”Paris đã không được dựng nên chỉ trong 1 đêm”.
Sài Gòn 300 năm hơn nàycũng thế.Sài Gòn như là một đô thị thực sự mới chỉ bắt đầu chưa được 150 năm,kể từ sau khi người Pháp đổ vào đây.Muốn hay không muốn,nếp sống đô thị của Sài Gòn này cũng xuất phát từ một khuôn mẫu mà các ông già xưa gọi là “cồ-lồ-nhền”(colonial).Muốn hay không muốn cái khuôn mẫu đó đã tồn tại gần trăm năm,trước khi nhường chổ cho một hình thái đô thị khác như đang thấy ngày nay.
Sài Gòn khi đó vẫn chưa rộng lớn như bấy giờ.Đường Nguyễn Văn Thoại (Ngang khu chợ Tân Bình bây giờ) vẫn rậm lá rừng cao su.Thậm chí đọan từ Lăng Cha Cả đến Ngã Tư Bảy Hiền (đường Hòang Văn Thụ bây giờ ) vẫn còn là một khôn viên của trung tâm khảo cứu nông nghiệp!.
Sài Gòn thời đó vẫn còn giữ nguyên khuôn mẫu của mọi thị trấn, bourg,và lối sống thị thành, bourgeois, trong ý nghĩa của nhưng đô thị nguyên thủy và thị dân trước khi trở thành "Tư Sản”. Một bourg ở Châu Âu quay quần bên tâm điểm là mái nhà thờ. Bên cạnh đó là tòa thị chính. Ở đó sẽ có một quảng trường , place, park. Chung quanh đó là quán rượu , hàng bánh mì, như là điểm hẹn của cả thị trấn. Người Pháp đã mang cái mô hình đó vào Sài Gòn này. Với Nhà thờ Đức Bà trên ngọn đồi cao nhất thành phố. Nhà bưu điện bên cạnh. Đổ dốc xuống là rue Catinat. Quẹo trái là tòa thị chánh, Hôtel de ville , hết dốc là nhà hát lớn, Théâtre Municipal, quanh đó là quán xá. Những Givral nổi tiếng với Người Mỹ trầm lặng, La Pagode, Brodard là những điểm hẹn của các “ Ông Tây, bà Đầm”.
Trong tiếng Pháp có một động từ rất dễ thương: s’endimancher đến từ danh từ dimanche ( ngày Chúa nhật), nghĩa là diện đẹp để đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật.
Người Pháp ra đi, lớp thị dân giàu có thế chổ. Sáng Chúa nhật, những chiếc Peugeot 203, rồi thì 403 cứ thế mà đậu chung quanh nhà thờ Đức Bà. Từng gia đình nắm tay nhau vô nhà thờ, rồi trở ra. Trước khi lên xe ra về cả nhà quay quần trước hai kiosque bánh mì. Hai bên tòa nhà bưu điện xuất hiện hai kiosque chuyên bán bánh mì và bánh ngọt, bên trái là “quán Nguyễn Văn Ngãi”, bên phải là “quán Bưu Điện” . Người sành điệu mê “bánh mì Nguyễn Văn Ngãi hơn” , nhất là bánh mì tôm ( với sauce mayonnaise), và bánh baba au rhum nồng nàn mùi rượu. Một ổ bánh mì tôm cho đứa con học hành khá nhất trong tuần, nhưng đứa còn lại, học kém hơn chỉ được một ổ bánh mì pâté thôi . Một điểm tâm sáng thật công bằng, trước khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm thịnh sọan của ngày Chúa nhật. Hạnh phúc gia đình là như thế. Và ngay cả cái chất thị dân đích thực cũng là như thế, ngăn nắp trong sự trù phú.
(trích "Ngày Chúa nhật của người Sài Gòn")
SAIGON NHÌN TÔI LÚC 5H CHIỀU
SAIGON NHÌN TÔI LÚC 2H TRƯA!
Nhờ đọc quyển này mà hiểu thêm rốt ráo nghĩa của những chữ tiếng Việt lấy từ tiếng Pháp:)
ê-sạc = écharpe: khăn choàng cổ
rô-đa = rodage: chạy xe cho trơn máy
ca-rô = carreau: ô vuông
cua = faire la cour: theo đuổi, tán tỉnh phái nữ.
mu-xoa = mouchoir: khăn tay
tuy-dô = tuyau: ống, có nghĩa là nguồn tin bí mật được nói, mách riêng
ba-gai = pagaille, pagaye: cứng đầu, lộn xộn
ba-lông = ballon: trái banh (quả bóng)
ma-ky-dê = maquiller: trang điểm
công-tắc = contacteur: cái ngắt điện kép
tốc-kê = toqué: khùng, gàn
ba-nô = panneau: tấm bảng (quảng cáo, yết thị)
săng-đai = chandail: áo len cổ cao
cò-mi = commisaire: ủy viên, ty trưởng, cảnh sát trưởng...
xú-báp = soupape: nắp hơi, van
vẹc-ni = vernis: men, nước sơn bóng.
rê-sô = réchaud: lò nấu
phin = filtre: lọc cà-phê.
Đang suy nghĩ về cuộc thi này, any idea???:)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét