Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

1975

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)

Tội nghiệp, tội nghiệp quá, tội những trang sách, những áng văn, những câu thơ không dưng cũng bị tàn phá, những bìa báo. những nhạc bản không dưng cũng chịu chung cảnh phân ly...tàn tạ & rách nát hết cả.
Nhưng "cái gì của Cesar, (phải) trả lại cho Cesar"...Gio đây, những giá trị của những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ ..đều dễ dàng được kiểm chứng bằng cách..đọc (vâng, còn có cách nào khác để thẩm định, để thẩm thấu, và để thấu hiểu..không những là những tác giả, những phong vị của các áng văn, những dư vị của các bài thơ, mà còn là đọc để hiểu về một thời kì - có người đã từng nói rằng - là thời kì cực thịnh của văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, trước và sau này, khó mà còn 1 thời kì cực thịnh như thế nữa)

Này đây NGUYỄN TẤT NHIÊN, PHẠM THIÊN THƯ, TRẦN DẠ TỪ, DU TỬ LÊ, THANH TÂM TUYỀN, NHÃ CA, KIM TUẤN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN BẮC SƠN, VŨ HỮU ĐỊNH, TỪ THẾ MỘNG, LINH PHƯƠNG
Này đây DUYÊN ANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MAI THẢO, TỪ KẾ TƯỜNG, VÕ PHIẾN, TẠ TỴ...

 giọng của văn chương miền Nam trước 1975, hoa mỹ và còn rất "cổ điển". "Cổ điển" ở đây là lối văn chương của người Việt cổ, không phải lối đặt câu đầy đủ chủ-vị cứng nhắc của phương Tây. Đồng thời, giọng văn mang âm hưởng của văn hiện sinh (thứ văn chương đã từng là "tội nhân thiên cổ" dưới mắt người Cộng sản), nắm bắt lấy ngay cảm xúc hiện tại mà không để tâm đến cấu trúc. Nhân vật trong truyện cũng mang đủ đầy những đặc tính này: văn hoa, lãng mạn, quyết liệt và "hiện sinh". Sự lãng mạn của họ không giống như các nhân vật trong những tác phẩm "miền Bắc", vừa mang tính chất của người phương Nam cởi mở thẳng thắn, vừa mang đậm dấu ấn thời đại của những thanh niên thị thành ảnh hưởng văn hoá Tây Âu, cũng vừa là tình cảm của những người lính bất cứ ngày giờ nào cũng đối mặt với cái chết.


1975

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)

Tội nghiệp, tội nghiệp quá, tội những trang sách, những áng văn, những câu thơ không dưng cũng bị tàn phá, những bìa báo. những nhạc bản không dưng cũng chịu chung cảnh phân ly...tàn tạ & rách nát hết cả.
Nhưng "cái gì của Cesar, (phải) trả lại cho Cesar"...Gio đây, những giá trị của những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ ..đều dễ dàng được kiểm chứng bằng cách..đọc (vâng, còn có cách nào khác để thẩm định, để thẩm thấu, và để thấu hiểu..không những là những tác giả, những phong vị của các áng văn, những dư vị của các bài thơ, mà còn là đọc để hiểu về một thời kì - có người đã từng nói rằng - là thời kì cực thịnh của văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, trước và sau này, khó mà còn 1 thời kì cực thịnh như thế nữa)

Này đây NGUYỄN TẤT NHIÊN, PHẠM THIÊN THƯ, TRẦN DẠ TỪ, DU TỬ LÊ, THANH TÂM TUYỀN, NHÃ CA, KIM TUẤN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN BẮC SƠN, VŨ HỮU ĐỊNH, TỪ THẾ MỘNG, LINH PHƯƠNG
Này đây DUYÊN ANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MAI THẢO, TỪ KẾ TƯỜNG, VÕ PHIẾN, TẠ TỴ...

 giọng của văn chương miền Nam trước 1975, hoa mỹ và còn rất "cổ điển". "Cổ điển" ở đây là lối văn chương của người Việt cổ, không phải lối đặt câu đầy đủ chủ-vị cứng nhắc của phương Tây. Đồng thời, giọng văn mang âm hưởng của văn hiện sinh (thứ văn chương đã từng là "tội nhân thiên cổ" dưới mắt người Cộng sản), nắm bắt lấy ngay cảm xúc hiện tại mà không để tâm đến cấu trúc. Nhân vật trong truyện cũng mang đủ đầy những đặc tính này: văn hoa, lãng mạn, quyết liệt và "hiện sinh". Sự lãng mạn của họ không giống như các nhân vật trong những tác phẩm "miền Bắc", vừa mang tính chất của người phương Nam cởi mở thẳng thắn, vừa mang đậm dấu ấn thời đại của những thanh niên thị thành ảnh hưởng văn hoá Tây Âu, cũng vừa là tình cảm của những người lính bất cứ ngày giờ nào cũng đối mặt với cái chết.


1975

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ

các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc
3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…
4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung quân (1982)

Tội nghiệp, tội nghiệp quá, tội những trang sách, những áng văn, những câu thơ không dưng cũng bị tàn phá, những bìa báo. những nhạc bản không dưng cũng chịu chung cảnh phân ly...tàn tạ & rách nát hết cả.
Nhưng "cái gì của Cesar, (phải) trả lại cho Cesar"...Gio đây, những giá trị của những truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ ..đều dễ dàng được kiểm chứng bằng cách..đọc (vâng, còn có cách nào khác để thẩm định, để thẩm thấu, và để thấu hiểu..không những là những tác giả, những phong vị của các áng văn, những dư vị của các bài thơ, mà còn là đọc để hiểu về một thời kì - có người đã từng nói rằng - là thời kì cực thịnh của văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, trước và sau này, khó mà còn 1 thời kì cực thịnh như thế nữa)

Này đây NGUYỄN TẤT NHIÊN, PHẠM THIÊN THƯ, TRẦN DẠ TỪ, DU TỬ LÊ, THANH TÂM TUYỀN, NHÃ CA, KIM TUẤN, HOÀNG ANH TUẤN, NGUYỄN BẮC SƠN, VŨ HỮU ĐỊNH, TỪ THẾ MỘNG, LINH PHƯƠNG
Này đây DUYÊN ANH, NGUYỄN THỊ HOÀNG, MAI THẢO, TỪ KẾ TƯỜNG, VÕ PHIẾN, TẠ TỴ...

 giọng của văn chương miền Nam trước 1975, hoa mỹ và còn rất "cổ điển". "Cổ điển" ở đây là lối văn chương của người Việt cổ, không phải lối đặt câu đầy đủ chủ-vị cứng nhắc của phương Tây. Đồng thời, giọng văn mang âm hưởng của văn hiện sinh (thứ văn chương đã từng là "tội nhân thiên cổ" dưới mắt người Cộng sản), nắm bắt lấy ngay cảm xúc hiện tại mà không để tâm đến cấu trúc. Nhân vật trong truyện cũng mang đủ đầy những đặc tính này: văn hoa, lãng mạn, quyết liệt và "hiện sinh". Sự lãng mạn của họ không giống như các nhân vật trong những tác phẩm "miền Bắc", vừa mang tính chất của người phương Nam cởi mở thẳng thắn, vừa mang đậm dấu ấn thời đại của những thanh niên thị thành ảnh hưởng văn hoá Tây Âu, cũng vừa là tình cảm của những người lính bất cứ ngày giờ nào cũng đối mặt với cái chết.


Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Saigon-những con đường thèm đôi chân vui....

...Này đường quen hò hẹn, đã xa như muôn trùng mây khói, này kỉ niệm ấp ủ, đã tan như những cơn mộng buồn, ....Này đây còn chút buồn vương...gửi hết, gửi hết cho người......

Chỉ mong...

"Chầm chậm đi nhé", hãy nhìn đi, bằng cả mắt và cả bằng cả tim, vì có ai biết được, ta có còn, sẽ còn ....gặp lại được nữa chăng...

Tất cả, hãy xem như là ....cho nhau một lần-"một lần cuối"
.......


Flute

Bên trái Nhà hát  - Đối diện Continental

Violon

Bên phải Nhà hát TP.HCM - Đối diện Caravell
Sao trong mắt em, có niềm gì đó, gần như niềm buồn???
Phải chăng, bởi vì....

