Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

TRỊNH LÂM NGÂN=Trần Trịnh+Nhật Ngân=Lệ Đá+Tôi đưa em sang sông

Chỉ cần 2 bài: LỆ ĐÁ ( TRẦN TRỊNH) và TÔI ĐƯA EM SANG SÔNG ( NHẬT NGÂN)..thì cũng có thể xếp 2 tác giả này vào "chiếu trên" trong số các nhạc sỹ của nền tân nhạc miền Nam trước 1975, số lượng sáng tác ít, nhưng hầu như bài nào của 2 ông cũng được đón nhận và yêu mến. thế nhưng, những sáng tác nổi tiếng hơn cả lại kí dưới bút danh TRỊNH LÂM NGÂN. Nhân lúc trà dư tửu hậu, mời mọi người cùng tìm hiểu về hai nhạc sĩ này, nghe những tác phẩm tuyệt vời cũng như tìm hiểu những giai thoại xung quanh những tác phẩm tuyệt vời của họ!

Nhật Ngân






















Tên thật Trần Nhật Ngân. Sinh tại Thanh Hóa và lớn lên tại Ðà Nẵng. Cựu cán bộ tâm lý chiến trung tâm huấn luyện Quang trung. Hiện định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1982. Theo học nhạc với giáo sư Ðỗ Thế Phiệt về violon và piano. Khởi sáng tác từ năm 1959. Ngoài viết những ca khúc ký tên Nhật Ngân, ông còn một số sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh, Và vì, cả hai chơi thân với Lâm Ðệ (con rễ chủ hảng dĩa Sóng Nhạc) nên đã khai sinh ra tên : Trịnh Lâm Ngân.

Những nhạc bản phổ biến rộng trong quần chúng:

• Tôi Ðưa Em Sang Sông (viết chung với Y Vũ)
• Ngày Vui Qua Mau
• Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình
• Bài Hát Cho Người Kỷ Nữ
• Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về
• Một Mai Giã Từ Vũ Khí
• Xuân Này Con Không Về
• Qua Cơn Mê
• Xin Chia Buồn
• Mùa Xuân Của Mẹ
• Người Tình Và Quê Hương
• Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?
• Ngày Ðá Ðơm Bông
• Cả Nhà Làm Thơ (phổ thơ Trần Mộng Tú)



Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam









Trường Kỳ





Tôi không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời" Năm nay 58 tuổi đời, nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Ðó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị - với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương trình video.

Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng.

Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâụ Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.

Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí này. Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.

"Tôi Ðưa Em Sang Sông"

Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên "Tôi Ðưa Em Sang Sông."

Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở Ðà Nẵng, ông có một người yêu.

Mà thời đó các gia đình ở miền Trung, vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng thuở đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. "Thật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó"

Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng "Tôi Ðưa Em Sang Sông" đã trở thành một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Ðà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho nhau hát.

Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.

Câu kết của bản chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ.

Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi Ðưa Em Sang Sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, "Tôi Ðưa Em Sang Sông" được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ.

Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về

Với một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng ca của một nữ ca sĩ tên tuổi thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc thứ nhì của ông là "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" đã được Lệ Thanh trình bầy lần đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như "Tôi Ðưa Em Sang Sông," nhạc phẩm "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" vào đầu thập niên 60 đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài Sài Gòn và Quân Ðội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình thức những bản nhạc rời bán rất chạy.
Image

Image
Cuộc đời quân ngũ

Năm 1965, Nhật Ngân gia nhập Cục Tâm Lý Chiến, một năm sau ông được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến năm 1975. Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội, trong số có những bài quen thuộc như "Người Tình Và Quê Hương," "Lính Xa Nhà," "Mùa Xuân Của Mẹ," "Xuân Này Con Không Về," v.v. Riêng ca khúc sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh, khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả.

Sau 1975 kẹt lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều nơi. Thời gian này ông đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng, có tính cách châm biếm điều mà nhà cầm quyền Việt Nam thời kỳ này gọi là "giải phóng" vào tháng Tám năm 75. Ðó là ca khúc "Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?" được nữ ca sĩ Ngọc Minh phổ biến đầu tiên tại hải ngoại sau khi vượt biển rời khỏi Việt Nam.

Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam vào năm 1982, bị kẹt ở trại tỵ nạn Sikiu, Thái Lan cho đến năm 84 mới được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood. Một thời gian sau, ông dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 90.















"Thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi."

Nhật Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn của ông tên Ngân Khánh, đã tốt nghiệp cử nhân về âm nhạc Ðại học Fullerton, nam California. Ông đã lấy tên Ngân Khánh để ký dưới một số nhạc phẩm như "Giã Từ Vũ Khí" và "Cám Ơn." Người con trai kế của ông đang theo học về ngành dược, trong khi người con trai út đã tốt nghiệp về ngành điện toán. Với tình trạng như vậy, Nhật Ngân cho là mình đã được thảnh thơi trong việc sáng tác "thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi."

Ngay thời gian đầu đặt chân lên đất Mỹ, Nhật Ngân đã vùi đầu ngay vào công việc sáng tác. Ông cho ra đời nhạc phẩm đầu tiên tại hải ngoại là "Hương". Nhật Ngân đã dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long để soạn thành ca khúc này. "Hương" đã thành công ngay từ bước đầu với tiếng hát của Elvis Phương, kế đó với tiếng hát của Tuấn Anh và gần đây hơn cả là Nguyễn Hưng.

Nhật Ngân cũng từng phổ nhạc từ một số bài thơ tại hải ngoại, trong số có bài thơ "Kiếp Sau" của Trần Mộng Tú, do Ái Vân trình bầy trên một chương trình video của trung tâm Thúy Nga.

Nhật Ngân cho biết đối với những sáng tác có "hơi hướng quê hương" của ông "thì Duy Khánh, Hương Lan, Thanh Tuyền là thích hợp hơn cả " Do đó, ông thường nhắm vào một tiếng hát đặc biệt để sáng tác trước khi gửi đến người nghẹ Còn về những ca khúc tình cảm thì "những bài của tôi như "Ngày Vui Qua Mau," "Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình" hay "Hương" thì đủ giọng ca có thể hát được."






nhạc sĩ Nhật Ngân 1 lần ghé Houston










Yêu đời và thoải mái

Hiện nay sinh hoạt của nhạc sĩ Nhật Ngân là sinh hoạt của một người nhàn hạ, trong niềm hạnh phúc gia đình cùng với những người con đã thành đạt và một người vợ với công việc làm thường nhật về ngành y tá: "Sinh hoạt bình thường của tôi là ngoài những giờ thể thao, buổi sáng cà phê ra thì về nhà sáng tác, làm việc."

