
Mắt anh sẽ mờ vì những vết kim khâu
Và anh buồn, rồi lấy ai mà dỗ nhau
Lấy ai mà dỗ hai con chó ốm ! ...

Em nhớ không cả một hôm trời mưa
Một hôm trời mưa tấm tức
Một hôm trời mưa không ướt cánh chuồn chuồn
Những hạt mưa không đan thành mắt áo len
Những hạt mưa không làm phai màu nước mắt
Em đã khóc, anh đã khóc, và chúng mình đã khóc
Bước chân lê trên những hè phố không quen
Chúng mình đã khóc vì không được gần nhau
như hai con chim
Chúng mình đã khóc vì không có tiền
làm lễ cưới lễ xin
Và em nhớ không, chúng mình đã hỏi nhau:
Tại sao phải làm lễ tơ hồng?
Tại sao phải nhờ người ta buộc chỉ vào chân?
Khi tay em đã vòng ra đằng sau lưng anh
Khi tay anh đã vòng ra đằng sau lưng em
Người ta làm thế nào cắt được
Bốn bàn tay chim khuyên! ...

Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫn
Tròn hơn cả hai chiếc nhẫn đeo tay ! ...

Chúng mình lấy nhau
Cần gì phải ai hỏi ...
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
"Có bằng lòng lấy em?..."
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt! ...

Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển! ...

Em sẽ cười phải không em
Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau! ...
Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích
Không ai cấm được anh làm cả bài thơ
Với một chữ N
Với một chữ G
Và với một chữ A
Người ta có thể đọc một câu, hai câu, hay cả ba
Người ta có thể không thích
(thì người ta không thích một mình)
Nhưng người ta không cấm được anh yêu bài thơ của anh.

------------------------------------------

Nguyên Sa, 1 nhà thơ quá quen thuộc với độc giả (đặc biệt là độc giả miền Nam), có rất nhiều bài thơ được phổ nhạc, hẳn bởi trong những câu chữ của ông đầy nhạc tính, và từng câu thơ đã rung rinh hẳn từng cung bậc của thanh âm????

Nguyên Sa một đời làm thơ và sống chết với thơ. Khi ông đang nằm trên giường bệnh, dù đang thập tử nhất sinh ông vẫn lo lắng để chuẩn bị cho in tập thơ “Thơ Nguyên Sa tập 4.” Thơ với ông là một vũ trụ mênh mông mà cuộc sống vẫn còn dù thân xác có bị hủy hoài theo luật thiên nhiên.

Thơ Nguyên Sa không phải chỉ thuần túy thi ca mà còn chất chứa cuộc sống thực tế và cả những ước mơ nữa. Có phải tâm tính lãng mạn là luôn luôn nuôi dưỡng những giấc mơ? Quả thực, trong suy nghĩ biểu hiện bằng ngôn ngữ thi ca, Nguyên Sa là một người làm thơ lãng mạn.


Những bài thơ như Áo Lụa Hà Ðông, như Tuổi Mười Ba, như Tám Phố Sài Gòn, như Paris Có Gì lạ Không Em, đã vượt qua không gian, thời gian để sống mãi. Thậm chí, nó còn vượt qua những chiến tuyến, qua những định kiến chính trị để thành một gia sản quý báu của văn chương dân tộc Việt Nam. Thế mà, khi viết hồi ký, ông lại ít đề cập tới. Không hiểu có phải là phản ảnh tâm lý mà ông đã nói trong cuộc phỏng vấn trước tám năm ngày ông từ trần:

“Ðề tài tình yêu thường thay đổi theo thời gian... trước năm 1963, tình yêu đó thuần túy những cảm xúc, những đam mê. Ðó là niềm đam mê, lúc tin tưởng mạnh mẽ, lúc rụt rè thắc mắc, lúc muốn ngỏ lời, lúc không dám ngỏ. Nhưng về sau lúc người ta 50, 60 tuổi, đam mê tình ái không còn nữa, như xao xuyến về một vạt áo trong sân trường, như bồi hồi vì một mái tóc xõa ngang vai, không có nữa. Thời gian xóa bỏ nhiều thứ. Tình yêu có bóng dáng của sự buồn phiền xót xa vì thời gian trôi qua. Và ngậm ngùi nhận ra rằng việc chấm dứt cho tất cả mọi sự sẽ phải tới. Khi nào suy nghĩ ấy xen lẫn trong đời sống trong tình yêu trong thơ, tất cả sẽ chán chường. Võ sĩ lên đài mà không nghĩ đến chiến thắng đến tiền thưởng mà chỉ nghĩ đến cái chết gần tới thì chắc chắn quả đấm của võ sĩ ấy phải khác với một võ sĩ chỉ nghĩ đến cách thế để cho đối thủ quỵ ngã. Ðối với tôi tâm sự về tình yêu lúc 50 tuổi trở lên như võ sĩ lên đài thay vì chiến đấu mãnh liệt say mê thì lại đưa quả đấm giơ lên rồi bỏ xuống. Tư tưởng cái chết ám ảnh mạnh mẽ tình yêu...”


Image

Image


http://www.mediafire.com/?0wmulmnddz0
http://www.mediafire.com/?m4ynymomz2z
http://www.mediafire.com/?mnmy2xmgdqi

NGUYÊN SA VÀ NHỮNG BÀI THƠ CUỐI CÙNG

         LÊ THIẾU NHƠN

Thi sĩ Nguyên Sa sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội, mất ngày 18-4-1998 tại Mỹ. Trong cuốn hồi ký của mình, ông viết: “Tôi thích được giới thiệu bằng cách đọc lên một bài thơ Nguyên Sa. Đó là cách giới thiệu được cả Nguyên Sa ý thức và vô thức, cho thấy bản ngã của người làm thơ tương đối đầy đủ nhất, cả bản ngã đã có, bản ngã đang có, và bản ngã muốn có. Những bài thơ khác biệt mang lại bản ngã khác biệt…”. Vì vậy, để hiểu Nguyên Sa không có phương pháp nào đáng tin cậy bằng sự nghiêm túc đọc lại thơ Nguyên Sa.

Xuất thân từ một gia đình không liên quan gì đến văn chương nghệ thuật. Năm 17 tuổi, Nguyên Sa sang Pháp du học. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông ghi danh vào khoa Triết, Đại học Sorbonne. Và cuộc hạnh ngộ với bà Trịnh Thị Nga đã biến ông thành thi sĩ. Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Nguyên Sa cũng là bài thơ đính hôn. Bài thơ có tên “Nga” được in vào thiệp cưới của họ năm 1955: “Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô. Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi”. Năm 1956, ông bà đưa nhau về Sài Gòn sống bằng nghề dạy học. Không chỉ giảng dạy môn Triết cho các trường trung học, họ còn mở ra hai trường tư thục Văn Học và Văn Khôi. Với quan niệm bản thân “vốn dĩ chỉ là hạt cát”, Trần Bích Lan lấy bút danh Nguyên Sa và ngay lập tức lừng lẫy trên thi đàn.

                
http://phusaonline.free.fr/ButViet/NMTrinh/173_NguyenSa.jpg

Có thể do sự tình cờ hữu duyên, những bài thơ phổ nhạc của Nguyên Sa lan tỏa rất nhanh vào đời sống, và cho đến tận hôm nay, nhắc Nguyên Sa là người ta nghe vang lên trên môi “Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn. Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh” (Áo lụa Hà Đông), hoặc “Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường” (Tuổi mười ba) hay “Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm. Chả biết tay ai làm lá sen”( Paris có gì lạ không em) và “Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn. Nếu em sợ thời gian dài vô tận” ( Tháng sáu trời mưa). Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc “Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay”. Tuy nhiên, nếu đọc thơ Nguyên Sa viết sau năm 1975 ở hải ngoại, vẫn nhận ra nét hào hoa riêng biệt. Trong tập “Hoa sen và hoa đào” được sáng tác khoảng thời gian 1982-1988, có những câu thơ mang đậm phong cách Nguyên Sa như “Anh nhớ em ngồi áo trắng thon. Ngàn năm còn mãi lúc gần quen. Em gầy như liễu trong thơ cổ. Anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường” hay “Phương Đông vào chỗ hồng lên má. Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa”.

    Đã từng xuất bản cuốn sách biên khảo triết học “Descartes nhìn từ phương Đông”, nhưng trả lời phỏng vấn của nhà văn Vũ Bằng vào năm 1972, thì Nguyên Sa vẫn khẳng định: “Nói triết lý sa sả, e rằng sẽ là người tự kiêu. Nhất là trong thơ, càng nhiều triết lý càng mất tính cách của thơ. Theo tôi, thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng”. Suy nghiệm đó được Nguyên Sa thể hiện rất rõ trong những bài lục bát. Thơ Việt Nam đã từng tự hào về lục bát Nguyễn Du, lục bát Nguyễn Bính, Lục bát Huy Cận thì có lẽ những ai yêu thể thơ truyền thống cũng cần lưu ý lục bát Nguyên Sa. Sáu chữ và tám chữ được Nguyên Sa vận hành khá tự nhiên và nhịp nhàng đến mức phẩm chất thi ca tuôn chảy vào lòng độc giả một cách bất ngờ. Khi gặp “Mây hồng” bâng khuâng “Những chiều sương kín đầu non. Hỏi nhau nhè nhẹ sao buồn chi em”, khi muốn “Tháo gỡ” giăng mắc ngậm ngùi “Ta nằm tháo gỡ cơn mưa. Cầu vồng tràn núi cũng vừa bắc ngang. Trong thơ ta gọi là nàng. Nói năng lẫm liệt, tình càng thâm sâu. Trời cao có núi bắc cầu. Trong ta vực thẳm cúi đầu nghe mưa”, hoặc khi đăm đắm “Hiu quạnh” thân phận “Bỏ tay vào túi buổi chiều. Lấy ra hiu quạnh với nhiều bản thân. Còn hiu quạnh chỗ mộ phần. Tấm bia màu trắng mấy lần quạnh hiu”, và khi hân hoan “Ngày khỏi bệnh” nhận ra “Thương ghê màu áo hoa cà. Mộng mơ bật sáng trên da thịt người”.

Những câu thơ mềm mại, linh hoạt và ấm áp theo suốt cả cuộc đời Nguyên Sa, và lúc đến chặng đường hoàng hôn số kiếp thi sĩ thì ông chợt ngộ “Hiện tượng toàn diện” để thả hồn tràn theo nghĩ suy không kịp kết nối vần điệu: “Lau khô một bông hoa không phải chỉ là động tác của tay. Công việc đòi hỏi sự chú ý của thị giác, sự nhịp nhàng của hô hấp và cả sự di chuyển trong một không gian”. Đối mặt với căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ từng ngày, Nguyên Sa vẫn không rời bỏ thơ. Bài thơ “Hóa học trị liệu” có thể xem như một cột mốc để đánh dấu những sáng tác tạ từ nhân gian của ông

Tôi biết cây phong đứng ở trước cửa bệnh viện nghĩ gì
Khi những chiếc lá phong buông tay ra
Làm thành những vòng tròn nhỏ
Những chiếc lá phong màu rượu chát rơi xuống một vị trí tên là mặt đất
Gió đưa những chiếc lá phong sang một vị trí khác cũng tên là mặt đất
Như thể vật nào cuối cùng cũng chỉ có cùng một tên

Không thể nói khác hơn rằng, 22 bài thơ viết từ đầu năm 1998 đến lúc chia tay vĩnh viễn với nàng thơ, đã cho hậu thế thấy được một dòng chảy khác của thơ Nguyên Sa. Những câu thơ ngổn ngang và giàu chất trí tuệ, không phải đến thình lình, mà có mạch nguồn trong thao thức Nguyên Sa. Trên giường bệnh, có lẽ hơn một lần ông ưu tư về những bài thơ mình viết đã được phổ nhạc truyền tụng khắp nơi: “Tôi đã làm xong bài thơ để phổ nhạc. Nhưng bài nhạc chưa tới. Đến khi nó tới. Bài thơ nhất định bỏ đi”. Thật vậy, những bài thơ sau chót của Nguyên Sa hầu như không dành cho âm nhạc, chỉ dành cho những chột dạ.

Nguyên Sa chột dạ về “Mật khẩu” đời mình
Mỗi lần Thượng đế mở toang lồng ngực và bước vào
Tôi sợ đến nín thở
Tôi sợ ông gọi cửa không được
Tôi sợ ông quên mật khẩu
Tôi sợ ông quay ra hỏi
Tôi sẽ không biết trả lời sao
Vì tôi cũng không nhớ

Nguyên Sa chột dạ về “Ký ức” người vợ sắc son đi cùng ông suốt hành trình long đong duyên nợ ba sinh
Em làm cho tà áo lượn bay màu trắng ở quê hương xưa
trở thành màu hồng
Em làm thắp lên ngọn bạch lạp vào buổi sáng
ở trong lớp học
trong những giờ khắc yêu đương

Nguyên Sa chột dạ về những “Mặt nạ” chập chờn lẩn khuất
Chiếc mặt nạ ngay sát lần da mặt, gắn vào hay tháo gỡ
đều đòi hỏi nhiều thời gian
Làn da mặt dính vào thịt xương gắn vào hay tháo gỡ càng lâu hơn
Không thể đo được thời gian  tìm kiếm những chiếc mặt nạ
Ở dưới làn da mặt dính vào thịt xương

Nguyên Sa chột dạ về “Con sông” ngược xuôi bất tận miền khát vọng
Suối cạn là nghĩa trang biết thở dài của dòng sông
Sa mạc là nghĩa trang khác, nghĩa trang biết khóc của dòng sông
Vật nào cũng có hai nghĩa trang
Một vật bao giờ cũng có hai tên
Tên nó và tên ước mơ của nó
Nghĩa trang của nó và nghĩa trang của ước mơ
Có lúc tôi thích được gọi bằng tên tôi
Có lúc tôi thích được gọi bằng tên ước mơ của tôi
Đó là lý do tôi ký tên em khi làm thơ

Thế nhưng, niềm riêng ray rứt nhất, đau đáu nhất của Nguyên sa trong những bài thơ cuối cùng là nỗi mong ngóng thăm thẳm cố hương. Nguyên Sa đón “Tết ở Wichita Falls” giữa cơ hồ run rủi: “Nửa khuya nàng đánh thức tôi dậy, nói dậy đi, dậy đi, giao thừa rồi. Tôi ngồi dậy. Chúng tôi mặc quần áo mới. Chúng tôi thắp nhang. Chúng tôi ngồi uống trà với nhau, ngồi tựa lưng vào nhau, hát cho nhau nghe bằng ánh sáng của những ngày mới gặp nhau. Khi nàng quay đầu lại, tôi thấy mắt nàng đỏ hoe. Mắt nàng ngơ ngác giống như mắt con vành  khuyên một mình, để định hướng, bay theo những màu vàng của một rừng mai”. Dường như Nguyên Sa không còn muốn ngắt dòng hay ngắt câu, ông cứ để cảm xúc lênh loang cho kịp nhịp điệu hối hả từ trái tim mình. Và ông nghĩ về một sự “Thủy chung” giản dị khi hóa thân vào tro bụi: “anh chỉ xin em ném dùm anh xuống những mảnh đất đầu đời, chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều, con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học”. Riêng với quê nhà thơ ấu, Nguyên Sa tỉ mỉ viết sáu câu chia biệt

Ngọn đèn chiếu xuống bức tranh
Cầm lên Hà Nội thấy đình miếu xưa
Tiễn nhau nhớ Tháng Giêng, mưa
Sông Hồng nước động bóng chưa nhập hình
Tiễn anh linh hiển u linh
Cấu vào da thịt thấy mình bỏ đi

Vậy là Nguyên Sa đã yên nghỉ mười năm ở California. Mọi vui buồn và được mất cũng đã lắng dịu đi, đủ để những người bây giờ bình tâm phác thảo một chân dung thơ Nguyên Sa. Ông đã đến với chúng ta, đã sống với chúng ta, đã rời xa chúng ta, và đã gửi lại những câu thơ dâng hiến cả cuộc đời. Gần nửa thế kỷ miệt mài với thơ, Nguyên Sa canh cánh “luôn luôn làm sao để không giống mình, để trở thành một người khác mình, thì đó chính là cách thức, cách thế để trở thành chính mình”. Và phải chăng, trong sự vần xoay năm tháng, Nguyên Sa đã tìm được chính mình khi đi qua “Sân khấu và những sân khấu” trắc ẩn cõi người: “Tôi thực sự không thích sân khấu, sân khấu rất phiền, đèn đuốc sáng chưng, mình không thể làm điều mình muốn. Tôi cũng không thích hậu trường là một sân khấu khác. Tôi không thích làm diễn viên, bị khán giả nhìn ngắm, có khi soi mói, mất tự do kinh khủng. Nhưng cũng như bóng tối có ánh sáng của nó, im lặng là mặt bên kia của tiếng nói, khán giả lại là những diễn viên khác. Còn sân khấu thì thường trực đổi chỗ”? 

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Thái Hiền - Tiếng hát ấp ủ những mộng lành (phần 2)

"Đằng sau một giọng hát buồn...là một cuộc đời buồn" Dù không muốn tin nhưng tôi không thể nào phủ nhận điều đó với giọng ca của Thái Hiền.
Nghe mưa tí tách ngoài hiên..Và giọng hát như ru, như mơ của Thái Hiền vào những ngày cuối tuần..là một diễm phúc. Một giọng hát không màu mè, không nhiều kĩ thuật, chỉ là những cung bậc cảm xúc được truyền tải trọn vẹn nhất...Nghe Thái Hiền lúc nào cũng rưng rưng một nỗi niềm, dù đó là những nỗi niềm về một kỉ niệm vui hay chút thương nhớ buồn...
Có gì đó nghèn nghẹn và thổn thức trong giọng ca của cô...Khi tiếng hát ấy cất lên...Thì xung quanh..dường như..đang "chìm vào muôn thưở"...nhìn hình bóng của kỉ niệm, của từng hàng hiên, của những con ngõ, của chiếc lá rơi, của tia nắng ban ngày, của ánh trăng soi rọi từng mặt người, của nụ cười, của nước mắt...bủa vây không gian ấy, xao xác không gian ấy, chìm lấp chúng ta trong không gian ấy...Nơi "không gian đụng thời gian"...Và tôi tin chắc, chỉ có Thái Hiền mới có thể dẫn chúng ta vào mê cung huyền bí ấy....
Như 1 kẻ du hành đơn độc băng ngang qua vùng sa mạc kí ức...Tiếng hát Thái Hiền cũng lẻ loi như thế...Cô hát cho mọi người, cô hát cho cuộc tình..Cô hát cho kỉ niệm, cô hát cho những nguyên sơ ban đầu...Để rồi, cô chọn cho mình một góc khuất nhất trong cuộc đời xôn xao này. Đế khi những tâm hồn đồng điệu muốn biết nhiều hơn về cô, muốn có một mối giao cảm nào khác, ngoài giọng hát mê hoặc, thì chỉ còn biết...tìm kiếm trong vô vọng...Cô đã đến với chúng ta bằng giọng ca dạt dào những kỉ niệm...Và cô đã lui vào bóng tối...cũng từ chính nhữnG cơn mơ kỉ niệm ấy..Hay, cô chính là hiện thân của một giấc mộng? Một cơn mộng đẹp!
huyvespa@gmail.com


http://www.xaluan.com/images/news/Image/1164750484.img.jpg

Hãy cùng du hành cùng chuyến tàu chở những nỗi vui, niềm buồn ấy cùng Thái Hiền...
1. Chỉ còn nhau: Nếu thế gian này hiền hòa, và an lành như tiếng hát của Thái Hiền trong bài hát ít được biết đến này của Phạm Duy thì quả thật là 1 thế giới an lành.  http://www.box.net/shared/a54949b048
2. Em chờ đợi anh: tha thiết và sâu sắc, bài này cũng như trường hợp Nắng xuân (Ngọc Lan hát), khi đã nghe version tiếng Việt thì có lẽ, version gốc đã mất hẳn hay  http://www.box.net/shared/c1bff5gati
3. Ánh thềm quang, http://www.box.net/shared/gtxk0x0by91 bài nhạc semi-classic do Vĩnh Lạc viết lời, nghe như đang trong 1 cơn mơ, với khí trời của 1 sáng mùa xuân
"Chén tình chung, nhạt hơn nước sông..."
4. Buồn mãi quanh ta (Lê Tín Hương)- dường như Thái Hiền đang hát cho chính cô!  http://www.box.net/shared/gyx8252lsc
5. Người tình trăm năm (Đưc Huy): http://www.box.net/shared/upjsycq0tn trong niềm xa cách vẫn có những niềm vui của riêng nó, và trong sự hàn gắn, đã có những niềm buồn cho riêng nó
6. Đốt lá trên sân: sao bỗng thấy cay cay...   http://www.box.net/shared/tc2cgul80s
7.Lá thư gửi mẹ- http://www.box.net/shared/iht64ehejf   1 bài hát hay của Nguyễn Hiền
8.Tan vỡ (Lam Phương): http://www.box.net/shared/yzt9qcuc6d thật đúng lá...tan vỡ thật:)
9.Tôi đang mơ giấc mộng dài (Phạm Duy): vâng, đừng lay tôi nhé, bất kì ai! http://www.box.net/shared/tvlpx99r28
10. Nghìn thu (Phạm Duy) http://www.box.net/shared/syx5vlrjml
11.Bên kia sông: http://www.box.net/shared/is9tik3adx   1 bài hit của Thái Hiền, 1 bài ít ai hát (hay)
12. Nỗi niềm (Tuấn Khanh): http://www.box.net/shared/jj62ejej19 có những niềm riêng, làm sao nói hết?
13. Bước xuống đời http://www.box.net/shared/cuxyeatdpn & Tình yêu là chiếc bóng http://www.box.net/shared/gevoj5us47 (Trần Long Ẩn)
"Đời người là những cách chia muôn thưở"- right or wrong?:)
14. Tình yêu và huyền thoại: 1 bài hát...đầy chất ..huyền thoại http://www.box.net/shared/7oz54k5nm1

http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=9750&at=0&ts=236&lm=633003451719830000http://giaocam.saigonline.com/HTML-N/NSNguyenDinhPhung/Nhac/DaKhucNguyenDinhPhungCSTuanNgoc&ThaiHien/Front.jpghttp://www.letoan.com/Tami/Photos/with-LT-CL-TH.JPG
 
Collection on my blog
http://www.box.net/shared/gyx8252lsc

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

{Episode 20}-Saigon-"Người xa như hình bóng, tìm lại được nhau chăng?"

"Mưa trên cây hoàng lan. Thêm nhớ bước chân em"

Chúng ta đang nghe những tiếng bước chân....Những bước chân âm thầm...Có tiếng bước chân đi qua...Có tiếng bước chân đang song hành....Và có tiếng bước chân đi xa...Đó, tiếng bước của thời gian...
Thời gian vô cùng bạc bẽo, và cũng vô cùng ân tình...Khi nó khôn phân biệt già trẻ, già nghèo, lớn bé...Dù bạc bẽo hay vô tình, thì thời gian luôn công bằng với tất cả chúng ta...
SG đang mưa...Cơn mưa từ vô thủy vô chung...Cứ tuôn mà không cần và không hề biết là nó đang trôi dài theo những phận đời ....SG trong mưa, SG và mưa...lại càng nhỏ bé hơn bao giờ hết...Không còn là 1 SG của bề bộn, SG của xáo động, mà là những SG khép nép, những SG êm đềm, và những SG trắng xóa tinh nguyên....
Cũng góc phố đó, nay đã thay tên, những dáng hình khẽ lướt qua tâm trí ta như chưa bao giờ tồn tại...Với tay nắm lấy, chỉ là những ảo hình nhưng sao nghe mặn chát..."Người xa như hình bóng. Tìm lại được nhau chăng?"
Nhưng mưa thì muôn đời tồn tại, muôn đời rơi...
Cuộc sống trôi, thời gian trôi...Và chúng ta cũng đang trôi. Chỉ có SG dừng lại...và cưu mang, và che chở, và nâng niu....những phận người...một lần ghé đến!
Trong mưa, người ta thường bé nhỏ lại, và SG cũng thế. SG rộng lớn, SG xô bồ, SG diêm dúa, trong cơn mưa bạc trắng những vòm cây, xám hiu hắt một quãng đường.... đã là 1 Saigon rất khác. SG khép nép. SG im lìm...
"Ngủ ngoan nhé, ngày xưa!"

đường Gia Long, DInh Gia Long
trước chung cư Eden
trước dinh Gia Long
đại lộ Ham Nghi

đường Hai Bà Trưng , cái này sau lưng nhà hát thành phố nhìn ra bờ sống quảng trường Mê Linh
áo dài dây kẽm




Trần Hưng Đạo trong Chợ Lớn rồi
đường Tự Do, trước hotel continental
nhìn bờ tường gạch biết đây là công viên CHi Lăng



Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Vài hồi ức về KỊCH NGHỆ VIỆT NAM ( Phạm Phong Dinh)

Trong thời gian những năm cuối thế kỷ thứ 20 và tiếp tục bước sang thế kỷ thứ 21, nền kịch nghệ Việt Nam như một cơn gió tươi mát góp hương vào vườn hoa văn nghệ hải ngoại muôn màu muôn vẻ và đã có một vị trí đặc biệt trong lòng giới thưởng ngoạn người Việt. Ðể có được bước đột phá ngoạn mục ấy, nền kịch nghệ Việt Nam hải ngoại đã chập chững trải qua một tiến trình gần như là bắt đầu từ con số không, dò dẫm đi trên một con đường gập ghềnh không biết chắc chông gai nào đang đón chờ phía trước, và những niềm hy vọng chan chứa nào sẽ đâm chồi nẩy lộc theo thời gian.

Trong những khoảng thời gian đầu trên xứ người, sau cơn tang thương của đất nước hồi tháng 4 năm 1975, những nghệ sĩ Việt Nam di tản đã đem tình yêu đất nước theo cùng với niềm hoài niệm ủ ê về những mất mát quá lớn, nỗi tuyệt vọng về những chia lìa tưởng như vĩnh viễn. Những kịch sĩ may mắn vượt thoát được đến bến bờ tự do chưa định hình được hướng đi của mình, trong lúc các nghệ sĩ bạn trong các lĩnh vực sáng tác âm nhạc và ca nhạc đã có những tác phẩm và tiếng hát phản ảnh tâm trạng mất nước và tha hương.

Hơn ba mươi năm với nhiều nỗi thăng trầm, giờ đây nền kịch nghệ Việt Nam hải ngoại như một đóa hoa diệu kỳ vượt lên đua hương sắc cùng với những loài hoa văn nghệ khác trong khu vườn nghệ thuật hải ngoại. Từ con số kịch sĩ có thể đếm trên đầu ngón tay của những năm đầu tiên, sau một phần tư thế kỷ, con số ấy đã nẩy nở thành một lực lượng nghệ sĩ đông đảo, đa dạng và đầy tài năng, trong đó lớp người cũ sánh vai cùng với những đợt sóng đàn em thế hệ mới cống hiến cho đời những khoảnh khắc giải trí tao nhã, đem đến những tiếng cười và những niềm vui.

Xa hơn nữa, tính khoảng thời gian đất nước bị phân đôi từ ngày 20.7.1954, cho đến thời điểm hiện tại đã hơn nửa thế kỷ. Chúng tôi muốn trở lại quá khứ, cố gắng thu thập một ít tài liệu và một vài hình ảnh về nền kịch nghệ và những cống hiến của nghệ sĩ miền Nam tự do trong giai đoạn nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ chập chững những bước đầu dựng xây. Có một khoảng thời gian ngắn ngủi vài ba năm đất nước thanh bình, rồi chiến tranh kéo dài khốc liệt trong hai thập niên. Trong bối cảnh ấy nền kịch nghệ miền Nam đã có một vị trí tương đối khiêm nhường hơn loại hình cải lương và tân nhạc. Trong lúc cải luơng và tân nhạc đã sản sinh ra rất nhiều tài năng, thì những khuôn mặt tiếng tăm của ngành kịch nghệ, chúng tôi muốn nói thoại kịch, vẫn còn chưa được biết đến và hâm mộ nhiều lắm. Trong khoảng cuối thập niên 1950 và những năm 1960, có hai ban kịch của các kịch sĩ kiêm soạn giả là Ban Kịch Vũ Ðức Duy và Ban Kịch Dân Nam của nghệ sĩ kiêm soạn giả Anh Lân. Hai ban kịch này xuất hiện đều đặn hàng tuần trên Ðài Phát Thanh Sài Gòn.

Nghệ sĩ Vũ Ðức Duy có một giọng nói thuộc loại “kim pha thổ ”, không trầm mà cũng không trong. Những vở kịch của Vũ Ðức Duy thiên về tình cảm gia đình, thường thường xảy ra trong những môi trường danh giá và trí thức, nhân vật trang trọng. Văn chương đối thoại rất được trau chuốt, hình như ít khi cợt đùa lố bịch, những trạng huống kịch tính thường không quá xung đột dữ dội. Nghệ sĩ Anh Lân có giọng sền sệt nhừa nhựa rất đặc biệt, không thể lẫn lộn với một kịch sĩ nào khác. Giống như tiếng giảng bài đều đều của những thầy giáo làng lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ ọp ẹp, hay thanh âm trầm trầm của một viên chức cạo giấy nhà nước ngồi ngán ngẩm sau chiếc bàn cũ rích. Nhưng những vở kịch của Anh Lân lại có những xung đột kịch tính khá mạnh, giằng xé giữa những bất đồng, bi kịch trong gia đình hay xã hội.

Cột trụ chống đỡ và tạo nên tiếng tăm cho Ban Kịch Dân Nam phải nhắc tên đến nghệ sĩ xuất sắc Túy Hoa, là phu nhân và cánh tay mặt không thể thiếu của ông bầu Anh Lân. Nhớ về Túy Hoa, có lẽ người ta nhớ đến những bà hội đồng, bà phủ, à thông, bà phán quí phái. Hình như bà Túy Hoa rất ít đóng vai... nghèo thì phải. Vai nào của bà cũng thấy vàng vòng sáng lóa, áo quần bảnh bao. Anh Lân thì dĩ nhiên đóng vai ông chồng hiền lành quá, đến đỗi không bảo vệ nổi những điều mà ông cho là đúng, hay những giá trị ông theo đuổi. Ðặc tính chung các vai của Túy Hoa, là lúc nào người ta cũng giao cho bà những vai có tính tình khó khăn, xét nét từng chút một lỗi phải của dâu rể hay con cái trong gia đình. Vở kịch cuối cùng bao giờ cũng cho bà mệnh phụ Túy Hoa “hồi chánh” trở thành một con người vô cùng nhân hậu, sau khi đã... tàn phá thảm thê những gì không vừa ý. Thí dụ như trong một dĩa cải lương, đôi khi Túy Hoa cũng hát cổ nhạc chút đỉnh, cùng với Hữu Phước, Túy Phượng và Út Bạch Lan. Túy Hoa đóng vai một bà mẹ khó khăn, ham chuộng môn đăng hộ đối, cứ buộc người con là Hữu Phước phải bỏ người yêu Út Bạch Lan đã có thai để lấy cô con gái nhà giàu đỏm đáng Túy Phượng. Túy Phượng về làm dâu quậy quá xá, công dung ngôn hạnh và tam tùng tứ đức là một con số không to như cái... thúng. Bà già chồng chịu hổng thấu, trả cô ta về nhà cha mẹ rồi hối hả cùng con trai đáp xe lửa đi rước bà dâu lớn về.

Nữ nghệ sĩ kiêm ca sĩ Túy Phượng, ái nữ của ông bà Anh Lân - Túy Hoa, với sắc đẹp kiều diễm trời ưu ái ban cho, cô đã đoạt giải hoa hậu trong một kỳ hội chợ. Nhiều hãng phim đã mời cô đóng phim. Ngoài nghề đi hát và đóng phim, Túy Phượng thường được Anh Lân giao cho đóng những vai chánh trong các vở kịch của ông. Tuy nhiên khi cô đóng cho các ban kịch khác thì cô lại phải đóng những vai phụ. Một trong những vai mà làm cho người yêu kịch nhớ mãi Túy Phượng, khi cô đóng vai chánh trong vở cải lương hài hước Ðắt Kỷ Ho Gà của soạn giả Xuân Phát thu trên dĩa nhựa. Túy Phượng trong vai Ðắt Kỷ, không rõ cô đã tập làm sao mà ho khúc khắc, ho nôn lên từng cơn, ngắc ngứ như những con gà lỡ nuốt phải... dây thun. Có một thời Túy Phượng cũng nổi danh là nữ hoàng kích động nhạc, nhất là trong thể loại nhạc Twist.

Một tên tuổi khác có nhiều đóng góp trong những năm kịch nghệ miền Nam phôi thai là nữ kịch sĩ Kiều Hạnh. Với khuôn mặt tròn, sáng, đẹp và phúc hậu, Kiều Hạnh thường được giao cho đóng những vai người vợ đảm đang và nhẫn nhục, khéo chìu chồng hay trong vai những bà mẹ lúc nào cũng ban tưới tình thương bao la cho con cái. Trong khoảng thời gian này đôi chị em nghệ sĩ Kim Lan và Kim Cúc được cả giới hâm mộ cải lương và thoại kịch biết đến tài năng. Nghệ sĩ Kim Lan nổi lên từ dạo bà đóng thành công vai Thị Kính trong phim Quan Âm Thị Kính. Kim Lan đã đóng vai người vợ bị tình oan, khi cô định lấy cây kéo cắt sợi lông mày quá dài của chồng, trong khi chàng đang ngủ. Ông chồng thuộc loại thỏ đế, chợt thức giấc và la làng lên, rằng vợ muốn giết mình. Người vợ bị đuổi ra khỏi nhà, cô giả trai vào chùa xin tu hành, lại va phải cô gái lẳng lơ Thị Mầu. Khán giả, nhất là quí bà quí cô đã khóc hết nước mắt cảm thương cho số phận bất hạnh của người thiếu phụ. Nghệ sĩ Kim Cúc cũng nổi danh với vai Thị Mầu trong cùng phim với Kim Lan. Kim Cúc xông xáo hơn, nên chẳng mấy chốc bà gặt hái được nhiều vinh quang trong cả hai bộ môn cải lương và thoại kịch. Kim Lan và Kim Cúc là những nghệ sĩ tự do, cho nên hai bà thường xuất hiện trong các ban kịch khác nhau. Có một giai đoạn về sau, khoảng đầu thập niên 1970 Kim Cúc có lập Ban Kịch Kim Cúc trình diễn một thời gian trên Ðài Truyền Hình Sài Gòn 9, nhưng không tạo được nét nổi bật và thu hút sự chú ý của khán giả.

Nước Việt Nam Cộng Hòa khởi đi từ năm 1955, sau khi Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm được quốc dân bầu lên làm Thổng Thống của nền Ðệ Nhất Cộng Hoà. Ngày nhậm chức Tổng Thống 26.10.1955 được chính thức kể là ngày Quốc Khánh của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa. Tổng Thống Diệm đặt trọng tâm gìn giữ thuần phong mỹ tục, duy trì các truyền thống dân tộc và tích cực hoạch định những chương trình kiến thiết quốc gia. Một trong những kế hoạch thu hút tài chánh là việc phát hành vé số Kiến Thiết Quốc Gia được xổ hàng tuần. Ban điều hành công tác cần một bài nhạc cổ động để kích thích sự ủng hộ của quần chúng. Bài nhạc đoạt giải nhất là bài Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia của nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ Trần Văn Trạch. Cứ mỗi chiều Thứ Ba vào lúc 3 giờ chiều, hầu như máy thu thanh trên toàn cõi Việt Nam đều inh ỏi tiếng nhạc dạo phấn chấn theo điệu Marche cùng giọng ca trầm ấm hào hứng và quyến rũ của ca sĩ Trần Văn Trạch.

Kiến thiết quốc gia giúp đồng bào ta, xây đắp muôn người được nên cửa nhà. Tô điểm giang san, qua bao lầm than, ta thề kiến thiết trong giấc mộng vàng. Triệu phú đến nơi năm mười đồng thôi, mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi. Kiến thiết quốc gia hay là thiên chức của người Việt Nam. Mua số mau lên! Xổ số gần đến!

Trong khoảng vài năm đầu của thập niện 1970, ban tổ chức thử cho thay đổi nhịp nhạc và ca sĩ trình bày thay thế giọng ca Trần Văn Trạch. Ca sĩ Nhật Trường được mời hát bài Xổ Số Kiến Thiết theo một lối hòa âm và phong cách mới. Tuy nhiên nhịp điệu nhạc chậm kém kích thích, vì Nhật Trường chỉ quen hát nhạc tình cảm nhẹ nhàng, nên được chừng năm, bảy tháng ban tổ chức cho phát trở lại tiếng hát của Trần Văn Trạch.

Nói đến xổ số Kiến Thiết, người ta lại nhớ đến mấy me xừ xếnh xáng Chợ Lớn tổ chức oánh số đề đầu và đuôi dựa theo kết quả của lô trúng 100 đồng và lô độc đắc một triệu đồng. Cái màn giải mộng đoán số đề các ông cụ bà cụ nhà ta rất rành. Ðại khái nằm chiêm bao thấy con dê ăn... sua đủa thì cứ oánh số 35, thấy con khỉ đỏ... đít thì đặt số 72 là ăn chắc, vì nó là ông Tề có 72 phép thần thông mà lị. Muốn chắc ăn hơn, ta cứ oánh thêm hai số 53 và 27, là hai số đảo của hai số kia. Cũng liên quan đến chương trình xổ số là phần phụ diễn tân nhạc và mở cửa tự do cho khán giả vào xem. Ðây là dịp mà các nam nữ ca sĩ có dịp chứng tỏ tinh thần tự nguyện và yêu nước của mình khi lên hát chùa cho chương trình kiến thiết quốc gia. Các ca sĩ mới vào nghề cũng có dịp giới thiệu tiếng hát của mình đến với công chúng và hy vọng lọt vào mắt xanh của mấy ông bầu dĩa hát và vũ trường. Tuy đã hát chùa mà cũng đâu phải mọi sự đều xuôi chèo mát mái. Các ca sĩ mặc nhiên được xếp theo thứ tự lô trúng, đại khái gọi là tiền nào thì của nấy. Ca sĩ mầm non thì chịu khó hát sau lô 500 hay 1.000 đồng. Ca sĩ đã nhú lên hơi kha khá cỡ như mụt... măng thì hát sau những lô 5.000 hay 10.000 đồng chẳng hạn. Còn những đại ca sĩ, những tên tuổi thành danh và vô cùng khổng lồ sẽ hát xen kẽ sau những lô cuối cùng. Ban tổ chức chưa bao giờ dám xếp ca sĩ thuộc loại hàng đầu mà hát ở lô 100 đồng cả.

Trở lại với người nghệ sĩ mà đã được đời tôn vinh là Quái Kiệt Trần Văn Trạch. Ông được tặng cho danh hiệu này có lẽ là do ông có biệt tài vừa là ca sĩ cổ nhạc lẫn tân nhạc, vừa là nhạc sĩ sáng tác và tài nhái âm thanh người hay thú thật độc đáo. Nền nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa chỉ sản sinh ra được ba quái kiệt, trong đó hai thuộc về ngành cải lương là Quái Kiệt Ba Vân và Quái Kiệt Bảy Xê. Trần Văn Trạch có thể nhại làm tiếng gà gáy, tiếng máy bay ầm ì trên trời, tiếng xe hơi chạy vút qua trên vòng đua, hay tiếng xe lửa chạy xình xịch trên đường rầy, hoặc tiếng vỗ tay vang dội của khán giả. Một trong những tiết mục nhái giọng tuyệt diệu nhất, là khi ông giả vai hai tài tử Hongkong là Nghiêm Thuấn và Lý Lệ Hoa y như thật. Nghệ sĩ Trần Văn Trạch không chỉ diễn hài, mà ông còn có thể hát vọng cổ rất mùi, bởi sinh quán ông ở Mỹ Tho, nhưng ông hát tân nhạc càng tuyệt vời hơn. Khán giả sẽ không bao giờ quên được bài hát Chiều Mưa Biên Giới qua giọng ca trầm ấm nhưng cao vút của Trần Văn Trạch trong những buổi đại nhạc hôi. Chính ông là người mở màn cho hình thức đại nhạc hội, là người phát minh danh từ Ðại Nhạc Hội, với nhiều tiết mục phong phú khác nhau từ ca nhạc, múa, hài kịch lẫn bi kịch, ảo thuật, xiếc, v.v.. Ðối với Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, ông dành ưu ái với tác phẩm hùng tráng Chiến Xa Việt Nam.

Sở dĩ xếp Trần Văn Trạch vào những nghệ sĩ thuộc kịch nghệ, vì chính ông là người khai sáng ra môn độc tấu hài hước, ngày nay người ta gọi là tấu hài. Với mái tóc dài nghệ sĩ, với giọng hát điêu luyện và những bài hát do ông soạn, kết hợp cùng những mẩu chuyện hài hước ý nhị do một mình ông trình diễn, Trần Văn Trạch xứng đáng được tôn xưng là Quái Kiệt. Vị trí này cho đến nay chưa có ai với tới nổi. Chỉ có một lần, có một nghệ sĩ cùng thời với ông lấy tên là Trần Văn Lấu, một vài ký giả cũng cố gọi ông Lấu là Quái Kiệt. Ông Lấu thật ra cũng có một số biệt tài giống như của Trần Văn Trạch, nhưng ông không thể sáng tác nhạc và không có giọng hát quyến rũ như của Trần Văn Trạch. Cho nên một vài năm sau ông tự động lui vào bóng tối và sự quên lãng.

Trong khoảng những năm đầu thập niên 1960, nền kịch nghệ Việt Nam đã tương đối vững vàng, và đã có một vị trí đáng kể trong lòng khán giả. Nếu bộ môn cải lương chiếm ưu thế tuyệt đối trong giới khán giả trung niên, lão niên và giới bình dân lao động, thì bộ môn thoại kịch tìm được chỗ đứng tốt trong giới công tư chức, giới trí thức, sinh viên học sinh và thanh niên. Những nghệ sĩ đàn anh đã dẫn dắt và làm cái nền cho thế hệ đàn em trẻ tràn đầy sức sống và sức sáng tạo tiến lên. Thuộc về thế hệ này là một rừng hoa hương sắc đầy tài năng, mà ta >

có thể kể tên Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Ngọc Phu, La Thoại Tân và Vân Hùng. Nền kịch nghệ Việt Nam chỉ duy nhất có một người được tôn xưng Kỳ Nữ là kịch sĩ Kim Cương. Gọi là Kỳ Nữ vì bà có nhiều tài và có công lớn đưa ngành thoại kịch đền gần với mọi tầng lớp công chúng. Vì một lẽ nữa, là ở độ tuổi còn trẻ mà Kim Cương đã lập được Ban Kịch Kim Cương, trình diễn nhiều vở kịch giá trị đề cao luân lý và đạo đức như Bông Hồng Cài Áo, Lá Sầu Riêng, cũng như qui tụ được nhiều ngôi sao sáng.

Kim Cương chuyên đóng những vai mà cuộc đời nhân vật lúc nào cũng gặp toàn những cảnh ngộ thương đau. Dường như chưa bao giờ các soạn giả thử cho Kim Cương được một cái vai mà kết cục hoàn toàn hạnh phúc, theo kiểu hai mái nhà tranh và hai quả tim vàng cùng nhau đến suốt cuộc đời. Cũng có một vài vở kịch trong đó Kim Cương được xum họp với người yêu tới ngày cuối cùng của cuộc đời. Như vở Sắc Hoa Màu Nhớ, trong đó bà đóng vai một cô gái gánh nước mướn ở Cư Xá Ðô Thành, là chị em song sinh với cô gái con nhà giàu đỏm đáng và kiêu hãnh. Cả hai chị em cùng yêu một chàng trai hào hoa phong nhã là Vân Hùng. Vân Hùng cuối cùng thay vì chạy theo cô chị giàu có, thì chàng lại chạy tuốt ra ngoài mấy cái cột phông tên nước công cộng rinh cho bằng đuợc cô gái “sến” đem về chung sống hạnh phúc.

Một trong những cái tài đặc biệt của Kim Cương mà chỉ có những cô đào cải lương như Phượng Liên hay Lệ Thủy mới có thể đuổi theo kịp, là cái tài khóc, lúc nào cũng có thể khóc một cách ngon lành, nước mắt nước mũi rơi rụng như mưa. Trong giai đoạn u ám của đất nước sau ngày 30.4.1975 ấy, chính quyền mới vẫn còn cho phép các đoàn thoại kịch Kim Cương và Bông Hồng của Thẩm Thuý Hằng hoạt động. Thường thường giữa hai màn kịch là phần phụ diễn ca nhạc, dĩ nhiên là hát nhạc đỏ. Nhưng kèm vào đó nhiều bản nhạc Tây phương thuộc loại quậy và giựt cũng được trình diễn, sau khi khéo léo ngụy trang là nhạc của các bố Bun ca ri (Bulgaria), Hôn ca ri (Hungary), Cu ba cu bố. Các bố văn hóa thông tin vẹm ngố ơi là ngố, có biết cái cóc khô gì đâu, cứ cho phép hát tới luôn.

Nhắc đến Kim Cương thì phải nhắc đến bà Bảy Nam, tức thân mẫu của bà. Khán giả vẫn giữ mãi hoài hình ảnh bà mẹ quê nghèo Bảy Nam trong vở Lá Sầu Riêng áo vá chằng vá đụp xách mấy trái lê ki ma lên thăm con gái và tặng quà cho cháu ngoại, rồi bị bên sui gia giàu có nhiếc móc đuổi xua, thậm chí vu cho bà ăn cắp. Khán giả đã rơi lệ sùi sụt cảm thương cho số phận nhỏ bé bọt bèo của hai mẹ con cô thôn nữ Diệu. Trong vở Bông Hồng Cài Áo, khán giả, nhất là quí bà quí cô cũng đã để cho trái tim vỡ vụn với cảnh bà mẹ Bảy Nam nổi cơn điên vì khóc thương đứa con bị tai nạn chết.

Một khi đã nói về nghệ sĩ Bảy Nam, thì chúng ta lại nhớ đến một nghệ sĩ nữ cao niên khác rất nổi danh cùng thời là bà Năm Sa Ðéc. Bà Năm Sa Ðéc có mái tóc trắng phau rất đẹp lão, và một hình dáng tròn trĩnh sang cả, vì vậy bà luôn luôn được giao cho những vai bà hội, bà hương, bà cai tổng, bà phán, giống như nghệ sĩ Túy Hoa. Bà đóng vai bà mẹ chồng cay nghiệt rất hay, nhưng khi cần, có lúc bà đóng những vai hiền cũng xuất sắc không kém. Nhưng cái nhân dáng của Bà Năm Sa Ðéc sang quá, nên ít khi nào người ta cho bà đóng những vai nghèo. Có vở bà đóng vai chủ nợ đi đòi nợ tá điền thật hết xẩy. Thuốc xỉa bà lận một cục to tướng trong môi trên, cái miệng bà đỏ khé nước cốt trầu, bà chống nạnh, tay kia xỉa xói mắng chưởi nạn nhân ào ào và phun ra những lời độc ác, rồi kêu lũ gia nhân cào nhà người ta xuống thành bình địa. Nhưng ở ngoài đời bà Năm Sa Ðéc lại là một mẫu người vui vẻ xởi lởi, một “mama” chịu chơi hết ý. Ở từng tuổi lão niên mà bà cũng thường xuyên có mặt trong đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của Cục Tâm Lý Chiến quân đội Việt Nam Cộng Hòa đi trình diễn giúp vui cho chiến sĩ tiền tuyến khắp bốn vùng chiến thuật.

Bà Năm Sa Ðéc là hiền nội của học giả Vương Hồng Sển, là người vợ thứ hai của ông, sau khi người vợ thứ nhứt đã đỡ nhẹ nguyên túi hột xoàn bỏ đi theo người tình mới. Vương Hồng Sển, người suốt đời thu thập những cổ vật, đa số là đồ sứ quý báu nhất của thế giới phương Ðông. Trị giá của tất cả những món đồ cổ ông sưu tập được cũng phải lên đến hàng chục triệu mỹ kim. Ấy vậy mà khi họ Vương qua đời, viện cớ quản lý bảo vật quốc gia, cái gọi là nhà nước “ta” đã trắng trợn cuỗm gọn cái di sản độc nhất vô nhị ấy, cả những người con vốn có quyền thừa kế hợp pháp cũng không được mó tay vào. Vương Hồng Sển thuộc nhóm trí thức có khuynh hướng thiên cộng, cùng với Nguyễn Hiến Lê, Sơn Nam, Kiên Giang, một đời ăn cơm quốc gia ngóng ma cộng sản, đứng núi này trông núi nọ. Thời Ðệ Nhứt Cộng Hòa, Vương được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm mời làm giám đốc Viện Bảo Tàng Quốc Gia và thường được vời vào Dinh Ðộc Lập đàm đạo, nhất nhất Tổng Thống dành nhiều ưu đãi cho ông. Cúc cung tận tụy với cộng sản là thế mà khi vừa nhắm mắt, vẹm cộng trở mặt ngay, đã tước đoạt di sản một đời thu thập khó nhọc của họ Vương, chắc ông chết không nhắm mắt. Giờ đây, không một ai có thể biết được hàng trăm món bảo vật đó đã được các tai to mặt lớn của nhà nước “ta” chia nhau “bề hội đồng” như thế nào.



KỲ 2

Vân Hùng là một trong hai kịch sĩ bô giai nhất thời đó, người thứ nhì là kịch sĩ La Thoại Tân. Nguyên Vân Hùng là ca sĩ tân nhạc. Ông có giọng ca trầm ấm rất quyến rũ, vì vậy trong hầu hết các vở kịch ông đóng, nhất là trên sân khấu Ban Kim Cương, soạn giả thường chêm thêm một vài bài nhạc tình cảm da diết cho Vân Hùng có chỗ thi thố tài ca hát. Kim Cương tuy không phải là ca sĩ, nhưng bà cũng cố hát cùng với Vân Hùng mỗi khi hai người diễn chung và cùng diễn vai chánh.


Sau ngày 30.4.1975, Vân Hùng u buồn khuất mình vào bóng tối, ông không còn lòng dạ nào đứng trên sân khấu để nhục mạ hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa mà ngày xưa ông từng thủ diễn để ngợi ca, theo những kịch bản của các tác giả vẹm viết. Như trong một vở kịch của Ban Kịch Sống Túy Hồng, Vân Hùng cùng Thanh Tú đóng vai hai sĩ quan Nhảy Dù có một lần trở lại thôn xưa tìm người yêu do Túy Hồng thủ diễn. Trong lúc chàng đang chiến đấu trên khắp mặt trận, thì ở hậu phương nàng mang mển cái mầm sống của chàng. Nàng đã chết trong cơn binh lửa, đứa con của hai người được một vị linh mục nuôi dưỡng. Vân Hùng diễn quá tuyệt cảnh hai cha con gặp lại nhau dưới mái giáo đường loang lổ vết chiến tranh, rồi người lính Dù cắn răng từ giã đứa con còn nhỏ dại lên đường tiếp tục dấn thân vào cuộc chiến. Giữ mãi trong lòng hình ảnh đẹp của những ngày Sài Gòn tự do trước kia, kịch sĩ Vân Hùng ôm mối tiết tháo của một người nghệ sĩ chân chính trong cảnh nghèo khó cùng sự quên lãng của thời gian và người đời, rồi ông từ giã cõi trần gian trong thập niên 1990.


Nghệ sĩ La Thoại Tân nổi tiếng với cuốn phim Ngưu Lang Chức Nữ đóng chung với Thẩm Thúy Hằng khoảng đầu thập niên 1960. La Thoại Tân là một kịch sĩ đa tài và đa năng. Ông có thể đảm nhiệm thành công và xuất sắc bất cứ một vai trò nào, từ vai mùi, vai hài hay thậm chí vai độc. Nhưng thường thường với khuôn mặt điển trai và nụ cười quyến rũ, ông được giao đóng những vai nam chính trong hầu hết các vở dù là bi kịch hay hài kịch. Hình ảnh mà khán giả còn giữ mãi về La Thoại Tân, là khi ông xuất hiện trong vở Bông Hồng Cài Áo, với vai chàng thanh niên Hiếu bị bế tắc trong cuộc sống. Chàng muốn vươn lên cao hơn mọi người, bằng cách bám vào sự giàu sang của bà nội nhưng buộc phải chối bỏ người mẹ bình dân nghèo hèn. Hiếu luôn ray rứt và bị lương tâm giằng xé vì hành động tàn nhẫn của chàng. Khi mẹ chết đi thì Hiếu mới nhận ra một sự thật rất đau lòng nhưng đã quá muộn, rằng trên cõi đời phù du này, không phải bao giờ tiền bạc cũng mua được tất cả. Tình mẫu tử và đạo hiếu mới là những thứ vô giá mà anh cần.


Trong những năm đầu bỡ ngỡ trên đất Mỹ, người nghệ sĩ nhiều tâm huyết này vẫn cố gắng sống chết với nền kịch nghệ tự do, với sự giúp sức của các nghệ sĩ Nhật Minh, Hùng Cường, Hoàng Long, Hà Mỹ Hạnh, Kim Tuyến, Hữu Phước, Hương Lan. Một trong các vở kịch thành công nhất về sau này có La Thoại Tân ở hải ngoại có lẽ là vở Sông Dài biến cải từ tuồng cải lương của soạn giả Hà Triều và Hoa Phượng. La Thoại Tân được giao thủ diễn vai thằng Niễng, một thanh niên nghèo bất hạnh với khuôn mặt bị cháy nám. Niễng là nạn nhân của ông chủ hãng phim khi hắn gán cô gái trẻ quê mùa đã bị mất trinh tiết với hắn làm vợ chàng. Số phận thật trớ trêu làm sao, cô gái lại chính là con gái bị thất lạc của bà chủ hãng phim, người vợ sau của gã đốn mạt. Cô gái được mẹ cho qua Nhật chữa sáng đôi mắt, sắc đẹp của nàng càng quyến rũ hơn xưa nhiều. Nên khi trở về, bà chủ hãng phim tìm mọi cách chia rẽ đôi vợ chồng trẻ, bà muốn gả con gái cho một con người giàu có nào đó. Nhưng định mệnh đã không nỡ mang đến cho Niễng nhiều đau khổ và nước mắt hơn nữa. Người vợ trẻ nhất quyết theo chồng và người cha nuôi về miền quê, để gọi là cùng được sống hạnh phúc dưới một mái tranh nghèo.


Ngoài ra, La Thoại Tân còn cộng tác trong loạt video Tiếu Vương Hội, trong đó phục hiện lại hầu hết những vở hài kịch ăn khách nhất trước năm 1975. Một trong
những vai hài thành công nhất của La Thoại Tân, khi ông xuất hiện trong cuốn phim vui nhộn Tứ Quái Sài Gòn (1965). Vì là nghệ sĩ đa tài nên trong những năm cuối thập niên 1980 và trong suốt thập niên 1990 La Thoại Tân còn nổi danh là một trong những MC hay nhất, tức người điều khiển chương trình ca nhạc.