Sàigòn ra đường không áo dài
Em sợ đang mùa gió chướng bay
Gió bay cuốn hút mùi hương cũ
Chỉ để riêng mình ta ngất ngây

Sàigòn ra đường không phấn son
Em sợ rừng sâu gỗ giận hờn
Ching phu gió cát nghìn phương lạnh
Chinh phụ nào ham chuyện lược gương

Sàigòn ra đường không thích cười
Em sợ đèo cao lệ đá rơi
Nên đã mùa đông về tạm trú
Đã về sương tuyết phủ niềm vui

Sàigòn ra đường không líu lo
Em sợ âm vang động cõi hờ
Hãy nghe hơi thở còn xao xuyến
Trong đáy hồn nhau gọi ước mơ

Sàigòn ra đường không giống ai
Tóc mây lớp lớp khói u hoài
Mắt chim khuyên đã diều hâu hết
Cúi xuống nhìn lên vẫn ngậm ngùi

(D.A)
(1981)

Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi. Đường im nghe quá khứ trong sâu. Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau... [đêm nhớ về Sài Gòn - TTT)

"bàn im hơi bên ghế ngồi"...để ai sầu trong quán vắng...???


http://i323.photobucket.com/albums/nn479/ha_dung542299/saigon/34021244075117.jpg?t=1248812070
"....Giọng kèn thôi nức nở
em uống ly rượu đầy
sân khấu đèn mới tắt
mưa trắng mù đêm nay
mưa trắng đường phố cũ
ai đưa em trở về?
tiếng hát nào xa vắng
tiếng hát nào đê mê
sầu em sầu ở lại
sầu anh sầu lê thê
mưa trắng đường phố cũ
ai đưa em trở về?..."
(KT)



...làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa...(NĐT)

"Anh sợ những cột đèn đổ xuống.
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta.
Bóp chết mọi hi vọng.
Nên anh dìu em đi xa" [T.T.T]



Một chiều mưa, đường Sài Gòn loang loáng. Chụp từ thương xá Tax
"Giờ này thương xá sắp đóng cửa..." :)



"Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không" [NDT]

Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau
Nhớ Phạm Duy với tình ca sầu
mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu...

...như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mắt trời trong cánh nhỏ chim hiền

Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
nay còn gì đâu...



Trời kiêu bạc nắng - đầu trần
ta bay giữa ngọ - huy hoàng bóng em

Saigon không vách không phên

ta hồn trống- đứng ngoài thềm gọi tên
- TTSH 




MẤY PHỐ SÀIGÒN

Đạp xe mấy phố Sàigòn
Mưa như em thưở dặm mòn nhớ tôi
Hoang mang mấy ngả đất trời
Lạnh đôi vai những hạt rời bóng mưa


Mưa như thủ thỉ, mưa, mưa
Quạnh con dốc chợt lạnh mùa thanh xuân
Đạp xe mấy phố tần ngần
Ngày mai biết có theo chân đón về

Em kiêu bạc, anh u mê
Cổng trường khép, những hàng me lạ rồi
(lỡ gió bấc, tái bờ môi
nên em áo mỏng tà vời đành quên )


Đạp xe mấy ngả đường riêng
Pho tượng đá đứng dõi miền phù du
Kiếp nào, bếp đỏ hoang vu
Xương khô củi cháy mịt mù khói xanh


Lòng căm căm nhớ đoạn đành
Tính toan nào, cũng đành hanh kiếp người
Đạp xe mấy ngõ mấy thời
Tưởng như anh, một cuộc chơi lụn tàn

Em phượng đỏ, em hân hoan
Mầu áo thắm để ngút ngàn hoang mê
NMT
1998
Hình ảnh
SÀIGÒN KIÊU SA

Sàigòn sáng rỡ áo dài chủ nhật
Sàigòn kiêu sa như vệt son môi
Sàigòn đâu quê mà thương mà tiếc
Sàigòn xa rồi nhớ mãi không thôi


Sàigòn lãng mạn yêu thương hò hẹn
Sàigòn bát phố ăn kem Givral
Nụ cười e ấp ô mai trong cặp
Bóng tối tỏ tình cine permanente


Sàigòn bên hông Casino náo nhiệt
Một góc tìm thấy Hànội thuở nào
Bún ốc cay sè se môi hồng thắm
Tối nay đi boum bàn tán lao sao


Đi trong Sàigòn lòng ta rộng mở
Yêu cả người ngồi trong quán yêu đi
Yêu cả cột đèn đêm đêm góc phố
Yêu cả bóng ta nghiêng ngả ngây si


Yêu cả tình yêu nồng nàn hối hả
Yêu cả đợi chờ góc phố Duy Tân
Yêu từng viên gạch lót đường lặng lẽ
Vang bước chân ta mong ngóng tần ngần


Đêm trăng Sàigòn trên kia lơ lửng
Mơ gác thượng nào vươn sát bầu trời
Khi ta hôn em mây đêm nức nở
Đậu xuống vai em một ánh sao rơi


Thầm thì qua tóc hai lòng cùng nguyện
Cùng yêu Sàigòn mãi mãi không xa
Để rồi mai đây đi mòn đường phố
Sống mãi yêu nhau đến buổi xế tà


Đêm nay từ mãi phương trời lận đận
Ta tìm Sàigòn nơi phố Bolsa
Thầm gọi tên em trạnh lòng lữ thứ
Chợt nhớ má em nay đã phôi pha


Chẳng hiểu Sàigòn trăng mờ hay tỏ?
Nhịp sống Sàigòn trôi nổi chơi vơi?
Trong ta Sàigòn chỉ là nỗi nhớ
Lại đến với ta đêm Chúa ra đời

DL
1999

Hình ảnh
vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta
và mỗi chúng ta trên một bóng hình
tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm
trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông

mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng
tôi chạy điên trong một bánh xe tròn
và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống
ôi chiếc cầu, ôi sở thú, ôi giòng sông

vẫn căn gác Hàng Sanh những giờ cháy ngói
tôi đem về tôi đặt dưới cầu thang
vẫn cánh tay úp trên mặt bàn nám bụi
tôi muốn tìm coi nhưng hiểu đã không còn

tuổi trẻ đi qua một lần, một lần thôi
tôi hèn nhát như một loài dế cỏ
hạnh phúc đi qua một lần,
cũng chỉ một lần thôi
và sự tan vỡ ấy làm mọi người cười rộ

(TDT)

(có sử dụng hình của Satnachet-facebook)
huyvespa@gmail.com

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Tả pí lù (show film nhạc kịch băng đĩa sách báo..)(part 2)

Lại tiếp tục series về sách báo nhạc film kịch nghệ....Nói chung là hơi tùm lum, thì tựa đề đã nói zậy mà...Nên mời quý bạn bình tĩnh mà ngồi xuống, ăn miếng bánh, uống miếng nước rồi từ từ mà nghe tui tám ha:)

SHOW

13/11 vừa rồi là 1 show nho nhỏ của BẢO YẾN ở phòng trà WE, show diễn trong năm duy nhất của chị, kể từ sau khi xuất hiện trong ASIA và hát ĐƯA EM VÀO HẠ trong chương trình của TRẦM TỬ THIÊNG và (dĩ nhiên), chị bị làm khó làm dễ khi về VN nên đã tạm ngừng hát, xuất hiện ở ASIA trong vài chương trình nhưng cũng chứng tỏ sức hút và sự bền bỉ trong nghệ thuật của BẢO YẾN, hơn thế nữa, chứng tỏ thế mạnh trong ca hát của chị là...mạnh ở tất cả các thể loại: đúng như 1 entry mình đã từng viết về chị: BẢO YẾN từ  bolero đến  rock (qua liên khúc PHƯỢNG HOÀNG hát chung với NHÃ PHƯƠNG), liên khúc TRÚC HỒ (hát với ĐẶNG KHẢI TUẤN, MINH THÔNG). 3 tiết mục này mình đều thích hết

Lời nhận xét sau show:

BY hát còn sung, giọng sáng, luyến láy và phát âm còn rõ ràng và mãnh liệt lắm lắm lắm...Vẫn còn cháy hừng hực trên sân khấu như thưở nào. Nửa phần đầu là những bài xưa xưa trữ tình: mở đầu như rót buồn và da diết và hát nhạc Trịnh với 1 "air" rất lạ "TƯỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN", nối t...iếp là những bài được yêu cầu rất nhiều: KHÚC THỤY DU, NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU, CHUYẾN TÀU HOÀNG HÔN, PHƯƠNG HỒNG, hát duy nhất 1 bài cùa QUỐC DŨNG là CHUYỆN HỢP TAN, và k thể thiếu HƯƠNG THẦM, CHIỀU HẠ VÀNG...hay và "kịch tính" nhất là MỘT NỬA ĐỜI EM (TRẦN THIỆN THANH) (có sai lời chỗ "ngất ngư khúc hát nừa vời" hát thành "ngất ngây", nghĩa của 2 từ này khác nhau hoàn toàn mà:)...1 bài bolero phối lại theo Blue-jazz nghe rất.....đã(cô kể 1 "giai thoại" văn nghệ là NHẬT TRƯỜNG trước khi mất đã đưa tất cả nhạc phẩm do mình hát cho QUỐC DŨNG và dặn là để sau này có chết đi thì đời sau còn có người nhớ đến NHẬT TRƯỜNG - TRẦN THIỆN THANH:)/ Phần 2, BY chuyển sang 1 gout khác, rock và cuồng nhiệt với nhạc KIM TUẤN (HÃY ĐỂ MƯA RƠI, LẠC LỐI..) vả 3 bài nhạc quốc tế: VOULEZ VOUS/HOT STUFF/ HOTEL CALIFORNIA...(y phục giống như khi hát liên khúc TRÚC HỒ trên ASIA và cũng 'quằn quại' ngang ngửa)...Bà ĐẶNG TUYẾT MAI cũng có mặt và (có mình bà) yêu cầu CHO EM NGÀY GIÓ XANH (chắc là sau vụ lùm xùm NẮNG-GIÓ giữa QD & QB; QD &BY không hát bài này trên sân khấu nữa???;)nhưng k được đáp ứng:)...(BY có nhiều hits quá mà, hát sao mà hết:)



