Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Văn học miền Nam 1954 - 1975: đô thị hay không đô thị?

Nhân trường-hợp "Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng" trong tọa đàm ra mắt sách mới https://nguoidothi.net.vn/su-tro-lai-cua-van-hoc-do-thi...,
https://vnexpress.net/gioi-phe-binh-nhin-nhan-lai-van-hoc-do-thi-mien-nam-4265487.html đã có nhiều bài phân tích văn học miền Nam "đi đâu mà trở về" như bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh sau đây https://www.rfa.org/.../the-return-of-south-vn-literarute..., hoặc 1 số bài phản biện vì sao "thuật ngữ" “văn học đô thị miền Nam" đến nay vẫn còn được sử dụng(?!?)...
Nhưng cũng có 1 bài viết đáng chú ý sau của chủ trương trang
Hải Ngoại Gio-O
: nhà văn Lê Thị Huệ vẫn prefer dùng "thuật-ngữ" này với kết luận cuối bài như sau. Xin post lại để rộng đường dư luận trong cuộc tranh luận "đô thị" mà là "đô thị" hiểu theo nghĩa nào?!?
"Với cá nhân tôi, “Văn Học Đô Thị” là cụm từ chính xác và hấp dẫn, nổi lên từ nền văn học Miền Nam 1954-1975 mà trước đó không có triều đại nào phong phú về tính đô thị trong các sáng tác như thế. Văn Chương Đô Thị mới đúng là nền văn học nổi bật lẫy lừng của nền văn chương Miền Nam 1975.
Văn Học Đô Thị có viết về đĩ điếm mà tạo thành tác phẩm xuất sắc giá trị thì cũng nên viết. Không đề tài nào không đáng viết. Nếu một nền văn học đa dạng, tác giả viết được đủ loại đề tài thì đấy là một nền văn học vạm vỡ đáng tìm đọc.
Có người đã dùng “Văn Học Đô Thị” ám chỉ tính tiêu cực. Họ lồng chính kiến chính trị “vô sản” vào. Họ muốn đồng nghĩa văn chương đô thị là văn chương của giai cấp "tư sản", đẻ ra những tác phẩm mô tả đĩ điếm thúi tha ma cô quán bar Mỹ sa đọa đạo đức. Vài cán bộ như Trần Trọng Đăng Đàn, Lê Đình Kỵ** đã viết sách lên án các mối "Văn Hóa Đô Thị Đồi Trụy Mỹ Ngụy"
Nền văn học đô thị Miền Nam 1955-1975 đã để lại một gia tài văn chương thơ mộng như thế. Tại sao lại chỉ vì chống đỡ vài ba tên cán bộ tuyên truyền vớ vẩn, mà mờ trí đi không còn nhìn thấy khối ngọc phát ra từ đó."

'Vòng tay học trò' đưa văn học đô thị miền Nam trở lại

https://thanhnien.vn/van-hoa/vong-tay-hoc-tro-dua-van-hoc-do-thi-mien-nam-tro-lai-1371249.html

Giới phê bình nhìn nhận lại văn học đô thị miền Nam

https://vnexpress.net/gioi-phe-binh-nhin-nhan-lai-van-hoc-do-thi-mien-nam-4265487.html


Mộ bia cho dòng văn học đô thị miền Nam

https://tranhoaithu42.com/2013/11/14/mot-bia-mo-cho-dong-van-hoc-do-thi/

Văn chương đô thị hay văn chương vòng đai ?

https://tranhoaithu42.com/2021/03/22/van-chuong-do-thi-hay-van-chuong-vong-dai/

Văn học đô thị miền Nam ??? (Tản mạn – bài hai)

https://tranhoaithu42.com/2013/04/30/van-hoc-do-thi-mien-nam-bai-hai/

Văn học đô thị ???? (bài ba)

https://tranhoaithu42.com/2013/05/04/van-hoc-do-thi-bai-ba/

Bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh
https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/10158268469083181

Phục hồi một nền Văn Học?
Bài của nhà văn Thận Nhiên
https://www.facebook.com/nhan.ton.50/posts/5355179771220176 

"Văn học đô thị miền Nam" là gì?
Bài của Nguyễn Đình Bổn
https://www.facebook.com/dinhbon.nguyendinhbon/posts/4180750478645905
./.
Link thêm về sự xuất hiện của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng

https://tienphong.vn/co-hay-khong-hoi-ky-nguyen-thi-hoang-post1329479.tpo 

https://tienphong.vn/tac-gia-vong-tay-hoc-tro-tu-lam-mo-chan-dung-post1329477.tpo 

NHÀ VĂN CỦA TUỔI TRẺ VÀ BẢN NGÃ ĐAM MÊ
"Tháng 8 năm 2020, một phái đoàn của Nhã Nam đến gặp nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tại tư gia. Không cái tên nào gây bão tố trong thập niên 1960 bằng Nguyễn Thị Hoàng. Vòng tay học trò và hàng chục tiểu thuyết khác, trong giọng văn miên man giăng mắc u sầu pha lẫn mê loạn, đã khiến biết bao thanh niên học sinh bấy giờ thổn thức.
“Cô giáo Hoàng” xuất hiện. Năm nay đã 82 tuổi nhưng bà vẫn minh mẫn sắc sảo, phong thái đài các. Trang điểm đậm nhưng thân thể nhẹ nhàng trong váy đầm thanh lịch, Nguyễn Thị Hoàng thong thả mời trà và nói chuyện. Đến giấc trưa đoàn mời bà đi nhà hàng nhưng “cô giáo Hoàng” kiên quyết bà phải là người mời, mới đúng phép chủ nhà tiếp khách phương xa. Trước khi rời nhà, bà thay áo đầm khác còn duyên dáng hơn, với một đôi giày mới, và màu son óng ánh hơn một chút.
Năm tháng sau, vào những ngày đầu năm 2021, bộ tiểu thuyết năm cuốn của nhà văn nữ danh tiếng Nguyễn Thị Hoàng đã trở lại với đời sống sau hàng chục năm khuất bóng, trong vẻ trang trọng, thanh nhã và đượm màu thời gian. Vòng tay học trò, Cuộc tình trong ngục thất, Tuần trăng mật màu xanh, Một ngày rồi thôi, Tiếng chuông gọi người tình trở về… Những tựa sách của một thời mê đắm.
🍂
Văn Nguyễn Thị Hoàng đài các như người. Tôi đọc bà cách đây mới năm năm, khi tình cờ ngã vào một thoáng Vòng tay học trò khiến mình ngỡ ngàng rung động:
“Con đường rừng một buổi hoàng hôn nào đó. Rặng hoa đào và bóng dáng mùa xuân. Mười ngón tay em và những chiếc áo len màu. Miệng em cười và lời yêu thương muộn màng không nói. Tôi chọn em làm đối tượng một đoạn đời ngắn ngủi. Từ đêm em đi là hết. Là hết. Những đoạn đời kế tiếp của em không thuộc về tôi nữa. Tôi không chấp nhận sự biến hình phản bội đó. Em đã hủy hoại ảo tưởng trong hồn tôi nâng niu để trở thành kẻ khác… Mình đã quen thuộc trong đời sống nhau những ngày xanh thắm ấy. Từ đêm em đi là hết, là hết. Cuộc phân ly vĩnh viễn giữa em với tôi, giữa tôi với đời, giữa tôi và bản ngã đam mê của thú rừng thức giấc.”
Tôi tìm đọc Vòng tay học trò ngay sau đó, tuy không dám kỳ vọng, những tưởng mình đã sang một thời đại khác và tuổi mộng cũng đã chào ra đi, sẽ khó tìm thấy sự đồng cảm với cuốn sách. Nhưng không ngờ mối tình cấm giữa cô giáo trẻ với cậu học sinh mới lớn, qua giọng văn cực lãng mạn, sang trọng, đầy nữ tính, khơi dậy tận cùng những khát khao thân xác, những tha thiết nhung nhớ, hờn ghen giận dữ, hy vọng và tuyệt vọng, chán nản và ơ thờ… đã cuốn lấy tôi.
Vòng tay học trò dậy sóng văn đàn thời điểm ra đời, bởi sự táo bạo chưa từng. Chưa có ai dám viết và viết hay như thế về một chuyện tình vượt lễ giáo, bất chấp quy ước xã hội. Hơn một bất chấp, một thách thức luân lý. Lẽ tất nhiên mối tình cấm ấy bị nhiều tờ báo chỉ trích là khiêu dâm, phi đạo đức. Nhưng dường như thế hệ độc giả thanh niên không quan tâm: cuốn sách trong vòng mấy tháng mà tái bản đến 4 lần!
Mối tình cấm này được cho là câu chuyện của chính cuộc đời nhà văn, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng với một nam sinh trên Đà Lạt. Sau này khi được phỏng vấn, Nguyễn Thị Hoàng không hẳn thừa nhận, nhưng cũng không phủ nhận chuyện đó.
Từ đây, Nguyễn Thị Hoàng trở thành hiện tượng.
🍂
Về thân thế, Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, khi còn thiếu nữ học trường Đồng Khánh. Năm 1957 Nguyễn Thị Hoàng theo gia đình vào sống ở Nha Trang. Năm 1960 vào Sài Gòn, học Đại học Văn khoa và Luật, nhưng bỏ dở vì chán. Năm 1962 cô giáo Hoàng lên Đà Lạt dạy Việt văn và Anh văn tại trường nam sinh Trần Hưng Đạo, nơi được cho là diễn ra mối tình tuyệt vọng của Vòng tay học trò.
Năm 1963 bị đuổi dạy vì tai tiếng hoặc tự bỏ dạy, cô giáo Hoàng quay về Nha Trang giam mình trong một tháng hoàn tất tiểu thuyết Vòng tay học trò. Những mê dại, cuồng si và nỗi đau đớn của mối tình trái khoáy vẫn còn tươi nguyên ào ạt chảy trên hàng trăm trang giấy như không kịp thở, làm nên một khúc tình ca buốt ngọt tim gan.
Năm 1964 tờ Bách khoa in mấy kỳ tiểu thuyết này khiến dư luận xôn xao, nhưng vì chuyện chồng con gia đình mà đến 1966 Vòng tay học trò mới chính thức xuất bản đầy đủ. Nguyễn Thị Hoàng ngay lập tức nổi tiếng.
Nhưng Nguyễn Thị Hoàng đến văn đàn trước nhất với thơ. Bà đã in hai tập thơ Sầu riêng (1960) và Sau phút đam mê (1961), sau đó là thơ đăng rải rác trên báo. Thơ sớm hay, cho thấy một tài năng thực sự:
“Em đợi anh về những chiều thứ bảy
Hiu hắt vòm trời buổi sáng thứ hai
Nhạc dạo mơ hồ trong tiếng mưa bay
Thành phố ngủ quên những ngày chủ nhật”
“Sàigòn xa hoa
Sàìgòn mê muội
tôi trở về vùi chôn tuổi buồn đau
lang thang từ buổi xa nhau
từng đêm lệ nhỏ trong màu rượu cay
trời cao chim nhỏ xa bay
tôi về cửa khép phương này mình tôi
Sàigòn hồng má hồng môi
tóc nghiêng nửa mái cung trời hoàng hôn
góc hè phố cũ
hàng hiên cô đơn
nhìn nhau ngơ ngác
Sàigòn cuồng điên âm thanh
Sàigòn đê mê bóng tối
thôi tôi không chờ không đợi
cho lời yêu câm mãi rồi thôi”
Song như một sự run rủi của số phận, Nguyễn Thị Hoàng đã chọn nghiệp tiểu thuyết và trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất vào khoảng những năm 1960-1975 ở Sài Gòn. Sau thành công vang dội của Vòng tay học trò, các nhà xuất bản xôn xao đặt hàng bà viết. Bà nhận tất cả, làm việc điên cuồng, viết mà không cả xem lại, vì phải nuôi tới năm đứa con nhỏ cùng một người chồng trốn lính và đào ngũ không làm ăn gì được. Tôi hình dung cảnh bà hối hả trên những trang giấy, tất bật chăm sóc con cái và lo toan nhà cửa.
Nhưng không vì thế mà bà đánh mất đi vẻ kiêu hãnh sang trọng, cả trong câu chữ lẫn trong đời sống. Bất cứ lúc nào xuất hiện trước công chúng, bà đều thể hiện phong thái thanh lịch kiểu cách nhất, như một tuyên ngôn, đàn bà sinh ra là để đẹp và phải đẹp."

http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Co-mot-nha-van-cua-tuoi-tre-va-ban-nga-dam-me-637337/



Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Nguyễn Thị Hoàng - "viết là một ước nguyện"

 


TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT VỀ NỮ SĨ NGUYỄN THỊ HOÀNG CHO LẦN TRỞ LẠI GẦN NHẤT 



BÀI 1: 
NGUYỄN THỊ HOÀNG - "VIẾT LÀ MỘT ƯỚC NGUYỆN"
https://tuoitre.vn/tac-gia-vong-tay-hoc-tro-dinh-dam-mot-thoi-nha-van-nguyen-thi-hoang-viet-la-mot-uoc-nguyen-20210406220347298.htm 


Tác giả Vòng tay học trò đình đám một thời - nhà văn Nguyễn Thị Hoàng: Viết là một ước nguyện - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tại buổi tọa đàm Phụ nữ & văn chương tối 16-12-2020 tại IDECAF, do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức


Cùng với hàng chục tiểu thuyết khác, Nguyễn Thị Hoàng trở thành một trong những nhà văn miền Nam được nhiều người biết đến trước năm 1975.

Vòng tay học trò được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Nhã Nam ra mắt cuối tháng 3-2021, sau 46 năm vắng bóng. Nữ văn sĩ trò chuyện với Tuổi Trẻ về chặng đường đã đi.

Không bị quên lãng, lại được hồi sinh

* Thưa nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, bà nghĩ gì khi tác phẩm của mình sau hàng chục năm vắng bóng nay được in để đến với bạn đọc hôm nay?

- Trong suốt mấy mươi năm chôn vùi tự ý, đã có lúc tôi cảm thấy lạc loài khi thoáng qua những quầy sách ngập tràn sắc màu và tên tuổi mới. Những lúc khác, tôi lại nhận ra mình bên lề đời có lẽ thích hợp hơn được xếp hàng vào tầng bậc một thời gian và nhịp điệu khác. Bởi tự nghĩ mỗi người chỉ có một thời thôi. 

Tuy nhiên, đôi khi vì những tiếng gọi từ độc giả gần xa, từ những âm vang không dứt trong mình về từng khúc viết qua đời, tôi cũng mong muốn bầy con mình không bị quên lãng, mà được cách nào đó hồi sinh... Thế rồi bỗng nhiên nhà xuất bản gõ cửa.

Con đường đôi khi chỉ bắt đầu ở đoạn cuối, nên tiếp tục nếu còn có thể không phải chỉ là viết, mà viết để làm gì. Với tôi, việc in lại sách sau mấy mươi năm vắng bóng không phải là hồi sinh tác phẩm cũ, mà có khi với tôi là cuộc mở đường cho tác phẩm mới nếu có.

* Bà có trên 30 tác phẩm đã in, những cuốn được chọn tái bản lần này là do bà gợi ý?

- Trừ Vòng tay học trò là nhà xuất bản tuyển chọn, những cuốn khác tự ý kiến tôi, vì chủ đề hay nội dung là quan niệm hay thái độ, đúng hơn chỉ là xúc động và cảm nhận của tác giả về một giai đoạn... Riêng cuốn Một ngày rồi thôi là những năm 1950 của Huế và Trường Đồng Khánh, với chỉ một vài phần trăm những câu chuyện tình thơ dại hay thâm trầm, bóng dáng thời xa vắng khi tác giả học đệ ngũ, viết bài thơ Chi lạ, thiên hạ vẫn cho là thơ của ngày nay. 

Ba cuốn Tiếng chuông gọi người tình trở về, Tuần trăng mật màu xanh và Cuộc tình trong ngục thất, cùng chung một chủ đề và không khí của những năm đầu 1970, thời gió mưa và chiến trận tơi bời, là tâm trạng tình thế và thái độ của những người trẻ khao khát sống một mùa xanh thái bình.

Một mình bên lề đời

* Bà từng là nhà văn được thế hệ thanh niên trước đây yêu mến, vậy bà có ngần ngại về khả năng tiếp cận của người trẻ bây giờ đối với những tác phẩm của bà không?

- Chỉ siêu phẩm của những thiên tài mới không phân biệt thể loại đẳng cấp và tuổi tác nào. Ngoài ra, tất cả mọi tác phẩm, dẫu cùng chung một thế kỷ cũng phải chịu cách biệt thế hệ. Cho nên giới trẻ ngày nay có thể khó cảm nhận mến yêu những tác phẩm của thời xưa trước. 

Tuy nhiên, nếu vì nhu cầu nghiên cứu cho chương trình học hoặc nhẹ nhàng hơn, một phương tiện tiêu khiển hay giải trí, thì văn học nghệ thuật vẫn là một bộ môn song hành với những khám phá và triển khai khác cho sinh hoạt tinh thần lẫn thực tế.

Thế nên tôi không nghĩ giới trẻ ngày nay phản ứng thế nào khi tiếp cận những tác phẩm đã già hơn tuổi họ quá nhiều. Nhưng những nhan đề, những thông tin và những gì khác nữa... nếu có thể là những tín hiệu phát sáng từ cõi tối, chỉ gợi chút chú ý hoặc lưu tâm và sau đó, họ mở dần từng trang tìm thấy phản chiếu tâm hồn mình trong đó.

* Bà là một nhà văn có sự nghiệp sáng tác khá đáng ngưỡng mộ, làm sao để có thể nuôi dưỡng bút lực dồi dào như vậy?

- Dứt khoát những gì có và làm ở trường hợp tôi không thể gọi là sự nghiệp. Sự nghiệp đích thực là những gầy dựng lớn lao, bằng cách nào tùy đẳng cấp và khả năng, cho xã hội, hay gì hơn thế nữa. Vì viết không phải là sự nghiệp ở trường hợp tôi, mà là một ước nguyện, một hành trình tâm tưởng, không thể hiện, vì thế chẳng biết đến bao giờ thành tựu. 

Mấy mươi năm nếu viết là sự nghiệp, tôi đã đeo đuổi tới cùng những cơ hội, những phương tiện thường tình, với chút tên tuổi phù du, để đạt tới một mục đích hay một vị trí nhỏ nhoi nào đó trên văn đàn. Ngược lại, tôi đứng mãi hay đi hoài cũng một mình bên lề đời, không phe nhóm, không hội hè, không lễ lạt, không kết giao...

Vì quen sống rất yên và rất riêng trong góc đời mình, tôi rất xa lạ và ái ngại với những biểu lộ ân cần của những độc giả. Dù vô cùng cảm kích những người yêu mến nồng hậu ấy, tôi băn khoăn không biết đền đáp lại cách nào đúng đủ.

Nghiệp hành

* Bà đã được hưởng cả những vinh quang và lẫn nếm trải những cay đắng của nghề viết. Nhìn chung, bà có hài lòng với nghiệp viết của mình không?

- Với tôi, viết như thế hoặc nhiều hơn cũng không gọi là nghề viết. Còn phiền nhiễu hơn cả nghề. Với tôi, viết là nghiệp, trong những loại nghiệp khác nhau phải cưu mang theo suốt đường đời. Và biết đâu, nếu trả chưa xong thì còn nhiều kiếp khác... Người ta vẫn nói chữ nghiệp hành. Nếu có điểm dừng, hay hồi kết mới có thể nhìn lại phần trải qua để ngẫm xem như thế có đáng hài lòng hay bất mãn.

