Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

"đôi mắt nào của Chúa ở trần gian?"




Không biết vô tình hay hữu ý mà khi trong chói sáng của "nắng chiều rực rỡ" như thế này (mà vẫn lạnh lắm) bên cạnh chót vót cao của chiếc thánh giá, bỗng Thái Hiền vang vang trong iPhone:
"“Xưa em là chữ biếc, nằm giữa lòng cuốn kinh 


anh là thiền sư buồn, ngồi tụng giữa ánh trăng 

xưa ta hẹn với nhau, tìm nhau giữa vô thường.. 

anh hoá thân làm mực, thấm vào cuốn kinh thơm. 

Aha, ta tuy hai mà một! Aha, ta tuy một mà hai! 
Aha, ta tuy hai mà một! Aha, ta tuy một mà hai!

Thật, rất đúng. Ta đây, tuy hai mà một. Tuy một, mà là hai. Hai phương trời. Một bản thể. Bản thể người...Thương người. Và, thương ta. ..

Tự nhiên chiều thành một buổi chiều "buồn mi em ngây thơ" mà cũng vừa lúc đó "vui như nắng ban mai"...
Amen! A Di Đà Phật!


 



"...Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian


Bóng tôi ngã hướng thâm cùng đời sống khó

Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Phúc âm mừng ngân vọng được bao lâu?

Tôi cả tin, nên rất dễ nghi ngờ

Tôi vụng tính, nên vẫn thường do dự
Tình chảy xiết qua đời như, thác lũ
Tội thân tôi bầm dập, mủn, như bùn
Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian
Có soi thấu tận cùng miền u uẩn?" (Nguyễn Tất Nhiên)


  

"...Tôi nhìn ra ngoài, thấy một căn nhà bên kia đường. Có một cái cửa thấp bằng gỗ mở vào sân. Trong sân có mấy bụi cây mùa đông, lá mang một mầu xanh ảm đạm. Đèn trong nhà đã mở màu vàng ấm. Ở thành cửa sổ tôi thấy vài chậu hoa, mấy con thú bằng vải, đôi ba cuốn sách. Từ căn nhà ấy một nỗi dịu dàng khẽ khàng loang ra, khi sự dễ chịu ấy chạm đến tôi nó làm tim tôi buốt đi trong vài nhịp.




Tôi không biết những người sống trong căn nhà đó có hạnh phúc không. Nhưng hạnh phúc của họ không hề quan trọng, chỉ có hình ảnh của sự hạnh phúc là quan trọng. Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của chúng ta về nó mà thôi..." (ĐMP)

 ỗ mở vào sân. Trong sân có mấy bụi cây mùa đông, lá mang một mầu xanh ảm đạm. Đèn trong nhà đã mở màu vàng ấm. Ở thành cửa sổ tôi thấy vài chậu hoa, mấy con thú bằng vải, đôi ba cuốn sách. Từ căn nhà ấy một nỗi dịu dàng khẽ khàng loang ra, khi sự dễ chịu ấy chạm đến tôi nó làm tim tôi buốt đi trong vài nhịp.



Tôi không biết những người sống trong căn nhà đó có hạnh phúc không. Nhưng hạnh phúc của họ không hề quan trọng, chỉ có hình ảnh của sự hạnh phúc là quan trọng. Thế giới không phải là thế giới mà chỉ là cảm nhận của chúng ta về nó mà thôi..." (ĐMP)


Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Hanoi- "ngoài ấy tuổi xuân lạnh"...



Đi qua những dãy phố này, những căn nhà cũ và buồn này vào 1 ngày nghe tin DUY QUANG đã "thuận đường âm dương bước đi"

(Chớ buồn gì, trong giây phút chia lìa
Khi chiều về, lung lay trúc tre
Chớ buồn gì, khi tan nắng, đêm về
Cho thuận đường âm dương bước đi
("Nắng Chiều Rực Rỡ")
..
Trước đó mấy ngày, không hiểu sau lại lục lại CD hay nhất của DQ để nghe TÂM SỰ GỬI VỀ ĐÂU...Một bài hát hay và ít ai hát của PHẠM DUY, quả thật hợp tình cảnh với những ngày giá rét ở Hanoi mà mình đang trải qua...

"Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
Rét căm lòng cỏ hoa
Em nhìn mây không cánh
 Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà "

...Với Duy Quang, mình thích nhất 2 CD "RONG CA - NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON" Và album THÀ NHƯ GIỌT MƯA ở trên...

