Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

TRUYỆN CHÚNG MÌNH...cho tất cả chúng ta!

Có vẻ như Đà Lạt, thành phố mưa bay, thành phố trong trí tưởng ấy, vẫn luôn luôn ở một góc nào trong trái tim chàng thi sĩ.

Có phải vì lẽ ấy, trong chuỗi ngày ly hương và trong buổi hoàng hôn của đời người, nhà thơ đã chọn về định cư ở Seattle, “Thành phố mưa”, “Thành phố ngàn thông” hay “Thành phố ‘xanh hoài ngàn năm’”–như cách gọi của Lê Hữu–giữa miền đồi núi chập chùng ở vùng trời tây bắc Hoa Kỳ, để tưởng vọng về thành phố quê hương đầy ắp những kỷ niệm mà một phần đời của nhà thơ còn gửi lại nơi chốn ấy.

Thơ Nhất Tuấn là những dòng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu.

Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài…


Nhất Tuấn, ông đã viết hộ những đôi tình nhân những trang nhật ký tình yêu thắm thiết. “Truyện Chúng Mình” của Nhất Tuấn, tưởng rằng chỉ là “chuyện hai người”, chỉ có “hai người” biết với nhau thôi, vậy mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là lứa đôi.

Nhất Tuấn, ông đã nhận được bao nhiêu lời cám ơn của những lứa đôi nên vợ thành chồng nhờ vào mối duyên tơ đến từ những bài thơ “truyện chúng mình” ấy?

Những bài thơ tình của chàng thi sĩ ấy, ở bất cứ tuổi nào, bất cứ thời nào, đọc lên cũng nghe rưng rưng cảm xúc, vì là những bài thơ tình muôn thuở, kể về những câu “chuyện chúng mình” muôn thuở, muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai…








Viết một bài giới thiệu Nhất Tuấn với độc giả, tôi e rằng sẽ làm một việc hơi thừa. Bút hiệu Nhất Tuấn ký với một số lớn sáng tác đăng từ năm 1952 trở lại đây trên những tuần báo Quê Hương, Thẩm Mỹ, Phụng Sự, Chiến Sĩ Cộng Hòa, VănNghệ Tiền phong ... đã đủ để giới thiệu con người thơ của Nhất Tuấn với người đọc Truyện Chúng Mình hôm nay.

Vì vậy ở những dòng chữ mệnh danh là bài tựa dưói đây, tôi sẽ khong nói nhiều về con người thơ Nhất Tuấn , mà chỉ mượn tác phẩm Truyện Chúng Mình để trình bày vơí bạn đọc một tâm trạng thanh niên hiện đại mà tác giả - Nhất Tuấn - là một mẫu người điển hình.

Qua 29 bài thơ ký thác tâm sự của một ngươì trẻ tuổi , suốt một khoảng thời gian tám năm, đã được tác giả trình bày như một cuốn truyện dài. Ý nghĩa ba chữ Truyện Chúng Mình ở đây do đó không phải chỉ là những mẫu chuyện lứa đôi mà là những mẩu chuyện chung, những tâm sự chung của một thế hệ thanh niên đồng hội, đồng tuổi với tác giả.

Chúng ta có thể chia Truyện Chúng Mình ra làm hai phần.

Ở phần thứ nhất qua một số thơ tâm tình , chúng ta bắt gặp chàng Nhất Tuấn của tuổi hai mươi. Cảm nghĩ hồn nhiên, tấm lòng dễ dãi, cậu học trò trong thơ Nhất Tuấn vừa thấy hoa bướm là lòng đã vội vã ngất ngây, nhác thấy một khoé mắt, một nụ cười cũng đã vội vàng quyến luyến.

Khung cảnh thần tiên, anh nhớ mãi
Chiều mưa, hai đứa rủ đi xa
Đến gian quán nhỏ dìu nhau lại
Trời đất này riêng... một chúng ta


Chàng yêu từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng đọt gió ban chiều, từng áng mây buổi sớm. Cả một thơì tuổi trẻ của Nhất Tuấn qua đi trong những thương yêu , hờn giận đó. Chnàg ghi lại trong thơ những cảm xúc hồn nhiên của lòng mình. Từ một mối tình câm nín

Nhìn đôi vòng nhỏ quà em tặng
Một thoáng buồn lên bước ngập ngừng...