Nhưng sau khoảng vắng mấy mươi năm, tôi vẫn là người đi qua và bây giờ đang đi, chút tên tuổi chẳng qua chỉ là mảnh vé đi vào cõi tạm. Đời hiện tại cũng như đời sau trước, chỉ là những cây số trên đại lộ kiếp. Nhiều kiếp hay vô số kiếp triền miên cho tới thời chuyển kiếp mới có điểm dừng hay hồi kết. Đó là lúc người đi qua không cần nhìn lại nữa, mà nhìn lên.

* Sau năm 1975, khoảng 45 năm qua, bà có viết nữa không? Cuộc sống của bà thế nào?

- Tôi không thể viết được gì suốt 15 năm đầu vì thay đổi, di chuyển, thường xuyên lo toan cách thế sống cho gia đình có năm con nhỏ, mất hộ khẩu, không biên chế, không ngành nghề chuyên môn. Cho đến năm 1990, tạm yên về thủ tục tạm trú và con đủ lớn, dù khó khăn vẫn còn chồng chất nhưng tôi đã "định thần" để sống lại phần viết của mình. 

Khởi đầu đoạn viết này là những chương rời về nhân vật, sự kiện, thư gửi như Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, John Lennon, Francoise Sagan, bà Marian Nga, cú đá phạt 11 mét của Platini..., chỉ để nói ra những suy nghĩ của mình từ cõi lặng im. Phạm Công Thiện đọc hai lần nói đùa tôi trở thành triết gia, Trịnh Công Sơn thì cho là khó hiểu.

Một số truyện ngắn chưa in, và nhiều thứ khác sau 1990. Cái dài nhất, du trải khắp đời mình thì đang viết.

Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, thuở thiếu thời học Trường nữ sinh Đồng Khánh. Năm 1957 bà vào sống ở Nha Trang. Năm 1960 vào Sài Gòn, học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bỏ dở vì chán. Năm 1962 bà lên Đà Lạt dạy tại Trường nam sinh Trần Hưng Đạo. Năm 1963 lại bỏ dạy về Sài Gòn, bắt đầu viết Vòng tay học trò.

Năm 1964, tờ Bách Khoa in mấy kỳ tiểu thuyết này khiến dư luận xôn xao, đến năm 1966 Vòng tay học trò chính thức xuất bản đầy đủ thành sách, in lần đầu 5.000 bản, gây nên một "cơn bão", trong vòng mấy tháng tái bản bốn lần, mỗi lần 5.000 bản.

Từ 1965-1975 bà xuất bản gần 30 tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Sau đó là 15 năm im lặng. Năm 1990 bà trở lại với tập ghi chép Nhật ký của im lặng (NXB Đồng Nai). Năm 2020 tập truyện Trên thiên đường ký ức và tập thơ Mây bay qua trời xưa của bà được xuất bản (New Viets).

Những trang giấy pelure mỏng

12342 (1) 3(read-only)

Bộ tiểu thuyết 5 cuốn của Nguyễn Thị Hoàng được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Nhã Nam phát hành cuối tháng 3-2021

Ngày xưa tôi viết bằng máy chữ với giấy pelure mỏng. Riêng cuốn đầu tiên, Vòng tay học trò, chỉ viết tay. Tay hay máy cũng cần nhanh bằng hoặc nhanh hơn tốc độ những gì chất chứa. Một hơi hàng chục trang, vất bề bộn giữa nền nhà. Khi cơn viết ngừng, nhặt lên xấp vội, xong chuyển giao luôn cho nhà xuất bản.

Không đọc, không sửa, cũng không nghĩ gì đến xấp bản thảo trao đi vì những chuyện khác, việc khác cấp bách bao vây chờ đợi. Cũng có khi đến một khúc đoạn nào đó cảm thấy không hứng thú, dừng lại bỏ ngang để viết qua một chuyện khác bỗng nhiên cảm thấy ưa thích hơn, sau đó bắt lại mạch lạc viết tiếp khúc bỏ dở.

Vì cách viết ấy, tôi thường viết một lúc hai hay ba cuốn. Cứ tháo xấp này ra, bỏ xấp khác vào máy chữ... không sai lạc, không lẫn lộn bao giờ.

BÀI 2 - NGUYỄN THỊ HOÀNG - NGƯỜI YÊU MUÔN THƯỞ 

http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nguyen-thi-hong-nguoi-yu-mun-thua/

nguye1bb85n-the1bb8b-hoc3a0ng


Nguyễn Thị Hoàng sinh ngày 11-12-1939, tại Huế. Bút hiệu khác Hoàng Đông Phương. Nguyên quán: thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha là Nguyễn Văn Hoằng, công chức cao cấp trong bộ giáo dục. Học trung học đệ nhất cấp ở trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1957 gia đình chuyển vào Nha Trang, học trường trung học Võ Tánh.

Tại đây, xẩy ra mối tình với nhà văn, nhà giáo Cung Giũ Nguyên (1909-2008) người dạy thêm Nguyễn Thị Hoàng về Pháp văn tại nhà, gây xôn xao dư luận. Gia đình kiện ông Nguyên tội dụ dỗ gái vị thành niên. Trước toà, người thiếu nữ đứng ra nhận trách nhiệm: không hề bị dụ dỗ, vị giáo sư được trắng án, nàng sinh con gái đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng, do bà Nguyên nuôi vì bà không có con.

Năm 1960, Nguyễn Thị Hoàng vào Sài Gòn học Đại Học Văn Khoa, rồi Luật, được ít lâu bỏ dở, làm thư ký riêng cho một tỷ phú. Năm 1961, bỏ việc, dạy Việt và Anh văn. 1962 lên Đà Lạt, dạy trường trung học Trần Hưng Đạo; tại đây xẩy ra mối tình giữa cô giáo đệ nhất cấp Nguyễn Thị Hoàng và Mai Tiến Thành, học sinh lớp 12, sanh con gái Mai Quỳnh Chi (mẹ của Thành nuôi). Mai Tiến Thành về sau viết cuốn Tiếng nói học trò, do Thụy Vũ đề tựa và Kim Anh xuất bản; sáng tác tập thơ Bi ca và nhục cảm.

Năm 1963, Nguyễn Thị Hoàng trở về Sài Gòn. Vòng Tay Học Trò viết tại Sài Gòn trong vòng một tháng, ký bút hiệu Hoàng Đông Phương, gửi đăng trên Bách Khoa từ số 169 (15/1/1964) đến số 192 (1/5/1965). Tiếp đó, Nguyễn Thị Hoàng kết hôn với Nguyễn Phúc Bửu Sum, giáo sư triết, cả hai về sống ẩn dật ở miền Bình Định, Hoàng làm việc cho hãng nhuộm Sincovina ở thị xã An Nhơn.

Năm 1966, ký giả văn học Lê Phương Chi người giúp đỡ nhà xuất bản Kim Anh, tìm gặp tác giả để điều đình in tác phẩm Vòng tay học trò, sách đoạt thành công kỷ lục, tái bản 4 lần trong vài tháng. Nhưng Nguyễn Thị Hoàng cho biết: “Sóng gió nổi lên từ mọi phiá… Năm tờ báo, cùng nhất loạt lên tiếng phê phán, chỉ trích, tóm lại là chửi bới.” (Trả lời phỏng vấn của Mai Ninh).

Trừ Nhật Tiến trong bài Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua (Bách Khoa số 265-266, 15/1/1968), đã nhận định đúng giá trị của Vòng tay học trò và của những tác phẩm văn học phái nữ xuất hiện trong hai năm 1966-1967.

Tháng 11/1967, Nguyễn Thị Hoàng cùng chồng lập nhà xuất bản Hoàng Đông Phương, bà cho biết: “Từ năm 1966 đến 1969, mình viết liên tục theo những “đơn đặt hàng”. Trong thời gian này mình viết rất nhanh, có khi viết hai, ba truyện cùng một lúc… rồi thì lại buồn chán, mệt mỏi, kiệt sức và mất hoàn toàn tinh thần làm việc vì trong suốt những năm dài liên tục mình chỉ sống với bổn phận làm vợ, làm mẹ và gánh vác kinh tế gia đình. Cái nguồn sống riêng phải nín lại, bị khô héo đi. Sau một chuyến đi xa vào năm 1970 mình lấy lại được hứng khởi và phần không nhỏ cũng là vì năm đứa con, một đòi hỏi lớn về kinh tế gia đình nên phải tiếp tục viết… Do đó mà chưa có quyển nào coi như được viết từ tim óc của mình” (Trả lời phỏng vấn của Tố Tâm, Đất Mới, số 4, bộ 2, tháng 4/1990).

Về cách viết của bà, Hồ Trường An kể: “Dàn bài khi được coi như hoàn tất; tức thời chị Hoàng đảo ngọn bút, viết nhanh như gió táp mưa sa, không thèm đọc lại những gì mình đã viết; ngòi bút của chị như cuồng lưu, như ngựa phi đường xa, lướt phom phom, không có gì ngăn cản nổi. Vậy mà chị Nguyễn Thị Hoàng vẫn có thì giờ chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa; đảm đang việc bếp núc. Anh Bửu Sum hết vụ trốn lính, tới chuyện đào ngũ, rồi bị bắt, rồi lại đào ngũ, không làm ăn gì được” (Giai Thoại Hồng, trang 278).

Tóm lại, sau thời kỳ sống sung túc, đến giai đoạn khó khăn: Bà một mình gánh vác kinh tế gia đình, viết văn để kiếm tiền nuôi năm con đến kiệt sức. Chuyến đi xa năm 1970 mà bà nhắc đến trên đây có lẽ là chuyến sang Nhật. Xúc cảm trước bối cảnh huyền bí của cố đô Kyoto, bà đã viết tuyệt tác Tan theo sương mù (in trong tập Bóng lá hồn hoa).

Cũng trong thời gian này, bà tổ chức cho chồng trốn lính, sau đó, bị truy nã, gia đình lánh về Long Xuyên, ở một nơi hẻo lánh, lập Trại Đá Mềm… bà chỉ trở lại Sài Gòn khoảng 1975. Sau 1975 là thời gian dài im lặng. Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện lại với tác phẩm Nhật ký của im lặng do Đồng Nai in năm 1990.

Tác phẩm đã inĐã in hơn 30 tác phẩm, còn khoảng 10 cuốn chưa xuất bản.

Truyện dài: Vòng tay học trò (Kim Anh, 1966), Tuổi Sài Gòn (Kim Anh, 1967), Ngày qua bóng tối (Văn, 1967), Vào nơi gió cát (Hoàng Đông Phương, 1967), Về trong sương mù (Thái Phương, 1968), Một ngày rồi thôi (Hoàng Đông Phương, 1969), Cho đến khi chiều xuống (Gió, 1969), Đất hứa (Hoàng Đông Phương, 1969), Tiếng chuông gọi người tình trở về (Sống Mới, 1969), Vực nước mắt (Gió, 1969), Vết sương trên ghế đá hồng (Hoàng Đông Phương, 1970), Tiếng hát lên trời (Xuân Hương, 1970), Trời xanh trên mái cao (Tân Văn, 1970), Bóng người thiên thu (Hoàng Đông Phương, 1971), Bóng tối cuối cùng (Giao Điểm, 1971), Tình yêu, địa ngục (Nguyễn Đình Vượng, 1971), Định mệnh còn gõ cửa (Đồng Nai, 1972), Bây giờ và mãi mãi (Đời Mới, 1973), Năm tháng đìu hiu (Đới Mới, 1973), Trời xanh không còn nữa (Đời Mới, 1973), Tuần trăng mật mầu xanh (Đồng Nai, 1973), Buồn như đời người (Đời Mới, 1974), Chút tình xin lãng quên (Trương Vĩnh Ký, 1974) Cuộc tình trong ngục thất (Nguyễn Đình Vượng, 1974), Nhật ký của im lặng (Đồng Nai, 1990)…

Truyện ngắn: Trên thiên đường ký ức (Hoàng Đông Phương, 1967), Mảnh trời cuối cùng (Hoàng Đông Phương, 1968), Cho những mùa xuân phai (Văn Uyển, 1968), Dưới vầng hoa trắng (Sống Mới, không đề rõ năm), Bóng lá hồn hoa (Văn, 1973)…

Thơ: Sầu riêng (1960), Kiếp đam mê (1961), Thi ca và nhục cảm (1967).

Thơ Nguyễn Thị Hoàng

Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện trước tiên như một nhà thơ. Khi còn ở Nha Trang, tháng 8/1959 bà đã gửi tới Bách Khoa một chùm 4 bài, tựa đề Bước thời gian, phỏng theo câu thơ của Gérard de Nerval: Semons de roses/Les pas du temps được Hoàng dịch sang tiếng Việt:

Hãy gieo cánh hồng
Trên bước thời gian.

Bách Khoa đăng ngay hai bài đầu: I- Nắng trưa (số 63, 15/8/1959) và II-Chiều (số 64, 1/9/1959), sau đó ngừng 8 tháng, với lời cáo lỗi “vì một lẽ riêng” nay mới cho đăng tiếp bài III- Chiêm bao (số 80, 1/5/60) và bài IV- Ánh sáng (số 81,15/5/60).

Trong bốn bài thơ này, bài số III và số IV giọng tâm sự về mối tình đầu:

Bẻ khóa đào nguyên lướt dặm trời.
Hồn xa dương thế một lần thôi
Mênh mông bốn phía trời mây nước
Chỉ một người yêu với một người.

(Chiêm bao)

và:

Lòng khép chặt nẻo u sầu tăm tối
Hồn tìm sang tinh tuý của tình yêu.

(Ánh sáng)

Phải chăng vì lẽ đó mà Bách Khoa ngại không đăng ngay, sợ làm phiền nhà văn Cung Giũ Nguyên, đang viết cho Bách Khoa lúc bấy giờ?

Tiếp đó, sang giai đoạn hai, thơ làm ở Sài Gòn, với bài Niềm đau chia phôi, sáng tác tại khu Bàn Cờ, chiều 6/6/60, đăng trên BK số 83 (15/6/60), đánh dấu sự chia tay với mối tình đầu:

“Đã ba mùa cách trở
Nửa năm rồi biệt ly
Áo màu không thắm nữa
Thủa tàn phai xuân thì…”

(Niềm đau chia phôi)

Rồi bẵng đi ba năm không đăng thơ, đến BK số 156 (1-7-63) có bài Nỗi niềm, chỉ bốn câu:

“Nỗi niềm bi thiết ai hay
Năm năm nước cũ sông này trôi xuôi
In lên sắc xám da trời
Nét buồn thiu nửa cuộc đời lang thang”

(Nỗi niềm)

Lời thơ lâm ly vọng về mối tình cũ. Nhưng đến ba bài Yêu, Nhớ, Nhịp buồn, làm mùa hè năm 1963 (BK số 161, 15/9/63), mối tình mới hiện ra đậm nét:

“Khi em về giữa vòng tay
Trong yêu dòng nước mắt này lại khô
Vết hôn ngày cũ chưa mờ
Phút giây đầm ấm bao giờ nữa em”

(Yêu)

“Không ai về thăm chiều nay
Cho tôi chết giữa vòng tay một người
Tiếng hôn khép kín môi cười
Gối chăn mùa lạnh rã rời thú xưa”

(Nhớ)

Và bài Nhịp buồn:

“Cúi đầu đếm bước bơ vơ
Hoàng hôn khép kín bao giờ đây em?
Nhìn lên thành phố không đèn.
Âm u còn lại màn đêm cuối cùng
Mắt sâu dòng lệ ngập ngừng
Mình xa nhau đã muôn trùng thời gian”.

(Nhịp buồn)

Tóm lại, thời gian (1959-63) thơ thể hiện tâm sự hai mối tình.

Tháng giêng 1964 là ngõ quặt lớn trong đời văn: Bách Khoa số 169 (15/1/64) đăng bài Giới hạn, thơ Nguyễn Thị Hoàng, đồng thời bắt đầu in truyện dài Vòng Tay Học Trò ký tên Hoàng Đông Phương. Giới hạn tỏ ý muốn dứt khoát với cuộc tình “học trò” và nói đến sáng tác như một phục sinh:

“Ngày mai tôi bỏ đi
Xa vòng đua thứ nhất
Cuộc đời không chấm dứt
Bằng một lần phân ly
Tôi bắt đầu vẽ lại
Những vòng cung ái tình
Thêm một lần tuổi dại
Chết theo hồn băng trinh”.

(Giới hạn)

Sau đó trên Bách Khoa thơ bớt dần, chỉ còn lại truyện dài Vòng Tay Học Trò.

Vòng tay học trò

Ở tuổi 24, Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện với một thi pháp độc đáo: Thi pháp của tình yêu và đam mê. Sau Nguyễn Tuân và Mai Thảo, đây là nhà văn thứ ba trong văn học Việt Nam có một thi pháp đặc biệt, thể hiện trong tác phẩm đầu tay Vòng tay học trò. Ở cuốn tiểu thuyết thứ ba Ngày qua bóng tối, thi pháp này được lồng trong nghệ thuật hiện thực huyền ảo (réalisme fantastique), tạo nên một thứ ám ảnh có hấp lực lạ lùng. Tóm lại, tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng có thể chia làm hai khuynh hướng: hiện thực hiện sinh (Vòng tay học trò, Vào nơi gió cátCuộc tình trong ngục thất…) và hiện thực huyền ảo (Mê lộ, Dấu chân bãi cát, Tan theo sương mù, Ngày qua bóng tối, Trời xanh trên mái cao…), nhưng phải nói ngay đó là khuynh hướng tự nhiên vì không có gì chứng minh Nguyễn Thị Hoàng, thời đó, đã tiếp xúc hay chịu ảnh hưởng trực tiếp của những dòng văn học này.

Với khả năng sáng tạo phi thường, Nguyễn Thị Hoàng có thể thay đổi đề tài, thay đổi văn phong, mỗi khi có một động lực dấy lên, như: tình yêu, tan vỡ, đợi chờ, nhớ nhung, khổ đau, hạnh phúc… tất cả đều có thể cung cấp cho bà chất liệu sáng tác, và khi đã đặt bút rồi, bà viết không ngừng, bà viết như gió táp mưa sa, như dòng cuồng lưu, như lời Hồ Trường An. Độc giả, hoặc không thích, bỏ qua ngay, hoặc nếu đã nhập vào, thì sẽ bị lôi cuốn bởi dòng cuồng lưu, không thể thoát ra được, bởi ma lực của cái đẹp trong mỗi câu văn, bởi sự đổi thay không ngừng cảnh quan, ý thức. Khó có thể hiểu tại sao một cấu trúc văn phong tư tưởng chặt chẽ như vậy lại có thể viết một lèo như mưa sa bão táp.

Tính chất thứ nhất trong tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng là hiện thực hiện sinh. Người ta thường chế giễu Nguyễn Thị Hoàng như một nhà nhà văn “theo đuôi hiện sinh” nhưng ít người hiểu hiện sinh là gì. Triết học hiện sinh trong nghĩa đơn thuần nhất, chính là triết học tìm hiểu con người, con người đang sống (hiện sinh). Tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng, vô tình hay hữu ý, luôn luôn chiếu ống kính về mìnhkhảo sát mình.

Vai chính trong truyện, thường là những người đàn bà trong các tình huống khác nhau, đối diện với người yêu, người chồng. Họ luôn luôn đi tìm mình, xem mình là ai, muốn gì, cái gì đã xẩy ra cho mình, tất cả những hành động, cảm giác, xúc động của “mình” đều được tác giả ghi lại để xác định bản chất “của mình” trong cuộc đời hiện hữu.

Trong Vòng tay học trò, tình yêu là đối tượng khảo sát, tình yêu được đưa lên “bàn mổ” hệt như trong Buồn Nôn Sartre đã “mổ moi” tất cả những hành động và ý tưởng của Roquentin. Một công việc như thế, thuật ngữ triết học gọi là dùng hiện tượng luận để phân tích. Nhưng ta không thể nói Nguyễn Thị Hoàng dùng hiện tượng luận, như thế sẽ không có tiểu thuyết mà chỉ có tiểu luận, và chỉ có thể nói tác giả đã coi tình yêu như một hiện tượng, bà đã chiếu nhiều ống kính vào khắp các ngõ ngách khác nhau của hiện tượng tình yêu để vẽ lại bằng một bút pháp đam mê, lôi cuốn, đầy nghệ thuật. Tình yêu là nội dung sáng tác và đam mê hướng dẫn ngòi bút. Tình yêu ở đây trở thành đối tượng nghệ thuật, giống như một bức tranh, một bài thơ, tức là tình yêu đã trở thành một vật thể. Vật thể tình yêu này được soi rọi trên mọi khía cạnh, mọi tình huống, được nhìn bằng trăm mặt khác nhau, và viết nên bằng một thứ bút pháp đam mê không ngừng nghỉ như một hơi thở bất tận.

Vì vậy, khi ta bước vào tác phẩm Vòng tay học trò, dù do bất cứ động lực nào: vì tò mò muốn đọc một truyện “xì-căng-đan” giữa cô giáo học trò, vì muốn biết sự “đồi trụy” của tác giả mà các ngòi bút luân lý lên án, hay vì muốn tìm kiếm những pha dâm ô như những kẻ không đọc tác phẩm này rêu rao.

Dù bằng lý do gì chăng nữa, thì qua những trang đầu, hoặc ta sẽ quẳng sách đi, vì thấy nó “chẳng có chuyện gì xẩy ra cả” hoặc ta bị lôi cuốn vào cái văn phong đam mê ấy, ta sẽ đọc tác phẩm như nghe một bản nhạc giao hưởng về tình yêu, thoát khỏi cõi trần nhơ nhớp: bởi tình yêu ở đây đã thăng hoa thành nghệ thuật. Trâm, người phụ nữ đã từng sống một thời dạ lạc, nhìn lại những tình nhân đã qua, thấy “bây giờ họ là những xác chết. Mỗi tình yêu là một bông hoa đã uá tàn. Mỗi ngày vui là một chiếc lá vàng rơi rụng”, nàng bỏ đi, định sẽ không bao giờ còn yêu được nữa: “nàng bỏ đi như một từ khước và như một lẩn trốn. Từ khước những thú vui buông thả đưa tới lỗi lầm cay đắng, đưa tới trống không dằng dặc tủi hờn, lẩn trốn những đòi hỏi xôn xao của chính mình, của một bản chất sôi nổi, thèm sống, thèm yêu đến tột cùng, đến vô bờ vô bến” (trang 9).

Từ bỏ Sài Gòn ồn ào ồ ạt, nàng tìm đến Đà Lạt như một nơi để “vùi chôn đời đời”. Nhưng đâu có dễ. Trốn đi đâu? Bởi Trâm không thể trốn được chính mình, nàng là “nòi tình”, nàng là hiện thân của tình yêu, làm sao bỏ “nó” được.

Khi “thằng nhóc” Minh đến, nó đã kéo nàng trở lại với bản lai chân diện mục của mình. Bản giao hưởng dẫn ta vào những trầm bổng của nhịp tình, lôi cuốn, hờn ghen, đớn đau, giận dỗi… Ở đây không hề có tội. Tội gì? Khi tất cả chỉ là sự tiếp nối không ngừng những ái ân thanh cao tế nhị nhất:

“Trâm lần tay xuống những cành củi thông. Tiếng sột soạt nhẹ nhàng của củi cọ trên sàn gỗ, bỗng Trâm cảm thấy tay mình vương vướng trên mớ củi khô. Những ngón tay cóng tê run rẩy, những dây thần kinh bé bỏng đầu ngón tay chuyền cảm giác đi khắp thân thể Trâm như những đoàn quân nồng nhiệt đi chiếm đóng một quê hương gần hàng phục, bị trị. Trong một mấp máy của thời gian, Trâm như trong chiêm bao mơ hồ thấy hơi ấm dịu dàng của bàn tay người con trai ấp ủ lấy bàn tay hấp hối của mình. Giọng Trâm rưng rưng vừa ăn năn vừa thú tội: -Em… Hai bàn tay bứt rứt buông nhau.” (trang 177).

Thi pháp tình yêu và đam mê đã dẫn ta tới nguồn cội của cảm giác: chỉ cần sự va chạm của mấy ngón tay đã đủ đánh thức tất cả hệ thống thần kinh, đã khơi dậy một trời đam mê, đã thoả mãn cả núi đồi nhục cảm. Giá trị tác phẩm nằm ở chỗ đó.

“Mỗi một hơi thở, một cựa mình… là một lời gọi kêu tội lỗi”, “Từng ngón tay Trâm đột nhiên run rẩy bám chặt vào chéo gối”“Mùi thuốc thơm phảng phất. Hơi khói nồng nồng quen thuộc từ phiá Minh len lén bay qua phả lên mặt nàng như một gửi trao liều lĩnh“…

Không một chữ sàm, chữ sỡ, không dâm, không ô, trong toàn bộ tác phẩm.

Vòng tay học trò đã đào sâu tình yêu qua ngả nhận thức và cảm giác. Mỗi yếu tố nhỏ nhất đều có thể là động tác tình yêu: một hơi thở, một tiếng cựa mình, một làn khói… tất cả đều đã có chất yêu ở trong, nhà văn đã chắt nó ra, và như thế, tác giả đã tìm tới tất cả những nguồn cội dẫn đến nhục cảm có thể tưởng tượng được.

Vào nơi gió cát

Vào nơi gió cát không phải là tiểu thuyết mà là một lá thư hay một bài văn dài viết cho người chồng đang đi hành quân đâu đó; lấy câu thơ “Chàng từ đi vào nơi gió cát” trong Chinh phụ ngâm, làm đề. Bài văn kể lại chuyện từ lúc gặp nhau, lấy nhau, rồi nàng có thai đứa con đầu lòng và chàng xa vắng. Ở đây, sự nhớ nhớ thương vẫn là đối tượng khảo sát bằng hiện tượng luận.

Sự nhớ thương chăn gối điên cuồng của một người vợ, mới cưới, chồng bị gọi động viên, rồi ra trận, rồi liều lĩnh bỏ về thăm vợ, bị bắt, bị tù, được tha, lại phải trở ra trận… Nỗi nhớ thương đến cuồng dại điên rồ, sự lo lắng đến bệnh hoạn về cái chết có thể đến với chồng trong giây phút. Văn phong đam mê cực điểm đến độ mù quáng, mê sảng. Tính chất quá độ có thể làm giảm giá trị của tác phẩm, nhưng đây là bài văn duy nhất, đã thám hiểm đến tận đáy của cảm giác trong lòng những thiếu phụ có chồng ra trận, dường như chưa ai dám đi xa đến thế.

Cuộc tình trong ngục thất

Vào nơi gió cát bắt buộc phải dẫn đến Cuộc tình trong ngục thất, bởi người thiếu phụ không thể chịu được cảnh xa chồng, chuyện gì phải đến đã đến: họ tính chuyện đào ngũ. Người vợ, bụng chửa sáu tháng đứa con thứ ba, giúp chồng thực hành ý định. Tác phẩm được viết như một bi kịch kín (huis clos) xẩy ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ, từ khi người vợ vác bụng chạy đến phi trường tỉnh lỵ sắp đóng cửa, nài nỉ mua cho bằng được 2 vé máy bay cho ngày hôm sau trở lại Sài Gòn; rồi nàng về nhà trọ đợi chồng tẩu thoát từ một đơn vị đang tác chiến.

Mọi động tác, mọi toan tính đều được chắt lọc, vắt cạn, tạo sức ép đến độ nghẹt thở, hệt như trong một truyện trinh thám. Nhưng đây không phải là trinh thám mà là văn chương. Tác giả đánh động mọi giác quan của ta bằng tình yêu, bằng nỗi chết, bằng sự sống còn: nếu muốn sống, muốn yêu, thì bắt buộc phải đào ngũ. Không có đường nào khác. Không có vấn đề đê hèn hay phản chiến, mà chỉ có một lựa chọn: sống hoặc chết và họ đã chọn đường sống.

Phần thứ nhì trong tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng là hiện thực huyền ảo.

Mê lộ

Truyện ngắn Mê lộ, đăng trên Bách Khoa số 246 (1/4/1967), viết về một vụ án mạng mà nạn nhân là một tiếng hát. Tiếng hát quyền rũ tất cả, tiếng hát đưa ta “trở về những thời gian hoang vu tiền sử xa lắc xa lơ, về những bến bờ sơ khai nguyên thuỷ của con người…Về quê hương. Về mất mát, về chiến tranh. Về tình yêu và những tháng ngày diễm mộng…”

Một tiếng hát “mê hồn” như thế, làm sao có thể giết được? Kẻ sát nhân bèn đi theo “nó”, rình mò “nó” như một thám tử cừ khôi và cuối cùng hắn đã hạ sát được “nó”, hắn cắm phập con dao vào tim “nó”, trong một lâu đài hoang phế, trên ngọn đồi âm u của núi rừng. Về lại Sài Gòn, hắn đang hả hê nghĩ đến chiến công oanh liệt của mình; bỗng, tiếng hát lại nổi lên, mê hoặc hơn bao giờ hết, lại réo rắt vọng vào tai hắn, thì ra hắn đã giết lầm: hắn lăn đùng ra.

Hắn là ai? Hắn chính là cái quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của “nó”, hắn đã sản sinh ra “nó”, thế mà…

Mê Lộ là một trong những truyện ngắn rất hay và rất lạ của Nguyễn Thị Hoàng. Mê Lộ xác định tính cách fantastique, trong cõi viết Nguyễn Thị Hoàng, từ năm 1967, đưa bà lên địa vị một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên viết theo lối hiện thực huyền ảo (réalisme fantastique), mặc dù lúc ấy ở Việt Nam có lẽ chưa mấy ai biết hiện thực huyền ảo là gì.

Ngày qua bóng tối

Tiểu thuyết Ngày qua bóng tối, cảm hứng từ mối tình đầu ở Nha Trang, có cấu trúc khác hẳn Vòng tay học trò. Ở đây tác giả đã nhuần nhuyễn kỹ thuật huyền ảo với một nghệ thuật làm lạc hướng tài tình, khiến ta không thể nhận được, đâu là hư, đâu là thực, ai là ai, còn sống hay đã chết. Truyện mở vào không gian trinh thám với cái chết rùng rợn của một kẻ bị ám sát, chết ngồi trên mui xe lửa, máu rớt xuống vai áo những hành khách trong toa tầu…

Nhưng đó chỉ là đòn lừa, dẫn đến một “thực tại” khác hẳn: sự gặp gỡ bất ngờ trên tầu, của cô gái chưa mười tám và cặp vợ chồng đứng bóng, “ân nhân” của nàng.

Nhân dạng mối tình đầu hiện dần ra: người đàn ông đứng tuổi “như một khách lạ ở hành tinh xa vời nào xuống nhàn du trái đất” mà cô gái gọi là người lạ. Chính người lạ này sẽ đánh thức những tiềm năng ngủ sâu trong tâm hồn và thể xác của cô gái, toàn bộ tri thức, nhận thức, cảm quan, giác quan của nàng được dựng dậy, được khai thác…

Người lạ vừa là thày, vừa là đối tượng bí mật cần khám phá, một thứ thần tượng, từ khâm phục dẫn đến thần phục và tình yêu. Người con gái chưa hiểu được thứ cảm tình gì chi phối mình, kèm thêm thứ cảm tình lạ lẫm đối với người vợ bao dung của ông ta, luôn luôn che chở và săn sóc nàng như một người em gái yếu mềm, dễ vỡ. Tất cả những xao động và hành động xẩy ra giữa nàng và người lạ, và bà vợ dẫn đến những đổ vỡ, ăn năn, tuyệt vọng và nỗi chết. Tác phẩm vừa bí mật, vừa lôi cuốn như một truyện hoang đường, không lối thoát, nhưng nó xác nhận mối tình đầu mới là mối tình sâu xa nhất của tác giả, mối tình này vẫn sống trong nàng, mặc dù nó đã chết từ lâu.

Tan theo sương mù

Tan theo sương mù là một tuyệt tác trong những truyện ngắn của Nguyễn Thị Hoàng và của văn học Việt Nam, viết năm 1970 ở Osaka. Trong tác phẩm này, tất cả đều đạt đỉnh cao của tế nhị và hư ảo: Tình yêu được đặt trong một không gian mới lạ, diệu kỳ. Không hiểu tại sao chỉ một chuyến qua Kyoto, mà tác giả có thể nhập vào nhiều thứ đến thế: không khí mê hoặc của những gia trang huyền bí Nhật Bản, của vườn cảnh, của những bình phong, của những bông hoa lạ, của hương thơm, của ảo giác, của bức tranh bí mật dị kỳ và nhất là của tâm hồn Nhật Bản. Bút pháp trong Tan theo sương mù không thua bất bất cứ loại bút pháp nào trong tác phẩm của Kawabata. Tình yêu ở đây là sự sống chung giữa mộng và thực, giữa trần gian và âm cảnh của người đàn ông với người vợ đã chết, ẩn thêm bóng dáng người lạ của Ngày qua bóng tối, nhưng Nhật Bản hơn, thanh khiết và cao đạo hơn.

Thụy Khuê

Paris, tháng 10-2018

BÀI 3 - NGUYỄN THỊ HOÀNG - "ĐÂU BIẾT ĐỜI KIA VẪN ĐỢI CHỜ"

https://www.diendantheky.net/2021/01/hoang-kim-oanh-nguyen-thi-hoang-au-biet.html

"Chợt thấy nhà ai cây trổ hoa
Ơ hay xuân tới tự bao giờ
Lòng ta tàn lạnh như mùa tận
Đâu biết đời kia vẫn đợi chờ"

(Nguyễn Thị Hoàng, Mây bay qua trời xưa, tr.232)

1. 

Như một gọi mời bất chợt, cái tên Nguyễn Thị Hoàng bật lên trong tôi cả một miền ký ức tưởng đã lãng quên gần nửa thế kỷ trước. Uyên Thao khi “Lược ghi về văn nghệ nữ giới Việt Nam” trong công trình Các nhà văn nữ Việt Nam 1900-1970 (Nxb Nhân Chủ, 1973) cho rằng văn chương nữ giới Việt Nam có hai mốc phát triển quan trọng. Đó là năm 1928 khi nữ sĩ Tương Phố với Giọt lệ thu lần đầu xuất hiện trên tạp chí Nam Phong như một ghi nhận tài năng nữ giới trong văn chương, mở ra nhiều khuôn mặt nữ giới trên thi văn đàn. Và năm 1966, chính là năm khẳng định sự có mặt của văn chương nữ giới với Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca, Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng và Mèo đêm của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Với hai tác phẩm sau này “người ta không còn thấy dáng dấp e dè của nguời nữ trong sinh hoạt văn nghệ nữa, cái dáng dấp thường tạo một thành kiến là nữ giới không thể chiếm một chỗ ngồi chính thức trong văn nghệ” (sđd, tr.27-8). Có thể nói, nếu ở mốc thứ nhất chỉ là sự ghi nhận của một tác giả thì sang mốc thứ hai này, văn nghệ nữ giới được biết đến “qua nhiều tác giả, đồng thời những tác phẩm thành công” và Uyên Thao cho rằng “nữ giới đã tạo được một thế đứng hết sức quan trọng.” (sđd,tr.29). 

Cũng thành thật, những ngày ấy, do tuổi tác non dại còn trên ghế học trò, do nhiều áp lực gia đình và xã hội, bản thân chúng tôi chưa được tiếp cận đầy đủ với các tác phẩm trên. Song những truyện đọc rải rác đâu đó, những dư luận đây kia... đã hằn in một ấn tượng không phai trong hành trang đọc-viết của thế hệ chúng tôi. Đặc biệt là những ký ức vừa e dè lén lút, vừa tò mò phản kháng về một thế giới ngoài cánh cổng sân trường của các nhà văn nữ ở Sài Gòn thập niên 1970…Bây giờ, tôi đã tìm đọc lại gần hết tác phẩm của các chị, cả những khen chê bình phẩm riêng chung ở một tâm thế mới, cũng không kém phần háo hức nhưng cũng nhiều chiêm nghiệm hơn khi đã đi qua thời thanh xuân thơ dại ngày cũ...

