Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Chiến Ca Mùa Hè - tập nhạc của Phạm Duy trong "mùa hè đỏ lửa" 1972

Vậy là cuối cùng, collection tập nhạc Phạm Duy trước 1975 mình chỉ còn thiếu 2 tập là Những Điệu Hát Bình Dân & Một Mẹ Trăm Con.
Quyển Chiến Ca với những bài hát phổ thơ Phạm Lê Phan + 1 bài phổ thơ Phạm Văn Bình (cũng là tác giả bài thơ Chuyện Tình Buồn) : 12 tháng anh đi - Phạm Duy đặt nhạc và viết thành 12 Tháng Anh Đi https://youtu.be/PGsnbxN--Sc (hay cón gọi là Hành trang Thuỷ Quân Lục Chiến) + bài còn lại là Điệp khúc Trần Thế Vinh (nhạc & lời Phạm Duy)

Danh sách tập nhạc Phạm Duy trước và sau 1975
1. NHỮNG ĐIỆU HÁT BÌNH DÂN, Nhà xuất bản ĐẤT MỚI, Thanh Hoá 1950.
2. TÌNH CA (thơ Cung Trầm Tưởng, họa Ngy Cao Uyên, nhạc Phạm Duy), Tự xuất bản, Saigon1969.
3.MỘT MẸ TRĂM CON, Bộ Thông Tin xuất bản, Saigon 1962.
4.Trường Ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN, Tập San SÁNG DỘI MIỀN NAM xuất bản, Saigon, 1960. Nxb QUẢNG HOÁ, Saigon 1970.
5. MƯỜI BÀI TÂM CA, nxb LÁ BỐI, Saigon 1965
6.NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH YÊU NHAU, nxb AN TIÊM, Saigon, 1968. Nxb GÌN VÀNG GIỮ NGỌC, Saigon 1971
7. NGHÌN TRÙNG XA CÁCH, nxb AN TIÊM, Saigon 1968.
8. HÁT VÀO ĐỜI, nxb AN TIÊM, Saigon, 1969.
9. VÒNG TAY THẾ GIỚI, nxb QUẢNG HOÁ, Saigon 1969.
10. GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG, nxb TRÍ DŨNG, Saigon 1970.
11. CA KHÚC CHO NGÀY MAI, nxb QUẢNG HOÁ, Saigon 1970.
12. CHO NHAU RIÊNG NHAU MỘT ĐỜI, nxb KHAI PHÓNG, Saigon 1970.
13. GIỌT LỆ CHO TÌNH TA, nxb CHÂN MÂY, Saigon 1970.
14. MƯỜI BẢY TÌNH CA BẤT TỬ, nxb THƯƠNG YÊU, Saigon 1971.
15. ÐẠO CA, nxb VĂN HỌC SỬ, Saigon 1971.
16. NHI ĐỒNG CA, CỤC TÂM LÝ CHIẾN xuất bản, Saigon 1971.
17. KỶ VẬT CHÚNG TA, nxb GÌN VÀNG GIỮ NGỌC, Saigon 1971.
18. THƯƠNG CA CHIẾN TRƯỜNG, nxb GÌN VÀNG GIỮ NGỌC – Saigon, 1971.
19. CHIẾN CA MÙA HÈ, nxb TIÊN RỒNG, Saigon 1972.
20. CON ĐƯỜNG TÌNH TA ĐI, nxb GÌN VÀNG GIỮ NGỌC, Saigon 1973.
21. TUYỂN TẬP NHẠC TIỀN CHIẾN (trong đó có nhạc Phạm Duy), nxb KẺ SĨ, Saigon 1968.
22. TUYỂN TẬP 20 NĂM NHẠC TÌNH (trong đó có nhạc Phạm Duy), nxb KHAI PHÓNG, Saigon 1970.
23. HOÀNG CẦM CA, HỘI VĂN HOÁ VN TẠI BẮC MỸ, VIRGINIA USA 1984.
24. THẤM THOÁT MƯỜI NĂM, HỘI VĂN HOÁ VN TẠI BẮC MỸ, TỦ SÁCH CÀNH NAM và TẠP CHÍ XÁC ĐỊNH xuất bản, USA 1985.
25. MƯỜI BÀI RONG CA, PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1988
26. MƯỜI BÀI TÂM CA, PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1990
27. BẦY CHIM BỎ XỨ, nxb CÀNH VÀNG, Westminster, CALIFORNIA USA 1990
28. MỘT ĐỜI ĐỂ YÊU (30 tình khúc), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1989
29. VƯỜN THƠ CÁNH NHẠC (30 bài thơ phổ nhạc), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1989
30. TÌNH SI (30 tình khúc), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1992
31. TÌNH CA QUÊ HƯƠNG (30 bài ca quê hương), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1992
32. LỊCH SỬ TRONG TIM (30 bài ca kháng chiến), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1992
33. HÁT TRÊN ĐƯỜNG VỀ (Đạo Ca, Rong Ca, Thiền Ca), nxb NAM Á, Paris, FRANCE 1992
34. NIỀM VUI CÒN ĐÓ (Bé Ca, Nữ Ca,Bình Ca), nxb HỒNG LĨNH, Westninster, CA USA 1994
35. TẠ ƠN ĐỜI, nxb HỒNG LĨNH, Westninster, CA, USA 1994
*Những Tập Có Thêm Ngoại Ngữ
- Trường Ca MẸ VIỆT NAM (Việt-Anh-Pháp), Phủ Đặc Ủy Chiêu Hồi xuất bản, Saigon 1960. Nxb LÁ BỐI, Saigon 1967
- Trường Ca MẸ VIỆT NAM (Việt-Pháp), nxb NAM Á, Paris FRANCE 1985
- DÂN CA – FOLK SONGS (Việt -Anh), USIS xuất bản, Saigon 1968.
- HOAN CA (Việt – Anh), nxb DU CA, Saigon, 1973.
- HÁT TRÊN ĐƯỜNG TỊ NẠN (Việt-Anh), nxb ĐÔNG PHƯƠNG – Santa Ana, CA USA 1979.
- MƯỜI BÀI NGỤC CA (Việt-Anh) Nguyễn Hữu HiỆu xuất bản, Arlington VIRGINIA USA 1980.HAI MƯƠI BÀI NGỤC CA(Việt-Anh), Hội VĂN HOÁ Bắc Mỹ xuất bản, Arlington, VIRGINIA USA 1980.
NGỤC CA (Việt-Anh-Pháp), QUÊ ME xuất bản, Paris 1982. PDC Productions, Midway City CALIFORNIA USA 1989
- DÂN CA-FOLK SONG-CHANT POPULAIRE (Việt, Anh, Pháp), PDC Musical Productions, Midway City CALIFORNIA USA 1980.
- Trường Ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN (Anh-Việt) PDC Musical Productions, Midway City CALIFORNIA USA 1980






Đoạn viết sau đây là đoạn nhạc sĩ Phạm Duy có nhắc đến tập nhạc này 
"Rồi tôi phổ những bài thơ của Phạm Lê Phan, một thi sĩ làm việc tại Đài Phát Thanh Quân Đội(***), thành một Liên Khúc gồm 16 chiến ca nhan đề Chiến Ca Mùa Hè... 

Bài Mười Hai Tháng Anh Đi soạn theo thơ của Phạm Văn Bình thì nói tới hành trình trong 
12 tháng của một chiến sĩ trong Thủy Quân Lục Chiến :

Tháng giêng xuôi quân ra Huế
Cố đô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang.
Tháng hai về trấn ven đô
Chong mắt hoả châu, giữ cầu.
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn mầu...
Tháng ba, tháng tư thì :
Ba lô lên vai tới miền Tây Đô
Quê hương em xanh, xanh rợp bóng dừa...
. . .Tháng năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường...
...Tháng sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em...
...Tháng bẩy mưa ngâu, nước mùa bay mau
Ô hay ta sao trong lòng rưng sầu...
...Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng tám cằn khô...
... Tháng chín ta về Cửu Long
... Cuối năm mùa Đông đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi.
Thiên hạ thì may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau..."

Thế là tuy đôi chân của tôi đang bị trói lại trong thành thị, tâm hồn tôi lại được theo anh lính Thủy Quân Lục Chiến đi giang hồ một phen qua bài hát này.

Rồi khi cởi trói đôi chân, cùng với Duyên Anh, Nhật Trường ngồi trên xe thiết giáp M113 đi ra chiến tuyến, tôi có cảm hứng để đi vào một công trình khá lớn là Liên khúc Chiến Ca Mùa Hè 72, phổ thơ của Phạm Lê Phan với những đoản khúc như Qua Cầu Ái Tử, Bên Giòng Thạch Hãn, Lời Dặn Dò, Suối Trăng Hờn, Đêm Hội Máu, Một Tình Thiêng, Đêm Hội Pháo, Bất Khuất, Đưa Mẹ Về Trị-Thiên Yêu Dấu, Đưa Mẹ Về Sữa Trắng Rừng Xanh, Mặc Niệm, Xin Tha Thứ... Bản trường thi của Phạm Lê Phan có nhiều đoạn rất sắt máu nhưng lại có đoạn kết rất nhân bản :

Xin một lúc mặc niệm
Cho triệu người đã chết
Chết trong lòng cuộc chiến
Xin một phút bồi hồi
Cho những người tinh khôn
Cho những đứa dại khờ

Xin cúi đầu thật thấp
Xin âm thầm được khóc
Những oan hồn bè bạn
Những oan hồn kẻ thù
Cùng đi thăm mộ tối
Từng làn hương mờ khói
Xin cho phủ mầu cờ

Rồi khấn nguyện chung một lời :

Là người Việt Nam là xin tha thứ
Tha thứ cho nhau tha thứ cho đời.
Tủi hờn cùng chung, cùng chung kiêu hãnh
Chung kiếp gian nan, chung kiếp u buồn.
Cùng một mẹ cha, chung lời chung tiếng
Xâu xé tan hoang hai mươi năm ròng.
Xin thổi kèn lên, tiếng kèn u uất
Xin đốt nén nhang, đốt nến hai hàng
Việt Nam hãy khóc khóc cho thật nhiều !

Hai thi sĩ quân đội Phạm Lê Phan, Phạm Văn Bình mà tôi mang ơn vì đã cho tôi hai bài thơ hay để phổ nhạc, cả hai đều là thanh niên của thời đại, do định mệnh mà trở thành quân nhân, đi vào cuộc chiến với tâm hồn ướt át và tấm lòng đầy nhân bản như vậy... " (Phạm Duy)

*** "Anh Phạm Lê Phan làm việc tại Phòng Văn Nghệ cùng Anh Việt Thu, Nguyễn Đat.. voi trưởng phòng là thiếu tá Tô Thuỳ Yên, thuộc cục Tâm Lý chiến của đai tá Cao Tiêu, chứ không phải là Đài Phát Thanh " (bổ sung của nhà văn/ nhà thơ/ nhạc sĩ Hà Thúc Sinh)

MẶC NIỆM (thơ PHẠM LÊ PHAN - nhạc PHẠM DUY) - ANH NGỌC

 

LK EM LỄ CHÙA NÀY (thơ PHẠM THIÊN THƯ, nhạc PHẠM DUY) - CHUYỆN TÌNH BUỒN (thơ PHẠM VĂN BÌNH - nhạc PHẠM DUY) - QUỐC KHANH

HÀNH TRANG THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN (thơ PHẠM VĂN BÌNH - nhạc PHẠM DUY)- 
KHÁNH LY