Những gì được biết về kịch sĩ kiêm diễn viên màn ảnh La Thoại Tân hẳn phải dầy cộm như một cuốn sách nhiều trăm trang. Cuộc đời nghệ thuật và cuộc sống của ông tự thân đã là những huyền thoại. La Thoại Tân không chỉ là diễn viên trên sân khấu, mà ông còn là một nhà soạn kịch, viết truyện phim, đạo diễn. Thời gian sinh sống ở Hoa Kỳ ông kiêm luôn nghề thương mại, nhưng đáng kể hơn cả là nghề MC (master of ceremony) cho rất nhiều chương trình đại nhạc hội, các trung tâm ca nhạc, đặc biệt nhất khi ông nhiều lần xuất hiện trên sân khấu Thúy Nga Paris. La Thoại Tân còn là một con người có tài năng về ngôn ngữ một cách thật đáng ca ngợi khi ông có thể nói được đến năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Quan Thoại, Quảng Ðông và Nhựt Bổn. Một năng khiếu thiên phú khác ít được người đời biết đến, khi La Thoại Tân còn là một họa sĩ nữa. La Thoại Tân nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ là một con người có cuộc sống rất mực thước và luôn là một “family man”. Ông chí thú làm ăn, tạo dựng sự nghiệp, luôn chung thủy với người hiền nội của mình, không đào địch, không tai tiếng, không la cà bú khú tiệc tùng. La Thoại Tân đã từ giã chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng chỉ mới chưa quá nửa năm, để lại cho những người hâm mộ ông sự thương tiếc không cùng. Ông đã mất ngày 13.03.2008, thọ 72 tuổi. Cùng với Vân Hùng, La Thoại Tân đã lại cho đời những hình ảnh không bao giờ phai nhạt và những cống hiến to lớn vào di sản chung của nền văn hóa và kịch nghệ Việt Nam.


Thẩm Thúy Hằng được khán giả Việt Nam biết nhiều, khi nàng xuất hiện trong phim Ngưu Lang Chức Nữ cùng với La Thoại Tân. Thẩm Thúy Hằng còn có biệt danh là Người Ðẹp Bình Dương, do vai diễn Tam Nương trong cuốn phim Người Ðẹp Bình Dương sản xuất năm 1958 do nghệ sĩ kiêm soạn giả Năm Châu đạo diễn. Thẩm Thúy Hằng đến với khán giả khi bà chỉ mới mười bảy tuổi. Bà tên thật là Nguyễn Kim Phụng, năm mười sáu tuổi, cô gái xinh đẹp mỹ miều ấy đã đánh bại chừng hai ngàn thí sinh khác để được hãng phim Mỹ Vân tuyển chọn. Kể ra thì ban giám khảo cũng là những người có khiếu thẩm mỹ, vì quả thật Thẩm Thúy Hằng rất xứng đáng với kết quả ấy. Ông bà chủ hãng phim đã đặt tên điện ảnh cho Kim Phụng là Thẩm Thúy Hằng.


Trong các kịch sĩ cùng thời với bà, thì Thẩm Thúy Hằng là một trong những giai nhân được ca ngợi nhất. Có một thời gian người ta thường lấy sắc đẹp của Thẩm Thúy Hằng làm tiêu chuẩn để so sánh. Thí dụ nói cô này có cái mông đẹp như cái
mông của Thẩm Thúy Hằng, cô kia có cái cằm chẻ xinh xắn như cái cằm của Thẩm Thúy Hằng, hay nàng nọ có đôi môi hình trái tim giống như của Thẩm Thúy Hằng, v.v.. và v.v.. Sắc đẹp kiều diễm của bà luôn là đề tài ca ngợi của giới mày râu. Tuy nhiên về tài nghệ diễn xuất thì nàng phải chịu nhường Kim Cương hay Túy Hồng.

Thẩm Thúy Hằng có khuôn mặt sáng như ánh trăng rằm và nụ cười tươi như hoa nở, nên bà khó có thể đóng thành công những vai bi thương, đến nỗi những anh chàng bị người yêu phụ rẫy lên xe hoa về nhà chồng đã cay đắng làm bài thơ như sau:


Nếu biết rằng em đã lấy chồng,

Anh về cưới vợ thế là xong.
Vợ anh không đẹp bằng em mấy,
Mà chỉ tương đương Thẩm Thúy Hằng.

Thẩm Thúy Hằng nổi tiếng nhờ cuốn phim Người Ðẹp Bình Dương đóng chung với nam diễn viên Nguyễn Kim Dần, một mối tình lãng mạn của nàng con gái tên Tam Nương với chàng hoàng tử hào hoa. Nhưng gây nhiều ấn tượng nhất phải là cuộc tình đầy nước mắt bà đóng chung với La Thoại Tân trong phim Ngưu Lang Chức Nữ. Phim dựa vào một câu chuyện tình trong cổ tích Trung Hoa giữa một nàng tiên trốn thượng giới xuống trần gian kết duyên với một chàng nông dân nghèo, thường được người đời gọi là Ngưu Lang.

Chàng nghèo quá chỉ có mỗi một con trâu làm bạn cùng một mái nhà tranh đơn sơ. Chức Nữ chăm chỉ nuôi tằm dệt lụa giúp chồng. Tuy nghèo nhưng mà đôi vợ chồng trẻ đã cùng nhau hưởng những ngày hạnh phúc nồng nàn. (Nhạc sĩ Song Ngọc có viết bài nhạc Huyền Thoại Một Chiều Mưa diễn tả cuộc tình của một đôi tình nhân, nàng đến thăm chàng trong một chiều mưa, chàng luôn ca ngợi nàng là một nàng tiên giáng thế. Song Ngọc đã nhắc đến lệnh gọi về trời của Ngọc Hoàng, nhưng nàng tiên quyến luyến cõi trần gian và người yêu lính đã kháng lệnh, thà chết với tình). Ngọc Hoàng biết chuyện, ngài nổi cơn lôi đình lệnh thiên quân thiên tướng bắt Chức Nữ về trời. Ðôi uyên ương khóc lóc thảm thiết quá, Ngọc Hoàng động lòng. Ngài cho phép cứ mỗi năm vào ngày mùng bảy tháng bảy, lúc ấy hạ giới thường có những cơn mưa ngâu buồn rả rích, một bầy quạ trời sẽ bắc một nhịp cầu nối liền đôi bờ cho đôi vợ chồng hưởng được một ngày tương phùng. Bởi thế mới có thành ngữ Tháng Bảy Mưa Ngâu và Cầu Ô Thước.

Ðóng phim được vài năm, năm 1969, Thẩm Thúy Hằng quy tụ một số bạn hữu thân thiết như Thanh Tú, Trần Quang, La Thoại Tân, Kim Cương, Kim Cúc, Phùng Há, Năm Châu, Việt Hùng, Ngọc Nuôi, Huy Cường, v.v.. vào hãng phim của mình với cái tên là Viliflims. Thẩm Thúy Hằng được thượng đế ban quá nhiều ân sủng, nàng đã dư thừa sắc đẹp, thế mà còn thụ nhận thêm tài tổ chức, viết truyện phim và làm phim. Thẩm Thúy Hằng lên đến tột đỉnh danh vọng khi cái tên mỹ miều của bà vượt biên giới bay đến những nước Á châu khác. Những phim Việt Nam có mặt Thẩm Thúy Hằng đã được trình chiếu trong những Ðại Hội Ðiện Ảnh Á Châu. Hơn thế nữa, Thẩm Thúy Hằng là một trong những giai nhân của nền điện ảnh Việt Nam sánh vai và kết tình thân với những ngôi sao sáng Hongkong, Ðài Loan như Lý Lệ Hoa, Lý Thanh, Hà Lợi Lợi, Chân Trân, Lâm Thanh Hà, Ðặng Quang Vinh.

Thẩm Thúy Hằng là một nghệ sĩ hoạt động rất tích cực trong lãnh vực kịch nghệ phim ảnh đã đành, mà bà còn dành thì giờ và tấm lòng gởi đến những người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật qua chương trình Thẩm Thúy Hằng mỗi đêm Chúa Nhật vào lúc 10:15 tối. Chúng ta đã biết trước Chương Trình Thẩm Thúy Hằng, các anh chiến sĩ say mê thưởng thức Chương Trình Dạ Lan phát thanh mỗi đêm Thứ Tư hàng tuần vào lúc 9:15. Cả hai chương trình đều cùng phát sóng từ Ðài Phát Thanh Quân Ðội Sài Gòn (Chúng tôi sẽ có một bài về Chương Trình Dạ Lan trong thời gian tới).

Các chương trình của hai cô em gái hậu phương có nhiều tiết mục tương đối giống nhau như hát nhạc thời trang, nhạc ngoại quốc, nhạc lính, hát nhạc theo yêu cầu của thính giả dân sự lẫn quân sự, trả lời thư tín, thời sự hàng tuần. Trong chương trình Thẩm Thúy Hằng có sự góp mặt của nhiều ca sĩ được ái mộ thời thập niên 1960 và 1970 như Phương Ðại, Hạ Sĩ Nhứt Minh Hiếu, Binh Nhứt Phương Hồng Hạnh, cùng những em gái hậu phương xinh xắn Kim Loan, Thanh Tuyền, Cẩm Hường, Mai Duyên Thanh, Phương Nga; nhạc sĩ Lam Phương, Ðông Hà, Phạm Mạnh Cương, Thanh Liêm, tiếng sáo Tô Kiều Ngân, v.v.. Những em gái nữ sinh tự nguyện đến giúp chương trình đọc thư, trả lời thư và nhiều công việc không tên khác như Túy Hồng, Mai Lan, v.v..


Phụ trách một chương trình dành cho Lính và cho những người yêu Lính, đối với Thẩm Thúy Hằng cùng các bạn văn nghệ sĩ, các cộng sự viên và thiện nguyện viên, đã có rất nhiều kỷ niệm rất đẹp và vui buồn lẫn lộn. Vui thì rất nhiều, nhưng đôi khi cũng có một vài cái buồn xen vào. Vui khi nhận được những lá thư dầy cộm của các anh lính trận với những cánh hoa rừng được các anh ép khô rất công phu và rất đẹp. Cũng có những lá thư mà các em gái hậu phương mở ra, eo ơi, với những con muỗi chết khô to tướng. Có lẽ những người lính ở chiến trường muốn người ở thành phố biết được và chia sẻ những gian khổ mà các anh hằng ngày vẫn luôn đối diện. Có nhiều lá thư xin ảnh, hầu hết là hình các em gái ca sĩ, hay yêu cầu những bài nhạc lính. Những bài hát viết về Lính của Lam Phương, Duy Khánh, Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Song Ngọc, bao giờ cũng vẫn luôn được yêu cầu nhiều nhất. Nhưng cũng có những bức thư “khó chịu” gửi về với những trách cứ hay chỉ trích. Dẫu thế nào, tất cả những điều đó đều là những yếu tố thúc đẩy Chương Trình Thẩm Thúy Hằng cố gắng cải tiến hơn nữa và luôn là một hồi ức đẹp trong cuộc đời của những người thực hiện chương trình.


Ðấng phu quân của Thẩm Thúy Hằng là tiến sĩ kinh tế Nguyễn Xuân Oánh. Trước năm 1975, ông Oánh từng làm Phó Thủ Tướng kiêm Thống Ðốc Ngân Hàng Việt Nam Cộng Hòa. Ông Oánh đã qua đời mấy năm gần đây, thọ hơn 80 tuổi. Thời mở cửa và đổi mới, Nguyễn Văn Linh, rồi đến Võ Văn Kiệt, lúc đó lần lượt là Tổng Bí Thư đảng cộng vẹm đã mời ông Oánh ra làm cố vấn kinh tế. Ông Oánh đã giúp nhà nước cộng sản trỗi dậy về mặt kinh tế được ít nhiều. Trong thời gian đó thì Thẩm Thúy Hằng bận rộn điều khiển ban Kịch Thẩm Thúy Hằng, dĩ nhiên là phải diễn những vở có nội dung được chấp thuận.

Với cái tuổi hiện nay là 67, Thẩm Thúy Hằng đã ngừng hoạt động nghệ thuật, bởi theo bà, thì bà muốn khán giả yêu mến Thẩm Thúy Hằng luôn giữ những hình ảnh và hồi ức đẹp về mình.


Kỳ 3

Khuôn mặt nổi tiếng cùng thời với Kim Cương và Thẩm Thúy Hằng chính là nghệ sĩ Túy Hồng. Trong những năm đầu nổi tiếng, hầu như bà thủ diễn những vai quan trọng cho các ban kịch truyền thanh lẫn trên sân khấu. Về sau Túy Hồng đứng ra lập ban kịch Sống mà chúng ta thường hay gọi quen miệng là ban kịch Sống Túy Hồng. Các nam kịch sĩ gọi là kép đẹp đóng cặp với Túy Hồng thường thường là Vân Hùng hay La Thoại Tân, về sau này có thêm Bảo Ân và Thanh Tú. Nghệ sĩ Thanh Tú vốn là kép đẹp từ cải lương qua. Năm 1963 nhân đánh dấu cuộc đảo chánh 1.11.1963 thành công, ban tổ chức Giải Thanh Tâm đã hào phóng tặng đến 6 chiếc huy chương vàng cho 3 nam và 3 nữ diễn viên sân khấu cải lương xuất sắc nhất, trong số này có Thanh Tú.


Thanh Tú có nhân dáng rất đẹp, khuôn mặt trắng trẻo bô giai và rất ăn ánh sáng, với mái tóc bồng bềnh trông thật quyến rũ. Chẳng biết đã có bao nhiêu con tim của những cô thiếu nữ đã ấp ủ hình bóng của anh. Trên sân khấu cải lương, dường như định mệnh không dành nhiều ưu đãi lắm cho Thanh Tú trên con đường sự nghiệp, bởi anh chỉ được giao cho những vai nam phụ, thường thường trong một cuộc tình tay ba mà người cam chịu chiến bại luôn luôn là Thanh Tú. Tuy nhiên, khi anh được trao cho những vai chánh như Lưu Kiến Xuân trong vở Khói Sóng Tiêu Tương trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga năm 1963, như con rồng nằm dưới chiếc giếng cạn được vùng vẫy giữa trời mây, Thanh Tú đã được ngay Huy Chương Vàng Thanh Tâm 1963. Giải Thanh Tâm do ký giả kỳ cựu Trần Tấn Quốc sáng lập, là một giải Oscar nghệ thuật của Việt Nam hết sức có giá trị, dành trao tặng hàng năm cho một nam và một nữ diễn viên cải lương xuất sắc nhất.


Ðể có thể phát triển tài năng của mình, sau khi kết duyên với nữ nghệ sĩ khả ái Trang Bích Liễu (cũng là một cô đào chuyên nhận vai phụ trong những cuộc tình đơn phương), một bạn đồng diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương, Thanh Tú đã lập gánh Thanh Tú-Trang Bích Liễu thuộc loại trung ban sau năm 1971, đi lưu diễn từ Nam ra Trung cho mãi đến năm 1975. Dĩ nhiên làm ông bà bầu thì đôi uyên ương này phải dành cho mình cái quyền được nhận vai đào kép chánh.


Không nổi bật lắm trên sân khấu cải lương, nhưng trong lĩnh vực phim ảnh, Thanh Tú là một trong những diễn viên được yêu mến nhất bên cạnh La Thoại Tân, Trần Quang, Huỳnh Thanh Trà. Với một ngoại hình thật lý tưởng, một giọng nói thật ấm áp cùng nụ cười tươi thật quyến rũ, Thanh Tú thường được các hãng phim mời thủ diễn những vai quan trọng. Thanh Tú đã góp mặt trong rất nhiều phim như: Trống Mái, Phận Má Hồng, Chiều Kỷ Niệm, Lan Và Ðiệp, Con Ma Nhà Họ Hứa, v.v... Hình ảnh khó phai nhòa trong ký ức khán giả yêu mến anh, là vai chàng Vọi trong phim Trống Mái được dàn dựng từ tiểu thuyết Trống Mái của nhà văn Tự Lực Văn Ðoàn Khái Hưng. Trong phim, Thanh Tú thể hiện nỗi khổ đau từ cuộc tình câm nín của anh Vọi, một chàng ngư phủ đen đúa và nghèo nàn nhưng lại đem lòng tơ tưởng một cô con gái nhà giàu ở thành phố về nghỉ hè ở xóm biển. Mang trong lòng mối tình u ẩn và nỗi tuyệt vọng, từ một chàng trai tràn trề mạch sống của tuổi thanh niên, Vọi héo úa dần. Khi cô nữ sinh giã từ xóm biển trở về thành phố và chắc là sẽ không còn bao giờ trở lại, thì cũng là lúc Vọi trút linh hồn đi về cõi vĩnh hằng. Cái chết của Vọi làm cho khán giả thổn thức nhớ đến cái chết trầm mình dưới đáy nước của chàng Trương Chi, mà mối tình của chàng đã biến thành một khối ngọc trắng tinh khôi. Trái tim ngọc đã vỡ tan ra thành trăm ngàn mảnh nước li ti khi những giọt lệ của cô tiểu thư đài các rơi lên. Nhưng thân xác của chàng Vọi thì không có được cái diễm phúc ấy.


Thanh Tú cũng được nhớ đến nhiều qua hình ảnh của chàng thư sinh Ðiệp vì nghịch cảnh oái ăm mà cắn răng chia lìa Lan để về làm rể một ông quan huyện. Buổi chia tay từ giã người yêu về thành phố ứng thí lập công danh, Ðiệp thề thốt giữ lòng chung thủy với Lan. Ðiệp lên trọ học ở nhà người quan huyện, là chỗ quen biết xưa với cha chàng. Thật không may cho Ðiệp, cô con gái cưng của quan huyện đã lỡ mang bầu với một tên khốn kiếp nào đó, mà hắn đã cỡi ngựa chuối dông mất. Quan huyện đành phải phục rượu Ðiệp đến... xỉn không còn biết trời đất gì, rồi khênh chàng thảy vào giường con gái. Khi Ðiệp tỉnh rượu, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra bên cạnh một thân thể con gái trần truồng, thì ông bà huyện đã la làng lên nói chàng “công xúc tu sĩ” trinh tiết con gái. Ðể khỏi đi tù, Ðiệp đành nuốt nước mắt nhận chịu làm chồng cô gái và làm cha cái bào thai vô thừa nhận. Lan buồn rầu xuống tóc đi tu. Cái cảnh não lòng và hay nhất trong toàn bộ câu chuyện dù trong phim ảnh, trên sân khấu cải lương hay thoại kịch, là lúc Ðiệp đến thăm Lan trước cổng chùa. Lan đã cắt đứt giây chuông, để người yêu cũ không còn... giựt chuông được nữa. Ðiệp buồn bã ra đi, cũng là lúc Lan nằm bệnh, rồi nàng lìa bỏ cõi đời đầy khổ đau, chấm dứt một chuyện tình mà mỗi khi được trình diễn lại, dù ở không gian hay thời gian nào, đều lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả.

Nữ kịch sĩ Túy Hồng là một trong số nghệ sĩ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của nền kịch nghệ Việt Nam. Cùng với các ban Kịch Kim Cương, Kịch Thẩm Thúy Hằng, ban Kịch Sống của Túy Hồng gây được rất nhiều ấn tượng trong lòng khán giả mọi giới. Ban kịch Sống Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, và là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, là nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương, trong thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng. Ban kịch Sống Túy Hồng đã nhờ có những bài hát trữ tình mượt mà của nhạc sĩ Lam Phương mà đã làm tăng giá trị của nội dung rất nhiều. Khó có thể tưởng tượng ban kịch Sống Túy Hồng mà không có nhạc Lam Phương thì sẽ ra làm sao. Các ban kịch Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng cũng buộc phải tìm kiếm những bản nhạc tình hay đưa thêm vào phần thoại kịch của mình.


Trước khi tự thành lập lấy đoàn kịch Sống, nữ kịch sĩ Túy Hống cũng từng tham dự vào những vở diễn trên sân khấu Kim Cương, Dân Nam. Chỉ đến khi bà thành lập ban Kịch Sống và có sự giúp đỡ tận tụy của Lam Phương, ánh sao Túy Hồng đã chói sáng kể từ đấy. Có thể nói những vở kịch của Sống là một dạng trung dung giữa kịch Kim Cương và Thẩm Thúy Hằng. Nếu kịch Thẩm Thúy Hằng không nghiêng về chất bi thảm quá độ, thì mỗi lần đi xem kịch Kim Cương, khán giả sẵn sàng chờ đón dạng kịch đầy nước mắt với nhiều chia lìa khi bức màn nhung buông xuống. Kịch Sống Túy Hồng không quá bi thảm, mà cái kết cục luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống Túy Hồng ra về với một lòng thơ thới nhẹ nhõm. Trong thời gian gần đây, trong những cửa hàng bán sản phẩm văn nghệ, người ta nhìn thấy những DVD Kịch Sống Túy Hồng, trong đó có những vở kịch hay nhất biểu trưng cho giai đoạn phát triển nền kịch nghệ Việt Nam trước năm 1975.


Nhạc sĩ Lam Phương tuy chỉ sáng tác nhạc, nhưng ông gắn bó với đoàn kịch Sống và có một thời gian dài cùng với Túy Hồng là một trong những đôi uyên ương đẹp đôi nhất thành đô thời đó. Thật đúng với câu Trai Tài Gái Sắc. Chỉ là một “cậu bé” nhạc sĩ mới mười sáu tuổi, Lam Phương từ miền cuối Việt Bạc Liêu lên Sài Gòn tìm kiếm công danh, đã nổi tiếng ngay với tuyệt phẩm đầu tay Xóm Ðêm. Những ai đã từng ngụ cư trong những con hẻm nhỏ nghèo, hay ít nhất đã từng một vài lần đi qua, bì bõm bước lên những vũng nước mưa, lúc nửa khuya nghe tiếng trẻ thơ giật mình thức giấc khóc, tiếng bà mẹ ngáy ngủ đưa con à ơi, mới thấm thía hoàn toàn cái tinh túy của nhạc phẩm. Ðưa hình ảnh xã hội vào nhạc tuyệt vời như Lam Phương, tưởng ít có mấy người làm được. Cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương có rất nhiều huyền thoại được kể lại, chuyện nào chuyện ấy đều hấp dẫn vô cùng. Ðó là chưa nói đến nhạc Lam Phương đi sâu vào lòng đại chúng, đến nỗi người ta sửa lời mà hát lên nghe vẫn thấy... hay, thật là chuyện lạ đời.


Lam Phương là một trong vài nhạc sĩ giàu có nhờ những tác phẩm của mình. Ðiều đặc biệt ở nhạc Lam Phương là, dù nó ở dạng nhạc thời trang đơn giản, nhạc đồng quê, nhạc lính hay nhạc thính phòng, hầu như bài nào cũng được đón nhận nồng nhiệt. Người ta kể rằng, lúc còn tuổi thanh niên, hai bài hát lính Chiều Hành Quân và Tình Anh Lính Chiến đã giúp cho Lam Phương mua được một chiếc Lambretta hai bánh mới toanh. Thuở thập niên 1960, mua và cỡi trên một chiếc Lambretta đã là hách xì xằng lắm rồi.

Các chủ hãng sản xuất nhạc luôn mời chào xin được xuất bản nhạc Lam Phương với những cái giá cao nhất, nhờ đó tổ uyên ương của đôi tài tử Lam Phương-Túy Hồng không chỉ một mà là đến hai: một căn nhà trong cư xá Lữ Gia và một ngôi nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương. Những bài hát khác như Thành Phố Buồn đầu thập niên 1970 có số ấn hành kỷ lục, đến 200 ngàn bản. Giá bán một bản là 5 đồng, nhà xuất bản thu vào một triệu đồng ngon lành, tiền bản quyền trả cho Lam Phương ít nhất cũng phải từ 10% trở lên. Mỗi lần tái bản cũng ngần ấy tiền. Thời đó, có chừng một vài trăm ngàn là đã có thể mua được một căn nhà kha khá rồi, hoặc tậu được một chiếc Citroen hai mã lực lái nhong nhong cho thiên hạ lé mắt chơi.


Thời vàng son của đôi vợ chồng Lam Phương-Túy Hồng chấm dứt theo cùng vận nước. Lam Phương may mắn xuống được con tàu Trường Xuân ở bến Bạch Ðằng, cùng khoảng bốn ngàn người tị nạn đến được bến bờ tự do. Vài năm sau, khi tình hình đã tương đối bớt căng thẳng, Lam Phương đã có thể bảo lãnh người hiền nội yêu dấu sang đoàn tụ. Nhưng sao bao cuộc sóng gió bể dâu, đôi uyên ương cũng có lúc phải nói lời chia tay. Ôm mối tuyệt tình, Lam Phương thất vọng bỏ sang sinh sống bên trời Tây Pháp quốc cố tìm lãng quên. Những bài hát bất hủ Lầm, Tình Nghĩa Ðôi Ta Chỉ Thế Thôi đã được hình thành trong thời gian này.


Khi niềm đau đã phai nhạt dần, vết thương trong tim đã thôi rỉ máu theo thời gian, Lam Phương trở lại Mỹ quốc, rồi tìm thấy một niềm hạnh phúc mới bên người phối ngẫu thứ nhì. Từ màu xám ảm đạm, giờ đây Lam Phương lại nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng với tuyệt phẩm Từ Ngày Có Em và Bài Tango Cho Em viết theo thể điệu tình tứ vui tươi của nhịp điệu Tango. Ðịnh mệnh vẫn dường như chưa muốn buông tha ông, nên Lam Phương đã lâm vào một cơn bệnh nặng, đến đỗi ông phải ngồi trên một chiếc xe lăn. Người hiền nội cuối cùng của ông đã tận tình chăm sóc chồng, cùng chia sẻ với ông những chuỗi ngày dài đầy thách đố trước mắt.


Nhưng dẫu gì thì người nhạc sĩ thiên tài ấy cũng luôn chiến đấu với căn bệnh của ông, sáng tác không còn được sung mãn như ngày xưa, ông vẫn thỉnh thoảng cống hiến cho những người ái mộ ông những bài hát với những âm hưởng mới lạ, mà thường thường được Trung Tâm Thúy Nga mua bản quyền trình bày trong những buổi nhạc hội.

Lớp kịch sĩ nữ trẻ được các ban kịch đàn anh đàn chị để ý dìu dắt và nâng đỡ đã nổi tên tên tuổi Kiều Mộng Loan, Tú Trinh và Kiều Mai Lý. Kiều Mộng Loan và Kiều Mai Lý xuất thân từ bên giới ca kịch cải lương. Kiều Mộng Loan chuyên thủ diễn vai đào thương, trong khi Kiều Mai Lý thuộc dạng đào lẳng, là cô đào chuyên đóng những vai người thứ ba, luôn luôn đau khổ vì yêu một chiều, ve vãn anh kép đẹp mãi mà vẫn không ăn thua, từ đó sinh ra thù oán và tìm mọi phương kế để hại cô nàng tình địch. Kiều Mai Lý dù là một trong những cô đào cột trụ của đoàn cải lương Dạ Lý Hương khi nàng về đầu quân cho đoàn từ năm 1967, nhưng bên cạnh các khuôn mặt lớn như Bạch Tuyết, Phượng Liên, Kiều Mai Lý thường phải đóng vai đào lẳng hay đào hài.

Dẫu chịu kém thế trước những cô đào đàn chị thanh sắc lưỡng toàn, nhưng Kiều Mai Lý có cái duyên riêng của nàng, cùng giọng ca thuộc loại kim thiên phú, ngân nga cao vút, nên thu hút được lòng yêu mến của khán giả. Các cụ ký giả kịch tràng ngày xưa thường phân loại giọng ca các cô đào theo thang âm mà họ đạt đến được và cũng là giọng ca đặc trưng của mỗi người, mỗi người mỗi vẻ. Kiều Mai Lý, Kim Ngọc, Út Bạch Lan, Tài Linh, Thanh Ngân, Thanh Hằng thuộc về lớp ca sĩ giọng kim. Những nghệ sĩ có giọng hát thuộc nhóm có cung bậc trầm gọi là giọng thổ như Kim Cúc, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Hồng Nga. Lớp nghệ sĩ có giọng hát trung dung, không cao quá, mà cũng không thấp quá, được cho là thuộc nhóm kim pha thổ, thí dụ như Bạch Tuyết, Mộng Tuyền, Ngọc Hương, Kiều Mộng Loan, Ngọc Huyền.


Khi chuyển sang thoại kịch, Kiều Mai Lý bỗng cảm thấy mình có năng khiếu diễn hài kịch hơn bi kịch. Nàng đã có dịp thể hiện tài năng trong lĩnh vực mới với những danh hài rất được ưa thích trong thập niên 1970 như Thanh Việt, Văn Chung. Nhiều năm gần đây, nền ca kịch cải lương trong nước đã thui chột dần, nghệ sĩ cải lương không còn sân khấu diễn nữa, đa số phải chuyển nghề để mưu sinh. Nghệ sĩ trẻ thì tập hát tân nhạc, nghệ sĩ thuộc lớp đàn anh đàn chị buộc phải tìm đến với những nhóm hài trình diễn trên những sân khấu nhỏ, hội trường, phòng trà ca nhạc. Danh hài Bảo Quốc chú ý đến tài năng của Kiều Mai Lý, anh mời nàng tham gia nhóm hài của anh. Ðược một thời gian, Kiều Mai Lý tách riêng, rồi tự thành lập Nhóm Hài Kiều Mai Lý, với hai diễn viên trụ cột là Kiều Mai Lý và Hồng Ðào, con gái của nàng. Việc Hồng Ðào có mặt bên cạnh mẹ trên sân khấu hài hước là một việc tình cờ, từ chuyện một diễn viên trong nhóm vắng mặt, Hồng Ðào tình nguyện thay thế. Buổi diễn rất thành công, Kiều Mai Lý lấy luôn con gái vào nhóm kịch. Giờ đây Hồng Ðào đã trở thành một kịch sĩ chuyên nghiệp (không phải Hồng Ðào và Quang Minh ở hải ngoại, sẽ nói đến sau). Một trong số các ở diễn cải lương của Kiều Mai Lý được khán giả nhớ nhiều, có lẽ là vai Thị Cua trong tuồng Ngao Sò Ốc Hến của soạn giả Năm Châu.

Kiều Mộng Loan trong thời điểm thập niên 1970 ngoài việc tham gia các ban kịch Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Sống, đã tự tạo dựng được một ban kịch riêng lấy tên Kiều Mộng Loan, thỉnh thoảng được thu hình trên Ðài Truyền Hình số 9 Sài Gòn, nhưng không gây nhiều chú ý lắm. Cô đào Kim Ngọc có vóc dáng và giọng hát tương tự như Kiều Mai Lý, cũng là một bạn đồng diễn với Kiều Mai Lý trên sân khấu Dạ Lý Hương nhiều năm. Cách diễn hài hước của Kim Ngọc rất giống phong cách của Kiều Mai Lý. Thật ngộ nghĩnh, vóc dáng, thanh âm cùng thước... tấc của nàng Kiều và nàng Kim cũng “sêm sêm”. Kim Ngọc để lại rất nhiều ấn tượng cùng hình ảnh khó thể quên trong lòng khán giả yêu mến nàng với vai Chu Chỉ Nhược trong vở cải lương Cô Gái Ðồ Long và vai Bao Tích Nhược trong tuồng Anh Hùng Xạ Ðiêu, đều trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương. Trong vai Chu Chỉ Nhược, Kim Ngọc thể hiện tài tình tâm tính của một cô gái đẹp nhưng xảo quyệt và tàn nhẫn, khi nàng rạch nát mặt Hân Ly, tự cắt tai, rồi vu cáo tội tình cho quận chúa Triệu Minh để đoạt lấy tình yêu của Trương Vô Kỵ. Trái lại, qua vai Bao Tích Nhược, Kim Ngọc đem hết tài năng lột tả khuôn mặt của một người hiền phụ xa chồng vì loạn lạc đến gần hai mươi năm mà vẫn giữ lòng chung thủy, rồi nàng cũng tự sát chết theo người chồng bất hạnh là Dương Thiết Tâm. Vai Dương Thiết Tâm do nghệ sĩ Minh Ðức thủ diễn. Cả Kim Ngọc và Minh Ðức đều đã cống hiến cho nền cải lương hai vai diễn tuyệt vời, mà lúc ấy đã được những trang báo Kịch Trường khen ngợi không tiếc lời.


Ðấng phu quân của Kim Ngọc là nghệ sĩ Hoàng Long, vận nước tang thương, anh vượt thoát được đến miền đất hứa Hoa Kỳ. Vẫn nặng nợ với sân khấu và nền ca kịch cải lương, Hoàng Long là một trong những nghệ sĩ hải ngoại cố gắng vực dậy và phát triển nền nghệ thuật Việt Nam. Anh tham gia nhiều chương trình cải lương, thoại kịch, xuất hiện trong những video nhạc tạp kỹ của chương trình Hoàng Thi Thơ. Từng một thời là kép đẹp và kép mùi trước năm 1975, cùng hiền thê Kim Ngọc, Hoàng Long rất được khán giả yêu mến. Nhưng anh lại không có cái duyên làm nghệ sĩ hài hước như Kim Ngọc. Hoàng Long đã tìm thấy một cái nghề mới thật rất thích hợp với cá tính nghệ sĩ của anh, đó là nghề lồng tiếng phim bộ Hongkong và Ðài Loan. Không còn nhiều dịp trình diễn tài năng trên sân khấu nữa thì Hoàng Long đã có thể biểu hiện cảm xúc của anh qua lớp mặt nạ của những tài tử phim ảnh. Ngoài giọng nam tốt, Hoàng Long còn luôn được giao phó lồng tiếng cho những vai... già. Nếu không được biết trước, thì khán giả phim bộ sẽ không thể ngờ được thanh âm của những ông già đó chính là từ Hoàng Long.

Nhờ có hình dáng gọn đẹp, khuôn mặt đầy nam tính, Hoàng Long còn là một trong số các nam diễn viên điện ảnh được ưa chuộng. Khi Trần Quang bị té gãy tay trong lúc đóng phim võ thuật Long Hổ Sát Ðấu, Hoàng Long được cấp tốc mời vào thế vai ngay. Nhà sản xuất phim Cosunam Films đã bỏ ra một số tài chánh lớn để mời võ sư Hàn Anh Kiệt từ Hongkong sang Việt Nam phụ trách phần đạo diễn võ thuật cho cuốn phim này. Hàn Anh Kiệt chính là người võ sư đã làm nên ngôi sao Lý Tiểu Long. Ông đã làm đạo diễn võ thuật cho Lý Tiểu Long, bắt đầu từ cuốn Ðường Sơn Ðại Huynh quay ở Thái Lan. Những cú đá liên hoàn thần sầu của Lý là do Hàn Anh Kiệt huấn luyện cho. Phim Long Hổ Sát Ðấu được đem sang trình chiếu ở Hongkong và vài nước Ðông Nam Á, đã đạt một thành công trung bình. Thời điểm đầu thập niên 1970, sản xuất được một cuốn phim màu và chịu tốn kém như thế, đã là một tâm huyết và hy sinh rất lớn của các nhà làm phim Việt Nam.


Trong số các tài năng trẻ hồi đó, có lẽ nghệ sĩ Tú Trinh tương đối được yêu mến nhiều hơn cả. Tú Trinh có vóc dáng thanh mảnh, khuôn mặt ăn ảnh và ăn ánh đèn sân khấu, cô còn có giọng nói trong trẻo quyến rũ, nên các hãng phim Việt Nam thường hay mời cô lồng tiếng cho các diễn viên nữ khác. Tú Trinh có thể đảm nhiệm những vai trò khác nhau, vai nào cô cũng diễn tả rất thành công. Tuy nhiên có lẽ Tú Trinh vẫn sống mãi trong ký ức khán giả lớp tuổi trung niên và lão niên là nhờ vai trò bất tử của cô trong chương trình phát thanh Gia Ðình Bác Tám của Ðài Sài Gòn mỗi chiều thứ Năm. Tú Trinh được giao cho vai quan trọng nhất là vai cô thôn nữ nhí nhảnh trẻ trung tên Hiền, con gái cưng của vợ chồng ông Tám (do nghệ sĩ Minh Chánh) và bà Tám (do nghệ sĩ Mai Khanh). Chương trình Gia Ðình Bác Tám là chương trình hay nhất và được mọi giới thính giả ưa thích nhất, nhất là bà con vùng thôn quê. Một lẽ dễ hiểu, vì chương trình diễn tả những sinh hoạt ở miền quê, mà bất cứ ở mọi miền đất nước, bà con nông dân đều có thể bắt gặp hình ảnh của mình và những người thân trong gia đình mình trong đó. Ðặc biệt hai nghệ sĩ Minh Chánh và Mai Khanh tuổi đời xấp xỉ Tú Trinh, nhưng Mai Khanh có giọng trầm nên đã nhận vai làm bà già thôn quê, trong khi Minh Chánh nói giọng ông già miền lục tỉnh thật hết ý. Nếu không biết Minh Chánh và Mai Khanh đang độ tuổi thanh xuân, chỉ nghe họ giả giọng người cao tuổi, khán giả cứ chắc chắn là do hai kịch sĩ kỳ cựu nào đó.


Ðể đua tài với Gia Ðình Bác Tám, Ðài Truyền Hình Sài Gòn 9 đã mời được nghệ sĩ kỳ cựu Tám Vân làm con chim đầu đàn cho chương trình Gia Ðình Thầy Ký cũng phát hình vào mỗi tối thứ Năm. Chương trình này thu hút số lượng người xem thuộc loại kỷ lục nếu so với các chương trình thoại kịch, cải luơng và ca nhạc. Cứ mỗi tối thứ Năm, từ lũ con nít măng non hay choai choai, những cô cậu học sinh sinh viên, các giới bình dân lao động, giới trí thức, cho chí đến các cụ lão niên đều háo hức chờ đợi tiết mục này. Nó diễn tả sinh hoạt trong một gia đình trung lưu, nề nếp, lồng vào những truyền thống lễ giáo và đạo đức dân tộc, kính già yêu trẻ, cha mẹ nêu gương tốt cho con cái, phận con thì giữ trọn đạo hiếu, thanh niên nam nữ có lý tưởng cao đẹp, có tinh thần chăm học cầu tiến và phục vụ quốc gia, xã hội, đồng bào. Ðài Truyền Hình Số 9 Sài Gòn đã cố gắng đầu tư một số tài chánh lớn để mời nhiều nghệ sĩ lừng danh thời đó tạo nên thành một lực lượng hùng hậu, với: Nguyên Hạnh, Minh Chánh, Thanh Việt, Ngọc Ðức, Kim Cúc, Tú Trinh, Diễm Kiều. Diễn viên râu Thanh Việt đảm nhận vai Năm Giang Hồ sáng say chiều xỉn, nhưng là một con người có tấm lòng. Nguyên Hạnh trong vai Tư Văn Nghệ, một con người như cái tên, có máu văn nghệ văn gừng khỏi có chỗ chê đi, tính tình vui vẻ, xởi lởi, luôn luôn nhiệt tình với mọi người. Tú Trinh một lần nữa lại đóng vai cô con gái cưng của ông bà Ký. Có thể nói Tú Trinh không có đối thủ trong hai vai trò này trên Ðài Truyền Thanh lẫn Ðài Truyền Hình.


Giới hâm mộ cải lương đều biết tiếng hai tài danh xuất sắc là nghệ sĩ Ba Vân và Tám Vân, cũng là hai huynh đệ ruột thịt. Nghệ sĩ Ba Vân chỉ sinh hoạt bên ngành cải lương và đã dạy dỗ dẫn dắt không biết bao nhiêu là tài năng cho nền kịch nghệ sân khấu Việt Nam. Hình như bất cứ nghệ sĩ nào trong thời gian ông còn sinh tiền đều trân trọng gọi ông là thầy. Trong lãnh vực cải lương, chỉ có hai nghệ sĩ được người đời xưng tặng Quái Kiệt là Ba Vân và Bảy Xê. Nghệ sĩ Tám Vân lại càng xông xáo hơn, ông hoạt động cả bên ngành thoại kịch. Hình ảnh mà ông để lại cho hậu thế là Thầy Ký mặc bộ bà ba lụa trắng ngồi bên chiếc bàn uống trà, phì phèo điếu thuốc và dạy dỗ con cháu trong nhà.

Tám Vân còn là một soạn giả cải luơng tài hoa nữa, thường được biết với bút hiệu Nhị Kiều. Một trong những vở cải lương hay và đắc ý nhất của ông trước năm 1975 phải kể vở tuồng Ðường Gươm Nguyên Bá được trình diễn trên đài Truyền Hình Sài Gòn. Nguyên Bá là một nguyên soái trụ cột của triều đình (do Quốc Trầm, một diễn viên bảnh bao, có giọng hát giống hệt Minh Vương), xông pha trăm trận, chiến thắng lập công ngoài trận mạc, bảo vệ biên cương. Một hôm, trong một buổi dạ tiệc ở hoàng cung, Nguyên Bá do lỡ giở trò tán tỉnh một cô tiểu thư tuyệt đẹp tên Thủy Cúc (Mộng Tuyền), nhưng bị nàng cự tuyệt. Hơn thế nữa, Thủy Cúc còn cho chàng biết nàng chính là người vợ sắp cưới của thái tử đương triều. Chết bỏ bố rồi, đụng phải bà xã của chuẩn hoàng đế thì đời Nguyên Bá tàn. Nguyên Bá sượng sùng bỏ ra về, xấu hổ không biết để đâu cho hết. Cơn phong ba bắt đầu nổi lên từ sự ghen tuông của thái tử (do Ðức Lợi), chàng giả dạng một kiếm sĩ bịt mặt lúc nửa đêm đến hành thích Nguyên Bá, nhưng lại bị đối phương chém đứt cánh tay mặt. Ông vua già (do Việt Hùng) đành phải gởi thái tử đi xa cho một nhà sư (do Chí Tâm) dạy dỗ trong ba năm. Chừng nào cái tâm nông nỗi của chàng lắng đọng và chín chắn, thì mới cho về triều tiếp quản ngai vàng. Ông vua già khôn ngoan cân nhắc giữa Nguyên Bá và thái tử, ông chọn đứng về phía nguyên soái, vì chàng là trụ cột bảo vệ đất nước và cái ngai vàng cho giòng họ nhà ông luôn bền vững.


Ông vua già lại còn làm một chuyện động trời nữa, là cho Nguyên Bá hộ tống người đẹp Thủy Cúc trong cuộc hành trình đi thăm thái tử, với dụng ý nếu đôi trai tài gái sắc có trao nhau tình yêu thì ông cũng tán thành và vun đắp cho. Nhưng cả Nguyên Bá và Thủy Cúc đều phản đối kịch liệt ý nghĩ quái... đản đó. Ông vua cà... chớn buộc Nguyên Bá phải vung gươm rạch mặt Thủy Cúc, với ý nghĩ, nếu thái tử yêu nàng bằng con tim chân chính thì nhan sắc bị hủy hoại của người đẹp sẽ không là yếu tố quyết định của hạnh phúc. Qua bao nỗi sóng gió thăng trầm, thái tử tái ngộ hôn thê, với cái giá quá đắt là cái đầu của chàng trai con nhà sư rơi rụng, bởi hy sinh cho sự sống của chàng. Từ đó, thái tử đã giác ngộ chuyện tử sinh và hận thù ở đời, mọi ân oán với Nguyên Bá đều được giải tỏa. Nhưng Nguyên Bá đã xin vị tân vương cho chàng được về hưu non, vui thú cùng trăng nước gió sương. Ông vua già ham... vui, nhân đó cũng xin đi theo Nguyên Bá cho có bạn. Ðây là cái kết cục hay nhất mà Nhị Kiều đã cống hiến cho khán giả. Màn hình đã tắt, nhưng nỗi cảm khái, bùi ngùi đến tột cùng vẫn còn vương vấn trong lòng. Nguyên Bá ra đi là đúng. Chàng không thể ở lại triều đình để hàng ngày đối diện với hai kỷ niệm u buồn: cánh tay đứt của ông vua trẻ và khuôn mặt mỹ miều với một vết thẹo rạch dài của hoàng hậu.


Mộng Tuyền là một trong vài hiện tượng nổi bật nhất của thế giới cải lương và kịch nghệ. Chỉ mới mười sáu tuổi, cái tuổi hãy còn quá trẻ so với lớp đàn chị dày dặn kinh nghiệm, mà nàng đã đoạt giải cao quý Thanh Tâm 1963 qua vai Thu Lan trong vở tuồng Phu Tử Tòng Tử. Ðánh dấu sự thành công của cuộc đảo chánh 1.11.1963, ban tổ chức Thanh Tâm quyết định trao tặng sáu huy chương vàng, thay vì hai như thường lệ hàng năm, cho các nghệ sĩ Thanh Tú, Tấn Tài, Diệp Lang, Mộng Tuyền, Bạch Tuyết và Trương Ánh Loan. Chỉ đến với ánh đèn màu và sân khấu có ba năm thôi, cô gái trẻ sinh quán ở Cần Thơ ấy đã tạo nên được một kỳ tích, một thành công rực rỡ mà cả lớp đàn chị dẫu khao khát và cố gắng hết mức cũng chưa có được diễm phúc đó.


Lúc khởi đầu, Mộng Tuyền được cha đặt tên là Kim Loan, lấy theo tên thật là Huỳnh Thị Kim Loan. Một vài năm sau Giải Thanh Tâm, bên tân nhạc nổi lên một ngôi sao sáng khác cũng với tên Kim Loan. Nữ ca sĩ Kim Loan đã gặt hái thành công bất ngờ chỉ sau lần thứ nhất xuất hiện, khi thính giả thưởng thức giọng hát thê thiết của nàng trong nhạc phẩm Một Lần Gõ Cửa của Mạnh Quỳnh. Kim Loan thực sự bước trên tấm thảm nhung đỏ của sự nghiệp khi nàng tiếp tục chói sáng với những nhạc phẩm tiếp theo như Căn Nhà Ngoại Ô, Hai Mùa Mưa, Phố Ðêm. Có một vài sự trùng hợp ngẫu nhiên, cả hai cô gái Kim Loan đều được thượng đế ưu ái ban cho sắc đẹp mang dáng vẻ hiền dịu của những cô thôn nữ miền quê, nhưng đồng thời lại có nét kiều diễm sắc sảo của những cô tiểu thư sang giàu ở thành phố. Cả hai cô nữ nghệ sĩ đều có khuôn mặt hình trái soan, cũng nụ cười e ấp trông giống hệt nhau. Nhân sau khi Kim Loan trình diễn thành công vai sơn nữ Mộng Tuyền bên cạnh Thanh Nga trong vở tuồng Mùa Xuân Còn Mãi của Nguyễn Phương và Kiên Giang, mà rất được công chúng tán thưởng, cụ thân sinh của Kim Loan đã đổi tên nàng sang Mộng Tuyền. Từ đấy, cái tên Mộng Tuyền đã đi sâu vào lòng yêu thương của khán giả và thường xuyên được nhắc nhở trên những trang báo kịch trường, với những lời khen ngợi của những nhà phê bình hay soạn giả khó tính nhất.


Vì có nụ cười và khuôn mặt hiền hậu, nên Mộng Tuyền rất thích hợp với những vai đào “mùi”, càng bi thương, càng trắc trở éo le, càng đẫm nhiều nước mắt trong tình trường hay giữa một tình thế nghiệt ngã nào đó thì Mộng Tuyền càng thể hiện xuất sắc, bởi bà rất khó đóng được những vai đào lẳng hay đào ác. Không những tạo dựng được tên tuổi trong làng cổ nhạc, Mộng Tuyền còn được mời xuất hiện rất nhiều trên sân khấu kịch nghệ của những ban thoại kịch lớn, đặc biệt góp mặt trong những cuốn phim ăn khách thập niên 1960, 1970 thời đó như Chân Trời Tím, Gánh Hàng Hoa, Phận Má Hồng, Còn Gì Cho Nhau,v.v.. bên cạnh những ngôi sao sáng nhất của điện ảnh Việt Nam: Hùng Cường, Thanh Tú, Huỳnh Thanh Trà, Huy Cường, La Thoại Tân, Thẩm Thúy Hằng, Kim Vui, Ánh Nga, Thanh Thanh Tâm, Thanh Lan, Ngọc Tuyết, Mai Lệ Huyền,... Mộng Tuyền còn được vinh dự góp mặt trong cuốn phim hợp tác Ðài Loan-Ðại Hàn “Ôi, Quê Hương Tôi”, với vai diễn bên cạnh Huy Cường và Kim Bak. Sau năm 1975, ông bầu Xuân của gánh Dạ Lý Hương cũ lập gánh mới Dạ Lý Hương-Mộng Tuyền, Mộng Tuyền theo đoàn hát và đức phu quân là ông bầu lưu diễn khắp tỉnh, thành đất nước.


Năm 1988, Mộng Tuyền từ giã Việt Nam xuất cảnh sang Pháp. Ở đây, Mộng Tuyền có dịp trình diễn trên sân khấu hải ngoại qua vai sơn nữ Klai trong vở Mưa Rừng, hát chung với Hữu Phước, Phương Thanh, Hà Mỹ Liên, mà đã được Trung Tâm Thúy Nga thực hiện thành sản phẩm video.


Ở độ tuổi sáu mươi mà nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền vẫn còn giữ được nhiều nét đẹp trời cho và vẫn quyến rũ như thuở xuân thì của tuổi hai mươi. Kiếp tằm vẫn chưa chịu ngừng nhả tơ, cuối năm 2007, Mộng Tuyền trở về Việt Nam thực hiện một chương trình kỷ niệm cuộc đời nghệ thuật của bà trong một cuộc hội ngộ với hầu hết những nghệ sĩ, đạo diễn cùng thời với bà: Ánh Hồng, Ngọc Hương, Diệu Hiền, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Phương Ánh, Kiều Mai Lý, Hùng Minh, Thanh Sang, Diệp Lang, Phương Bình, Trần Quang, Lê Hoàng Hoa, Lê Mộng Hoàng, v.v..


Số nghệ sĩ cải lương hoạt động lấn sang ngành thoại kịch có khá nhiều, trong số nghệ sĩ thành công hơn hết có lẽ phải kể đến tên Bảo Quốc. Bảo Quốc vốn là kép đẹp hạng nhì của Ðoàn Cải Lương Thanh Minh - Thanh Nga. Anh có vóc dáng cao ráo với khuôn mặt khá đẹp trai và giọng ca khá truyền cảm, nhưng có quá nhiều tài danh lớn trong đoàn hồi đó là Hữu Phước, Thành Ðược, Thanh Tú, nên anh không có cơ hội tiến lên, mặc dù bà bầu Thơ là thân mẫu của anh. Chỉ duy nhất có một lần, trong tuồng Giữa Chốn Bụi Trần của Nhị Kiều thì phải, Bảo Quốc được giao đóng vai chánh, là một chú tiểu hoàn tục trở về đời sống dân giả. Trong vai trò này, Bảo Quốc đã nhận được nhiều lời khen ngợi của giới phê bình. Về sau, khi nghệ sĩ Văn Chung, vốn là kép mùi, thử nhảy qua diễn những vai hề cải lương và đã rất thành công, Bảo Quốc liền thử theo gương và cũng thành công không kém. Mãi từ đó đến nay, khán giả chỉ biết đến một Bảo Quốc hài. Nếu Văn Chung được yêu thích vì tiếng cười đểu giả rất thích hợp với những vai diễn sàm sỡ kiểu ông Tổng, ông Huyện, thì Bảo Quốc có giọng nói ngọng nghịu và những cái méo miệng khá có duyên, mặc dù một số nhà phê bình cho rằng không sâu sắc nội tâm và hời hợt. Có thể xếp Bảo Quốc vào trường phái hài hước ngoại hình. Lâu lắm, thỉnh thoảng anh mới có dịp xuống một vài câu vọng cổ, nghe vẫn còn ngọt, nhưng nó mỏng manh như cơn gió thoảng chút hương tàn. Bảo Quốc nằm trong một số các diễn viên miền Nam còn lưu ngụ ở Việt Nam, mà đã được ngành văn hóa nghệ thuật vẹm “phong” cho cái chức hàm “nghệ sĩ ưu tú”.

Về phía các nghệ sĩ ngành kịch nghệ chánh hiệu, có nhiều người cũng được các nhà phê bình xếp vào dạng diễn hài hước bằng ngoại hình hơn là nội tâm. Nhóm ngoại hình này khá là đông đảo, gồm có những tài danh Khả Năng, Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Thanh Hoài. Những năm 1960, 1970, khuynh hướng diễn ngoại hình được khán giả ưa chuộng, vì nó đem đến niềm vui dễ dãi. Khả Năng nhờ thân thể cao lớn kềng càng như một thớt tượng, với khuôn mặt bánh đúc, đặc biệt ông phát minh ra giọng nói đơ đớ ngọng nghịu, nên được khán giả chú ý.


Thanh Việt thì có giọng nói rè rè như cái dĩa hát 45 vòng đã quá cũ chạy dưới cây kim đã quá mòn. Thanh Việt đi vào ký ức khán giả mãi mãi là nhờ vào bộ râu mép và râu hàm đen rậm như những con sâu róm. Những nét đặc trưng đó đã tạo cho anh một vị trí không ai có thể bắt chước được. Nhiều khán giả thời đó cho rằng, khi Thanh Việt bước ra sân khấu, chưa cần biết anh diễn vai gì, chỉ cần nhìn bộ râu con sâu róm lượn lờ lên xuống của anh là đã đủ cười rồi. Thanh Việt là một trong các nghệ sĩ ghiền rượu nặng, nên về cuối đời ông bị bệnh trướng nước, bởi gan làm việc quá độ để lọc hàng núi rượu ông nốc vào. Dường như trong mỗi người nghệ sĩ, tạo hóa đã phú thác một thiên tài nhưng cùng lúc đi kèm theo với cái tật để giữ quân bình.