Để rồi, sót sa vì một chuyện chia ly thường của tất cả những kẻ uyêu nhau mà phải xa nhau :

Hồi tưởng ngày xưa từng buổi học
Chúng mình hai đứa sóng xe đôi
Đường xưa lối cũ còn nguyên vẹn
Giờ đứa đầu sông, kẻ cuối trời


Chàng cũng buồn rầu mang tấm lòng phiền muộn của mình đi ngỏ cũng năm tháng :

Tám mùa hoa rồi đấy
Tám mùa tang trong đời
Mỗi lần anh cầm bút
Mỗi lần thêm nghẹn lời ...
Sao còn thương nhớ mãi ...
...
Tám năm xây mộng sông hồ
Cố quên trong những vần thơ nghẹn ngào
Bây giờ hoa cũ, ngươì trao
Lòng không muốn nhận mà sao chợt buồn


Những tưởng rằng cuộc đời ấy, với những chuyện thương yêu dang dở , những nước mắt, những sót đau sẽ dìm chết cuộc đời thanh niên của Nhất Tuấn. Và, nếu chỉ có thế, thì Truyện Chúng Mìng sẽ chỉ là một cung đàn lạc điệu giữa cuộc sống hôm nay. Chúng ta, những ngươì đọc, sẽ chẳng cần tham dự vào những chuyện riêng tư của nhà thơ này làm gì.

Nhưng, như đã nói ở trên, đoạn đời tám năm của Nhất Tuấn ghi lại trong Truyện Chúng Mình này không phải chỉ là những câu chuyện riêng tư. Vì vậy mới có phần thứ hai.
Hãy cùng với Nhất Tuấn bước sang giai đoạn Dứt Khoát (tên một bài thơ trong tập). Vươn khỏi những hình ảnh đau thương, dãy dụa, những tiếc nhớ tầm thường, Nhất Tuấn đã dứt bỏ những ngày tháng cũ. Chàng chân thành tâm sự:

Ngày còn là cậu học trò Trung Học
Trong tình yêu bé nhỏ, cá nhân
Tôi đã từng than thở biết bao lần
Và làm thơ
Trách những ngươì mau phụ bạc ...
...
Giờ đây, theo đời sống quân đội lớn lên
Sau những tháng năm tranh đấu
Tôi bỗng thấy rằng
Mình chỉ toàn là thương hờ nhớ hão
Tôi bỗng thấy rằng
Còn rất nhiều tâm sự khác để làm thơ...


Từ đây trở đi, sang phần thứ hai của câu chuyện, chúng ta trông thấy một con ngươì Nhất Tuấn khác lạ. Con ngươì dâng trọn tuổi xanh cho chiến trường, con ngươì mạnh bạo bước cả hai chân vào cuộc sống đâu tranh , đầy gian khổ, hiểm nghèo. Thay vì nhớ thương một đôi mắt đẹp hay bâng khuâng lưu luyến một màu hoa, Nhất Tuấn đã dành cho tình cảm mình trước những xúc động của :

Ánh mắt mẹ già nhìn theo trìu mến
Khi đoàn quân từ giã lên đường


hay

nghĩ dến tình thương
của ngươì bạn cùng chung đơn vị
sát cánh bên nhau trong niềm vui tập thể...


Cuộc sống lưu động của đời lính đã giúp cho tình cảm Nhất Tuấn mở rộng tới những chân trơì mới. Tình yêu của Nhất Tuấn đã nghiêng về những hình ảnh đẹp hơn. Mươì ngón tay thon nhỏ của những ngươì nữ phụ tá gấp dù. Cảm giác lâng lâng trước không gian cao rộng của ngươì lính mũ đỏ. Bước chân xung kích của đoàn quân mũ xanh. Nhịp sống rộn rã cùng vơí nhịp thơ bừng chuyển. Phát đạn điều chỉnh của Nhất Tuấn đã bắn ra và đã trúng đích.

Trình bày đại lược tập thơ Truyện Chúng Mình ở trên, như tôi đã viết ngay từ đầu, tôi cố hết sức để tránh cái ý nghĩ mà mọi ngươì vẫn gán cho những ngươì viết tựa. Tôi không muốn đề cao Nhất Tuấn cũng như không có tham vọng viết một bài nhận định về lối thơ Nhất Tuấn. Hãy để riêng ra một bên, thứ ngôn ngữ thi ca mà Nhất Tuấn đã dùng trong Truyện Chúng Mình. Có thể là thơ của Nhất Tuấn đã dùng nhiều hình ảnh xua cũ , những hình ảnh mà trước đây những Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Đinh Hùng đã có. Điếu mà tôi chỉ muốn nói trong bài tựa này, và cũng là những ý nghĩ cuối trước khi xếp tập bản thảo Ttruyện Chúng Mình, là thơ Nhất Tuấn thuộc về một loại thơ tình cảm của những ngươì trai ngoài ba mươi tuổi của thời đại này. Người trai ấy đã có mười năm sống thử thách trong gian khổ và bây giờ viết lại chuyện của mình , để gởi đến những tâm hồn đồng điệu.

Bây giờ đến lượt tác giả - Nhất Tuấn - ra trình diện vơí bạn đọc .

Thanh Nam

Không có nhận xét nào: