Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

TRUYỆN CHÚNG MÌNH...cho tất cả chúng ta!

Có vẻ như Đà Lạt, thành phố mưa bay, thành phố trong trí tưởng ấy, vẫn luôn luôn ở một góc nào trong trái tim chàng thi sĩ.

Có phải vì lẽ ấy, trong chuỗi ngày ly hương và trong buổi hoàng hôn của đời người, nhà thơ đã chọn về định cư ở Seattle, “Thành phố mưa”, “Thành phố ngàn thông” hay “Thành phố ‘xanh hoài ngàn năm’”–như cách gọi của Lê Hữu–giữa miền đồi núi chập chùng ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ, để tưởng vọng về thành phố quê hương đầy ắp những kỷ niệm mà một phần đời của nhà thơ còn gửi lại nơi chốn ấy.

Thơ Nhất Tuấn là những dòng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu.

Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài…


Nhất Tuấn, ông đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” của Nhất Tuấn, tưởng rằng chỉ là “chuyện hai người”, chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là lứa đôi.

Nhất Tuấn, ông đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy?

Những bài thơ tình của chàng thi sĩ ấy, ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…








Viết một bài giới thiệu Nhất Tuấn với độc giả, tôi e rằng sẽ làm một việc hơi thừa. Bút hiệu Nhất Tuấn ký với một số lớn sáng tác đăng từ năm 1952 trở lại đây trên những tuần báo Quê Hương, Thẩm Mỹ, Phụng Sự, Chiến Sĩ Cộng Hòa, VănNghệ Tiền phong ... đã đủ để giới thiệu con người thơ của Nhất Tuấn với người đọc Truyện Chúng Mình hôm nay.

Vì vậy ở những dòng chữ mệnh danh là bài tựa dưói đây, tôi sẽ khong nói nhiều về con người thơ Nhất Tuấn , mà chỉ mượn tác phẩm Truyện Chúng Mình để trình bày vơí bạn đọc một tâm trạng thanh niên hiện đại mà tác giả - Nhất Tuấn - là một mẫu người điển hình.

Qua 29 bài thơ ký thác tâm sự của một ngươì trẻ tuổi , suốt một khoảng thời gian tám năm, đã được tác giả trình bày như một cuốn truyện dài. Ý nghĩa ba chữ Truyện Chúng Mình ở đây do đó không phải chỉ là những mẫu chuyện lứa đôi mà là những mẩu chuyện chung, những tâm sự chung của một thế hệ thanh niên đồng hội, đồng tuổi với tác giả.

Chúng ta có thể chia Truyện Chúng Mình ra làm hai phần.

Ở phần thứ nhất qua một số thơ tâm tình , chúng ta bắt gặp chàng Nhất Tuấn của tuổi hai mươi. Cảm nghĩ hồn nhiên, tấm lòng dễ dãi, cậu học trò trong thơ Nhất Tuấn vừa thấy hoa bướm là lòng đã vội vã ngất ngây, nhác thấy một khoé mắt, một nụ cười cũng đã vội vàng quyến luyến.

Khung cảnh thần tiên, anh nhớ mãi
Chiều mưa, hai đứa rủ đi xa
Đến gian quán nhỏ dìu nhau lại
Trời đất này riêng... một chúng ta


Chàng yêu từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng đọt gió ban chiều, từng áng mây buổi sớm. Cả một thơì tuổi trẻ của Nhất Tuấn qua đi trong những thương yêu , hờn giận đó. Chnàg ghi lại trong thơ những cảm xúc hồn nhiên của lòng mình. Từ một mối tình câm nín

Nhìn đôi vòng nhỏ quà em tặng
Một thoáng buồn lên bước ngập ngừng...


Để rồi, sót sa vì một chuyện chia ly thường của tất cả những kẻ uyêu nhau mà phải xa nhau :

Hồi tưởng ngày xưa từng buổi học
Chúng mình hai đứa sóng xe đôi
Đường xưa lối cũ còn nguyên vẹn
Giờ đứa đầu sông, kẻ cuối trời


Chàng cũng buồn rầu mang tấm lòng phiền muộn của mình đi ngỏ cũng năm tháng :

Tám mùa hoa rồi đấy
Tám mùa tang trong đời
Mỗi lần anh cầm bút
Mỗi lần thêm nghẹn lời ...
Sao còn thương nhớ mãi ...
...
Tám năm xây mộng sông hồ
Cố quên trong những vần thơ nghẹn ngào
Bây giờ hoa cũ, ngươì trao
Lòng không muốn nhận mà sao chợt buồn


Những tưởng rằng cuộc đời ấy, với những chuyện thương yêu dang dở , những nước mắt, những sót đau sẽ dìm chết cuộc đời thanh niên của Nhất Tuấn. Và, nếu chỉ có thế, thì Truyện Chúng Mìng sẽ chỉ là một cung đàn lạc điệu giữa cuộc sống hôm nay. Chúng ta, những ngươì đọc, sẽ chẳng cần tham dự vào những chuyện riêng tư của nhà thơ này làm gì.

Nhưng, như đã nói ở trên, đoạn đời tám năm của Nhất Tuấn ghi lại trong Truyện Chúng Mình này không phải chỉ là những câu chuyện riêng tư. Vì vậy mới có phần thứ hai.
Hãy cùng với Nhất Tuấn bước sang giai đoạn Dứt Khoát (tên một bài thơ trong tập). Vươn khỏi những hình ảnh đau thương, dãy dụa, những tiếc nhớ tầm thường, Nhất Tuấn đã dứt bỏ những ngày tháng cũ. Chàng chân thành tâm sự:

Ngày còn là cậu học trò Trung Học
Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân
Tôi đã từng than thở biết bao lần
Và làm thơ
Trách những ngươì mau phụ bạc ...
...
Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên
Sau những tháng năm tranh đấu
Tôi bỗng thấy rằng
Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão
Tôi bỗng thấy rằng
Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...


Từ đây trở đi, sang phần thứ hai của câu chuyện, chúng ta trông thấy một con ngươì Nhất Tuấn khác lạ. Con ngươì dâng trọn tuổi xanh cho chiến trường, con ngươì mạnh bạo bước cả hai chân vào cuộc sống đâu tranh , đầy gian khổ, hiểm nghèo. Thay vì nhớ thương một đôi mắt đẹp hay bâng khuâng lưu luyến một màu hoa, Nhất Tuấn đã dành cho tình cảm mình trước những xúc động của :

Ánh mắt mẹ già nhìn theo trìu mến
Khi đoàn quân từ giã lên đường


hay

nghĩ dến tình thương
của ngươì bạn cùng chung đơn vị
sát cánh bên nhau trong niềm vui tập thể...


Cuộc sống lưu động của đời lính đã giúp cho tình cảm Nhất Tuấn mở rộng tới những chân trơì mới. Tình yêu của Nhất Tuấn đã nghiêng về những hình ảnh đẹp hơn. Mươì ngón tay thon nhỏ của những ngươì nữ phụ tá gấp dù. Cảm giác lâng lâng trước không gian cao rộng của ngươì lính mũ đỏ. Bước chân xung kích của đoàn quân mũ xanh. Nhịp sống rộn rã cùng vơí nhịp thơ bừng chuyển. Phát đạn điều chỉnh của Nhất Tuấn đã bắn ra và đã trúng đích.

Trình bày đại lược tập thơ Truyện Chúng Mình ở trên, như tôi đã viết ngay từ đầu, tôi cố hết sức để tránh cái ý nghĩ mà mọi ngươì vẫn gán cho những ngươì viết tựa. Tôi không muốn đề cao Nhất Tuấn cũng như không có tham vọng viết một bài nhận định về lối thơ Nhất Tuấn. Hãy để riêng ra một bên, thứ ngôn ngữ thi ca mà Nhất Tuấn đã dùng trong Truyện Chúng Mình. Có thể là thơ của Nhất Tuấn đã dùng nhiều hình ảnh xua cũ , những hình ảnh mà trước đây những Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Đinh Hùng đã có. Điếu mà tôi chỉ muốn nói trong bài tựa này, và cũng là những ý nghĩ cuối trước khi xếp tập bản thảo Ttruyện Chúng Mình, là thơ Nhất Tuấn thuộc về một loại thơ tình cảm của những ngươì trai ngoài ba mươi tuổi của thời đại này. Người trai ấy đã có mười năm sống thử thách trong gian khổ và bây giờ viết lại chuyện của mình , để gởi đến những tâm hồn đồng điệu.

Bây giờ đến lượt tác giả - Nhất Tuấn - ra trình diện vơí bạn đọc .

Thanh Nam

TRUYỆN CHÚNG MÌNH...cho tất cả chúng ta!

Có vẻ như Đà Lạt, thành phố mưa bay, thành phố trong trí tưởng ấy, vẫn luôn luôn ở một góc nào trong trái tim chàng thi sĩ.

Có phải vì lẽ ấy, trong chuỗi ngày ly hương và trong buổi hoàng hôn của đời người, nhà thơ đã chọn về định cư ở Seattle, “Thành phố mưa”, “Thành phố ngàn thông” hay “Thành phố ‘xanh hoài ngàn năm’”–như cách gọi của Lê Hữu–giữa miền đồi núi chập chùng ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ, để tưởng vọng về thành phố quê hương đầy ắp những kỷ niệm mà một phần đời của nhà thơ còn gửi lại nơi chốn ấy.

Thơ Nhất Tuấn là những dòng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu.

Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài…


Nhất Tuấn, ông đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” của Nhất Tuấn, tưởng rằng chỉ là “chuyện hai người”, chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là lứa đôi.

Nhất Tuấn, ông đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy?

Những bài thơ tình của chàng thi sĩ ấy, ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…








Viết một bài giới thiệu Nhất Tuấn với độc giả, tôi e rằng sẽ làm một việc hơi thừa. Bút hiệu Nhất Tuấn ký với một số lớn sáng tác đăng từ năm 1952 trở lại đây trên những tuần báo Quê Hương, Thẩm Mỹ, Phụng Sự, Chiến Sĩ Cộng Hòa, VănNghệ Tiền phong ... đã đủ để giới thiệu con người thơ của Nhất Tuấn với người đọc Truyện Chúng Mình hôm nay.

Vì vậy ở những dòng chữ mệnh danh là bài tựa dưói đây, tôi sẽ khong nói nhiều về con người thơ Nhất Tuấn , mà chỉ mượn tác phẩm Truyện Chúng Mình để trình bày vơí bạn đọc một tâm trạng thanh niên hiện đại mà tác giả - Nhất Tuấn - là một mẫu người điển hình.

Qua 29 bài thơ ký thác tâm sự của một ngươì trẻ tuổi , suốt một khoảng thời gian tám năm, đã được tác giả trình bày như một cuốn truyện dài. Ý nghĩa ba chữ Truyện Chúng Mình ở đây do đó không phải chỉ là những mẫu chuyện lứa đôi mà là những mẩu chuyện chung, những tâm sự chung của một thế hệ thanh niên đồng hội, đồng tuổi với tác giả.

Chúng ta có thể chia Truyện Chúng Mình ra làm hai phần.

Ở phần thứ nhất qua một số thơ tâm tình , chúng ta bắt gặp chàng Nhất Tuấn của tuổi hai mươi. Cảm nghĩ hồn nhiên, tấm lòng dễ dãi, cậu học trò trong thơ Nhất Tuấn vừa thấy hoa bướm là lòng đã vội vã ngất ngây, nhác thấy một khoé mắt, một nụ cười cũng đã vội vàng quyến luyến.

Khung cảnh thần tiên, anh nhớ mãi
Chiều mưa, hai đứa rủ đi xa
Đến gian quán nhỏ dìu nhau lại
Trời đất này riêng... một chúng ta


Chàng yêu từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng đọt gió ban chiều, từng áng mây buổi sớm. Cả một thơì tuổi trẻ của Nhất Tuấn qua đi trong những thương yêu , hờn giận đó. Chnàg ghi lại trong thơ những cảm xúc hồn nhiên của lòng mình. Từ một mối tình câm nín

Nhìn đôi vòng nhỏ quà em tặng
Một thoáng buồn lên bước ngập ngừng...


Để rồi, sót sa vì một chuyện chia ly thường của tất cả những kẻ uyêu nhau mà phải xa nhau :

Hồi tưởng ngày xưa từng buổi học
Chúng mình hai đứa sóng xe đôi
Đường xưa lối cũ còn nguyên vẹn
Giờ đứa đầu sông, kẻ cuối trời


Chàng cũng buồn rầu mang tấm lòng phiền muộn của mình đi ngỏ cũng năm tháng :

Tám mùa hoa rồi đấy
Tám mùa tang trong đời
Mỗi lần anh cầm bút
Mỗi lần thêm nghẹn lời ...
Sao còn thương nhớ mãi ...
...
Tám năm xây mộng sông hồ
Cố quên trong những vần thơ nghẹn ngào
Bây giờ hoa cũ, ngươì trao
Lòng không muốn nhận mà sao chợt buồn


Những tưởng rằng cuộc đời ấy, với những chuyện thương yêu dang dở , những nước mắt, những sót đau sẽ dìm chết cuộc đời thanh niên của Nhất Tuấn. Và, nếu chỉ có thế, thì Truyện Chúng Mìng sẽ chỉ là một cung đàn lạc điệu giữa cuộc sống hôm nay. Chúng ta, những ngươì đọc, sẽ chẳng cần tham dự vào những chuyện riêng tư của nhà thơ này làm gì.

Nhưng, như đã nói ở trên, đoạn đời tám năm của Nhất Tuấn ghi lại trong Truyện Chúng Mình này không phải chỉ là những câu chuyện riêng tư. Vì vậy mới có phần thứ hai.
Hãy cùng với Nhất Tuấn bước sang giai đoạn Dứt Khoát (tên một bài thơ trong tập). Vươn khỏi những hình ảnh đau thương, dãy dụa, những tiếc nhớ tầm thường, Nhất Tuấn đã dứt bỏ những ngày tháng cũ. Chàng chân thành tâm sự:

Ngày còn là cậu học trò Trung Học
Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân
Tôi đã từng than thở biết bao lần
Và làm thơ
Trách những ngươì mau phụ bạc ...
...
Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên
Sau những tháng năm tranh đấu
Tôi bỗng thấy rằng
Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão
Tôi bỗng thấy rằng
Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...


Từ đây trở đi, sang phần thứ hai của câu chuyện, chúng ta trông thấy một con ngươì Nhất Tuấn khác lạ. Con ngươì dâng trọn tuổi xanh cho chiến trường, con ngươì mạnh bạo bước cả hai chân vào cuộc sống đâu tranh , đầy gian khổ, hiểm nghèo. Thay vì nhớ thương một đôi mắt đẹp hay bâng khuâng lưu luyến một màu hoa, Nhất Tuấn đã dành cho tình cảm mình trước những xúc động của :

Ánh mắt mẹ già nhìn theo trìu mến
Khi đoàn quân từ giã lên đường


hay

nghĩ dến tình thương
của ngươì bạn cùng chung đơn vị
sát cánh bên nhau trong niềm vui tập thể...


Cuộc sống lưu động của đời lính đã giúp cho tình cảm Nhất Tuấn mở rộng tới những chân trơì mới. Tình yêu của Nhất Tuấn đã nghiêng về những hình ảnh đẹp hơn. Mươì ngón tay thon nhỏ của những ngươì nữ phụ tá gấp dù. Cảm giác lâng lâng trước không gian cao rộng của ngươì lính mũ đỏ. Bước chân xung kích của đoàn quân mũ xanh. Nhịp sống rộn rã cùng vơí nhịp thơ bừng chuyển. Phát đạn điều chỉnh của Nhất Tuấn đã bắn ra và đã trúng đích.

Trình bày đại lược tập thơ Truyện Chúng Mình ở trên, như tôi đã viết ngay từ đầu, tôi cố hết sức để tránh cái ý nghĩ mà mọi ngươì vẫn gán cho những ngươì viết tựa. Tôi không muốn đề cao Nhất Tuấn cũng như không có tham vọng viết một bài nhận định về lối thơ Nhất Tuấn. Hãy để riêng ra một bên, thứ ngôn ngữ thi ca mà Nhất Tuấn đã dùng trong Truyện Chúng Mình. Có thể là thơ của Nhất Tuấn đã dùng nhiều hình ảnh xua cũ , những hình ảnh mà trước đây những Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Đinh Hùng đã có. Điếu mà tôi chỉ muốn nói trong bài tựa này, và cũng là những ý nghĩ cuối trước khi xếp tập bản thảo Ttruyện Chúng Mình, là thơ Nhất Tuấn thuộc về một loại thơ tình cảm của những ngươì trai ngoài ba mươi tuổi của thời đại này. Người trai ấy đã có mười năm sống thử thách trong gian khổ và bây giờ viết lại chuyện của mình , để gởi đến những tâm hồn đồng điệu.

Bây giờ đến lượt tác giả - Nhất Tuấn - ra trình diện vơí bạn đọc .

Thanh Nam

TRUYỆN CHÚNG MÌNH...cho tất cả chúng ta!

Có vẻ như Đà Lạt, thành phố mưa bay, thành phố trong trí tưởng ấy, vẫn luôn luôn ở một góc nào trong trái tim chàng thi sĩ.

Có phải vì lẽ ấy, trong chuỗi ngày ly hương và trong buổi hoàng hôn của đời người, nhà thơ đã chọn về định cư ở Seattle, “Thành phố mưa”, “Thành phố ngàn thông” hay “Thành phố ‘xanh hoài ngàn năm’”–như cách gọi của Lê Hữu–giữa miền đồi núi chập chùng ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ, để tưởng vọng về thành phố quê hương đầy ắp những kỷ niệm mà một phần đời của nhà thơ còn gửi lại nơi chốn ấy.

Thơ Nhất Tuấn là những dòng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu.

Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài…


Nhất Tuấn, ông đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” của Nhất Tuấn, tưởng rằng chỉ là “chuyện hai người”, chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là lứa đôi.

Nhất Tuấn, ông đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy?

Những bài thơ tình của chàng thi sĩ ấy, ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…








Viết một bài giới thiệu Nhất Tuấn với độc giả, tôi e rằng sẽ làm một việc hơi thừa. Bút hiệu Nhất Tuấn ký với một số lớn sáng tác đăng từ năm 1952 trở lại đây trên những tuần báo Quê Hương, Thẩm Mỹ, Phụng Sự, Chiến Sĩ Cộng Hòa, VănNghệ Tiền phong ... đã đủ để giới thiệu con người thơ của Nhất Tuấn với người đọc Truyện Chúng Mình hôm nay.

Vì vậy ở những dòng chữ mệnh danh là bài tựa dưói đây, tôi sẽ khong nói nhiều về con người thơ Nhất Tuấn , mà chỉ mượn tác phẩm Truyện Chúng Mình để trình bày vơí bạn đọc một tâm trạng thanh niên hiện đại mà tác giả - Nhất Tuấn - là một mẫu người điển hình.

Qua 29 bài thơ ký thác tâm sự của một ngươì trẻ tuổi , suốt một khoảng thời gian tám năm, đã được tác giả trình bày như một cuốn truyện dài. Ý nghĩa ba chữ Truyện Chúng Mình ở đây do đó không phải chỉ là những mẫu chuyện lứa đôi mà là những mẩu chuyện chung, những tâm sự chung của một thế hệ thanh niên đồng hội, đồng tuổi với tác giả.

Chúng ta có thể chia Truyện Chúng Mình ra làm hai phần.

Ở phần thứ nhất qua một số thơ tâm tình , chúng ta bắt gặp chàng Nhất Tuấn của tuổi hai mươi. Cảm nghĩ hồn nhiên, tấm lòng dễ dãi, cậu học trò trong thơ Nhất Tuấn vừa thấy hoa bướm là lòng đã vội vã ngất ngây, nhác thấy một khoé mắt, một nụ cười cũng đã vội vàng quyến luyến.

Khung cảnh thần tiên, anh nhớ mãi
Chiều mưa, hai đứa rủ đi xa
Đến gian quán nhỏ dìu nhau lại
Trời đất này riêng... một chúng ta


Chàng yêu từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng đọt gió ban chiều, từng áng mây buổi sớm. Cả một thơì tuổi trẻ của Nhất Tuấn qua đi trong những thương yêu , hờn giận đó. Chnàg ghi lại trong thơ những cảm xúc hồn nhiên của lòng mình. Từ một mối tình câm nín

Nhìn đôi vòng nhỏ quà em tặng
Một thoáng buồn lên bước ngập ngừng...


Để rồi, sót sa vì một chuyện chia ly thường của tất cả những kẻ uyêu nhau mà phải xa nhau :

Hồi tưởng ngày xưa từng buổi học
Chúng mình hai đứa sóng xe đôi
Đường xưa lối cũ còn nguyên vẹn
Giờ đứa đầu sông, kẻ cuối trời


Chàng cũng buồn rầu mang tấm lòng phiền muộn của mình đi ngỏ cũng năm tháng :

Tám mùa hoa rồi đấy
Tám mùa tang trong đời
Mỗi lần anh cầm bút
Mỗi lần thêm nghẹn lời ...
Sao còn thương nhớ mãi ...
...
Tám năm xây mộng sông hồ
Cố quên trong những vần thơ nghẹn ngào
Bây giờ hoa cũ, ngươì trao
Lòng không muốn nhận mà sao chợt buồn


Những tưởng rằng cuộc đời ấy, với những chuyện thương yêu dang dở , những nước mắt, những sót đau sẽ dìm chết cuộc đời thanh niên của Nhất Tuấn. Và, nếu chỉ có thế, thì Truyện Chúng Mìng sẽ chỉ là một cung đàn lạc điệu giữa cuộc sống hôm nay. Chúng ta, những ngươì đọc, sẽ chẳng cần tham dự vào những chuyện riêng tư của nhà thơ này làm gì.

Nhưng, như đã nói ở trên, đoạn đời tám năm của Nhất Tuấn ghi lại trong Truyện Chúng Mình này không phải chỉ là những câu chuyện riêng tư. Vì vậy mới có phần thứ hai.
Hãy cùng với Nhất Tuấn bước sang giai đoạn Dứt Khoát (tên một bài thơ trong tập). Vươn khỏi những hình ảnh đau thương, dãy dụa, những tiếc nhớ tầm thường, Nhất Tuấn đã dứt bỏ những ngày tháng cũ. Chàng chân thành tâm sự:

Ngày còn là cậu học trò Trung Học
Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân
Tôi đã từng than thở biết bao lần
Và làm thơ
Trách những ngươì mau phụ bạc ...
...
Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên
Sau những tháng năm tranh đấu
Tôi bỗng thấy rằng
Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão
Tôi bỗng thấy rằng
Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...


Từ đây trở đi, sang phần thứ hai của câu chuyện, chúng ta trông thấy một con ngươì Nhất Tuấn khác lạ. Con ngươì dâng trọn tuổi xanh cho chiến trường, con ngươì mạnh bạo bước cả hai chân vào cuộc sống đâu tranh , đầy gian khổ, hiểm nghèo. Thay vì nhớ thương một đôi mắt đẹp hay bâng khuâng lưu luyến một màu hoa, Nhất Tuấn đã dành cho tình cảm mình trước những xúc động của :

Ánh mắt mẹ già nhìn theo trìu mến
Khi đoàn quân từ giã lên đường


hay

nghĩ dến tình thương
của ngươì bạn cùng chung đơn vị
sát cánh bên nhau trong niềm vui tập thể...


Cuộc sống lưu động của đời lính đã giúp cho tình cảm Nhất Tuấn mở rộng tới những chân trơì mới. Tình yêu của Nhất Tuấn đã nghiêng về những hình ảnh đẹp hơn. Mươì ngón tay thon nhỏ của những ngươì nữ phụ tá gấp dù. Cảm giác lâng lâng trước không gian cao rộng của ngươì lính mũ đỏ. Bước chân xung kích của đoàn quân mũ xanh. Nhịp sống rộn rã cùng vơí nhịp thơ bừng chuyển. Phát đạn điều chỉnh của Nhất Tuấn đã bắn ra và đã trúng đích.

Trình bày đại lược tập thơ Truyện Chúng Mình ở trên, như tôi đã viết ngay từ đầu, tôi cố hết sức để tránh cái ý nghĩ mà mọi ngươì vẫn gán cho những ngươì viết tựa. Tôi không muốn đề cao Nhất Tuấn cũng như không có tham vọng viết một bài nhận định về lối thơ Nhất Tuấn. Hãy để riêng ra một bên, thứ ngôn ngữ thi ca mà Nhất Tuấn đã dùng trong Truyện Chúng Mình. Có thể là thơ của Nhất Tuấn đã dùng nhiều hình ảnh xua cũ , những hình ảnh mà trước đây những Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Đinh Hùng đã có. Điếu mà tôi chỉ muốn nói trong bài tựa này, và cũng là những ý nghĩ cuối trước khi xếp tập bản thảo Ttruyện Chúng Mình, là thơ Nhất Tuấn thuộc về một loại thơ tình cảm của những ngươì trai ngoài ba mươi tuổi của thời đại này. Người trai ấy đã có mười năm sống thử thách trong gian khổ và bây giờ viết lại chuyện của mình , để gởi đến những tâm hồn đồng điệu.

Bây giờ đến lượt tác giả - Nhất Tuấn - ra trình diện vơí bạn đọc .

Thanh Nam

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Tình chỉ đẹp trong một bàn tay vẫy...

Như hơi thở, như ngọn cỏ, như ánh nắng….

Những hội ngộ..

…và chia li…

Muôn đời vẫn thế…

…Nhiều khi….giọt nước mắt tao ngộ, chảy thành hàng trong bùi ngùi tương phùng…

Thì giọt nước mắt cách lìa, nuốt vào bên trong mà khóe mắt ráo hoảnh một nỗi đợi chờ..

Những cuộc tiễn biện, một đau đáu mông lung, một cách đứt vợi vời,…dài nhiều khi bằng cả một ….vẫy tay…

Yêu dấu! Xin chào nhé!

Nhưng? Yêu dấu nào? Yêu dấu của một thời đã qua hay của ngàn trùng mãi xa?

Kỉ vật của kí ức, đến một lúc nào đó, cũng như anh, và em…cũng sẽ mất đi… Nhưng kí ức, kí ức ấy thì còn mãi.

Ngày mai, ngày tới…kí ức của chúng ta, sẽ ai còn nắm níu, còn nhớ nhung ??

Nhiều khi, chỉ còn gặp lại…chỉ còn khơi động trong “trí nhớ nhỏ nhoi” một mảnh nhàu của kí ức….bằng diệu vợi của …một cái vẫy tay..

Vì, cách gì đi chăng nữa, "chậm thế nào thì cũng phải xa nhau"!!!

huyvespa@gmail.com

....


Và tôi tìm nghe/ đọc lại, những khúc ca/những áng thơ của chia lìa, của tiễn biệt, của rời xa, của đứt đoạn...để vờ "ru lòng mình vậy", để tự, dắt díu mình, đến " nơi bình yên /Giang hai tay nằm trên cát /Hát khẽ hát câu nào nhớ /"Như nằm mê mà thôi"



 http://thuyqn.vnweblogs.com/gallery/7009/noinho.jpg

TIỄN EM (thơ CUNG TRẦM TƯỞNG/ nhạc PHẠM DUY)<----


Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế

Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng chiếc hôn
Không có gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng

Hôn nhau phút này
Rồi chia tay tức khắc
Khóc đi em!
Khóc nữa đi em!
Để buồn qua tóc rối
Những vì sao rụng
Ướt vai mềm
Khóc đi em!
Khóc đi em!
Hỡi người yêu xóm học!
Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập
Lệ em buồn…

Ôi đêm nay!
Chưa bao giờ buồn thế!
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly…

Tàu em đi tuyết phủ
Toa em lạnh, gió đầy
Làm sao em không rét?
Cho ấm mộng đêm nay
Và mơ ngon lên khắp
Nẻo đường đời
Trời em mơ có sao
Mình anh đêm ở lại
Trời mùa đông Paris
Không bao giờ có sao
Trời mùa đông Paris
Chưa bao giờ buồn thế
!!!

(CHƯA BAO GIỜ BUỒN THẾ - CUNG TRẦM TƯỞNG)


http://hoangloc.vnweblogs.com/gallery/7043/173348-ThieuNuDaLat.jpg

CHIỀU ĐÔNG (thơ CUNG TRẦM TƯỞNG - nhạc PHẠM DUY)<----------

Chiều Ðông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Ngày đi tầu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon.
Phường xa nhịp sắt bon bon
Tầu như dưới tỉnh núi non vọng ầm
Nhà ga dột mái lâm râm
Máu đi có nhớ hồi tâm chiều nào.

Một mình tôi với tuyết non cao
Với cồn phố tịnh buốt vào thịt da
Với mây trôi nhợt trăng tà
Với đèn xóm Hạ cũng là tịch liêu
Chiều Ðông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Mình tôi nhịp bước đăm đăm
Tâm tư khoác kín chiều căm lạnh nhiều.


(CHIỀU ĐÔNG-CUNG TRẦM TƯỞNG)


http://vuonghaida.com/LVT/GCL/ThieuNuDinhCuong.jpg

TIỄN ĐƯA (thơ NGUYÊN SA - nhạc ANH BẰNG)<----------

Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi

Người về trên một giòng sông xanh

Trên một con tàu hay một ga mông mênh
Sao người không chọn sông vắng nước
Hay nước không nguồn cho sông đi quanh

Sao người đi sâu vào không gian trong

Bức tường vô hình nên bức tường dày mênh mông
Và sao lòng tôi không là vô tận
Cho gặp gỡ những đường tàu đi song song

Người về chiều nắng hay đêm sương

Người về đò dọc hay đò ngang
Câu thơ sẽ là lời hò hẹn
Nhưng nói làm gì tôi xin khoan

Nhưng người về đâu, người về đâu

Để nước sông Seine bỡ ngỡ chảy quanh cầu
Sao người không là vì sao nhỏ
Để cho tôi nhìn trong đêm thâu

Sao người không là một cung đàn

Cho lòng tôi mềm trong tiếng than
Khi trăng chảy lạnh từng chân tóc
Khi gió se trung muôn không gian

Sao người không là một con đường

Sao tôi không là một ga nhỏ
Mà cũng có những giờ gặp gỡ
Cũng có những giờ chia tan?

Người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui

Áo không có màu nên áo cũng chưa phai
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ
Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?
(TIỄN BIỆT - THƠ NGUYÊN SA)


http://www.lemanhtruy.net/A/083MaiKhiTaTroVe/dinhcuong3c.jpg
MAI TÔI ĐI (thơ NGUYÊN SA-nhạc ANH BẰNG)
<----------

Mai tôi ra đi chắc trời mưa
Tôi chắc trời mưa mau
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào thì cũng phải xa nhau...

Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn
Paris sẽ nhìn theo
Nhưng nhìn thì nhìn đời trăm nghìn góc phố
Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu

Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Ðang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa

Dù hôm nay giữa một ngày tháng bảy
Chiếc tháp ngà đang ướt rũ mưa ngâu
Sông Seine về chân đang bước xô nhau
Sẽ vịn ai cho đều giòng nước chẩy.

Dù mai kia
trong một đêm, quá khuya hay một ngày sớm dậy
trên một con đò, bên một góc phố, dưới một lũy tre
tôi sẽ ngồi kể chuyện nắng chuyện mưa
và có lẽ tôi sẽ kể chuyện Paris
để khói thuốc xám trên môi dăm người bạn
và trên môi tôi
điếu thuốc sẽ run trên những đường cong lận đận
điếu thuốc sẽ run như chân người vũ nữ vừa quen
đôi chân người mà tôi không dám nhớ cũng không dám quên
còn quay đảo giữa điệu nhạc mềm như khói thuốc...

Tôi sẽ hỏi trong những chiều giá buốt
những chiều mưa mây xám nặng trên vai
người con gái mắt xanh màu da trời
trên áng mi dài có quanh co tuyết phủ?

Rồi cả người
cả Paris nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ
nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly
của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi
những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau
với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh
như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô những mình búa rắn
của những đôi mắt nhìn theo
và tôi cũng nhìn theo
không biết người ta vừa khâm liệm mình hay khâm liệm một người yêu

Dù người yêu không phải là người con gái có mớ tóc vàng

Nhưng cũng sợ phải viết những lá thư xanh về xứ Ðũa son

nên tôi không dám hỏi:
tại sao mắt em buồn
tại sao má em đỏ
tại sao môi em ngoan
vì những ngón tay tô đỏ màu đũa son
đang muốn gắp cả đời người hạnh phúc...

Và cả tôi cũng vẫn nghẹn ngào trong mỗi lần nói thật
mỗi lần nghe Paris hỏi tôi:
tại sao anh về
tại sao anh không ở...?

Nhưng dòng máu không thể chảy ngoài huyết quản
dù tôi yêu Paris hơn một người bạn yêu một người bạn
hơn một người yêu yêu một người yêu

Dù đêm nay tôi vẫn làm thơ
dặn những người con gái nhỏ đi về
trên hè phố Saint Michel
gò má đỏ phồng bánh graffen
để những hạt đường rơi trên má
lau vội làm gì cho có duyên

Dù đêm nay những người yêu nhỏ vẫn đi về
vẫn đôi mắt nhìn lơi lả hở khuy
cặp môi nghiêng trong một cánh tay ghì
mỗi chuyến métro qua vồi vội
giòng Seine cười ngoảnh mặt quay đi.

Dù đêm nay tháp Eiffel
Vẫn kiểng mình trong sương khuya
nhìn bốn phía chân trời

Và đôi mắt tôi
Vẫn tìm đến trong một giờ hò hẹn

Và từ mai trên những tờ thư xanh
tôi không được bắt đầu
bằng một chữ P hoa
như tên một người con gái...

(PARIS - thơ NGUYÊN SA)

http://hoangloc.vnweblogs.com/gallery/7043/dinh%20cuong%206.jpg

NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI (thơ TRẦN DẠ TỪ - nhạc PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG)
<----------


Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên
Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng
Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen
Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em
(THƠ CŨ CHO NÀNG-TRẦN DẠ TỪ)


http://images.yume.vn/blog/201011/23/1290529161_inh%20Cuong%20Panda.JPG
CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU (nhạc TCS, thơ TRỊNH CUNG)
<----------

ừ thôi em về
chiều mưa giông tới
bây giờ anh vui
hai bàn tay đói
bây giờ anh vui
hai bàn chân mỏi
thời gian nơi đây
bây giờ anh vui
một linh hồn rỗi
tình yêu xứ này

một lần yêu thương
một đời bão nổi
giã từ giã từ
chiều mưa giông tới
em ơi, em ơi!

sầu thôi xuống đầy
làm sao em nhớ
mưa ngoài song bay
lời ca anh nhỏ
nỗi lòng anh đây



MÂY HẠ (nhạc và lời TRẦM TỬ THIÊNG)

Em đi chiều nay, đường nắng duỗi thân dài.
Chân chưa vội lay, lại đau từng bước mọn.
Em ca bài ca, chiều nay buồn hơn khóc.
Nghe từng ngày mai thẫn thờ, một mình đây.

Trời chiều nay, mây buông thành khói.
Bóng anh sẽ mờ, còn đâu em nhớ.
Ngày dìm em khuất trong màn sương.
Mờ ảnh cuối đường .... Vàng võ niềm thương ...

Em lên tàu đây, sầu kín suốt toa dài.
Tay ôm niềm đau. Còn tay nào dấu mặt.
Khóc cũng đành thôi, thời gian làm sao nắm.
Thương từng hoàng hôn, mây về chở sầu theo.

Em mãi còn đi, sầu giăng đầy đêm tối.
Thương từ ngoài hiên, dấu hài chìm vào mưa.

(MÂY HẠ-nhạc & lời TRẦM TỬ THIÊNG)


(ám ảnh bởi câu thơ "TÌNH CHỈ ĐẸP TRONG MỘT BÀN TAY VẪY" của nhà thơ CAO THOẠI CHÂU trong một bài thơ nổi tiếng năm 1970 của ông...

Để nhớ lúc Trâm xa

Hình như tôi vừa tiễn một người
Có điều gì mất đi trong tôi
Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi

Mấy giờ trưa nay người lên phi cơ
Người mặc áo hoa lần đầu gặp gỡ
Hay áo hồng như chiều hôm qua
Buổi chiều mây đùn trắng xóa
Cho tôi già trong một cõi vô tư

Tôi tiễn người để biết kẻ đi xa
Đã mang theo hồn người ở lại
Sao người không đi bằng sân ga
Có ánh đèn cho mắt tôi vàng úa
Đời buồn tênh sao người không đi ngựa
Cho tôi nghe lóc cóc trên đường

Tôi không muốn người dùng phi cơ
Bởi đôi mắt làm sao ngó thấy
Tôi không muốn người dùng phi cơ
Tình chỉ đẹp trong một bàn tay vẫy

Có thật người đã đi chiều nay
Hay tiễn đưa chỉ là ảo tưởng
Hay chính tôi, tôi vừa khởi hành
Vào trăm cõi nhớ nhung vô tận

(Yêu có phải suốt đời níu giư
Một điều gì không có trong tay
Yêu có phải là cần thay thê
Những cơn buồn vô cớ trong tôi)

Chuyện người đi đã là có thật
Thôi cũng đành to nhỏ với hư không
Tôi là núi sao người bỏ núi
Tôi là thuyền sao người không qua sông

Tôi là cầu sao người không qua thử
Cho tôi nhìn bóng nước rung rinh
Cho tôi nhìn tôi hốc hác điêu tàn
Cho tôi khóc và nghe tiếng khóc

Có người đi sao chiều không mưa
Có người đi sao chiều không nắng
Rất lãng mạn sao tôi không buồn
Mà chỉ thấy lòng mình khoảng lặng

Thôi hãy đi cho thật bình an
Và cô đơn suốt cuộc hành trình
Sá gì tôi cành cây nhớ gió
Hắt hiu buồn trên đỉnh chênh vênh

Người đi rồi tôi như mặt bàn
Ngón tay nào vu vơ trên đó
Người đi rồi tôi như chiếc gương
Thỏi son nào tô môi trong đó

Người đi rồi tôi như chiếc xe
Không hành khách ngủ vùi trên bến
Và người đi tôi thành nỗi buồn
Không cách gì làm tăng thêm nữa

Người đi rồi tôi còn một mình
Làm nhà tu trong căn nhà trống
Ai sẽ tắt giùm tôi ánh điện
Cho tôi nhìn thật rõ đời tôi
Đời của tôi nhiều khi buồn muốn khóc
Pleiku 1970
---------------
Lời tác giả: Nhân đây xin được trả lời thắc mắc của một số bạn thích bài thơ này.Lúc ấy sống tại Pleiku tôi có cộng tác với đài phát thanh, bài tôi được đọc lúc sáng sớm bởi một xướng ngôn viên có giọng trong trầm. Nghe, hiểu người đọc nắm được ý người viết, và nghe miết rồi thích người đọc.Quen nhau gần nửa năm, một hôm cô ấy báo tin về SG nghỉ phép, thế là tôi có mặt ở phi trường, và được trao cho một cuốn sách. Thật sung sướng vì biết sẽ có thư. Đúng vậy, khi còn lại một mình giữa phi trường, mở ra thì đó là thiệp báo tin đám cưới cô ấy ! Một mảnh giấy nhỏ, trong đó có câu: "Anh chỉ thích em nên anh không tỏ tình, mà có người tới em phải đi lấy chồng. Anh quên tỏ tình thì ráng chịu!". Té ra là phải tỏ tình khi yêu mà tôi quên làm như thế! Ngốc nghếch thật!)



1800petmeds

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Dạ khúc cho tình nhân (part 2)

...Đã viết riêng 1 entry về bài hát này...Lần này, là 1 tư liệu khác..
...
bài viết của chú Dũng from website Cothommagazine


DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN - PART 1



Trước Tết Tân Mão tôi có dịp đến thăm thành phố San Jose, nằm trong một "thung lũng hoa vàng" ở California. Một buổi sáng sương mù và tiết trời lành lạnh, tôi lang thang ở thương xá Lion Plaza, mong tìm chút hương vị Tết. Các hàng quán treo cờ, căng bảng Cung Chúc Tân Xuân khắp nơi. Bên ngoài nhiều cửa hàng bầy bán mứt, bánh, kẹo ... trong những hộp gói giấy đỏ đẹp mắt. Ở một góc Plaza, đông người chen chúc lựa chọn những chậu hoa lan, hoa cúc và dĩ nhiên cũng không thiếu những nhánh hoa anh đào e ấp dễ thương...

