Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Một đóa bâng khuâng màu e ấp...

Nhắc đến Trần Trịnh, người ta nhớ đến “Lệ Ðá”, với ca từ của nhà thơ Hà Huyền Chi. Còn một bài khác đáng nhớ, đó là bài “Tiếng Hát Nửa Vời” mà ông kịp sáng tác trước 30/4/1975

. Thế hệ thanh niên lớn lên trong thời chiến ở những năm 1968, hình như ai cũng biết, cũng thuộc vài ba câu trong “Lệ Ðá”. 


 “Một Ðóa Bâng Khuâng Màu E Ấp”, được trình bày qua giọng ca Bảo Yến. Ðây là một trong những sáng tác sau này của Trần Trịnh Bài nhạc tuyệt vời không kém bài “Lệ Ðá” hay “Tiếng Hát Nửa Vời”. Giai điệu trầm buồn được thể hiện qua tiếng hát ngọt ngào của Bảo Yến khiến người nghe cảm nhận được nỗi đau của một người tình. Ông đã sinh ra một đóa hoa có tên “Bâng Khuâng”, đã tạo ra một màu mang tên “E Ấp” bằng âm nhạc.

Chỉ có em đến bên ta bằng đôi mắt thôi.

Nhìn thấu suy nghĩ trong ta dù thật, hoặc gian dối.

Một tấm gương soi mình trong đó.

Nếu cho là sai, một tiếng yêu em dù chưa nói, có đau lòng ai.

Chẳng lẽ yêu em là sai? Chẳng lẽ yêu em, còn ai?

(Một Ðóa Bâng Khuâng Màu E Ấp)


Nhạc phẩm này được Jolly, tức Kiều Anh, một thành viên của Nhóm Tình Ca Muôn Thuở viết lời Mỹ, và đã được ca sĩ Cody Lyons hát trong CD do hãng nhạc HillTop - Hollywood phát hành. Nghe Cody hát, ta sẽ nhận ra rằng, vẫn giai điệu đó những bài hát lại mang một màu sắc mới, nhờ ca từ. Hình như nó ray rứt hơn, đắm đuối hơn, si mê hơn...

You came to me and filled emptiness.

You came to me and brought me such tenderness.

And if some day you would have to go away.

I will always be grateful of your giving.

Just please for get me not.

That's all I would ask you.

(Forget Me Not)


Theo tôi, sự tinh tế trong giai điệu của nhạc sĩ Trần Trịnh đến từ những “nốt lạ”. Ông đã phá cách trong sáng tác, và những nốt nhạc phá cách, không bình thường đó tạo ra nỗi ray rứt trong lòng người nghe. Sắc màu được tạo ra từ đó, và người nghe không chỉ như được ngắm nhìn một họa phẩm, mà còn như được thấy chính mình trong mỗi nét vẽ ấy.

Image 
4 bài hát của BẢO YẾN:

MỘT ĐÓA BÂNG KHUÂNG MÀU E ẤP: https://www.box.com/s/wpk49aynpxysvga6yggk
TRÁI SẦU ĐẦY: https://www.box.com/s/zn8gwg74ghzsu9fpcx9r
ĐỈNH CAO GIÓ HÚ: https://www.box.com/s/qhe0olazbv855rzv7okq
ĐƯỜNG MÂY: https://www.box.com/s/8ux2w6vxntu96dbioj4u


Vài nét về Nhạc Sĩ Trần Trịnh

Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng, lớn lên tại Hà Nội và theo gia đình vào Nam lúc mới được 9 tuổi. Âm nhạc đã quyến rũ ông ngay từ lúc theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn, nhưng gia đình không cho ông chọn con đường âm nhạc. Tuy vậy, Trần Trịnh vẫn đến với lãnh vực sáng tác ngay từ năm ông 14 tuổi (1950), và do ngưỡng mộ người thầy dạy nhạc là sư huynh Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ mình với họ thầy thành nghệ sanh Trần Trịnh cho những sáng tác của ông. Cũng trong năm 1950, bài nhạc đầu tiên của ông là Cung Ðàn Muôn Ðiệu đã ra đời tuy không có ca từ. Phải mất 3 năm sau, ông mới hoàn tất phần ca từ cho bài nhạc, và Cung Ðàn Muôn Ðiệu được nhà xuất bản An Phú phổ biến, sau đó được nhiều ca sĩ thời đó chọn hát.

Năm 1957, Trần Trịnh thi hành nghĩa vụ quân dịch khóa Ngô Ðình Diệm đầu tiên tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Ca khúc “Ðôi Mươi” ra đời trong dịp này, và được ca sĩ Anh Ngọc trình bày lần đầu tiên trên đài phát thanh.

Sau khi thi hành xong nghĩa vụ quân dịch, năm 1958, Trần Trịnh trở về theo học nhạc với sư huynh Rémi Trịnh Văn Phước 9 năm, hoàn thành ước mơ mà ông ấp ủ đã bao năm. Tuy trở về đời sống dân sự, nhưng Trần Trịnh vẫn tình nguyện tham gia vào ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với mục đích ủy lạo binh sĩ. Cũng tại đây, ông gặp một nhạc sĩ mà sau này trở thành người bạn thân thiết của ông, nhạc sĩ Nhật Ngân, tác giả ca khúc nổi tiếng “Tôi Ðưa Em Sang Sông” (1960).

Không chỉ cộng tác viết nhạc, tình bạn của hai người nhạc sĩ Trần Trịnh-Nhật Ngân đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Nói về người bạn mình, nhạc sĩ Nhật Ngân cho rằng:

“Trần Trịnh là một người rất tình nghĩa, chân chất. Ông là một trong số ít nhạc sĩ có căn bản nhạc pháp vững chắc. Sự kết hợp giữa hai chúng tôi rất ăn khớp và bổ túc cho nhau.”

Nhạc sĩ Nhật Ngân muốn nhắc đến thời gian sáng tác chung giữa hai người với nghệ danh Trịnh Lâm Ngân. Ông cho biết:

“Hồi đó (thập niên 1960), có một phong trào trong giới nhạc sĩ là ghép ba tên vào để tạo một nghệ danh mới như nhóm Lê Minh Bằng, sáng tác độc quyền cho hãng Sóng Nhạc. Sau khi thành công, nhóm này gây áp lực với hãng Sóng Nhạc nên họ mời anh em chúng tôi lại, cùng với Lâm Ðệ (con rể chủ hãng Sóng Nhạc, phụ trách phát hành) thành lập một tên mới. Trịnh Lâm Ngân ra đời trong hoàn cảnh đó.”

Một loạt những nhạc khúc viết về người lính VNCH ra đời với tên Trịnh Lâm Ngân, và cũng nhờ đó, đôi song ca Hùng Cường-Mai Lệ Huyền trở trở thành “cặp sóng thần” trên sân khấu đại nhạc hội. Nhạc sĩ Trần Trịnh cho biết:

“Lúc đó Mai Lệ Huyền chỉ là một ca sĩ tỉnh nhỏ, không tên tuổi. Hùng Cường thì đang trên đi xuống vì không có bài hát. Tôi và Nhật Ngân nghĩ ra phải sáng tác loại nhạc gì phù hợp với cả hai người. Bản đầu tiên chúng tôi làm là ‘Gặp Nhau Trên Phố’, và chỉ một ngày sau đã thấy thành công.”

Từ năm 1964, người nhạc sĩ tài hoa này kết hôn cùng cô ca sĩ nhạc trẻ Mai Lệ Huyền, và chỉ sau một bài nhạc, tên tuổi Mai Lệ Huyền trở nên sáng chói. Sau 10 năm chung sống, hai người có với nhau một người con gái tên Lệ Trinh. Tháng Tư năm 1975, Mai Lệ Huyền ra đi một mình, ông không thể đi vì song thân đã lớn tuổi, cần người chăm sóc. Hai người chia tay từ đấy.

Năm 1977, Trần Trịnh lập gia đình lần thứ hai. Người vợ sau cho ông 3 người con trai, nhưng chẳng may, người con đầu bị thiệt mạng trong một vụ tắm sông. Thời gian này, ông và nền “nhạc vàng” không còn đất sống, nên phải trôi nổi theo các đoàn ca nhạc, cải lương, gánh xiếc đi lưu diễn các tỉnh. Khi các phòng trà được mở cửa, ông trở lại Sài Gòn, phụ trách chương trình ca nhạc tại phòng trà Ðệ Nhất Khách Sạn, nơi ông từng làm việc trong thập niên 1970. Kế đến ông qua vũ trường Maxim's, nhưng tới năm 1994 thì phải nghỉ vì tai nạn xe cộ khiến ông bị thương nặng ở chân, cho đến nay ông vẫn phải dùng gậy.

Năm 1995, nhạc sĩ Trần Trịnh cùng vợ và hai con được qua Mỹ theo diện ODP. Sau 3 tháng ở với gia đình người chị ruột, người đã bảo lãnh cho ông, gia đình nhạc sĩ chuyển xuống Orange County, với mong ước là ông có thể tiếp tục phát triển nghề nghiệp.

Tại Orange County, nhạc sĩ Trần Trịnh cũng chỉ hoạt động trung bình trong thời gian đầu khi nhận viết hòa âm cho một số trung tâm băng nhạc. Chỉ một thời gian sau, trước tình trạng băng dĩa từ Việt Nam đổ sang tràn ngập, nhiều nghệ sĩ cũng phải e dè trước sự cạnh tranh đáng ngại này, khiến ông cũng phải ngừng việc. Tuy nhiên, ông cũng xuất bản được CD “Trần Trịnh 20 Năm Lệ Ðá”.

Từ đó, nhạc sĩ Trần Trịnh chỉ tham gia ban nhạc The Stars Band do Bác Sĩ Phạm Gia Cổn thành lập và làm trưởng ban. Ông theo ban nhạc trình diễn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Trong thời gian sinh hoạt tại đây, ông sáng tác một nhạc phẩm hòa tấu mang tên “The Stars Band” dành riêng cho ban nhạc. Nhạc phẩm này cùng với ba ca khúc khác của ông đã được trung tâm nhạc HillTop của Hoa Kỳ ở Hollywood thu vào CD và đã được phát hành rộng rãi khắp nơi. Ông kể:

“Vào khoảng năm 2005, tôi nhận được một lá thư của trung tâm HillTop. Họ hỏi tôi có phải là nhạc sĩ không. Nếu phải thì họ xin tôi gởi cho họ vài bài. Họ nói rằng họ hy vọng sẽ được cộng tác với tôi. Tôi gởi đi bốn bài: Forget Me Not (lời Mỹ dựa trên giai điệu bài Một Ðóa Bâng Khuâng Màu E Ấp), Crying Rocks (lời Mỹ dựa trên giai điệu bài Lệ Ðá), Forever Love và bài hòa tấu The Stars Band. Cả ba bài nhạc có lời đều do cô Jolly viết lời. Cho đến nay, tôi vẫn không biết ai giới thiệu tôi với họ.”

Cuộc sống nhạc sĩ Trần Trịnh hiện nay khá vất vả, nhất là ông vừa mới mất đi người vợ yêu dấu. Ông cũng lâm bệnh từ hơn một năm nay, chỉ sống bằng tiền trợ cấp của chính phủ. Theo Kiều Anh, mục đích của đêm nhạc thính phòng “Tình Khúc Trần Trịnh” được tổ chức sắp tới đây là để giúp ông khuây khỏa nỗi buồn.

Nói về sự nghiệp hơn 50 năm và hai người vợ của mình, nhạc sĩ Trần Trịnh tâm sự:

“Tất cả công việc tôi làm, sự nghiệp của tôi đều dành cho gia đình, vợ con. Thương con, thương vợ và thương tất cả những tác phẩm tôi đẻ ra. Vợ, con và sự nghiệp đối với tôi chỉ là một.”

Ðối với Trần Trịnh, La Dernière Feuille tức Chiếc Lá Cuối Cùng cũng chính là nhạc phẩm cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Nhưng dòng nhạc của riêng ông cũng như của Trịnh Lâm Ngân vẫn sẽ mãi được coi là một dòng nhạc đã có những đóng góp đáng kể cho nền tân nhạc Việt Nam. Ðó là chưa kể ngón đàn dương cầm của ông khó có thể phai mờ trong tâm hồn những khách quen của thời kỳ vàng son ở những vũ trường Sài Gòn cũ ngày nào.

Bài viết có sử dụng tài liệu của nhạc sĩ Trường Kỳ.


Thailand tháng 9...


THE SILENCE...



life is colorful...


Are you HAPPY now? (delete Are, delete You, delete Now). HAPPY .


by coincide, like 3 yrs ago?!? living at the same hotel...taking the same road...thinking the same thought...accidentally purposed?

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

...Người lên tiếng hỏi người có không...?

Còn ai ở, ai đi...trong mênh mông không gian này nhỉ?