Những giờ thể thao như ông nói là những giờ đánh tennis từ sáng sớm đến gần 9 giờ sáng để cố gắng duy trì sức khỏe tốt sau khi đã bị cắt đi hai phần ba bao tử để ngăn chận sự phát triển của bệnh ung thư vào năm 1992.

Tự nhận mình là một người được nhiều ưu đãi, về mặ.t gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân - với một tính tình luôn vui vẻ - có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó ông tiếp tục sống trong thế giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân trong âm nhạc là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt để " Cũng vì còn nhiều gắn bó với cuộc đời mà Nhật Ngân đã thoát được bệnh ung thư bao tự Và từ đó ông còn cảm thấy yêu đời hơn nữa sau 40 năm tạo cho mình được một gia tài âm nhạc lớn lao.


TRẦN TRỊNH




Tran Trinh





Không những là một nhạc sĩ sáng tác, Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ có nhiêàu gắn bó nhất với lãnh vực phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước năm 75 với ngón đàn piano điêu luyện của ông.

Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá, do Hà Huyền Chi viết lời, đã gắn liền với cuộc đời sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa này.

Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ có nhiêu gắn bó nhất với phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước 75. Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá (do Hà Huyền Chi viết lời). Ngoài nhạc phẩm điển hình đó, Trần Trịnh còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm đặc sắc khác, mà trong số có rất nhiều bài là đồng sáng tác với hai người bạn nghệ sĩ, Nhật Ngân và Lâm Đệ, được ký dưới bút danh Trịnh Lâm Ngân trong những thập niên 60 và 70.




Tuy đã bước vào lớp tuổi 70, nhưng Trần Trịnh vẫn còn nhớ rành mạch rất chi tiết khi tâm sự với người viết về quá trình hoạt động âm nhạc cũng như cuộc sống tình cảm của một người nghệ sĩ đã bị ảnh hưởng lớn của nền văn hoá Tây Phương.

Với một giọng kể chuyện say mê, Trần Trịnh cho biết âm nhạc đã quyến rũ ông mãnh liệt hồi ông theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn suốt 10 năm, từ 1945 cho đến 1955, lúc ông ra trường với mảnh bằng Bacc 2 ( Tú Tài 2 Pháp ). Nhưng niềm đam mê của ông đã gặp một trở ngại lớn, đó là bố mẹ ông đã không đồng ý để ông đi theo ngành âm nhạc. Mặc dù là một nhân viên của tòa đại sứ Pháp theo tây học, nhưng thân phụ ông vẫn không mấy cảm tình với cuộc đời nghệ sĩ. Và mẹ ông, một phụ nữ người Lào - vợ sau của thân phụ ông - cũng chẳng khuyến khích cậu con trai út trong 3 người con của mình. Tuy vậy, cậu học trò Trần Văn Lượng - tên thật của Trần Trịnh - vẫn luôn ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó được đến với âm nhạc. Trong những năm học ở Taberd, Trần Trịnh đã rất khâm phục sư huynh Rémi mang họ Trịnh, người phụ trách dạy nhạc, nên ông đã ghép họ của mình với họ của sư huynh Rémi để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh cho những tác phẩm đầu tiên của mình.
Thật ra Trần Trịnh đã mon men đến với lãnh vực sáng tác từ khi mới 14 tuổi, khi còn theo học những giờ nhạc do sư huynh Rémi hướng dẫn. Sáng tác đầu tiên của ông là: Cung Đàn Muôn Điệu, được viết vào năm 1950, là năm ông được 14 tuổi. Tuy nhiên, mãi đến năm 17 tuổi Cung Đàn Muôn Điệu mới được nhà xuất bản An Phú phổ biến. Rồi ba năm sau, năm 1956, nhạc phẩm này lại được nhà xuất bản Diên Hồng tái bản. Sau đó nó còn được dùng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với bài Chuyến Xe Về Nam, do nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành vào năm 1955. Cũng trong năm1956, Trần Trịnh lại cho ra thêm một nhạc phẩm khác: Viết Trên Đường Nở Hoa.

Sau khi đậu bằng Bacc 2 năm 1955, Trần Trịnh được gia đình gửi lên Đà Lạt để vừa học vừa làm tại Nha Kiến Trúc Đà Lạt. Qua năm 1957, ông thi hành nghĩa vụ quân dịch khóa đầu tiên, khóa Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đánh dấu cho dịp này, ông đã viết bài Đôi Mươi, do Anh Ngọc trình bày lần đầu tiên.

Trần Trịnh đã phục vụ 2 tháng ở liên đoàn A và 2 tháng ở liên đoàn B, và sau đó vào phục vụ trong ban văn nghệ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến khi về. Trong thời gian đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn. Sau khi trở về nguyên quán vào năm 58, Trần Trịnh thực hiện giấc mơ của mình. Oâng ghi tên theo học với thần tượng âm nhạc của ông là sư huynh Rémi, tiến sĩ âm nhạc ở Rome và cũng là tác giả nhạc hiệu của Institution Taberd. Khi học tại trường, khi học tại cư xá của các sư huynh dòng La San tại Thanh Đa, Trần Trịnh đã được huấn luyện về âm nhạc trong suốt 9 năm trời - từ năm 58 đêán năm 67 - nên đã có được một căn bản vững vàng về nhạc pháp cũng như về nghệ thuật sử dụng piano. Và tuy đã thi hành xong nghĩa vụ quân dịch, nhưng với lòng mê thích âm nhạc, Trần Trịnh vẫn tình nguyện tham gia vào những công tác văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với mục đích ủy lạo các binh sĩ. Cũng trong ban văn nghệ này, Trần Trịnh đã gặp Nhật Ngân khi nhạc sĩ này thi hành quân dịch ở đây.
Image





Vào những năm học nhạc cuối cùng với sư huynh Rémi, Trần Trịnh đã bắt đầu đi tìm việc làm tại các phòng trà trong vai trò nhạc công sử dụng piano. Sở dĩ ông chọn phòng trà là do ảnh hưởng từ khi còn nhỏ đã bị tiêm nhiễm nhạc dancing và thuộc rất nhiều nhạc khiêu vũ trong thời gian gia đình ông cư ngụ gần vũ trường Au Vieux Cambodge bên Khánh Hội.
Khởi đầu cuộc đời một nhạc công, Trần Trịnh cộng tác với một phòng trà nhỏ tên Lệ Liễu. Sau đó ông bước chân vào phòng trà Bồng Lai. Và dần dần ông được mời cộng tác với tâát cả những phòng trà và vũ trường khác tại Sài Gòn.

Nhận biết được khả năng âm nhạc của Trần Trịnh, đại úy Quốc Hùng, trưởng ban văn nghệ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đã vận động xin cho ông một chương trình ca nhạc trên đài truyền hình Việt Nam vào năm 67, sau khi sư huynh Rémi qua đời. Từ đó Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng của ban văn nghệ Đống Đa, cùng với ban Vũ Thành và Tiếng Tơ Đồng, là 3 ban văn nghệ truyền hình có giá trị nhất vào giai đoạn đó. Riêng ban Đống Đa của Trần Trịnh đã qui tụ được trên 50 nhạc sĩ và một ban hợp ca trên 100 thành viên.

Năm 68, nhạc sĩ Trần Trịnh được một người bạn là một nhạc sĩ sử dụng kèn giới thiệu với thi sĩ Hà Huyền Chi, lúc đó đang phục vụ ở phòng báo chí cục Tâm Lý Chiêán trong giai đoạn cắm trại 100% sau biến cố Mậu Thân. Hai người nói chuyện với nhau suốt sáng. Và trong một lúc, Trần Trịnh đã lục trong số những bản nhạc do ông sáng tác ra một bản nhạc, sau này trở thành nổi tiếng là Lệ Đá do Hà Huyên Chi viêt lời.

Được biết Trần Trịnh cũng đã nhập ngũ từ năm 65 và phục vụ tại đài phát thanh Quân Đội thuộc phòng Tâm Lý Chiến. Ông đã không gia nhập khóa sĩ quan để xin được phục vụ tại đây với điều kiện được chơi nhạc tại phòng trà và vũ trường vào buổi tối.

Trong một lần tham gia công tác văn nghệ tại Bình Long năm 1964, Trần Trịnh quen với Mai Lệ Huyền, lúc đó là thành viên trong ban văn nghệ của tỉnh do nhạc sĩ Bắc Sơn làm trưởng ban. Thời kỳ này Mai Lệ Huyền theo thân phụ sống ở Bình Long vì gia đình chị sở hữu một số đồn điền ở đây ngoài ngôi nhà ở Sài Gòn. Sau khi trở về, hai người thư từ qua lại với nhau và dần dần có những tình cảm đậm đà. Trần Trịnh sau đó đề nghị Mai Lệ Huyền về Sài Gòn sống để được gần gũi nhau hơn. Mai Lêä Huyền nhận lời. Và chỉ sau một thời gian ngắn hai người nghệ sĩ này đã trở thành vợ chồng, năm 1964. Họ có với nhau một con gái tên Lệ Trinh, sinh năm 1965, hiện là một ca sĩ ở Sài Gòn.

Sau khi thành vợ chồng, Trần Trịnh đã giới thiệu Mai Lệ Huyền đi hát ở tất cả những phòng trà và vũ trường ông cộng tác. Cũng khởi đầu tại phòng trà Lệ Liễu, vì nhận thấy giọng hát của Mai Lệ Huyền thích hợp với thể loại nhạc tươi vui nên ông đã cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác một thể loại nhạc kích động để vợ mình trình bầy cùng với Hùng Cường như Gặp Nhau Trên Phố, Vòng Hoa Yêu Thương, Hai Trái Tim Vàng, v.v...
Và chính nhờ ở những nhạc phẩm vừa kể mà cặp song ca Hùng Cường-Mai Lệ Huyền đã gặt hái được những thành công đáng kể, để rồi được mệnh danh là “Cặp Sóng Thần”, một thời làm mưa làm gió trên các sân khấu đại nhạc hội ở Sài Gòn.

Sau hơn 10 năm sống bên nhau, Mai Lệ Huyền đã từ giã chồng con ra đi vào tháng 4 năm 75, trong khi ông không thể đi cùng vì song thân đã cao tuổi. Hai người coi như xa nhau từ đấy. Hai năm sau khi rời khỏi Việt Nam, Mai Lệ Huyền viết thư về cho con gái, đại ý khuyên Trần Trịnh bước thêm một bước nữa trong khi chị cũng đã đi đến quyết định như vậy.

Vào năm 1977, Trần Trịnh lập gia đình lần thứ hai. Người vợ sau của ông đã cho ông 3 người con trai. Nhưng không may người con đầu của ông bị thiệt mạng trong một lần đi tắm sông với bạn bè. Người con thứ nhì của ông năm nay 24 tuổi, hiêän đang phục vụ trong binh chủng hải quân Hoa Kỳ, có khả năng sử dụng kèn trumpet. Trong khi người con út, năm nay 22 tuổi, cũng rất thích nhạc nhưng không có khuynh hướng đi theo con đường của bố.

Sau biến cố tháng 4 năm 75, Trần Trịnh không còn mấy quan tâm đến công việc sáng tác. Ông chỉ chú trọng đến việc cộng tác với hết đoàn hát này đến đoàn cải lương hay gánh xiệc khác để mưu sinh. Khởi đầu, ông cộng tác với đoàn cải lương Cửu Long cùng với tay trống Phùng Trọng và vài nhạc sĩ khác. Liên tiếp nhiều năm sau, ông đã đàn piano cho rất nhiều đoàn khác trong những chuyến lưu diễn liên miên tại khắp các tỉnh ở Việt Nam. Mãi đến năm 1982, khi các phòng trà được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về Sài Gòn làm nhạc trưởng tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn là nơi ông đã từng giữ vai trò then chốt về chương trình từ khi mới khai trương vào đầu thập niên 70. Có thể coi đây là một ban nhạc có thành phần nhạc sĩ đông đảo nhất, 11 người.

Liên tục đóng đô tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn (sau là vũ trường) suốt gần 10 năm, Trần Trịnh sang cộng tác với vũ trường Maxim's vào năm 1991. Nhưng sau hơn 3 năm, ông đã xin nghỉ vì tai nạn xe cộ khiến ông bị thương nặng ở chân. Do tai nạn đó, đến nay Trần Trịnh vẫn cần phải dùng gậy trong việc đi đứng. Sau khi tĩnh dưỡng 6 tháng, vợ chồng Trần Trịnh cùng 2 con lên đường sang Mỹ theo diện ODP vào tháng 10 năm 1995 dưới sự bảo lãnh của người chị ruột ông, là vợ của cố giáo sư Nguyễn Đình Hoà và được biết đến như là một phụ nữ Việt Nam đầu tiên sinh con trên đất Mỹ năm 1952, từng được báo chí Mỹ thời đó đề cập tới.
Nhưng chỉ sau 3 tháng ở với gia đình người chị ở San Francisco, gia đình Trần Trịnh quyết định dời xuống Orange County. Một mặt không muốn là một gánh nặng cho vợ chồng người chị, lúc đó đã lớn tuổi cùng với tình trạng sức khoẻ không được khả quan. Mặt khác, môi trường hoạt động âm nhạc của Trần Trịnh sẽ có cơ hội phát triển hơn ở nơi được coi là thủ đô của ca nhạc Việt Nam hải ngoại.

Nhưng thật sự hoạt động của ông chỉ duy trì được một tầm mức trung bình trong thời gian đầu, khi mà ông còn kiếm được lợi nhuận nhờ làm hòa âm cho một số trung tâm nhạc ở nam California. Nhưng chỉ một thời gian sau, khi tình trạng băng đĩa từ Việt Nam càng ngay càng đổ qua ào ạt khiến nhiều trung tâm nhạc cũng như nghệ sĩ độc lập phải chùn bước trước trước sự cạnh tranh đáng ngại này. Bởi vậy, khả năng âm nhạc của ông cũng đã không còn được sử dụng.

Bây giờ ông chỉ hoạt động cho ban nhạc The Stars Band, một ban nhạc gồm một số nhạc sĩ lớn tuổi, hợp nhau lại để trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng. Ngoài Trần Trịnh, The Stars Band còn có Quang Anh, Thanh Hùng, Phạm Gia Cổn (cũng là một võ sư!), v.v... Không kể trước đó còn có nhạc sĩ Ngọc Bích cùng sự tham gia đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, mà nay cả hai đã vĩnh viễn ra đi.

Hiện nay, Trần Trịnh chỉ chú tâm vào việc nghiên cứu nhạc để viết cho ban The Stars Band trình diễn. Kết quả là nhạc phẩm mang tên Stars Band của ông đã được một trung tâm nhạc của Mỹ thu thanh trên một CD và đã tung ra thị trường vào tháng 11 năm 2006. Gần đây, một nhạc phẩm hòa tấu do ông soạn cũng đã được trung tâm nhạc HillTop của Hoa Kỳ ở Hollywood thu vào CD và đã được phát hành rộng rãi khắp nơi. Đó là nhạc phẩm Forget Me Not.

Cuộc sống hiện nay của Trần Trịnh tương đối vất vả, nhất là vợ ông lại mang một căn bệnh hiểm nghèo, tưởng đã không qua khỏi sau cuộc giải phẫu vào tháng 6 năm 2006. Tuy vậy, Trần Trịnh không tỏ ra bi quan, ngoài việc lo âu những điều không may xẩy ra với ông và gia đình.
Tuy không còn nhiều hứng thú trong việc sáng tác, nhưng gần đây Trần Trịnh đã bất chợt tìm lại được nguồn rung cảm khi được thưởng thức lại bài thơ ông từng học thời trung học là La Dernière Feuille của thi sĩ Théophile Gauthier do người con nuôi ông tình cờ tìm thấy. Liền sau đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ bất hủ này.

Đối với Trần Trịnh, La Dernière Feuille tức Chiếc Lá Cuối Cùng cũng chính là nhạc phẩm cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Nhưng dòng nhạc của riêng ông cũng như của Trịnh Lâm Ngân vẫn sẽ mãi được coi là một dòng nhạc đã có những đóng góp đáng kể cho nền tân nhạc Việt Nam. Đó là chưa kể ngón đàn dương cầm của ông khó có thể phai mờ trong tâm hồn những khách quen của thời kỳ vàng son ở những vũ trường Sài Gòn cũ ngày nào.

TRƯỜNG KỲ









Về bài “Tiếng Hát Nửa Vời” của Trần Trịnh

Nhạc sĩ Trần Trịnh có ba bài hát mà tôi rất thích. Một là bài “Cung đàn muôn điệu” mà tôi vẫn thường nghe trên Đài Phát Thanh Sài Gòn năm tôi mười bốn mười lăm tuổi. Hai là bài “Lệ Đá”, lời thơ của Hà Huyền Chi, mà tôi nghe vào cuối thập niên 60. Còn bài thứ ba,“Tiếng Hát Nửa Vời”, thì mãi về sau này, sau năm 75, tôi mới có dịp nghe; lần đầu tiên là qua tiếng hát của Anh Ngọc. (Thời gian bài hát Tiếng Hát Nửa Vời đuợc phổ biến ở Sài Gòn thì lại nhằm thời gian tôi du học ở Hoa Kỳ rồi sau đó thì lại bận vời công việc giảng dạy, soạn bài soạn vở tại Viện Đại Học và ở Võ Bị Quốc Gia trên Đà Lạt, ít có thời gian để “đụng” đến chuyện văn nghệ!)

Bài “Cung Đàn Muôn Điệu” thì mấy năm trước đây tôi đã có soạn hòa âm để “hòa tấu” và bạn Phan Anh Dũng của chúng ta cũng đã đưa nó vào trang Nhạc của Cỏ Thơm qua tiếng hát của anh Vũ Trung Hiền. Tôi đàn vì tôi thích, và anh Hiền anh ấy hát cũng vì anh ấy thích!

Bài “Lệ Đá” thì sở dĩ tôi chưa từng “động” đến vì nó đã đuợc phổ biến rộng khắp trước kia; khác với bài “Cung Đàn Muôn Điệu” mà giờ đây hình như hiếm mấy ai còn nhớ đến, tuy về mặt âm nhạc mà nói thì ai khác không biết sao chứ riêng tôi chưa thấy sau năm 75 có bài nào với giai điệu, theo thể “Rhumba”, đặc sắc như thế!

Riêng bài “Tiếng Hát Nửa Vời” thì ngoài giai điệu đẹp một cách đặc biệt của bài hát, được thể hiện bằng một cấu trúc cho tiết điệu ¾ cũng “đặc biệt” nốt, thì lời hát lại rất gần gụi với sở thích riêng của tôi. Lời lẽ thì cũng cái kiểu mộc mạc, rõ ràng, dung dị nhưng có ý có nghĩa như trong bài Cung Đàn Muôn Điệu khi xưa vậy! Có mấy thuở mà trong những bài hát thuộc dạng “trữ tình” mà ta có những câu kiểu như “Thành ra lắm khi mình nghĩ không nên hẹn hò..” ? Chất “Thơ” trong thơ hay ca từ đâu có phải cứ làm cho ra vẻ “Thơ” là đã “Thơ” ?
Duy chỉ có mấy chữ “Ora e sempre” trong bài hát là tôi nghe không mấy thuận tai, do đó thú thực là từ bấy đến nay tôi không thích lẩm nhẩm hát bài này những lúc rảnh rỗi quanh quẩn trong nhà như người ta vẫn hay làm thì cũng chỉ vì ba cái chữ gốc La-tinh đó! Mà nghĩa của mấy chữ đó thì cũng chả có linh thiêng hoặc bí hiểm gì cho cam! Nó chỉ có nghĩa “Bây giờ và mãi mãi về sau”! Thực ra thì người Ý họ vẫn quen xử dụng đến bốn chữ là “Ora e per sempre” (dịch ra tiếng Pháp là “Maintenant et pour toujours” ) ! Tôi mà viết được bài hát đặc sắc như thế thì ở chỗ đó tôi đã viết “Ngàn sau vẫn thế”, để mở vần cho câu kế tiếp: “ân tình là trời mê!”

Còn giai điệu bài hát “Tiếng Hát Nửa Vời” thì, như đã nêu ở trên và theo sở thích của riêng tôi, đẹp một cách đặc biệt!

Thanh Trang




Nam Cali, Thu 2007

MOPRE ABOUT TRẦN TRỊNH(con đường của 5 lời bài LỆ ĐÁ)




Thứ Năm, 26 tháng 6, 2008

Hoàng Ngọc Ẩn-Những đường bay vần điệu đam mê...

Đó là thành phố Los Angeles năm đầu của thập niên tám mươi, khi những con bồ câu còn xuống những ngọn đồi bên kia đường Sunset. Khi những ngày mưa còn hốt hoảng bay thong thả những lượng nước xuống đáy khuya của Culver City, nơi tọa lạc của Nhà In Kim, đứng đầu bởi người họa sĩ tiếng tăm một thời, Lâm Triết, sơn dầu. Cái địa chỉ của những tựu thành chập chững mà tươi rói da non văn học Việt Nam quê người. Đó là nơi những trang báo “Văn” tục bản đầu tiên, do Mai Thảo chủ trương. Nơi điệu khắc gia Mai Chửng ngả tấm lưng mệt mỏi, rã rời sau những ngày vượt biển bão tố. Nơi “Tiểu Thuyết Tuần San” mang hoài bão phá rừng, khẩn hoang cho văn chương ta ở quê người một vùng đất mới. Nơi đó, nơi bước tới, ở lại, làm việc và ngả lưng của một thanh niên, mang trong lồng ngực trái tim trẻ thơ cùng tình yêu thi ca đầu đời, bất biến Hoàng Ngọc Ẩn.

Làm thơ, sinh hoạt với văn học nghệ thuật ở Việt Nam, là tri kỷ của những tên tuổi lớn như: Nguyễn Thị Vinh, Vi Huyền Đắc, Hoàng Hương Trang, Lệ Khánh, Kiều Mộng Thu… từ rất sớm, nhưng ở thời điểm chưa mất nước. Hoàng Ngọc Ẫn chưa là con chim tung hết đôi cánh đo chiều rộng không gian bởi những ràng buộc công việc và chức vụ.

Phải tới lìa xa đất nước mến yêu, phải giữa khi quê hương nghìn trùng khuất lấp, tổ quốc phương xa thôi thúc, lưu vong, đánh những nhát búa xuống tâm thức lưu đày, lầm than, lúc đó lồng ngực Việt Nam trong Hoàng Ngọc Ẫn, mới toàn vẹn nhịp đập thi ca.

Phải tới lìa xa đất nước mến, phải sau đứt lìa, trái tim thi ca trong một Hoàng Ngọc Ẫn truy tầm quá khứ, duổi bắt kỷ niệm, mới thực sự thức dậy, bay vào vòm trời thi ca Việt nam, quê người.

Những dòng thơ mang tên Hoàng Ngọc Ẫn sũng ướt kỷ niệm, ắp đầy quá khứ, đã là những mũi tên tâm cảm tự tìm lấy cho nó đường về tri kỷ.

Những dòng thơ mang tên Hoàng Ngọc Ẫn, lập tức, đã là những tiếng kêu thương của một loài chim lẻ bạn, bên trời, ngân vang, đồng vọng núi đồi.

Mỗi đời nhạc, như mỗi dòng thơ, tự tìm lấy cho nó một tri âm. Mỗi đời thơ, như một đời nhạc, tự đòi lấy cho nó một cuộc hôn phối tốt đẹp và xứng hợp.

Định luật tự nhiên của thiên địa, của nhật nguyệt này, đã mang lại cho đời thơ Hoàng Ngọc Ẫn, những cuộc phối ngẫu xứng hợp nhất.

Có dễ chưa có một nhà thơ nào, có được những hôn phối giữa vần điệu âm giai hòa hợp, thấm sâu như thơ Hoàng Ngọc Ẫn và nhạc của những nhạc sĩ thời danh. Những thi phẩm được phổ từ thơ Hoàng Ngọc Ẫn, lập tức trở thành những phi thuyền bay vút vào không gian. Những chiếc phi thuyền tâm cảm, ném ngược trở lại nhân gian, những lời thơ và những cung bậc mà, mỗi chúng ta, ít nhất cũng đã hơn một lần đón nhận, lắng nghe, rung động.

Đó là những phối ngẫu tuyệt vời giữa thơ Hoàng Ngọc Ẫn và những tên tuổi đồng nghĩa với âm giai, như Phạm Duy, như Phạm Đình Chương, như Huỳnh Anh, như Anh Bằng, như Trầm Tử Thiêng, như Lê Uyên Phương, như Nhật Ngân, như Phó Quốc Thăng, như Lê Dinh, như Hoàng Cầm, như Hoàng Văn, như Song Ngọc, như Châu Đình An, như Trần Quan Long, như Việt Dzũng, như Khúc Lan, như Hoàng An, như Hoàng Thanh Tâm….

Mỗi cá nhân, từ chỗ đứng, từ vũ trụ nhỏ, với những cảm nhận nhỏ, với những cảm nhận siêu hình, vô thức riêng, sẽ mang lại ta, một giải thích cho những cuộc hôn phối giữa thơ Hoàng Ngọc Ẫn và nhạc của các nhạc sĩ kia. Giải thích nào, tự nó cũng là một đáp ứng đủ cho tựu thành này.

Có người cho rằng thơ Hoàng Ngọc Ẩn vốn đầy ắp nhạc tính hay thơ Hoàng Ngọc Ẫn tự thân đã là âm nhạc.

Có người cho rằng thơ Hoàng Ngọc Ẫn đã mang lại cho thiếu hụt, cho khuất vắng của tâm hồn ta, lượng thực phẩm tâm linh, lãng mạn ngất ngây, chân chất.

Có người lại cho rằng thơ Hoàng Ngọc Ẫn đã mang lại cho đời những thảm cỏ nõm xanh, nơi đó, những cánh bướm xưa, những vườn ao cũ, những giậu mồng tơi, nhửng giàn thiên lý….trong mơ…

Nói cách nào, đứng từ vị trí nào, từ vị trí chủ vị hay khách quan, thì thơ Hoàng Ngọc Ẫn, vẫn là một thực thể mang ý nghĩa một hiện diện tất yếu, thuận chiều bất đảo nghịch trong dòng sông tâm cảm của một đời lưu vong ta, ở quê người.

Nói cách nào thì:

Hẹn đến thăm rồi không đến thăm

Chiều hoang mình lặng mắt chờ trông

Người yêu hẹn đến rồi không đến

Hẹn đến sao rồi không đến thăm?!



Hẹn viết thư rồi không viết thư

Chao ơi! Mình chỉ uổng công chờ

Người yêu chắc hẳn giờ quên lãng

Lặng để sầu dâng ngập tâm tư…!



Mùa đã sang rồi em có hay?

Người đi từ độ tuyết giăng đầy

Vàng thu thưở trước còn vương vấn

Em có chạnh lòng trong phút giây?



Chẳng biết em còn thương nhớ nhau

Mùa trang mộng cũ giạt về đâu?

Ngàn xưa chắc hẳn không còn nhớ

Thì nhớ nhung gì vạn kiếp sau?!



Trời đã sang mùa nghe trở lạnh

Vai gầy run nếp áo thi nhân

Thức trắng canh dài mơ ảo ảnh

Chao ơi! Băng giá chỉ riêng mình…!!




(Đó là thơ Hoàng Ngọc Ẫn qua nhạc Hoàng An, dưới nhan “Mùa Đã Sang Rồi Em Có Hay?”

Mỗi dòng thơ là một câu hỏi, một vấn nạn tình yêu nhẹ nhàng mà tha thiết. Một hững hờ mà quyến luyến, bơ vơ. Một trách móc thương yêu mà thật ra là van nài ở với.

Cũng thế, trong “Buồn Xưa”, thơ của Hoàng Ngọc Ẫn, được âm giai mang tên Phạm Duy nâng bổng lên những tầng cao sương khói với:


BUỒN XƯA

Từ vắng Em rồi tôi nhớ thương

Lần theo từng kỷ niệm yêu đương

Chao ơi! Thu đã qua thành phố

Thu đến rồi Em có vấn vương?



Lần tiễn nào không xót xa

Tôi về phố cũ nhìn mưa sa

Mùa đông sắp gội qua thành phố

Lần ngón tay chờ năm tháng qua…!



Vùng tóc Em thơm mùi đại dương

Vòng tay dìu dịu, mắt Em buồn

Bờ môi nũng nịu nhiều thương nhớ

Tôi đắm say qua từng nụ hôn…



Từng nụ hôn dài không muốn dứt

Từng vòng tay siết chặt bờ vai

Yêu thương đó tháng ngày lây lất

Tôi vẫn mơ và vẫn đắm say…



Cho đến bây giờ tôi chợt hiểu

Chuyện tình xưa đã khép ô vuông

Từng đêm mặc niệm nhiều thương nhớ

Kỷ niệm buồn xưa thắm thía buồn…!



Mỗi lời, mỗi ý, mỗi ảnh hình hay hồi tưởng mông lung nơi thơ Hoàng Ngọc Ẫn, tự nó đã ẩn chứa một nốt nhạc bổng trầm những nhờ nhung khôn dứt, những vắng xa vô bờ. Không cần một cố gắng nào, chỉ cần một lắng nghe, nhạc đã lừng vang trong mỗi vần, mỗi chữ.

Cũng thật dễ dàng, thật nhẹ nhàng, tự nhiên như hoa nở, như khí trời, nhạc Phạm Duy đưa thơ Hoàng Ngọc Ẫn đi vào long người, bằng những bước ngân nga của rừng hay hoàng hôn của nắng:


Sao Em biết thu về mà đan áo?

Vàng thu xưa, vàng cả cuộc tình mình

Mây tháng Tám giăng đầy trời mộng ảo

Gió đầu mùa giá lạnh cả hồn anh…!



Thư ngày cũ từng đêm mang ra đọc

Lời Em xưa sao êm ái đậm đà

Ta mặc niệm một cuộc tình đã lỡ

Em đi rồi như một ánh sao sa…!



Theo sóng đời Em trôi vào biển lạ

Anh lang thang khắp lục địa trông tìm

Anh mòn mõi theo tháng ngày nghiệt ngã

Từng thu tàn vẫn bặt dấu chân chim…!



Mưa tháng Tám giăng đầy trời Texas

Trời D.C. (Đi-Xi) mùa chắc đã sang rồi?!

Mang chiếc áo của ngày nào ra mặc

Mang thư tình ra đọc mãi không thôi…!



(Nhạc phẩm “Sao Em Biết Thu Về” do Phạm Duy soạn thành ca khúc từ thi phẩm “Tháng Tám Mưa Mây” của Hoàng Ngọc Ẩn.)


Trong thơ Hoàng Ngọc Ẫn thời gian, không gian luôn chiếm lĩnh một vị trí quan trọng. Sự quan trọng của không gian, thời gian trong thơ họ Hoàng, làm nền lót cho những hình ảnh quen thuộc, cho những gợi khêu cảnh tượng muôn dời còn lấp lánh trong ký ức nhân gian.