Nguyễn Thị Hoàng sinh ngày 11.12.1939 tại Huế, được xem là một trong những nhà văn nữ tài năng thật sự và tên tuổi đã được khẳng định ở miền Nam trước 1975. Nhiều trang mạng chỉ ghi quê quán là Huế, song thực thì đó là nơi sinh, nguyên quán ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tổng hợp tiểu sử tác giả tự thuật trong Những truyện ngắn hay nhất trên quê hương chúng ta, Nguyễn Đình Tuyến (1973), bài phỏng vấn của Mai Ninh (2003), và một số tài liệu khác trên nhiều trang web trong và ngoài nước, xin ghi lại vài nét chính: Thuở nhỏ, học tiểu học ở trường Đoàn Thị Điểm, Huế. Rồi học trường nữ sinh Đồng Khánh. Từ lớp 5, rồi lớp 7 đã có những bài thơ rỉ rả đầu tiên viết vào trang vở xé học trò, bỏ quên đâu đó, bạn bè lén chuyền nhau đọc, cô giáo bắt gặp, khen, rồi in lên bích báo trường... Năm 1957 (18t) chuyển vào sinh sống ở Nha Trang. Khởi viết bằng thơ, đăng bài đầu từ những năm 1960 ở Bách Khoa của Lê Ngộ Châu từ mấy tập thơ viết tay, và tạp chí Văn. 21 tuổi vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật. Chán chương trình, không khí ở Văn khoa, Luật, bỏ học, đi làm không lâu, lại bỏ việc này (thư ký riêng của một tỉ phú), tìm việc khác 1961. 22 tuổi, đi làm, đi dạy Việt văn và Anh văn ở Sài Gòn, rồi giáo sư Việt văn ở Đà Lạt. Nguyễn Thị Hoàng kể: “Trường nữ dư giáo sư, trường nam thiếu nên xảy chuyện “hoa lạc giữa rừng gươm”, 1962. Năm sau bỏ Đà-Lạt. Mùa hè 1964, một xấp pelure ố vàng, một cây bút gì đó, viết một hơi một tháng, Vòng tay học trò. Bách khoa in mấy kỳ, thiên hạ xôn xao” (Trả lời phỏng vấn của Mai Ninh). Đây cũng là tác phẩm đầu tay của nhà văn in dưới bút danh Hoàng Đông Phương xuất bản năm 1966, đưa tên tuổi Nguyễn Thị Hoàng nổi tiếng là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất ở Sài Gòn trong những năm 1960. Vòng tay học trò được nhà xuất bản Kim Anh in và tái bản 4 lần trong vòng mấy tháng, nhưng sóng gió cũng bắt đầu từ đó. Từ 1966, Nguyễn Thị Hoàng bỏ làm việc, bỏ dạy học, chỉ chuyên tâm viết tiểu thuyết cho đến 1975. (Thật ra, trong hai lần nói chuyện gần đây nhất, nhà văn nhấn mạnh chính xác là 1974 đã không viết nữa vì những lý do nội tại không phải ngoại cảnh, bởi quá nhiều khó khăn phải lo toan trong cuộc sống). Từ 1966 đến 1974 hơn 30 tác phẩm truyện dài và truyện ngắn liên tiếp được xuất bản, 10 bản thảo chưa in. Sau này, chính nhà văn cho rằng đây là giai đoạn tồi tệ nhất của mình, trước các đơn đặt hàng, thúc hối của các nhà xuất bản, do bức bách cuộc sống, đã “phải viết để sống, không phải sống để viết”. Chỉ để sống. Làm sao để có thể sống. Và vì bầy con gái của mình trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc bất an. Chỉ có viết. Và viết. Trong ký sự văn học Giai thoại hồng, tác giả Hồ Trường An kể lại khá cụ thể giai đoạn này: “Dàn bài khi được coi như hoàn tất, tức thời chị Hoàng đảo ngọn bút, viết nhanh như gió táp mưa sa, không thèm đọc lại những gì mình đã viết; ngòi bút chị như cuồng lưu, như ngựa phi đường xa, lướt phom phom, không có gì ngăn cản nổi.” Ông còn bày tỏ sự thán phục: “Vậy mà chị Nguyễn Thị Hoàng vẫn có thì giờ chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, đảm đang việc bếp núc. Anh Bửu Sum (chồng của Nguyễn Thị Hoàng-hko) hết vụ trốn lính, tới chuyện đào ngũ, rồi bị bắt, rồi lại đào ngũ, không làm ăn gì được” (Giai thoại hồng, 1989, tr. 278). Truyện Cuộc tình trong ngục thất có lẽ chính là bức tranh bức bối mà bi đát giai đoạn này. Năm 1974, đúng là một năm quá nhiều bất an xáo trộn để nhà văn có thể chuyên tâm với những trang viết của mình. Gánh nặng mưu sinh như dồn cả trên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ tài sắc, đa đoan, đầy cá tính, đầy đam mê văn chương, khát khao được sống như chính mình, là mình, vượt thoát khỏi những cái nhỏ nhen tầm thường tù túng của cuộc đời, của định mệnh, nhưng cũng đầy bổn phận và trách nhiệm với gia đình ấy.


Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, thứ tư từ trái, trong buổi thảo luận (ảnh TVN)

Như vậy, truyện ngắn và tiểu thuyết không phải là hai thể loại mở đầu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng mà chính là thơ. Năm 1960 với tập Sầu riêng, năm 1961 tập thơ thứ hai Kiếp đam mê. Nhiều anh chị em văn nghệ sĩ và thân hữu của tôi, khi nhắc đến Nguyễn Thị Hoàng vẫn đọc ngay bài Chi lạ rứa mà nửa thế kỷ trước các anh chị từng yêu mến:

Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc,
Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.
Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen,
Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.

Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích,
Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.
Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ,
Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn!

(...)

Còn tôi, ngày ấy, như từng vu vơ buồn theo Nhã Ca: 

“Đời sống ơi buồn như cỏ khô
Này anh, em cũng tợ sương mù
Khi về tay nhỏ che trời rét
Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ” 
(Thanh xuân, Thơ Nhã Ca, 1972)

cũng lãng đãng buồn xót xa với những câu thơ tuyệt vọng vô định não nề kiếp người của Nguyễn Thị Hoàng từ những ngày rất trẻ:

Vang vang tiếng hát giã từ
Thiên đường địa ngục tôi giờ đi đâu?
(Sau phút đam mê, 1963)

Nguyễn Đình Tuyến trong Những nhà thơ hôm nay (1967) đã cho rằng thơ Nguyễn Thị Hoàng là tiếng thơ tha thiết xao xuyến, phản ảnh sự giàu sang của một tâm hồn nhiều đam mê cảm xúc, vừa ngọt ngào, vừa cay đắng… Và đều chứa đựng cái triêt lý bi đát biểu trưng định mệnh đau thương của người con gái đẹp đi tìm yêu, đi tìm thiêng liêng và vĩnh cửu:

Cúi đầu đếm bước bơ vơ
hoàng hôn khép kín bao giờ đây em
nhìn lên thành phố không đèn
âm u còn một màn đêm cuối cùng
mắt sâu dòng lệ ngập ngừng
mình xa nhau đến muôn trùng thời gian

(Giữa đường, Mây bay qua trời xưa, tr.15)

Sau 1975, Nguyễn Thị Hoàng dường như biến mất khỏi giới nghệ thuật và sống một cuộc sống im lặng đến tận 1990, khi cho ra đời Nhật ký của im lặng. Đến đầu năm 2007, cái tên Nguyễn Thị Hoàng lại xuất hiện qua một tuỳ bút nhan đề "Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan" được đăng trên Tạp chí Văn hoá Phật giáo. Rồi thi thoảng, chúng tôi nhặt được một bài viết, một dòng tin đâu đó cái tên Nguyễn Thị Hoàng trên các trang web. Biết vậy, hay vậy, chỉ để xúc động biết một trong những tác giả nổi tiếng của văn học miền Nam, vẫn ở Sài Gòn, vẫn viết và để ngậm ngùi ngày tháng quá phôi phai với một tên tuổi mà lẽ ra, 1975, sự nghiệp đang ở độ lẫy lừng...

2.

Năm 2020, thật bất ngờ chúng tôi đọc thấy thông báo xuất bản hai tập thơ và truyện của Nguyễn Thị Hoàng: Mây bay qua trời xưa (thơ) và Trên thiên đường ký ức (văn) do công ty văn hóa New Viets phát hành. Một sự trở lại đầy ấn tượng cũng xôn xao không ít trong giới văn chương Sài Gòn. Tôi đăng ký và sở hữu bản chị ký tặng số 91 trong 300 bản đẹp đặc biệt nhưng vẫn chưa có dịp được gặp cây bút nữ độc đáo của văn chương miền Nam này. Nhà xuất bản nói, nhà văn không muốn tiếp xúc với ai, không nhận lời gặp gỡ ai...


Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng trả lời phỏng vấn (anh TVN)

Sự trở lại ngạc nhiên tiếp nữa là buổi tọa đàm “Phụ nữ và văn chương” do Viện Pháp tại Việt Nam (IFV) tổ chức, được phát trực tiếp từ TP.HCM. Tôi đã lắng nghe chị từ xa. Lần đầu tiên, bao nhiêu giãi bày thực sự làm tôi xúc động. Người phụ nữ ấy phải chịu đựng và kiên cường cỡ nào để hôm nay có thể trở lại cùng văn chương. Xót xa nghe Nguyễn Thị Hoàng chia sẻ: “Tôi mang ơn những khổ nạn trên đời này đã cho tôi một chuyển hóa từ cái này qua cái khác, từ đáy vực sâu vượt lên khỏi những tầm thường eo hẹp của cuộc đời để nhập vào dòng không khí ở trên cao.” Đó là hành trình từ thấp lên cao, từ tiểu thuyết, thực tại chuyển sang tâm linh, một hành trình chuyển đoạn quan trọng mà NTH cho là mối nối quan trọng của cuộc đời. “Khi viết được những tiếng nói bên trong với mọi người, với mọi vấn đề, lúc đó, tôi mới thấy mình thực sự là một nhà văn, bởi đã thấu hiểu và tương thông với mọi thứ trên đời.” 

Bất ngờ tiếp theo là lần xuất hiện thứ hai của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ở Cafe Thứ Bảy do nhạc sĩ Dương Thụ chủ trương. Không gian buổi trò chuyện không rộng lắm nhưng trang trọng và khá ấm cúng. Cử tọa không đông lắm song đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền. Có vị cũng đồng trang lứa với diễn giả, có người kém nhà văn 5, 7 tuổi. Cũng có nhiều bạn trẻ, rất trẻ. "Con xin gọi là cô, dù tuổi cô bằng tuổi... bà nội con". (Tôi xin gọi là chị, dù nhà văn chỉ kém má tôi 2 tuổi, như nhà nghiên cứu Khổng Đức từng bắt bẻ: ‘Trong văn chương không có chú bác gì hết, chỉ có anh/chị /em thôi”). 

Có bác đọc NTH năm mươi năm trước và mang theo câu hỏi thời trai trẻ của mình đến nhờ nhà văn trả lời: “Ngoại tình trong tư tưởng thì có tội không?” Có vị từ Phan Thiết vào, vốn cũng là giáo sư trước 75, cũng từng được học trò yêu và yêu học trò. Ông từng đọc VTHT, tuy là nam giới nhưng cũng không thể bước qua định kiến xã hội, đành chia tay kỷ niệm một thời, đã đến gặp và chia sẻ những cảm nghĩ về Vòng tay học trò mà ông từng một thời say mê ngưỡng mộ. Bởi điều tác phẩm đặt ra quá thật, quá đời. Có giảng viên Đại học băn khoăn về cách thể hiện giới trong tác phẩm của một nhà văn nữ... Có ý kiến hỏi thêm về hoàn cảnh sáng tác Về trong sương mù. Có bạn lại quan tâm chuyện sao không đưa Vòng tay học trò lên phim v.v... và v.v... Hơn hai tiếng liên tục, diễn giả 82 tuổi vẫn trình bày rành rẽ từng vấn đề, có lập luận riêng, và trả lời bằng tất cả niềm say mê, những sẻ chia khi bức xúc, khi chân thành hoàn toàn cuốn hút...