"Tuổi xanh như ngày nắng,trông ra đã xế chiều,người xa như hình bóng,tìm lại

 được nhau chăng?" (Tuổi xanh như ngày nắng-Nguyễn Đình Toàn)


Saigon sáng nắng chiều mưa..Khi ghi lại khoảnh khắc này, mình có 3 suy nghĩ:

"Lý Lê Trần và còn ai nữa" (Phạm Duy)

"Phan Đình Phùng tạm trú nơi đâu 

Trần Quý Cáp hộ nào chứa đó

ôi, Cần Vương trăm năm cũ 

Cũng biển dâu dâu biển dưới mồ" (Duyên Anh)

& những con đường tôi đã đi qua


"..khi cảm thấy cô đơn, như hôm nay, tôi lại muốn đi đến một thành phố nơi tôi

 không hiểu ngôn ngữ của họ và họ không

 hiểu ngôn ngữ của tôi, cũng không hiểu ngôn ngữ thứ ba, là tiếng Anh. Tôi thích

 cảm giác lạc loài ở một nơi như vậy hơn


 là lạc loài ở ngay chính thành phố của mình. Sự lạc loài ở một thành phố lạ là sự lạc loài ở bên ngoài, còn ở thành phố của

 mình nó ở bên trong..."

(Đoàn Minh Phượng)


"Xin úa hoa cho sầu

và xin bướm đưa em vào

ngày mưa sẽ gây cho lòng em nhớ..."

(Niệm Khúc Hoa Vàng-HTS)



Saigon sáng nay...

"có một chút Paris

để anh được làm thi sĩ...

ôm em trong tay

mà đã nhớ em ngày sắp tới..."(TTT)


 


"..Đàn chim bé nhỏ ngập ngừng.Nhẹ nương gió đưa về khoảng trời cũ..... Thời

 gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ.

Thầm gọi tên người đã vắng xa phương trời

Cuộc tình như cơn lốc mang theo hồn người...

vào trùng dương khép kín u mê ngàn đời.." (TCP)



"Chỉ một chiều lê thê, ngồi co mình trên ghế"...mà (ngẫu nhiên...hay...không?)

 đọc được 2 đoản khúc rời về...đời sống, 1

 của Nguyễn Đình Toàn "...đời sống hình như luôn là 1 đời sống sống được

 nhưng cũng luôn là 1 đời sống không thể làm

 đầy..." & 1 của Nguyễn Xuân Hoàng "Hình như đời sống con người được đo bằng

 khốn khó hơn là những phút giây hạnh

 phúc. Phải rồi, nhân cách nào chẳng được đo bằng mất mát hơn là những thu

 nhập". Còn đời sống riêng tôi là 1 đời sống

 mà ở đó..."chỉ cần 1 cơn mưa, là..."


Dưới phường phố kia có người nhớ em...nằm mộng suốt đêm trong thiên đường...


"Thần tiên gãy cánh đêm xuân bước lạc sa xuống trần

Thành tình nhân đứng giữa trời không khóc mộng thiên đường..."

"Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi. Thành phố sau lưng ôm mộng ước

 gì?"..."Elle imagine...elle imagine"...


Chiều thơm du hồn người bồng bềnh...


"chiều choàng lên vai vạt nắng vàng phai..."


 

Giờ này có thể trời đang nắng...Em rời thư viện đi rong chơi..Hàng cây viền ngọc thạch len trôi..


"...NHỮNG CẶP MỐI đã YÊU nhau trước khi rụng cánh trong BÓNG TỐI. Những

 cặp mối thèm nhau đã rủ nhau bay ra khỏi


 gò mối trong một khoảng thời gian ngắn vào đầu mùa mưa để dập vùi nhau cho

 cánh

rụng xuống, cho đời tàn, cho tình yêu chết. 

Tình yêu chết và mối mù lòa. Tình yêu chết và mối phá phách căn nhà gỗ. 

Tình yêu chết nhưng mối không tự tử.
 
Mối sợ cái chết như loài người sợ cái chết.

Tình buồn vô

cùng. 

Suốt một đời chỉ một lần yêu, một lần rụng cánh...Những con mối ở trên trần nhà

 kia gặm nhấm gỗ để quên buồn. Nếu

 đừng yêu nhau thì những con mối ở trên trần nhà kia không bao giờ buồn..."

CƠN ĐIÊN TÍM (TÚY HỒNG)..


(All pictures were taken by me, except for the pre-1975 one)