Nếu có lúc nhiều nghệ sĩ cải lương chuyển sang ngành kịch nghệ, thì Thanh Việt, như một con cá hồi lội ngược dòng lên tận đỉnh thác, từ ngành thoại kịch và phim ảnh, ông lại chuyển sang sân khấu cải lương. Một trong số các vai diễn gây cười và được nhớ mãi của Thanh Việt, là vai ông quản ngục ở khám Chí Hòa trong vở tuồng Tướng Cướp Bạch Hải Ðường. Vở tuồng này là một trong những vở ăn khách về mặt nghệ thuật và thành công nhất về mặt tài chánh của đoàn cải lương Kim Chung, với sự góp mặt của những tài danh thượng thặng Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Ngọc Giàu, Văn Chung,v.v.. Tướng cướp hào hoa Bạch Hải Ðường (Hùng Cường) bị chính người vợ mà chàng yêu quí tố cáo với nhà chức trách bắt giam và bị đày ra Côn Ðảo. Cô vợ phản trắc ấy (Ngọc Giàu) đã thông gian với một tên vô lại (Dũng Thanh Lâm), thực hiện cái hành động mà người đời gọi là cuốn gói theo trai, nhẫn tâm bỏ rơi đứa con mới thôi nôi. Hai mươi năm sau, người vợ trong hình hài tàn tạ bởi sự hành hạ của tên vô lại nghiện ngập, hắn buộc nàng phải làm tiền đôi vợ chồng ông cảnh sát trưởng hiền lành đang nuôi nấng đứa con gái của nàng. Một người bạn của Bạch Hải Ðường (Văn Chung), vốn là ông bầu cải lương thuộc loại Sóng Vang quanh năm lênh đênh trên khắp nẻo sông hồ miền quê, nhân có lúc về Sài Gòn tìm thăm bạn cũ, nghe tin Bạch Hải Ðường đã được cho về Chí Hòa chờ ngày phóng thích. Ông bầu đã tìm đến năn nỉ gã cai ngục (Thanh Việt), hối lộ cho hắn nào chuối, nào bánh, nào nước ngọt, để hắn gọi Bạch Hải Ðường đến cho thăm. Ðược bạn báo tin sét đánh, Bạch Hải Ðường khoèo gã cai ngục té chổng bốn vó, chàng hộc tốc chạy về Sài Gòn tìm đôi gian phu dâm phụ. Trong lúc xô xát, tên vô lại ngã xốc vào mũi dao chết tốt. Người vợ sau hai mươi năm lương tâm dày vò trong tủi nhục và hối hận, đã cầm con dao đẫm máu nhận tội cho người chồng cũ trong tiếng còi xe cảnh sát rộn rã vang vọng đến từ xa.


Phi Thoàn có một thân hình ốm tong teo. Giống như những con cò nhảy loanh quanh bên hòn đá, chờ nước cạn ăn tôm ăn cá. Ông phát minh ra loại thời trang mới rất “hot” thời đó là cái quần sọt rách te tua cắt ra từ chiếc quần dài, dài tới đầu gối. Hóa ra Phi Thoàn đã có cái nhìn tiên tri về khuynh hướng thời trang, đi trước thị hiếu của người Mỹ, bởi ngày nay chúng ta vẫn còn thấy loại quần jean cụt rách te tua còn bán trong các cửa hàng thời trang ngoại quốc. Ngoài ra ông còn có giọng cười sàm sỡ không thua gì của Văn Chung, nhưng trông có vẻ trí thức hơn. Phi Thoàn sở trường về độc diễn hài hước trong những chương trình đại nhạc hội, hoặc song tấu hài hước với một bạn diễn khác dù nam hay nữ. Ông kể chuyện vui cũng hào hứng không kém mấy Trần Văn Trạch. Ðiểm đặc biệt ở Phi Thoàn là, lúc nào nụ cười vẫn luôn tươi nở trên khuôn mặt có nét muốn nói đứng đắn cũng được, mà muốn gọi là nham nhở cũng xong. Tiếng cười hệch hạc của Phi Thoàn thường tạo ra những tràng cười tán thưởng của công chúng. Theo chân Thanh Việt, Phi Thoàn đã thử tài năng của mình trên sân khấu cải lương. Một trong những vai hay nhất của ông là Bùi Kiệm thi rớt về nhà trong vở Kiều Nguyệt Nga.

Thanh Hoài là một trong số hiếm kịch sĩ hài hước nói giọng Bắc. Có lẽ nhờ đó đã tạo ra vị thế độc đáo riêng của ông mà không ai sánh được. Ông luôn cố trau chuốt giọng miền Bắc cho nặng thêm lên, với cái râu mép hơi quặp. Thanh Hoài thường xuất hiện song tấu hài hước với Khả Năng, là cặp bài trùng rất ăn khách trong những buổi nhạc hội. Tùng Lâm là cả một thái cực đối chọi với Khả Năng. Nếu Khả Năng thường hay nói mình nhờ uống sữa voi nên to lớn, thì có lẽ Tùng Lâm uống sữa con... chuột chăng, nên thân thể ông chỉ có một nắm. Tùng Lâm được mệnh danh là diễn viên xí giai nhất trong làng kịch nghệ Việt Nam, nhưng thượng đế đã đền bù cho ông bằng hai món bảo vật: tài năng và Bạch Lan Hương.


Bạch Lan Hương vừa là ca sĩ kiêm kịch sĩ, bà hoạt động cả trong lãnh vực điện ảnh. Là người hiền nội của Tùng Lâm, cái tên Bạch Lan Hương luôn luôn bị những người yêu mến Tùng Lâm nhầm lẫn với kịch sĩ Bạch Lan Thanh, cũng là một giai nhân cùng thời với bà. Cả hai nghệ sĩ họ Bạch đều có một nét đẹp kiều diễm cùng nhân dáng rất thích hợp dưới ánh đèn sân khấu và dưới ống kính điện ảnh, nhưng Bạch Lan Thanh có nhiều cơ hội xuất hiện nhiều hơn, từ đó đưa đến sự nhầm lẫn bà là hiền thê của Tùng Lâm.


Trong số các danh hài, có lẽ Tùng Lâm là người đa năng đa tài nhất. Khi cần thì ông cũng có thể nhại giọng hay nhại âm thanh, hoặc kể chuyện vui pha âm nhạc giống như Trần Văn Trạch. Chúng ta thường cười nghiêng ngã khi nghe Tùng Lâm pha trò, để quên mất ông còn là một ca sĩ tài ba và là một ông trùm sô đại tài. Tùng Lâm nguyên là một ca sĩ giải nguyên trong một cuộc tuyển lựa ca sĩ. Ông đoạt giải nhất với bài Tiếng Dân Chài của Phạm Ðình Chương. Thật kỳ diệu và ngộ nghĩnh, bởi giọng hát của Tùng Lâm lôi cuốn thôi thúc giục lòng khán giả quá, nên khi đến lúc ông xướng điệp khúc Ới này anh em ơi! Thì khán giả bên dưới đã cùng Ới lên theo vỡ rạp. Chương trình Tạp Lục Tùng Lâm trên Ðài Phát Thanh Sài Gòn mỗi chiều thứ Bảy là một trong những chương trình ăn khách nhất. Ðiểm đặc sắc của Chương Trình Tạp Lục Tùng Lâm là sự bỏ ngỏ tiết mục, đem đến cho thính giả nhiều bất ngờ lý thú. Thí dụ như danh ca Ðức Minh, ca sĩ nổi tiếng nhờ bài hát trữ tình Nghiêng Nón của Trịnh Lâm Ngân, từ chiến trường về ghé thăm chương trình, dĩ nhiên Tùng Lâm chưa được biết trước. Tùng Lâm không bỏ lỡ cơ hội bắt ngay lấy Ðức Minh hát tặng nóng sốt thính giả một bài. Còn nhiều trường hợp một lần ghé thăm như thế của nhiều nghệ sĩ, nên chương trình của Tùng Lâm vẫn luôn là nơi chốn tao ngộ của giới văn nghệ trong một bầu không khí vui nhộn và thân tình. Những ca sĩ xuất thân từ chương trình này như Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến đều đã rất nổi tiếng và rất được khán thính giả yêu mến.

Riêng Trang Thanh Lan vẫn còn hoạt động mãi đến thời điểm hiện tại và trở thành một nữ kịch sĩ hài hước xuất sắc, mỗi lần cô xuất hiện là cứ chắc chắn khán giả sẽ có những dịp cười nghiêng ngửa. Nếu những cô ca sĩ sáng giá của Ban Nguyễn Ðức như Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Loan có được nét đẹp kiều

diễm rất thích hợp cho những hoạt động điện ảnh, thì Trang Thanh Lan của thầy Tùng Lâm với dáng vóc e ấp thùy mị của một cô nữ sinh Gia Long, cũng đã gặt hái nhiều thành công trên màn bạc. Thí dụ như trong bộ phim Xa Lộ Không Ðèn, Trang Thanh Lan đã có một vai diễn quan trọng bên cạnh Thanh Nga. Giọng hát còn vướng vất rất nhiều nét học trò của Trang Thanh Lan đã được thính giả đón nghe hàng ngày trên hệ thống phát thanh của Ðài Sài Gòn. Nhưng đặc biệt hơn cả, lúc nào Trang Thanh Lan cũng có mặt trong chương trình Tạp Lục Tùng Lâm, là một trong những con chim đầu đàn đem đến thành công về mặt nghệ thuật cho chương trình này. Trang Thanh Lan đã được nhiều hãng dĩa như Sóng Nhạc, Việt Nam mời thu thanh những bài hát thời trang của những nhạc sĩ thời danh thập niên 1970. Thời gian mấy năm trở lại đây, khán giả yêu mến nàng đã có thể thưởng thức lại tiếng hát của Trang Thanh Lan trong một số chương trình thu hình của vài trung tâm ca nhạc như Blue Ocean của ông bầu Andy Thanh chẳng hạn.
Trang Kim Yến, một giọng hát học trò quyến rũ khác của “lò” Tùng Lâm, nhưng nàng còn tỏ ra xuất sắc hơn trong lĩnh vực nhạc trẻ đang dần thịnh hành trong cùng thời điểm ấy. Ngày cuối cùng của tháng 4.1975 Trang Kim Yến đã quyết định ở lại Việt Nam. Thập niên 1980, cùng với Bảo Yến, Nhã Phương và một số ca sĩ chuyên hát nhạc trẻ khác, Trang Kim Yến đã có lúc hát cả những bài tiếng Liên Xô, mặc dù các ca sĩ này chẳng biết hay hiểu một tí gì về thứ tiếng Nga lạ lùng và rất khó học này.

Các nghệ sĩ thuộc trường phái diễn xuất hài hước bằng ngoại hình thường hay có khuynh hướng nhại giọng ngọng nghịu, nói cà lăm, méo miệng, làm mắt lé, giả mắt mù, làm người câm điếc, bắt chước tướng đi cà thọt hay làm cánh tay bị cán giá và co rút. Nói chung là đem những khuyết tật bẩm sinh của những người bất hạnh và những người tàn tật ra để tạo thành những tiếng cười. Liệu có thể nào cười trên sự đau khổ của những người mà trót sinh ra đã bị tàn tật không. Khoảng đầu năm 2000, nhiều người trong chúng ta chắc có xem một vở kịch gọi là xử án một cô gái chửa hoang, trong đó những viên chức làng nước đều là những người mù, câm, điếc. Ðiều đáng mừng là các soạn giả hải ngoại như Ngô Tấn Triển, Hoàng Việt, Hoài Việt, Thái Quang - Duy Tâm, Andy Phạm,... đã không vấp vào khuyết điểm này. Hầu hết các vở kịch đều xoay quanh sinh hoạt gia đình và xã hội, lấy bối cảnh hải ngoại làm cái nền chung, trong đó các nhân vật đều là những con người bình thường như tất cả mọi người. Cái cười nảy ra từ những tình huống va chạm trong cuộc sống và không cần phải đem người tàn tật ra làm trò cười.


Trở lại với các danh hề, cuốn phim mà làm người ta nhớ mãi cá tính của từng tài năng một có lẽ là cuốn Năm Chàng Hiệp Sĩ, với sự góp mặt của Văn Chung, Khả Năng, Tùng Lâm, Thanh Việt và Xuân Phát. Nghệ sĩ Văn Chung lúc tuổi thanh xuân, vào cuối thập niên 1950, với một nhân dáng cao ráo, khuôn mặt trắng trẻo và giọng ca ngọt ngào đã luôn được giao cho những vai gọi là kép đẹp hay kép mùi. Văn Chung thích hợp với những vai thư sinh hơn là võ tướng, có lẽ vì thân hình nghệ sĩ có hơi... ròm ròm chăng. Khi tuổi đời đến ngưỡng cửa của trung niên, đã hơn bốn mươi mùa lá rụng, thì Văn Chung không thể làm kép đẹp đuợc nữa, mặc dù xuống vọng cổ và vô xàng xê vẫn còn rất mùi. Tình cờ khi về hát trên sân khấu Dạ Lý Hương, Văn Chung đã thử nhận một vai hài hước, nhưng chưa phải là hề chuyên nghiệp. Thí dụ như đóng vai một ông chủ hay một viên quan huyện có máu ba lăm, với tiếng cười dài rổn rảng và hai bàn tay thường hay hạ... cánh một cách rất ư là công xúc tu sĩ lên cái sân... sau của các nhân vật nữ. Tài năng hài hước của ông được khẳng định, từ đấy tên tuổi của vua hề hay kép hề Văn Chung trở nên lừng lẫy.



Nghệ sĩ Xuân Phát là diễn viên hài rất ít xử dụng ngoại hình nhất. Ông diễn xuất bằng những câu bỏ nhỏ bất ngờ, tưởng vậy mà không phải vậy. Còn nhớ khi nghệ sĩ mới chân ướt chân ráo sang định cư tại Hoa Kỳ và được Ban Kịch Sống Túy Hồng mời cộng tác trong một vở hài kịch, Xuân Phát thủ diễn vai một người Việt Nam chưa nhá nổi nếp sống tương phản Mỹ. Ông chơi luôn bộ pyjama mới ngủ dậy còn bèo nhèo, tà tà chắp tay sau đít dạo mát trên hè phố. Xuân Phát là một trong số những nghệ sĩ hài hước có khả năng kiêm luôn nhạc sĩ và soạn giả trong cả hai lãnh vực tân và cổ nhạc.

Khoảng đầu thập niên 1970 ông nổi tiếng với những vở tuồng ca nhạc cải lương hài hước được thâu vào dĩa nhựa và rất được tán thưởng như Ðắt Kỷ Ho Gà, Tình Chú Thoòng. Vở Ðắt Kỷ Ho Gà hồi đầu năm 2000 đã được ông bầu Vân Sơn dựng lại trong Chương Trình Vân Sơn 16, sau khi đã được soạn giả Xuân Phát sửa chữa lại một vài chi tiết và lời đối thoại, đã được tán thưởng nhiệt liệt. Trong vở Tình Chú Thoòng có một câu nói bất hủ của chú (do Hùng Cường thủ diễn) mà đã trở thành một thành ngữ thông dụng: “Chắc tui chết trước giờ xổ số”, ngụ ý than vãn về một công việc dang dở không thể hoàn thành, dẫu có chết cũng không nhắm mắt.


Khuynh hướng cho nhân vật đối đáp nhau bằng những câu thòng phản hồi đang thịnh hành trong các vở hài kịch hải ngoại hiện nay. Một người nói ra, người khác đốp chát lại. Soạn giả lừng danh Ngô Tấn Triển là một trong những vị sở trường nhất về thể loại đối đáp này trong những màn tấu hài hay những câu chuyện vui ngắn. Những vở kịch của Nhóm Kịch Hài Thúy Nga, Quang Minh-Hồng Ðào của Trung Tâm Vân Sơn cũng phát triển theo chiều hướng ấy.


Vào năm 1971 trở đi, cường độ chiến tranh Việt Nam lên đến đỉnh cao nhất, trên khắp chiến trường đã nổ ra những trận đánh lớn như Hạ Lào Lam Sơn 719, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và những trận đánh sau ngày ký hiệp định Paris 1973. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và Cục Tâm Lý Chiến làm việc cật lực để mang hình ảnh hào hùng và khổ ải triền miên của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về hậu phương, vận động đồng bào hưởng ứng các phong trào yểm trợ tinh thần chiến sĩ như Quỹ Cây Mùa Xuân Cho Chiến Sĩ, gửi các Toán Tâm Lý Chiến ra tiền tuyến ca hát giúp vui, thành lập Ðoàn Văn Nghệ Hoa Tình Thương quy tụ hầu hết các tài danh ca nhạc, cải lương, kịch nghệ, ảo thuật, vũ,... đi trình diễn khắp bốn quân khu. Ðóng góp vào cuộc chiến đấu chung bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa và nâng cao hùng khí chiến đấu của quân dân, đã xuất hiện nhiều chương trình văn nghệ trên Ðài Truyền Hình Sài Gòn 9. Ðể đẩy mạnh tác dụng tâm lý chiến, tránh cho những người lính tiền tuyến và cả quần chúng ở hậu phương khó chịu vì những cái tên ngoại quốc của những ca sĩ thuộc trường phái nhạc trẻ, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã đề nghị những nghệ sĩ này lấy một cái tên Việt Nam thuần túy. Thí dụ, Elvis Phương đã tự nguyện cải tên thành Vân Phương.


Nổi bật nhất phải kể đến hai chương trình Trường Sơn của Duy Khánh và Tiếng Hát Ðôi Mươi của Nhật Trường. Cả hai chương trình này giới thiệu những nhạc phẩm hay nhất của những nhạc sĩ thời danh viết cho lính, tình yêu của lính và cho những người yêu lính. Duy Khánh và Nhật Trường đã dàn dựng những nhạc cảnh trữ tình, những bi thương chia lìa lồng trong bối cảnh kinh khiếp của chiến tranh.

Chương trình Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến trong năm 1998 của Trung Tâm Asia đã làm sống lại một phần những nhạc cảnh mà tưởng đã ngậm ngùi chìm trong đống tro tàn của quên lãng.

Mùa hè năm 2000, một lần nữa Trung Tâm Asia đã gửi đến khán giả và những người lính Việt Nam Cộng Hòa một tuyệt phẩm tôn vinh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chương trình Chiến Tranh Và Hòa Bình, rồi tiếp theo sau là chương trình Người Lính. Ðể diễn tả trung thực hình ảnh người lính thân yêu của chúng ta, nhạc sĩ Trúc Hồ đã mời một số nhà văn quân đội Việt Nam Cộng Hòa cùng viết script giới thiệu và viết thêm phần nhạc cảnh cho chương trình, Việt Dzũng và Orchid Lâm Quỳnh phụ trách phần diễn giải. Khi thực hiện chương trình tưởng niệm và vinh danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh năm 2006, đến chương trình Lá Thư Ngoài Chiến Trường trong mùa hè 2008 vừa qua, có thêm sự hiện diện của Nam Lộc, Dương Nguyệt Ánh và Thùy Dương.


Chương trình ca nhạc Trường Sơn của Duy Khánh được phát sóng hàng tuần trên Ðài Quân Ðội vào trưa ngày Thứ Bảy và thường xuyên được phát hình từ Ðài Truyền Hình Sài Gòn Băng Tần 9, rất được quần chúng và chiến sĩ bốn vùng chiến thuật theo dõi thưởng thức. Ca khúc Ði Từ Ðồng Ruộng Bao La được dùng làm nhạc hiệu cho chương trình Trường Sơn là một bản nhạc nửa hùng nửa tình tự dân tộc do chính Duy Khánh sáng tác tuyệt hay, với những câu mở đầu như sau: “Từ Cà Mau ruộng đồng bao la, Năm Căn heo hút muỗi sa từng bầy. Chiều hành quân đi qua rừng chiến khu D, đến mùa Ðồng Tháp đĩa đeo tràn trề...”.

Từ chương trình này, một thế hệ ca sĩ tài năng được Duy Khánh đào tạo đã được công chúng và các anh chiến sĩ đón nhận nồng hậu, với Băng Châu, Từ Quân, hợp cùng những nghệ sĩ đã thành danh như Giang Tử, Phương Ðại, Thanh Phong, Thái Châu, Phương Hồng Quế, Thanh Tuyền. Băng Châu, người ca sĩ trình bày rất thành công những tác phẩm của thầy Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Việt Thu. Khán giả không thể nào quên những giai điệu quê hương được diễn tả qua giọng hát trong trẻo mà thê thiết, hơi rung rung như những sợi đây dàn ngân nga của Băng Châu từ những Qua Cơn Mê, Nhớ Nhau Hoài, Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê.


Từ Quân, một nam ca sĩ xuất sắc nhất từ lò Duy Khánh, được thầy giao cho những tác phẫm trữ tình về lính của tác giả Phượng Vũ, Ngân Khánh (Nhật Ngân và Duy Khánh), như Chiếc Khăn Màu Tím, Cảm Ơn, Thư Xuân Trên Miền Cao, hay Sương Trắng Miền Quê Ngoại của tác giả khác. Những bài hát khi được trình bày trước máy thu hình của Băng Tần 9, đều được Duy Khánh dàn dựng rất công phu, với phần hậu cảnh đậm đà màu sắc quê hương và chiến trường. Có thể nói rằng hai chương trình Trường Sơn Duy Khánh và Tiếng Hát Ðôi Mươi Nhật Trường đã đem hình ảnh người lính QLVNCH về hậu phương, để đồng bào có thể cảm nhận sâu sắc nỗi gian khổ tột cùng và sự hy sinh cao cả của các anh để bảo vệ đồng bào và đất nước, cũng như đem hình ảnh hậu phương ra ngoài tiền tuyến để những người lính của chúng ta được có vài khoảnh khắc nhìn lại những gì thật thân thiết mà các anh đã đang thật cách xa. Chiến tranh càng nặng độ thì những ngày phép của những người lính thật quá tội nghiệp ấy đã trở thành một giấc mơ, hay là những ân huệ xa xỉ, chứ không phải là một quyền lợi được hiến pháp quy định nữa. Những người lính trận có khi hai, ba năm, chưa được trông thấy tờ giấy phép dài ngắn như thế nào. Những tờ giấy phép của các anh thường được đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Bắn cháy một chiến xa giặc, tiêu diệt một ổ chốt địch bằng những trái lựu đạn cận chiến, hay xung phong ồ ạt lên tái chiếm một cao điểm, đều phải trả giá bằng máu.


Nhật Trường phụ trách chương trình ca nhạc Tiếng Hát Ðôi Mươi trên cả hai làn sóng Ðài Sài Gòn và Ðài Tiếng Nói Quân Ðội. Ông thường ký tên Trần Thiện Thanh, Anh Chương hay Trần Thiện Thanh Toàn cho những tác phẩm của ông. Báo chí thời ấy đã tặng một biệt danh rất đẹp cho Nhật Trường từ giọng ca ấm áp mượt mà của ông là Giọng Vàng Bao Dung. Thật thế, nghe Nhật Trường hát, khán giả có một cảm giác ấm cúng, được bảo bọc từ những rung động chân thành mà Nhật Trường đã diễn tả bằng chính con tim của mình. Nếu ngày nay có nhiều ca sĩ phản bội với chính giọng hát của mình để trở thành những con vẹt, những cái máy hát vô hồn, thì Nhật Trường là một trong số ca sĩ chân chính luôn gởi đến chúng ta bằng tất cả tấm lòng của ông dành cho quê hương, dân tộc, và trên hết là Những Người Lính ở ngoài chiến trường. Trước khi ông lìa khỏi cõi thế gian đầy nhiễu nhương này, Trần Thiện Thanh còn biên soạn một liên khúc tổng hợp ngợi ca hầu như tất cả quân binh chủng QLVNCH. Nếu Phạm Duy luôn có cái nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam dưới lăng kính ảm đạm và bi thảm, thì Nhật Trường nhìn thấy ở đó bóng dáng những anh hùng hào kiệt, thà chịu phơi thân ngoài chiến trường, hay đành poncho bọc thây, hùng dũng như những cội thông, tùng kiên cường trước mọi cơn giông bão.

Nhật Trường không bao giờ nói nghệ sĩ không làm chính trị như một số nghệ sĩ khác để tránh né trách nhiệm, mà ông luôn dấn thân vào những hoạt động chính trị chống cộng, được thể hiện qua nội dung mạnh mẽ của những bài hát nói về Lính. Nhật Trường đã đem cái khốc liệt của chiến tranh, những sự hy sinh hào hùng, những cái chết bi tráng của Người Lính VNCH về thành phố, từ đó người hậu phương cảm nhận được những hy sinh cao cả của các anh. Những phong trào Hậu Phương Yểm Trợ Tiền Tuyến được Tổng Cục Chiến Tranh Chiến Trị đẩy mạnh cũng từ đấy, với sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi tầng lớp đồng bào. Nhiều nghị sĩ, dân biểu, thương gia, công ty, trường học, đảng phái chính trị, mọi tôn giáo đã ghi danh xin được đỡ đầu cho một đơn vị nào đó của Quân Ðội, thường xuyên tổ chức những phái đoàn đem phẩm vật đến trao tặng chiến sĩ tiền tuyến, hợp cùng với những toán văn nghệ Tâm Lý Chiến đem tiếng hát hậu phương đến sưởi ấm lòng các anh. Có thể Nhật Trường không nghĩ rằng tác động của những bài hát ngợi ca lính của ông có một tầm ảnh hưởng rộng lớn đến như thế. Nhưng thực sự rằng, nếu không có những bài hát đậm đà chất hào hùng của một quân đội dũng mãnh, phơi gan trải mật chiến đấu dưới Lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ Ðại Nghĩa của ông, như là một chất xúc tác làm dậy lên hùng khí chiến đấu lên đến mức cao nhất, thì hẳn rằng những sự hy sinh nhiệm mầu ấy đã không được hậu phương biết nhiều đến.

Ðóng góp vào thành công của chương trình Tiếng Hát Ðôi Mươi có sự tham gia của các tài danh Thái Thanh, Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Mai, Khánh Ly, Như Thủy, Kim Dung, Phương Ðại, Thanh Vũ. Nhật Trường từng được yêu mến khi ông hát song ca với Thanh Vũ, rồi ông thành lập thêm nhóm Tứ Ca Nhật Trường với chính ông, Phương Ðại, Mai Hương và Như Thủy (em gái của Nhật Trường). Vẫn chưa dừng ở đó, sau khi Thanh Vũ tách ra khỏi nhóm, Nhật Trường tìm thấy ở Thanh Lan một giọng hát thật thích hợp cho những bài hát cần song ca của ông. Từ đấy khi nói đến Nhật Trường, khán thính giả liên tưởng ngay đến Thanh Lan.

Ngoài chương trình ca nhạc, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường, còn có một đóng góp quan trọng cho nền kịch nghệ Việt Nam thời chiến, khi ông giới thiệu một hình thái kịch nghệ rất đặc sắc mà ông gọi là phim kịch. Loại phim kịch là dạng thoại kịch dàn dựng trong phòng thu hình, nhưng có lồng thêm nhiều đoạn diễn ngoài ngoại cảnh. Diễn viên ngoài phần diễn xuất còn có những đoạn trình bày những bài hát hay nhất, vì vậy các diễn viên chính thường là các nam nữ ca sĩ tài danh. Hai bộ phim kịch do Nhật Trường viết truyện phim và đạo diễn, mà đã có đóng góp rất lớn vào công tác chiến tranh chính trị là Trên Ðỉnh Mùa Ðông, câu chuyện tình giữa người lính Nhảy Dù và cô sinh viên Sài Gòn; Người Chết Trở Về, câu chuyện tình giữa người lính Biệt Ðộng Quân và cô em gái Ðà Lạt. Trong cả hai cuốn phim kịch này, hai vai chánh đều do Nhật Trường và Thanh Lan ca diễn, với sự có mặt của các nữ ca sĩ Ngọc Minh, Kim Vui, Kim Tuyến, phần hòa âm do nhạc sĩ Y Vân, Trần Thiện Thanh phụ trách. Bộ phim kịch thứ ba, Biển Mù Sương, dàn dựng trong năm 1975, có lẽ viết cho những người lính Cọp Biển Thủy Quân Lục Chiến, nhưng không kịp trình diễn.

Chính từ Nhật Trường, mà người dân thành phố biết được những địa danh thật quá lạ và quá xa, những tên người chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc như Nguyễn Ðình Bảo, Nguyễn Văn Ðương của Nhảy Dù, Vũ Mạnh Hùng của Thủy Quân Lục Chiến, Trần Văn Phước của Biệt Ðộng Quân, Nguyễn Ngọc Bích của Thiết Giáp, Chị Ba Hàng Xanh, em bé Tạ Thái Mạnh trong chiến cuộc Mậu Thân 1968.


Từ hai vở phim kịch Trên Ðỉnh Mùa Ðông và Người Chết Trở Về, thính giả yêu nhạc Trần Thiện Thanh đã thật quen thuộc với những bài hát bất hủ Anh Không Chết Ðâu Anh, Trên Ðỉnh Mùa Ðông, Người Chết Trở Về, Tình Thiên Thu Nguyễn Thị Mộng Thường và Tình Ðầu Tình Cuối. Trong vở Trên Ðỉnh Mùa Ðông, Nhật Trường kiêm nhiệm nhiều vai trò, ông viết truyện phim, làm đạo diễn, đóng vai chính và giới thiệu những bài hát mới nhất của Trần Thiện Thanh và Trần Thiện Thanh Toàn (người em trai đang là một sĩ quan tác chiến của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh). Cuốn phim kịch thuật lại câu chuyện tình lãng mạn nhưng đẫm đầy nước mắt của Ðại Úy Nhảy Dù Nguyễn Văn Ðương với cô sinh viên văn khoa Nguyễn Thị Lan. Trong một chuyến về phép ở Sài Gòn, Ðại Úy Ðương (Nhật Trường) cùng người sĩ quan Dù bạn (Phương Ðại) cỡi Honda lỡ va phải cô sinh viên Lan (Thanh Lan) đang lơ đễnh băng qua con dường Duy Tân trước cổng Ðại Học Văn Khoa. Mối tình anh tiền tuyến em hậu phương nảy nở từ cuộc tao ngộ ngộ nghĩnh đó, để được kết thúc trong một căn nhà nhỏ nhưng ấm cúng và tràn ngập hạnh phúc, với một mầm sống đã tượng hình từ sự kết nối của hai trái tim yêu. Dẫu cha mẹ nàng kịch liệt phản đối, vì lo sợ Lan sẽ sớm trở thành một người góa phụ trẻ, nhưng nàng vẫn cương quyết chấp nhận hết mọi điều ghê gớm đó để sống trọn vẹn cho tình yêu.


Sự lo sợ của cha mẹ Lan có cái lý do chính đáng của nó và đã không mấy chốc mà đã trở thành sự thật. Cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 năm 1971 đã lấy mất đi của Lan một người chồng, và đứa con trai nhỏ của hai người một người cha. Giặc tràn ngập Căn Cứ Hỏa Lực 31, Ðại Úy Ðương thà chết không chịu đầu hàng, viên đạn cuối cùng trong khẩu Colt 45 không phải để bắn vào giặc mà là tự kết thúc cuộc đời của một con đại bàng từng ngang dọc trên bốn vùng chiến thuật. Một người lính truyền tin thân cận chứng kiến giây phút bi tráng đó đã vượt thoát trở về hậu phương, để từ đó cái tên Nguyễn Văn Ðương quen thuộc với người dân Sài Gòn, và là nỗi cảm xúc để Trần Thiện Thanh sáng tác Anh Không Chết Ðâu Anh. Trong phim kịch, Nhật Trường và Thanh Lan đã thể hiện bài hát này qua bối cảnh hồn ma của Ðương hiện về tái ngộ cùng vợ con, trước khi chàng đi vào cõi vĩnh hằng. Ðây có lẽ là nhạc cảnh hay nhất trong toàn bộ cuốn phim kịch Trên Ðỉnh Mùa Ðông, nó phản ảnh một sự thực não lòng hằng hiện hữu trong lòng mỗi người vợ lính ở hậu phương. Khi cơn ác mộng đến, người tình, người chồng hiện về với một thân thể máu me, thì chắc chắn đó là hiện tượng báo mộng về cái chết thật của người chiến sĩ. Khi Lan thức dậy sau cơn mộng dữ, thì trời ơi, hai sĩ quan Nhảy Dù gõ cửa báo tin nàng đã trở thành góa phụ. Lan thất thểu, đau đớn dẫn con mà nàng cho nó mặc bộ quân phục Dù đi lang thang trên những con đường đầy ắp những kỷ niệm in dấu chân của Ðương và nàng. Sự chia lìa đó tuy bi thương đã đành, nhưng nó có một tác động tâm lý mạnh mẽ vào từng sự quyết tâm cầm chắc cây súng M16 trong tay của mỗi người lính ngoài mặt trận. Bởi nếu không muốn những chia cách, những vành khăn tang đó tái diễn, thì người lính QLVNCH không còn con đường nào khác ngoài việc chiến đấu tận diệt cộng sản đến tên cuối cùng. Cộng sản chết thì tai ương cũng lụi tàn.

Trong bộ phim kịch Người Chết Trở Về trình chiếu năm 1973, Nhật Trường đã dựa vào những cái chết có thật trên con đường máu 13 đi An Lộc để dàn dựng một câu chuyện tình giữa chàng Thiếu Úy Phạm Thái (Nhật Trường) vừa tốt nghiệp Võ Bị Ðà Lạt với cô tiếp viên hàng không Việt Nam Nguyễn Thị Mộng Thường (Thanh Lan) trên chuyến máy bay dân sự đưa chàng về phép ở Sài Gòn. Tương tự như chuyện tình Ðương-Lan, Mộng Thường chấp nhận một cuộc sống mong manh trong nỗi lo sợ thường hằng về một cái chết của người hôn phu ở chiến trường An Lộc dưới sắc áo Biệt Ðộng Quân, mà bài hát Góa Phụ Ngây Thơ của Trần Thiện Thanh đã diễn tả tâm trạng đó.


Chiến trường sắp nổ bùng lên với tất cả sự kinh khiếp nhất mà người ta có thể tượng được. Ðơn vị của Thiếu Úy Thái được dịp tiếp đón một phái đoàn hậu phương, trong đó có một nữ ký giả xinh xắn (Kim Tuyến), mà dường như nàng rất có nhiều cảm tình với chàng lính trẻ. Nhưng con tim Thái đã trót mang hình ảnh của Mộng Thường mất rồi, với chiếc nhẫn đính hôn trên ngón tay của chàng. Kim Tuyến, một cô đào cải lương cùng thời với những tài danh Bạch Tuyết, Phượng Liên, Hùng Cường, Thanh Sang, từng được đoàn cải lương Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân tín nhiệm trong những vai chánh thay thế cho Bạch Tuyết đã rời khỏi để lập gánh hát Bạch Tuyết-Hùng Cường. Gánh Bạch-Hùng này chỉ sống được một thời gian ngắn rồi rã đám, Hùng Cường, Bạch Tuyết lại trở về với Dạ Lý Hương. Kim Tuyến là một trong vài nữ nghệ sĩ cổ nhạc bước sang lãnh vực tân nhạc thành công như Hương Lan, Phượng Mai, và cả lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh bên cạnh những ngôi sao sáng nhất thời đó. Nữ ca sĩ Hoàng Lan, từng hát cho nhiều chương trình Thúy Nga, Tình Ca, Ca Dao, Chung Tử Lưu, chính là con gái của nghệ sĩ Kim Tuyến. Kim Tuyến đã dành cho con gái quyền chọn lựa nghề nghiệp, nhưng bà không khuyến khích Hoàng Lan đi vào nghiệp ca diễn như mình.


Nhật Trường đã sử dụng bài hát Người Chết Trở Về để diễn tả cuộc tương phùng đầy nước mắt của Phạm Thái-Mộng Thường. Có điều là, nội dung bài hát không giống với cuộc trở về đau thương trong hình ảnh ma quái của Nguyễn Văn Ðương, mà Phạm Thái trở về với Mộng Thường trong một hình hài nguyên vẹn, đẹp đẽ và sống thực, sau khi nàng nhận được tin chàng đã mất tích trong cuộc chiến Mùa Hè Ðỏ Lửa ở Bình Long. Một câu hát trong bài Tình Thiên Thu: “Nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người gái nhỏ phương xa” gói ghém nội dung của vở phim kịch mà Nhật Trường muốn gởi đến khán giả. Ðó là sự chết hiện diện cùng khắp, dù ở mặt trận hay trong thành phố. Sau chiến trận mùa hè, Thái cùng các chiến hữu ờ An Lộc anh dũng được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đặc cách vinh thăng lên một cấp. Người Trung Úy trẻ vui mừng báo tin cho người yêu được rõ, đồng thời ngỏ lời mời nàng lên An Lộc dự lễ khao lon. Ðây chính là lỗi lầm lớn nhất trong đời của Thái, mà chàng sẽ không bao giờ còn có thể tha thứ cho chính mình được nữa.


Chuyến xe đò định mệnh chở Lan cùng nhiều hành khách lên An Lộc chia sẽ niềm vui chiến thắng, đã nổ tung lên thành trăm ngàn mảnh vụn từ một trái mìn oan nghiệt của giặc. Xác thân của Mộng Thường cũng nát tan theo cùng. Câu kết hay nhất mà Nhật Trường có thể nghĩ ra được để chấm dứt ca khúc Tình Thiên Thu, mà cũng là cái kết cục đem đến người xem nỗi bồi hồi quặn thắt nhất: “Chàng thề không còn yêu ai, dẫu cho ngày tháng phôi phai. Nhiều lần chàng mộng liêu trai, nàng hẹn chàng kiếp mai”.


(còn tiếp...nhưng chưa thấy bài mới...)



Nữ nghệ sĩ Túy Hồng trình diễn trên Ðài Truyền Hình Việt Nam số 9
của Sài Gòn vào năm 1969.



Nữ nghệ sĩ Túy Hồng, sau khi định cư tại California vào năm 1981.



Nữ kịch sĩ Túy Hồng, ngoài đời, trong tấm hình chụp gần đây.