Tôi thích ghé gian hàng bán CD/DVD nhạc để xem "có gì lạ" và sau đó vào thăm tiệm sách Tự Do, nghe nói đây là tiệm sách duy nhất còn "sống sót" ở thành phố đông người Việt thứ nhì ở Hoa Kỳ này (sau vùng Quận Cam ở Nam Cali). Sau khi lựa được vài quyển nhạc khá ưng ý thì tình cờ thấy quyển "Không có mây trên thành phố Los Angeles" của Lê Uyên Phương (LUP) nằm trên kệ "on sale". Tôi cầm tập truyện ngắn & bút ký này và đọc thoáng qua vài bài. Ngạc nhiên vì không ngờ LUP viết "được quá" (sau này mới biết là anh đã từng dạy Triết trước 75). 

LUP là một nhạc sĩ với dòng nhạc trẻ trung và lạ, xuất hiện vào thập niên 60. Tôi không sao quên được "đôi uyên ương" Lê Uyên & Phương hát một cách đam mê, say sưa những bản nhạc với lời chứa chan tình yêu, rất thật, có thể nói là "nóng bỏng", lồng trong khung cảnh núi đồi, hồ nước, cỏ cây ... ở Đà Lạt, do chính LUP sáng tác.

                                 

Lê Uyên (tên thật: Lâm Phi Anh) với gương mặt bầu bĩnh, tóc thả dài, mắt kẻ thật đậm gây ấn tượng ... và Phương (tên thật: Lê Minh Lập / khai sanh: Lê Văn Lộc) với tóc dài hippy, hàm râu mép và ngón đệm guitar rất "ngọt". Một ngón tay bên trái của anh có nổi cục bướu to tướng! Hình ảnh Lê Uyên và Phương thật giống Sonny & Cher của Hoa Kỳ lúc đó!

Tôi còn giữ đến bây giờ 2 tập nhạc "Yêu Nhau Khi Còn Thơ" và "Khi Loài Thú Xa Nhau" với những bản nhạc bất hủ như "Tình Khúc Cho Em", "Vũng Lầy Của Chúng Ta", "Hãy Ngồi Xuống Đây", "Đêm Chợ Phiên Mùa Đông", "Lời Gọi Chân Mây" v v

     

Trong số đó, bài "Dạ Khúc Cho Tình Nhân" là bài tôi yêu thích nhất. Truyện ngắn "Con chuồn chuồn trong trí nhớ" trong tập sách "Không có mây trên thành phố Los Angeles" có đề cập đến "Dạ Khúc Cho Tình Nhân" và đính kèm bản nhạc do LUP chép tay. Thật kỳ lạ: tôi vẫn nhớ khá rõ từng lời của bài hát này dù đã không đàn hát bản này trong mấy chục năm qua.

Được biết Lê Uyên Phương ra đi một cách "hồn nhiên" năm 1999, hưởng dương 58 tuổi. Anh để lại cho đời những đóa hoa đẹp, chẳng những về âm nhạc mà còn về văn và hội họa nữa. (Những tranh trong trang này là tác phẩm của LUP).

Phan Anh Dũng (Mồng 2 Tết Tân Mão - Feb 4, 2011)

                              

                                                       

                                                         Lê Uyên Phương (1941-1999)

Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mà mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rơi
Trên đôi vai thanh xuân
Ướp hôn nồng bên gối đắm say
Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy
Cùng rót bao nhiêu ngày hoang
Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn
Ru người yêu dấu trong vùng trời đêm

Vừa hoa nở tươi môi
Tình nhân đã xa xôi
Ðời ngăn cách nhau hoài
Một lần thôi đã không thôi
Yêu nhau trong lo âu
Biết bao lần tha thiết nhớ mong
Lá hoa rừng mau xóa đường quay về
Làm ánh sao đêm lẻ loi
Màu tối gương bên đèn soi
Ân tình sâu vẫn trong đời thủy chung
 
Ðời mãi, mãi mãi cách xa
Dòng nước mắt nóng tiễn đưa
Xin cho lần cuối
Tình ấy đắm đuối thiết tha
Vì qua bao nhiêu điêu linh
Xót xa đắng cay trong đời

Màn đêm mở huyệt sâu
Mộng đầu xin dài lâu
Một vì sao lạ rơi, nghe hồn tê tái, trên dòng hương khói bay
Ái
ân ơi đừng phụ lòng ta
Nhớ thương sâu xin gởi người xa
Khóc nhau trong cuộc đời
Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô
Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau
Chết bên nhau thật là hồn nhiên!

>> Bản nhạc (pdf)

                           Bấm vào tên người hát ở dưới để nghe: Dạ Khúc Cho Tình Nhân

                            

                                                  > Lê Uyên & Phương (thu âm trước 1975)  

                            

        > Lê Uyên & Phương (Phương giới thiệu về bản nhạc - hát trong một chương trình của Asia 1994)

                                                        

                                       > Lê Uyên (tâm sự và hát sau khi Phương mất)

                                      > Ngọc Lan                    > Trịnh Vĩnh Trinh              

                                      > Nguyên Khang            > Trần Thái Hòa

                                                 Song ca Lê Uyên Phương (video 1994)

                                                     Lê Uyên tâm sự và hát (video)

       

            

           >> đọc: Con Chuồn Chuồn Trong Trí Nhớ của Lê Uyên Phương (pdf) 

* Trích trong tập truyện ngắn/tùy bút "Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles" của Lê Uyên Phương (1990) *