Tôi đã lần đầu được ngồi thật gần, ngắm nhìn Nguyễn Thị Hoàng ở nhiều góc độ và lắng nghe chị nói về những trang viết cũ mới. Về những đoạn đường văn chương ngọt đắng, điên cuồng, tỉnh say... 

Ôi ngậm ngùi sao, sau mấy mươi năm câm nín, mấy mươi năm hoàn toàn cô độc, không biết nói với ai, ngoài chính mình, và... những "bóng ma" trong tác phẩm của mình, chị chia sẻ thật chân thành: Tôi đã sống trong im lặng, trong tâm lý trơ trọi, cô quạnh như trên một cánh đồng hoang, không có người đọc, không có bạn bè, không có nhà xuất bản, cũng không có một nhà phê bình nào hết, rất bơ vơ... Tôi đã đợi mấy mươi năm để được nói, được nghe hay bị nói bị nghe..., nhưng tôi đến đây là qua một xúc động chân thành...

Người nghe cũng thật xúc động trước những tâm tình chị dành cho những người đọc, những người đã đến đây để gặp, để nghe Nguyễn Thị Hoàng nói. Có lẽ ít có lời chia sẻ nào trìu mến hơn: "Không cần phải gần gũi nhau, mà có khi cách xa nhau ngàn vạn dặm về không gian, thời gian nhưng vẫn có nhau do mình soi thấy bóng mình trong nhau." Tôi thật sự đồng cảm biết bao quan điểm của chị về người đọc và thật đáng suy ngẫm về những nhận định rất riêng, rất sắc sảo, lắng đọng là những chiêm nghiệm bản thân qua quãng đường văn chương từng nếm trải về nhận định, phê bình văn học xưa, nay.

Nói về tác phẩm, trả lời nhiều câu hỏi của độc giả chị khẳng định: "Tôi không viết cho tôi. Tôi không viết vì tôi. Mà tôi viết vì một cái gì đó như một thôi thúc từ bên trong tỏa ra, từ những gì bên ngoài mà tôi cảm nhận được, không khoanh vùng một thể loại nào, tiểu thuyết hay truyện ngắn, hay một đối tượng nào, đàn ông hay đàn bà, cao hay thấp..."

Nói về phê bình, với chị, người có thể định giá chính xác tác phẩm của chị chính là người đọc chứ không phải là những nhà phê bình. Tác phẩm được đánh giá như thế nào đó là qua lăng kính của người đọc. Chị còn nhấn mạnh “Có lẽ nó thắm thiết, nồng nàn, và chuẩn xác hơn là qua những bài phê bình, hay sự nhìn ngắm của báo chí, của dư luận.” Bởi các vị được gọi là những nhà phê bình (không nhiều lắm) có nhiều trường hợp không đọc hết, thậm chí không hề đọc qua tác phẩm, không soi rọi, thẩm thấu được những điều nhà văn cưu mang, trăn trở, gửi gấm qua trang viết, song họ (nhà phê bình) vẫn viết tràn lan theo định kiến cá nhân thậm chí còn những áp đặt, võ đoán đầy ác ý... Sau này, cũng có người đọc khác, những người phê bình chân chính ví dụ như học giả Nguyễn Hiến Lê- chỉ biết ông qua hoạt động Tạp chí Bách Khoa thì “phang” hay “phán”: "Nguyễn Thị Hoàng là một tiểu thuyết gia có tư tưởng. Có lẽ Ông cũng nhận ra điều gì đó, một tia sáng le lói nào đó trong tác phẩm của tôi, nhưng chỉ thế thôi, rồi tắt ngấm."

Nhà văn còn nhớ lại trước 75, có những thể loại phê bình viết ra in báo, in sách từ những phe nhóm, những trường phái, những định kiến riêng về một tác giả hay một thể loại tác phẩm mà không nghiên cứu, không tìm hiểu, không tiếp xúc, không có gì là vô tư hay khách quan, phần nhiều là định kiến chủ quan, áp đặt. May ra, có vài ba ý kiến gọi là khen nhưng "lại trượt ra ngoài tác phẩm của tôi, tôi không cảm nhận được gì, và tác phẩm của tôi chẳng liên can gì đến những lời khen chê mà trượt ra bên ngoài tác phẩm ấy." 

Quan niệm về phê bình với chị thật đẹp. Phê bình là hiểu được, là tương thông được với nhau. Phải hiểu. Không cần lý thuyết này, triết lý nọ... Phê bình là "cảm nhận được một chút gì đó, do tiếp xúc, do gần gũi, do nhìn ngắm được nhau" giữa bao nhiêu ràng buộc đan xen trong cuộc sống phong phú, giàu có đủ mọi phương tiện hôm nay... Gọi là quan niệm về phê bình hay cũng là mơ ước, mong muốn những đồng cảm khách quan khi nhìn nhận đánh giá bất kỳ tác giả, tác phẩm nào, thân hay sơ. Không phải tiếng nói một chiều mà đa chiều kích. Và người viết phải vượt ra ngoài những định kiến khen chê có thể có. Không chờ đợi cũng không hy vọng thất vọng. Viết như mình cảm nhận và mong muốn nhắn gửi với cuộc đời... Chạnh nghĩ những ngày tháng ấy, một NTH đã phải đứng trên dư luận, cứng cỏi và bản lĩnh vượt thoát những bủa vây giáo điều Khổng Mạnh để bứt phá một lối đi chưa có dấu chân ai...

Tôi đã ngồi lắng nghe chị và tưởng tượng cả những năm tháng nặng nề u ám nhất trong chuỗi dài cuộc đời chị từ 1974 đến khoảng 1990, khi mà chị kể lúc ấy muốn viết cũng không làm sao viết được, cũng không có bút để viết, không có chỗ đặt xuống để viết mà do phải sống trong rừng trong rẫy... Chỉ còn cách là viết trong đầu. Và chị đã không ngừng "viết" ở cái "tầng trên" ấy, cho dù đó là những ngày nghiệt ngã nhất, cheo leo nhất...

"Vai quá mỏi vì gánh đời quá nặng
Những ngàn năm qua mỗi chiếc cầu treo
Dưới hố thẳm trên trời cao sáng láng
Phương hướng nào cho những bước cheo leo."
(Gánh, tr.171)

3.

Tôi thật mừng vui vì chị đã vượt qua chuỗi dài im lặng để trở lại. Không phải bằng hư danh hình thức. Không phải một "Nguyễn Thị Hoàng đã chết sau VTHT" như có cây bút phê bình nào đó độc miệng lên án. Cô gái Huế hơn 60 năm trước bước vào văn đàn như thế nào thì hôm nay vẫn đài các, kiêu sa, ngang ngạnh như thế. Một chút “phấn son” lãng đãng cho cuộc đời quá trần trụi tẻ nhạt xô bồ nhơ nhớp cũng hay chứ? Nguyễn Thị Hoàng vẫn là Nguyễn Thị Hoàng. Dù trong Mây bay qua trời xưa tập thơ mới nhất với 137 bài thơ ngắn dài viết từ 1960 đến 2018 đã không ít câu thấp thoáng bóng hình hai chữ hư vô...

"Này tôi còn lại gì không
xót xa cát bụi tần ngần ước mơ" 
(Còn lại, tr.133)

"Cuối chiều mây đã vắng
trên đầu tóc đã thay
trong ly men đã đắng
bên người hương đã phai" 
(Hoang vu, tr.168)

"Ai đi qua xa vắng
Bỏ chiều run một mình
Giọt cà phê máu mặn
Nỗi nhớ này quyên sinh"
...
Ngày mai ta bỏ đi
Trần gian xin trả lại
Đá tảng nào vô tri 
Chết một đời rêu ai”
(Lời rêu, 107-9)

Chị ơi, trong cuộc đời con người chỉ có một lần chết, nhưng tác phẩm thì không biết bao nhiêu lần bị chết. Chỉ là rồi nó sẽ hồi sinh. Đúng vậy, mỗi người có một hành trình tuyệt vời của mình trên cõi đời này. Thêm xúc động lần nữa khi nghe chị nói: Trước kia, "tôi viết như là tiền kiếp vay trả nợ nần. Sau hơn 40 năm im lặng, đơn độc với chính mình, bây giờ, từ 1990, "tôi mới thấy mình bắt đầu sống thực. Tâm thức của tôi chuyển đi từ những va chạm thực tế đời thường đến những điều thoát hơn, cao hơn... là gì thì không biết nhưng cho tới hôm nay, tôi mong cầu là có khởi đầu mới..."

Vâng. Một khởi đầu mới cho văn chương. 
Đời vẫn đang đợi đang chờ...
Mùa Xuân đang vượt qua đông tuyết giá băng lạnh lẽo để trở về...
Mùa tận. Mùa tái sinh.

Tôi đã đến không phải vì hiếu kỳ hay để đặt câu hỏi về những trang viết một thời đã qua của một cây bút nữ độc đáo từng làm dậy sóng văn chương miền Nam. Không để làm gì cả ngoài mục đích sự có mặt của tôi và các khán giả đây, những bông hồng tím rất Huế của tôi mang đến hôm nay tặng chị đây được nói với chị rằng, chúng tôi yêu chị, trân trọng những tác phẩm máu thịt một phần của văn chương miền Nam của chị và đời vẫn thiết tha, vẫn đang đợi đang chờ chị qua những sự trở lại như hôm nay.

Nắng Sài Gòn những ngày cuối năm trong gió giao mùa xuyến xao đẹp lạ. 

Lần đầu, tôi thấy mắt chị khẽ nhoẻn cười.

Thị Nghè
16.1.2021

hko