Ở một thi phẩm khác, một thi phẩm được Việt Dzũng, chọn hầu gửi gắm không chỉ cung bậc mà cả tâm hồn, cả xót đau kiếp người, tình yêu mình trong đó; thi phẩm “Bên Đời Hiu Quạnh”, đã là một quen thuộc, đã là một vỗ về, an ủi đêm ngày cho những tâm hồn cô đơn, cho những gối đơn, cho những chăn lẻ và cho một bóng võ vàng.


Tiếng hát khơi dòng thương nhớ xưa

Mênh mang trời đất mới giao mùa

Ở đây ta vẫn sầu cô quạnh

Vẫn nhớ thương về năm tháng xưa…!



Vẫn xót xa đau ngày hạ cũ

Lỡ làng cho một kiếp phù sinh

Người đi từ thưở vô tình ấy

Để lại lòng ta xót một mính!!



Nếu đã xem nhau là quán trọ

Vị đời hãy cạn những chiều say

Gió mưa trả lại đời mưa gió

Một thoáng dâng sầu trong mắt ai…!!



Men chẳng ấm lòng khi cách biệt

Giang hồ rượu uống mãi khôn say

Môi vẫn tìm môi chừng đã nhạt

Hương thừa nghe một thoáng men cay…!



Thôi giã từ nhau như bóng mây

Và, trôi theo ngày tháng lưu đày

Đất khách mấy mùa trăng ngóng đợi

Quê nhà từng cánh nhạn tung bay…


Rừng khuya khắc khoải từng cơn gió

Phố cũ mong chờ cuộc đổi thay

Chim Hồng vút cánh trời thăm thẳm

Gió vẫn vô tình, mây vẫn bay…



Người đi từ thuở vô tình ấy

Để lại lòng ta xót một mình

Để lại lòng ta buồn biết mấy

Lỡ làng cho một kiếp phù sinh!



Tiếng hát khơi nồng chăn gối xưa

Mênh mang trời đất mới giao mùa

Cố nhân có xót niềm cô quạnh

Có nhớ thương về năm tháng xưa?!



Như thế đó mà thơ Hoàng Ngọc Ẫn mặc nhiên, trở thành một cần thiết cho đời sống tâm cảm của ta. Một cần thiết mang tên thi ca âm nhạc. Một cần thiết làm sáng lên cái ý nghĩa toàn vẹn của những cuộc hôn phối giữa vần điệu và thanh âm, giữa nghìn sâu lắng đọng nhớ thương của người thơ và dĩnh cao nát tan của người nhạc.

Tựu thành kia, cuộc hôn phối tốt đẹp nọ, rực rỡ chói gắt hơn cả, tiêu biểu hơn cả, là thi phẩm “Rừng Lá Thay Chưa?”: của họ Hoàng qua nét nhạc tài hoa, kén chọn của nhạc sĩ Huỳnh Anh. Đó là một trong những hạt ngọc của thơ nhạc Việt Nam ta, ở quê người. Đó là một trong những đón nhận huy hoàng, vẻ vang của thơ nhạc ta, ném ngược về cha, chấn động khắp những bục gỗ quê mẹ.

“Rừng Lá Thay Chưa?” thơ Hoàng Ngọc Ẫn, không chỉ là một chọn lựa thứ nhất, đầu tiên của tất cả mọi giọng hát vàng mười của ta ở hải ngoại, mà, những tiếng hát Việt Nam ở lại, giữa Sài Gòn cũ, giữa Hà Nội xưa, nơi những tụ điểm nhạc từ Nam ra Bắc, cũng là chọn lựa thứ nhất của những tiếng hát thành danh, đã chói lọi.

Tựu thành này, vinh dự này, chưa một nhà thơ Việt Nam nào ở quê người được đón nhận. Hòa điệu này, sáng giá này, chưa một nhạc sĩ Việt Nam nào ở bên ngoài quê hương, được đón nhận. Trừ, Hoàng Ngọc Ẩn. Trừ, Huỳnh Anh.


Anh đi, rừng chưa thay lá

Em về, rừng lá thay chưa?

Phố cũ bây chừ xa lạ

Hắt hiu đợi gió giao muà…!



Xuân xưa, mình chung đôi bóng

Xuân này, mình ngóng trông nhau

Hun hút phương trời vô vọng

Nhớ thương bạc trắng mái đầu!



Em có về qua phố cũ

Phố phường chừ đã đổi thay

Thương em, nửa đời hoang phế

Thương ta, chịu kiếp lưu đày!



Xuân nay, mình em lẻ bóng

Có còn tiếc nhớ xuân xưa

Dài tay đếm từng nhung nhớ

Em ơi! Chờ gió giao muà…!



(Trọn vẹn nhạc phẩm “Rừng Lá Thay Chưa?” thơ Hoàng Ngọc Ẫn, nhạc Huỳnh Anh).



ImageImage


Nếu thơ tự nó đòi hỏi cho nó những tri âm, nếu thơ tự nó đòi hỏi cho nó, những hồn nhạc xứng hợp, để làm thành những tựu thành tốt đẹp, tiêu biểu cho tính chất nhất nguyên của cặp nhị nguyên thi-ca thì, âm nhạc cũng tự nó đòi hỏi cho nó những tri âm, đãi lọc từ các tiếng hát.

Hồi nào giờ, tôi vẫn hằng quan niệm, một tiếng hát là một sứ giả âm nhạc thủy chung, tuyệt vời nhất của một dòng nhạc, của một nhạc sĩ. Nếu như có những sứ giả , những kẻ thừa sai âm nhạc là những giọng hát, chúng ta sẽ không có âm nhạc. Định đề này, còn khắc nghiệt, kỳ khu hoặc khi nó đòi hỏi một giọng ca cho một nhạc phẩm vốn khởi đi từ thơ. Tuy nhiên, nếu định đề này được hoàn chỉnh một cách nghiêm cẩn thì mỗi tiếng hát, đã không chỉ hát nhạc mà, họ còn hát thơ. Hát cùng lúc tấm lòng, nói hộ cùng lúc, tiếng nói của trái tim thi sĩ và, trái tim nhạc sĩ. Kẻ thừa sai âm nhạc là các ca sĩ kia, đương nhiên, trở thành hiện thân của những tựu thành hai mặt. Qua tiếng hát, cùng lúc, người hát, rao giảng với nhân gian thơ ca và nhạc ca.