"Có thể nói Phạm Văn Bình là "nhà thơ một bài". Ai ngang qua một xóm đạo vắng, ngóng lên tháp chuông cao, nhìn tà áo cô gái đi lễ chiều nào đó, cắn vỡ tiếng chuông rền, nghe gió thổi qua tượng gầy Chúa trên thập tự mà không vang lên trong đầu "Năm năm rồi không gặp/Từ khi em lấy chồng/Chúa buồn trên thánh giá...". Chỉ mấy câu 5 chữ, qua tài hoa của Phạm Duy đã ở lại mãi, chí ít dài hơn đời tác giả.
Nhà thơ Phạm Văn Bình, sinh ở Quảng Trị, ông là một giáo viên trước khi bước vào binh nghiệp. Quảng Trị có nhiều làng đạo. Theo ông, khi còn trẻ, ông có yêu một cô xóm đạo, vì khác tôn giáo nên không đến được với nhau. Ông dõi theo bước chân cô và viết nên bài thơ "Chuyện Tình Buồn" đã được Phạm Duy phổ nhạc. Bài thơ nếu tính riêng về thơ, không phải là quá hay, quá mới. Nhưng khi hòa lẫn nhạc, câu chuyện mà bài thơ kể về, không khí hiu hắt mà bài thơ dựng nên, đã xuất hiện ở một gương mặt mới, dễ hình dung và đẹp hơn.
Ca từ có thay đổi chút lời thơ, Phạm Duy luôn quá giỏi trong việc này, nhưng ông giữ lại một đoạn đặc biệt. Nhớ ngày nhỏ, khi nghe bài này, đến đoạn "Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn, như con sâu làm tổ, trong... cô đơn", mình không cách nào đoán ra con sâu nằm trong cái gì, trong "trải dài cô đơn", "trang trải vài cô đơn", "trong trái vài cô đơn"... Mải đến khi lớn chút, mình mới biết đó là "trái vảI", trời đất, làm sao mà đoán ra được. Nhưng thi ảnh đó cứ gieo thắc mắc cho mình, tại sao con sâu phải ở trong trái vải mà không phải trái xoài, trái mãng cầu, trái đu đủ, trái ổi... Khi ông viết bài này, chiến tranh Việt Nam đã ở pha khốc liệt, trái vải là thức sản của xứ Bắc, ắt hẳn không phổ biến ở bên này vĩ tuyến 17, không dễ dàng mà tìm thấy, tại sao ông lại liên tưởng đến trái cây này? Ông và cô gái ông yêu đã có kỷ niệm nào liên quan đến trái vải? Một câu đùa, một lần ăn, một mùi hương? Chưa có dịp nào hỏi ông, nhưng tôi hiểu, sự đặc biệt của một hình ảnh, liên tưởng, có khi cứu được cả bài thơ, có khi mở cửa cho trí tưởng tượng, cho suy tư người đọc, người nghe, đến mức tác giả cũng không ngờ.
Năm năm rồi đi biệt
Anh chẳng về lối xưa
Sân giáo đường cỏ mọc
Gác chuông nằm chơ vơ
Chúa buồn trên thánh giá
Mắt nhạt nhoà mưa qua
Trên cánh buồm ký ức
Sóng thời gian lô xô.
Ngồi bâng khuâng nhớ biển
Bên bãi đời quạnh hiu
Anh mang hồn thuỷ thủ
Cùng năm tháng phiêu du.
Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng
Chiều hắt hiu xóm đạo
Hồi chuông giáo đường vang.
Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Bao kỷ niệm chôn kín
Dường như đã lãng quên.
Năm năm rồi trở lại
Một màu tang ngút trời
Thương người em năm cũ
Đêm goá phụ bên song
Buồn quá, nhưng đổ nát nào không buồn và ai chẳng có một nhà thờ riêng, một xóm đạo riêng, một sân giáo đường riêng, một người em năm cũ riêng. Tất cả ở đó, đợi sóng táp lên cánh buồm ký ức, ướt sũng một khi nào. Phạm Văn Bình, Phạm Duy và Chuyện Tình Buồn, vì thế sẽ còn ngân dài nữa, qua sân giáo đường, qua cỏ hoang, qua cánh buồm, qua biển đời quạnh hiu. Nhà thơ Phạm Văn Bình mất ngày hôm qua, tại Mỹ, nhưng con sâu trong cái tổ trái vải sẽ còn kể tiếp về nỗi cô đơn.
Phạm Văn Bình còn một bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc nữa là "12 tháng anh đi", viết về vòng xoay hành quân 1 năm của người lính VNCH. Bài này ít phổ biến hơn, bạn có thể tìm trên Youtube để nghe Duy Quang hát.
Tháng Giêng xuôi quân ra xứ Huế
Cố đô hoang vu, gạch ngói điêu tàn
Bãi học sân trường chiều em vắng bóng
Tóc thề thơ ngây đã quấn vội khăn tang
Tháng Hai về trấn giữ ven đô
Chong mắt hỏa châu, ghì súng giữ cầu
Gió thoảng ngạt ngào về hơi rượu mạnh
Qua màn sương đêm, lơi lả ánh đèn màu !!!"


blog counter
java hosting vpn norway