Trong NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON, với những bản hòa âm xuất sắc của DUY CƯỜNG, cùng với TIẾNG HÁT ẤP Ủ NHỮNG MỘNG LÀNH : THÁI HIỀN,  giọng ca thâm trầm DUY QUANG đã truyền tải chân thật và sâu sắc nhất những tác phẩm Phạm-Duy nhất của Phạm Duy, đã diễn tả được  một quay lưng không bận bịu, đã kể lại được một chuyến trở về rất vô tư  của cha mình trong âm nhạc.

Bây giờ nghe lại 10 bài RONG CA này, thấy thật xót xa, bởi lẽ người đầu bạc đã phải tiễn người đầu xanh...trong những chấp chới của ca từ trong chính những tác phẩm của kẻ đầu bạc:

Người tình vào cuộc tử sinh, sống chết lung linh...

"Người tình VĂN KHOA", người tình của "Hai năm tình lận đận", người tình của những "chuyện tình buồn", người tình của những "cô Bắc Kỳ nho nhỏ" đã lặng lẽ tự mình làm cho mình một cuộc tiễn đưa, đã âm thầm khởi hành vào vầng chói sáng của “Nắng chiều rực rỡ”…
Và đó, những bài Rong Khúc chính là là phản ảnh trọn vẹn của chuyến đi đó. Của thăng trầm đó. Của một đời người nghệ sĩ. 
Từ cõi xa xôi muôn nghìn thế giới, 
Anh đã đi theo nắng từ trời vui...
. . . . . . .
Ta vứt sau ta những nẻo đường trần
Ta vút bay theo những nẻo đường tiên
Nhưng nếu mai sau ai gọi người tình
Anh sẽ quay lưng bước về nẻo xanh...


Nói như nhạc sĩ Lê Uyên Phương : “Chúng ta đã đánh mất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, nhưng có những điều nếu mất đi thì chúng ta sẽ mất một cơ hội lớn để thăng hoa chính đời sống của mình, cuốn băng nhạc ''Người Tình Già Trên Ðầu Non'' là một trong những điều không thể nào mất được đó…” và dĩ nhiên, cả giọng ca nhẹ nhàng gây nhớ nhung Duy Quang nữa…

Nhưng rồi, mùa xuân này đã không còn tiếng ca này nữa…một mùa “Xuân buồn Xuân vắng vẻ /Đường anh đi, đường anh đi/ Ôi bước dài thương nhớ
/ Giờ em ơi, giờ em ơi / Mây trùng dương cách chia..”










Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Khi biết thương màu lá...




..Đang ở miền giá lạnh, nhớ cái nắng của thứ bảy tuần trước,  ngồi ở 1 nơi mà vươn tay ra có thể chạm vào lao xao của phố xá và bạt ngàn xanh: lá xanh, nắng xanh, mây xanh và trong iPhone là 1 "tiếng hát xanh xao của 1 buổi chiều"...
những màu xanh ấy làm tôi nhớ lại 1 đoạn trong truyện của nhà văn viết cho tuổi ngọc pre 1975: Hoàng Ngọc Tuấn:"Khi biết thương màu lá": 
"Từ lúc biết thương màu lá, là không còn rước đèn kéo quân đi trong sân hồn nhiên hát bài Tết Trung Thu rước đèn đi chơi..., mà chỉ vang vang thăm thẳm trong tim nhạc khúc âu sầu của Đoàn Chuẩn. Thu đi cho lá vàng bay... lá rơi cho đám cưới về. Ngày mai người em nhỏ bé... ngồi trong thuyền hoa... tình duyên đành lỡ... và cho dù lá không rơi, đám cưới cũng về. Những hôn lễ chẳng đợi mùa thu hay mùa xuân, những đám cưới choàng áo cô dâu cho những người em nhỏ bé của mình hết em này đến em khác mà mình suốt đời làm chú rể với mấy ngọn đèn đêm vất vưởng....
...
Mọi người thấy đó. Đừng biết thương màu lá, hãy ham hố nhai lấy trái ngon, nuốt cho hết vị ngọt dại khờ. Chứ đừng rộng rãi tình cảm, thương cho ngọn lá yếu đuối hay tan tác trong vòm trời hoang mang trăm lối.

Nhưng tôi đã trót là một người nhiệt tình rộng lớn"


"No more trips to Grafton Street, no more going there
No more sitting up all night waiting for any word
Nothing’s left that’s safe here now nothing will bring you home
Nothing can bring us the peace we had in Grafton Street" (Dido)


Here's my most favorite place in Saigon...




OLD SAIGON...










1 Tấm hình NOEL cho có không khí:




Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Saigon thứ bảy,,,





liên quan đến những toà nhà, hôm nay, đọc 1 status của nhà văn Đoàn Minh Phượng như vầy: "Lâu ngày về lại trung tâm thấy trưa #saigon xao xác thế nào. Vì dù tháng 12 trời vẫn bụi và nóng, vì kinh tế khủng hoảng hay vì người ta đã lại lấy thêm một ít tiền quét đi mất thêm một ít lịch sử nữa? Tòa nhà Eden xưa nay vô hồn với mấy bảng hiệu Gucci hay gì đó to quá khổ, hứa hẹn những thứ phù phiếm quá vô
 lý ngay giữa một đất nước nghèo và hoàn toàn không trừu tượng đến nỗi phải cần đến những giá trị vừa với không tới vừa vô nghĩa đó.

Thành phố này có bao giờ thật sự là của người Sài Gòn chưa? Nếu bạn chỉ được bước vào những tòa nhà khi bạn có rất nhiều tiền, thì thành phố không bao giờ là của bạn -- ngay cả khi bạn bỏ nhiều tiền mặt hay thẻ tín dụng trong túi: thứ người ta chào đón và cho phép bước vào vẫn là tiền chứ không phải là bạn. Không còn một quê hương vô điều kiện cho những con người đến đây và gọi thành phố này là quê hương của họ.

Những tòa nhà xa xỉ mới không thuộc về người nghèo, không thuộc về người giàu, không thuộc về những người xây ra chúng, cũng không thuộc về các quỹ tín dụng, các ngân hàng. Chúng không thuộc về ai cả, chỉ thuộc về những toan tính kinh tế vô lý và xa lạ."






ĐIỂM SÁCH:


"Sự thật được đóng gói sẵn, cần là có, rất tiện lợi và ngon lành, việc gì mà phải đi tìm ở đâu nữa? Trong cái hang của Plato được giữ đóng và kín này thì lấy đâu ra hạt giống cho những suy tư khác, cho sự nghi ngờ về việc có tồn tại một thế giới khác bên ngoài hang? Cái nỗ lực của con kén phải rùng mình chui ra khỏi cái vỏ kín tối thực sự là đau đớn. "
http://www.diendantheky.net/2012/12/anh-gau-pham-nhan-oc-ben-thang-cuoc-cua.html
Cuốn 1 của bộ sách Bên thắng cuộc đã trở thành cuốn sách về lịch sử Đông Nam Á bán chạy nhất tại Amazon (1st best seller on Southeast Asia History), và cuốn sách về lịch sử châu Á bán chạy thứ nhì tại Kindle Store (2nd best seller on Asia History).




Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Saigon nhìn tôi lúc 5 giờ chiều

”Paris đã không được dựng nên chỉ trong 1 đêm”.

Sài Gòn 300 năm hơn nàycũng thế.Sài Gòn như là một đô thị thực sự mới chỉ bắt đầu chưa được 150 năm,kể từ sau khi người Pháp đổ vào đây.Muốn hay không muốn,nếp sống đô thị của Sài Gòn này cũng xuất phát từ một khuôn mẫu mà các ông già xưa gọi là “cồ-lồ-nhền”(colonial).Muốn hay không muốn cái khuôn mẫu đó đã tồn tại gần trăm năm,trước khi nhường chổ cho một hình thái đô thị khác như đang thấy ngày nay.

Sài Gòn khi đó vẫn chưa rộng lớn như bấy giờ.Đường Nguyễn Văn Thoại (Ngang khu chợ Tân Bình bây giờ) vẫn rậm lá rừng cao su.Thậm chí đọan từ Lăng Cha Cả đến Ngã Tư Bảy Hiền (đường Hòang Văn Thụ bây giờ ) vẫn còn là một khôn viên của trung tâm khảo cứu nông nghiệp!.
Sài Gòn thời đó vẫn còn giữ nguyên khuôn mẫu của mọi thị trấn, bourg,và lối sống thị thành, bourgeois, trong ý nghĩa của nhưng đô thị nguyên thủy và thị dân trước khi trở thành "Tư Sản”. Một bourg ở Châu Âu quay quần bên tâm điểm là mái nhà thờ. Bên cạnh đó là tòa thị chính. Ở đó sẽ có một quảng trường , place, park. Chung quanh đó là quán rượu , hàng bánh mì, như là điểm hẹn của cả thị trấn. Người Pháp đã mang cái mô hình đó vào Sài Gòn này. Với Nhà thờ Đức Bà trên ngọn đồi cao nhất thành phố. Nhà bưu điện bên cạnh. Đổ dốc xuống là rue Catinat. Quẹo trái là tòa thị chánh, Hôtel de ville , hết dốc là nhà hát lớn, Théâtre Municipal, quanh đó là quán xá. Những Givral nổi tiếng với Người Mỹ trầm lặng, La Pagode, Brodard là những điểm hẹn của các “ Ông Tây, bà Đầm”.


Trong tiếng Pháp có một động từ rất dễ thương: s’endimancher đến từ danh từ dimanche ( ngày Chúa nhật), nghĩa là diện đẹp để đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật.
Người Pháp ra đi, lớp thị dân giàu có thế chổ. Sáng Chúa nhật, những chiếc Peugeot 203, rồi thì 403 cứ thế mà đậu chung quanh nhà thờ Đức Bà. Từng gia đình nắm tay nhau vô nhà thờ, rồi trở ra. Trước khi lên xe ra về cả nhà quay quần trước hai kiosque bánh mì. Hai bên tòa nhà bưu điện xuất hiện hai kiosque chuyên bán bánh mì và bánh ngọt, bên trái là “quán Nguyễn Văn Ngãi”, bên phải là “quán Bưu Điện” . Người sành điệu mê “bánh mì Nguyễn Văn Ngãi hơn” , nhất là bánh mì tôm ( với sauce mayonnaise), và bánh baba au rhum nồng nàn mùi rượu. Một ổ bánh mì tôm cho đứa con học hành khá nhất trong tuần, nhưng đứa còn lại, học kém hơn chỉ được một ổ bánh mì pâté thôi . Một điểm tâm sáng thật công bằng, trước khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm thịnh sọan của ngày Chúa nhật. Hạnh phúc gia đình là như thế. Và ngay cả cái chất thị dân đích thực cũng là như thế, ngăn nắp trong sự trù phú.


(trích "Ngày Chúa nhật của người Sài Gòn")


SAIGON NHÌN TÔI LÚC 5H CHIỀU





SAIGON NHÌN TÔI LÚC 2H TRƯA!



Nhờ đọc quyển này mà hiểu thêm rốt ráo nghĩa của những chữ tiếng Việt lấy từ tiếng Pháp:)


ê-sạc = écharpe: khăn choàng cổ 
rô-đa = rodage: chạy xe cho trơn máy 
ca-rô = carreau: ô vuông 
cua = faire la cour: theo đuổi, tán tỉnh phái nữ. 
mu-xoa = mouchoir: khăn tay 
tuy-dô = tuyau: ống, có nghĩa là nguồn tin bí mật được nói, mách riêng 
ba-gai = pagaille, pagaye: cứng đầu, lộn xộn 
ba-lông = ballon: trái banh (quả bóng) 
ma-ky-dê = maquiller: trang điểm 
công-tắc = contacteur: cái ngắt điện kép 
tốc-kê = toqué: khùng, gàn 
ba-nô = panneau: tấm bảng (quảng cáo, yết thị)
săng-đai = chandail: áo len cổ cao 
cò-mi = commisaire: ủy viên, ty trưởng, cảnh sát trưởng... 
xú-báp = soupape: nắp hơi, van 
vẹc-ni = vernis: men, nước sơn bóng. 
rê-sô = réchaud: lò nấu 
phin = filtre: lọc cà-phê.





Đang suy nghĩ về cuộc thi này, any idea???:)




Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Lan man cuối tuần...

(Saigon 7.00 AM)

LAN MAN CUỐI TUẦN, XEM-NGHE & ĐỌC...




Tặng những "người mình yêu , nhưng mà không gần được" và tặng cả những "người yêu mình, nhưng mà không ừ được"...ở Saigon!