Những tiếng hát có được khả năng này, những tiếng hát như những thừa sai thi và ca kia, được tập trung nơi hai compact disc, mang tên “Màu Tím Tango” và Bài Tango Cho Người Tình Lỡ”.

Đó là tiếng hát của một Lệ Thu, huyền thoại; một Khánh Ly, tiên tri; một Ngọc Lan, sương khói; một Như Mai, rạo rực; một Mai Hương, hiếm quý; một Xuân Sơn, nghìn sâu; một Giao Linh, thương cảm; một Lưu Hồng, nhức nhối; một Hương Lan, thịt xương; một Elvis Phương, xoáy buốt; một Duy Quang, lãng mạn; một Châu Đình An, biển khơi; một Giáng Ngọc, dỗi hờn và một Thái Hiền, óng mượt…

Thơ Hoàng Ngọc Ẫn, xẻ đều cho cả hai compact disc này, như một vùng trời khói sương, mưa buốt trên thân phận, đời sống và tình yêu ở mặt khổ đau, đọa lạc của chính ta vậy.

Hồ Huấn Cao


(1-1992)


Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2008

Du ca 1968-Xin chọn nơi đây làm quê hương!

Phong trào du ca Việt Nam được thành lập năm 1966 tại Saigon cùng một lúc với phong trào làm công tác xã hội của thanh niên , sinh viên và học sinh; hai sáng lập viên của phong trào là các anh Nguyễn Quyết Thắng và Ðinh Gia Lập. Phong trào được bộ Quốc Gia giáo dục và thanh niên Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng giêng năm 1969.

Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn nghệ phục vụ cộng đồng. Văn nghệ cộng đồng là hình thức văn nghệ trong đó cả người nghe lẫn người hát đều cộng tác với nhau, mục đích tác động tinh thần và cảm hóa ngươì nghe hơn là ru ngủ, để tất cả cùng ý thức và phục vụ cho cộng đồng, xứ sở . Người hát du ca trao đổi những khả năng chuyên môn qua sinh hoạt tập thể. Du ca viên gây tinh thần cộng đồng trong phạm vi khả năng của mình. Người du ca noí với mọi người bằng những lời tai nghe mắt thấy qua âm thanh tiếng nhạc, hoạt cảnh , hay vũ khúc, vv.. Những lọai nhạc du ca gồm có: thanh niên ca, thiếu niên ca, sinh hoạt ca, dân ca, sử ca, nhận thức ca, và những bài ca tình người. Phong trào du ca do anh Hoàng Ngọc Tuệ làm chủ tịch đến năm 1967 thì anh Ðỗ Ngọc Yến lên thay thế. Các huynh trưởng hướng dẫn cũng như cố vấn như Nguyễn Ðức Quang, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Lê Ðình Ðiểu, Ngô Mạnh Thu, Hà Tường Cát, Trần Văn Ngô, Trần Ðại Lộc, Nguyễn Thanh, Nguyễn Khả Lộc, Phan Huy Ðạt, Tống Hoằng và Phương Oanh. Phong trào cũng quy tụ khá nhiều nhạc sĩ tên tuổi cũng như huấn luyện viên và các cây viết trẻ gồm có: Nguyễn Ðức Quang, Ngô Mạnh Thu, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Nguyễn Thanh, Anh Việt Thu, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, và Nguyễn Quyết Thắng. Những tuyển tập nhạc du ca đã phát hành như: tuyển tập du ca 1, du ca 2, du ca 3, "Những Bài Ca Khai Phá", "Ta Ði Trên Dòng Lịch Sử" , "Những Ðiều Trông Thấy", "Sinh Hoạt Ca", "Những Khuôn Mặt Du Ca", "Hát Cho Những Người Sống Sót".

Phong trào du ca Việt Nam trước 1975 có tác dụng mạnh đối với các giới trẻ qua các toán ca diễn đó đây, trong học đường, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, hướng đạo, hay thanh sinh công (thanh niên, sinh viên, công nhân). Những ca khúc sinh hoạt của du ca là thức ăn nuôi dưỡng các đoàn thể để sinh hoạt. Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ, và cũng bởi niềm tỉnh thức đó, đâu đâu ta cũng nghe nh"ng bài hát quen thuộc. Thí dụ như bài "Việt Nam , Việt Nam " (Phạm Duy), "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ " (Nguyễn Ðức Quang), "Hát Từ Tim, Hát Bằng Hơi Thở" (Nguyễn Quyết Thắng), "Anh Sẽ Về" (Nguyễn Hữu Nghĩa, thơ Kinh Kha), "Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương" (Nguyễn Ðức Quang), vv....

Image
Image

Phạm Duy cũng có đóng góp trong phong trào du ca với một số bài bản như "Sức Mấy Mà Buồn", "Thôi Bỏ Ði Tám". Tất cả những ca khúc trong phong trào du ca đều có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Dù khó khăn, dù gian nan, dù sao đi n"a, người dân Việt Nam nên chấp nhận Việt Nam là quê hương ngàn đời. Niềm hy vọng nhỏ nhoi chỉ lóe lên và chưa được bừng sáng thì 30tháng 4, 1975 đã đưa hàng trăm nghìn người ra đi trên đường di tản...


Click to image to download :









Nụ Cười Sen Ngát





Dưới Anh Mặt Trời





Hát Giữa Vầng Trăng





Những Ngày Xưa...





Em Yêu





Đôi Bờ Thương Nhớ





Banmê và Cung Mi



Gọi Nắng



Những Tối Hoa Xưa



Đường Việt Nam




Mùa Xuân Em Về



Ng Quyết Thắng



VN Mãi Yêu Người



Anh Em Tôi




TìnhK Ng H Nghĩa



Tuổi Trẻ Chúng Tôi



Gởi Em Trùng Dương





Về Nơi Chốn Ðã...








Hát Từ Tim
Hát Bằng Hơi Thở



Vườn Dâu Xanh



Tình Khúc PNT





Ng Quyết Thắng



Hùng Sử Ca


Bài Ca Khai Phá



Tuyển Tập NQThắng




14 Khuôn Mặt Du Ca



Câu Thơ Về Người





Hát Cho Những...





TK Đặng Mục Tử





Hát Cho Mùa Xuân





Du Ca Việt Nam 2





Đường Việt Nam





Hát Để Nhớ Đời


Rừng Hương


Hùng Sủ Ca


Về Với Mẹ Cha


Ngồi Quanh Đây




More info


More info