Một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, nguyên bản từ quyển Tuổi Ngọc 1974...
"Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu
Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt
Làm chiên ngoan, cả đời, tôn vinh hạnh phúc
Cả đời tin sự thật, có, thiên đàng"



Photo: Tặng những "người mình yêu , nhưng mà không gần được" và tặng cả những "người yêu mình, nhưng mà không ừ được"...ở Saigon!
Một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, nguyên bản từ quyển Tuổi Ngọc 1974...
"Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu
Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt
Làm chiên ngoan, cả đời, tôn vinh hạnh phúc
Cả đời tin sự thật, có, thiên đàng"




Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Đồng bằng miền nam trở trời trái gió
Anh chợt nghe hồn thánh thót tiếng chuông
Vừa đủ hồi sinh miền giáo đường buồn





Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Anh mặc áo len quấn khăn quàng cổ
Bồng ẵm tim mình đi lễ tình yêu
Đồng bằng miền nam dù chẳng lạnh bao nhiêu
Nhưng cũng phải ra cái điều rét mướt
Làm chiên ngoan, cả đời, tôn vinh hạnh phúc
Cả đời tin sự thật có, thiên đàng





Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian

Bóng tôi ngã hướng thâm cùng đời sống khó





Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Phúc âm mừng ngân vọng được bao lâu ?
Tôi cả tin, nên rất dễ nghi ngờ
Tôi vụng tính, nên vẫn thường do dự
Tình chảy xiết qua đời như, thác lũ
Tội thân tôi bầm dập, mủn, như bùn





Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian

Có soi thấu tận cùng miền u uẩn ?
Đôi mắt nào sáng như trời quang đãng
Hay ân cần chuyên chở lụy phiền tôi





Chẳng bao giờ thần thánh chịu hở môi

Tôi cũng thế nên sầu say lúy túy
Tôi cũng thế nên hờn cao ngất núi
Chờ em qua, rồi, để qua luôn ...





Đôi mắt nào của Chúa ở trần gian

Hãy phán đoán tâm hồn tôi, thánh thiện
Đôi mắt nào tuyệt vời linh hiển
Hãy tò mò thêm chút nữa, tình tôi !





Chẳng bao giờ thần thánh chịu lià ngôi

Tôi cũng thế nên tượng hình rêu phủ
Tôi cũng thế nên xương tàn cốt rũ
Nơi miếu đền hoang rợn cánh dơi bay
(Hãy một lần định bụng đến thăm tôi
Thần thánh cô đơn rất sã(n sàng đãi ngộ !)





Mùa đông đã về rồi đó nhỏ

Anh lặng mình thấm thía tiếng chuông
Làm cây thông già đứng lặng hưởng mù sương
Còn bao nhiêu đèn và bao nhiêu nến
Hãy một lần mang ra thắp hết
Hãy một lần khôi phục lại, niềm vui





Đôi mắt nào của Chúa ở lòng tôi

Nhỏ ơi, ơi nhỏ, và nhỏ ơi ...
.....







& quick review 

"Đức Tuấn hát nhạc TCP" -"Lời tôi ru như mơ" - vừa lãng mạn vừa kịch tính...
CD Hiền Thục "Free 3:15PM" vẫn là những bản nhạc dễ nghe dễ nhớ, lần này Cantopop hơi nhiều, tưởng là cũng dễ quên, nhưng không..
Book: how about 1954-1975?



Ấn tượng đến từ bài hát (tưởng chừng) cũ nhất trong album mới của Đức Tuấn hát nhạc Từ Công Phụng, với điệu kèn (ai buốt trong tôi - TCS) mở đầu và kết thúc bài hát, phần hoà âm (của NS Lý Huỳnh Long) đã làm cho ca khúc này được nghe với 1 

góc nhìn khác, một lời chào với sự cô đơn, với cái chết, với cái nothing-ness ..1 lời từ tạ khi "mưa soi dấu chân em qua cầu" (Nại Hà???)
Nói chung là 1 album hay và thú vị!



....




Hoa phượng rơi trong gió theo cánh bướm Nhớ tình cảnh bồng lai (Nam mô A Di Đà Phật) Tiếng gõ chuông chùa vang xa Nam thiên (hương Việt Nam) Hoa sen trong hồ nước nở Những cô áo dài tung bay trong gió Hòa với màu hoa phượng đỏ Em nhẹ nhàng 

trong tà áo xinh xinh như thiên thần Tiếng cười tiếng cười rộn vang xa Tiếng cười tiếng cười rộn vang xa Gió cuốn cánh diều, lòng quê hương trong khi lang thang nhớ....
Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta đi tát nước chung Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta đi tát nước chung Cửa thiền hiện ra (...) khiến cho lòng này thêm xao xuyến Tiếng cười tiếng cười cứ rộn vang rộn vang xa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa...




"Bạn đang tần ngần trong tiệm sách? Xin bắt chước người xưa trao một lời khuyên mạo muội: nếu chỉ còn đủ tiền mua 1 quyển sách, bạn




 nên mua quyển sách này"-Bùi Văn Nam Sơn




Cuốn sách có một cấu trúc làm ta nhìn ra Cao Huy Thuần: bốn thứ chuyện trên đời mà anh không chạy đâu thoát, đó là: Tình yêu, Văn hoá, Giáo dục và Phật giáo.


Sợi tóc, một chuyện tình hấp dẫn như một chuyện phim trinh thám, hai người đàn ông, một người đàn bà, một ông sư, một tiếng súng nổ, hai cái chết, mấy sợi tóc... Nhà sư vì muốn cứu một người đàn bà đẹp mà phải nói dối và dằn vặt mãi về sự nói dối đó. Dằn vặt là phải vì xưa nay “nói dối cũng có ba bảy đường” nhưng với nhà sư thì khác. Thế nhưng, “sợi tóc vương chân người” rồi! Ánh mắt nhà sư hôm đó làm sao giấu được, cho nên nhà sư “xuống núi” là phải thôi. “Nói dối với người ngoài, ta trở thành kẻ đáng khinh trước mắt của họ. Nói dối với chính ta lại còn tệ hại hơn vì ta trở thành đáng khinh trước mắt của chính ta...” (tr 34).

Yêu nhau là thứ tình đam mê, đắm đuối: “như chim liền cánh như cây liền cành”, làm nhớ Trịnh Công Sơn: “đường phượng bay mù không lối vào/ hàng cây lá xanh gần với nhau... ! Chuyện nhắc Đường Minh Hoàng, nhắc Guy de Maupassant: “Tình yêu không có cái chết. Dù thân xác có chết, tình yêu vẫn sống...” (tr 44).

Lá sầu riêng và hoa nghĩa địa... ta lại được đọc một chuyện... tình, làm nhớ Tình già của Phan Khôi: “hai mái đầu đều bạc/ nếu chẳng quen lưng đố nhìn ra được...”

Hai người biết mà chưa quen nhau, mến nhau vì tài, kẻ văn chương người kịch nghệ. Vậy mà họ nhìn ra nhau, giữa Paris tháng 6: trời không mưa tôi cũng lạy trời mưa (Nguyên Sa). Mưa để che dù chạy lúp xúp. Mưa để chui vào một quán nước. Mưa để ngồi nói chuyện ngàn năm… “Anh nhà giáo đang ngồi làm việc thì chuông điện thoại reo. Ủa, giọng ai như giọng KC. – Gọi từ Sài Gòn hả? – Không, từ Paris. – Qua hồi nào vậy? Hiện hồn như ma! – Mới qua được hai bữa. – Ờ, thì phải đến thăm chị chớ! Chị đang ở đâu? – Ở trong nghĩa địa. – Ở trong nghĩa địa? Trên đất hay dưới đất? – Còn ở trên. Đang kiếm mộ để thăm…” Ai bảo họ đã qua cái tuổi cổ lai hy? KC đi thăm một ngôi mộ trong nghĩa địa. Ngôi mộ lạ lùng, không chôn người chết mà chôn một nhân vật tiểu thuyết của Alexandre Dumas con, Marguerite Gautier trong vở kịch La Dame aux camélias mà cô đã chuyển thành Trà Hoa Nữ vang tiếng một thời. Cao Huy Thuần viết: “Qua đây, làm sao mà không đến thăm Trà Hoa Nữ! KC mà! Tình yêu mà!”

Với tôi, KC vào nghĩa địa thăm Trà Hoa Nữ còn có một lý do khác: gặp Đa Bảo Như Lai của mình.

Về Phật học, Cao Huy Thuần chỉ nói đến Phổ Hiền, vị bồ tát cưỡi voi sáu ngà và cầm búp hoa sen. Lục độ. Vạn hạnh. Đến chùa lạy Phổ Hiền cũng là lạy chính mình. Người thầy giáo, người cầm bút cũng chính là người đang làm chuyện của Phổ Hiền đó thôi.
  • Về giáo dục, Cao Huy Thuần chủ trương phải đưa cái học vào cái hành, đưa cái biết vào cái làm, cái knowledge thành cái know-how. Kiến thức thì cần, nhưng “kiến thức suông là một kiến thức cô đơn, chuyên biệt, chôn chân trong một lĩnh vực cố định... gặp hoàn cảnh thay đổi, gặp bất ngờ thì chệnh choạng, mất phương hướng... (Đi một ngày đàng, tr 257). Cao Huy Thuần dẫn Dewey: “... và điều quan trọng nhất, là sự việc con người hấp thụ được thói quen học. Nó học được chuyện học!”. Đúng quá chớ gì nữa. Với phương tiện truyền thông hôm nay, học kiến thức suông có mà tẩu hoả nhập ma! Cái quan trọng của học là biết cách học. Cho nên dạy là dạy cách học. “Thế nhưng, để có thể tự dạy, tự học, ta phải được mở mang hiểu biết từ nhà trường” (tr 268). Nhà trường đã được đặt đúng vị trí quan trọng của nó. Ta nhớ vì sao bà mẹ Mạnh Tử đã phải ba lần dời nhà!
Cái nhìn ở cuối sách, qua lời kể của một ông giáo già, ta nghe thêm một chuyện tình... (lại tình): “có những chuyện vặt cứ nằm hoài trong lòng, nhúc nhích, cựa quậy, gặm nhắm, soi mói... “(Cái nhìn, tr 294). Với những “chuyện vặt” đó, ta được học về sự hổ thẹn. Ta gặp Freud hồi nhỏ “đái dầm” mà đào sâu xuống tiềm thức, gặp Sartre “nói dóc” khi còn bé mà thấy mình qua cái nhìn của người khác, gặp Camus “nói dối” khi còn thơ mà thấy nhân loại qua cái nhìn về mình... Tôi hiểu Cao Huy Thuần còn muốn nói thêm: hãy quay về nương tựa chính mình, bởi nương tựa chính mình thì sẽ thấy “cả và thiên hạ”!...

Nhưng, “Con người cần cái khác hơn là triết lý” (tr 320) để có thể hạnh phúc. Nếu không, người ta không thể tự giải thoát. Cái khác đó là Wisdom, Sagesse, minh triết gì cũng được nhưng đó là thứ triết lý sống, để sống. Thông điệp ở cuối câu chuyện.

Với tôi, Chuyện trò là một cuốn Quốc văn giáo khoa thư của thời đại, và cả Luân lý giáo khoa thư nữa. Cho nên khi đọc thấy quen quen, thấy ấm lòng. Mỗi câu chuyện là một bài học, nhiều bài học, đa tầng đa nghĩa. Trong Chuyện trò, Cao Huy Thuần có một bài về Sơn Nam, với truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư của ông. Cái truyện ngắn đó, nói thiệt, mỗi lần đọc tôi đều thấy rưng rưng. Tôi tin Cao Huy Thuần cũng có cảm xúc giống vậy. Bỗng dưng tôi thấy mình cũng có “tình nghĩa” gì đó với anh, nên viết mấy dòng này để cảm ơn anh.

ĐỖ HỒNG NGỌC



TOP 5 ALBUMS OF THIS MONTH








    MY MOST ANTICIPATED BOOK OF THIS YEAR!
:)






“Tiếc thay chút nghĩa cũ càng 
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”
(Kiều – Nguyễn Du)

Nỗi xao xuyến khiến cho người thì muốn diện vào một bộ đồ thật đẹp, bắt xe ôm chạy ra tìm lại cái chỗ ngồi quen bên cửa sổ năm xưa nhâm nhi một ly càphê đá, sống lại những hoài niệm.
Nhưng nỗi xao xuyến đó khiến lắm kẻ hoài nghi chủ nghĩa lặng lẽ, thận trọng, không thể vồ vập trước tin vui, vì hẳn, y biết rằng, mọi cái đẹp, mọi cuộc gặp gỡ lung linh nhất không nằm trong thực tại bãi bể hoá nương dâu, mà thường được cất giấu nơi tâm tưởng.



http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/171982/Givral-su%CC%A3-tro%CC%89-la%CC%A3i-%E2%80%9Cda%CC%83u-li%CC%80a-ngo%CC%81-y%CC%81%E2%80%9D.html