Có quay lại 1 clip trong đêm, bài hát làm tên tuổi BY thêm "hot" đó là bài CHUYỆN HỢP TAN:
http://huyvespa.multiply.com/video/item/45/45


Sau đây là bài viết của HANKOO trên ngoisao

bảo yến

Cùng với em gái ruột là ca sĩ Nhã Phương, thập niên 80- 90, Bảo Yến là ngôi sao ca nhạc nổi tiếng bậc nhất. Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống, Bảo Yến gần như đã rút lui vào hậu trường, thỉnh thoảng mới tham gia một vài chương trình ca nhạc. Sau “sự cố” phải tạm ngưng biểu diễn hơn một năm về trước, chị càng ít xuất hiện. Lần biểu diễn mini liveshow tối 13/11 là chương trình hiếm hoi nữ ca sĩ nhận lời.

bảo yến

Phút ban đầu xuất hiện trở lại với khán giả hâm mộ TP HCM, danh ca nổi tiếng có vẻ choáng ngợp bởi lượng fan đông đảo và rất cuồng nhiệt. Tuy nhiên, ngay sau đó chị nhanh chóng lấy lại tinh thần và cất giọng rất “ngọt” với bản nhạc “Tưởng rằng đã quên” – một sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

bảo yến

Khá nhiều người bất ngờ bởi sau 30 năm đứng trên sân khấu, Bảo Yến vẫn giữ được giọng hát khỏe khoắn và phong cách trình diễn luôn hừng hực lửa. Ở độ tuổi 50, chị vẫn khiến người nghe say mê với từng lời ca được hát rất trau chuốt, chưa có dấu hiệu “xuống sức” của tuổi tác.

bảo yến

Trong phần 1 của chương trình, Bảo Yến đã thể hiện lại một số nhạc phẩm từng góp phần làm nên tên tuổi chị như: “Khúc thụy du”, “Nửa hồn thương đau”, “Chuyến tàu hoàng hôn”, “Phượng buồn”, “Hương thầm”, “Chiều hạ vàng”… Chị chỉ trình bày duy nhất một ca khúc của nhạc sĩ Quốc Dũng là “Chuyện hợp tan”.

bảo yến

Có lẽ hiếm có ca sĩ nào đa phong cách như Bảo Yến, bởi chị có thể hát tốt tất cả các thể loại nhạc và đều ra “chất” của nó, từ nhạc vàng, nhạc Trịnh, nhạc đỏ cho đến nhạc trẻ, nhạc rock… Do vậy, khán giả hâm mộ của chị trải đều ở mọi lứa tuổi và mọi thành phần khác nhau. Trong suốt đêm diễn, Bảo Yến luôn nhận được những tràng pháo tay giòn giã và những bó hoa tươi thắm với những tình cảm yêu thương từ khán giả. Đáp lại, chị hạnh phúc chia sẻ những cảm xúc rất chân thành và hứa hẹn sẽ cố gắng xuất hiện 1-2 lần trong một năm.

bảo yến

Sang phần 2, Bảo Yến “lột xác” hoàn toàn khi diện một bộ trang phục da bó sát, khoe thân hình khỏe khoắn và cũng không kém phần nóng bỏng. Khán giả bật cười thích thú trước cách nói chuyện rất tự nhiên và chân thật của nữ chị.

bảo yến

Ở phần này, cô thể hiện những bài hát do chính em trai cô - nhạc sĩ Kim Tuấn - sáng tác như: “Hãy để mưa rơi”, “Lạc lối”. Cả hai đã có những phút phối hợp với nhau rất ăn ý trên sân khấu, đem đến cho khán giả một không khí trẻ trung và cuồng nhiệt.

bảo yến

Bảo Yến cũng “quậy tới bến” với những ca khúc quốc tế nổi tiếng mang hơi hướm rock như: “Hotel California”, “Voulez Vous”, “Hot Stuff”.

bảo yến

Khép lại đêm diễn với gần 20 bài hát, Bảo Yến thực sự làm hài lòng người hâm mộ. Chị hứa sẽ còn gặp lại khán giả trong một chương trình gần đây nhất, sẽ hát tiếp những ca khúc mà cô chưa có dịp để trình bày trong đêm này.


CLIP

mấy ngày gần đây nghe lại nhạc của FREDERIC LENER, 1 thứ nhạc PHÁP nhẹ nhàng (như nó vẫn thế). và không kém phần cháy bỏng, enjoy!>SÁCH:

VÀ KHI TRO BỤI, 1 tác phẩm (nhấn mạnh) rất rất rất hay của nhà văn ĐOÀN MINH PHƯỢNG mà mình đã từng đọc ít nhất là 3-4 lần, lần nào cũng có 1 cảm xúc rất khác, rất lạ và rút ra chút ít gì đó cho mình....Gần đây, đọc lại NGÀY THÁNG của NGUYỄN ĐÌNH TOÀN (1 tác giả trước 1975), thấy cái air truyện, tứ truyện, đường dây cảm xúc ...giống nhau quá thể, 1 thú vị, hay 1 nghi vấn:), câu hỏi còn bỏ ngỏ!

http://vietmessenger.com/books/?title=ngaythang

Sách mới mua: KHÓI TRỜI LỘNG LẪY của NGUYỄN NGỌC TƯ, góp phần vào Bộ sưu tập NNT (còn thiếu 1 vài cuốn, tìm k ra quyển BIỂN CỦA MỖI NGƯỜI), QUAN BÁO (NGỌC GIAO), NHỮNG ĐIỀU VỚ VẨN (rất cool và thú vị),THƠ NGUYỄN DUY (in bìa khác, đẹp và trang nhã hơn...)



Đang mong chờ quyển này, vì đã rất thích NGƯỜI ĐUA DIỀU

NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ - Khaled Hosseini

Bốn thập kỷ biến động và ly tán ở Afghanistan, một lối dẫn dắt chân thực bậc thầy, câu chuyện về những số phận bị vùi dập nhưng đầy ám ảnh. Với Ngàn mặt trời rực rỡ, Khaled Hossini đã chứng minh thành công của Người đua diều không phải điều ngẫu nhiên.

Mariam và Laila, hai người phụ nữ, hai tuổi thơ trái ngược nhau, những biến cố khốc liệt khiến họ phải gặp nhau. Một là cô bé con rơi mà cha mình không thể công nhận, một là cô gái thượng lưu sống trong nhung lụa, cả hai cùng trở thành vợ một người đàn ông, cố gắng sinh con cho anh ta, cùng bị đánh đập tàn nhẫn. Một người vợ đã giết chết người chồng chung đó. Còn một người phải rời đất nước ra đi với người yêu và những đứa con. Số phận họ đã hòa quyện vào nhau trong thân phận đau thương, bền bỉ của người phụ nữ Afganistan trước nền chính trị hỗn loạn và tôn giáo hà khắc, làm nên một trường ca tiểu thuyết vô cùng cảm động.

Tạp chí Time xếp Ngàn mặt trời rực rỡ ở vị trí thứ 3 trong 10 tiểu thuyết xuất sắc nhất thế giới năm 2007.

Khaled Hosseini sinh năm 1965 ở Kabul, Afghanistan. Gia đình ông chuyển đến Paris, Pháp năm1976, sau đó định cư ở California, Hoa Kỳ. Tại đây, ông lấy bằng cử nhân Sinh học năm 1988 và bằng Bác sĩ Y khoa năm 1993.

Năm 2003, Hosseini giới thiệu tiểu thuyết đầu tay Người đua diều – tác phẩm bán chạy nhất thế giới và được xuất bản ở 48 quốc gia. Năm 2007, nhà văn ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai với tựa đề Ngàn mặt trời rực rỡ, cho đến nay nó đã được xuất bản ở 40 nước.

Hiện Hosseini đang sống ở miền Bắc California và tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo cho Afghanistan thông qua Quỹ Khaled Hosseini.

“Bạn sẽ muốn bị hóa đá để không phải rơi lệ khi đọc câu chuyện này.” - Irish Independent

“Nếu bạn hỏi Ngàn mặt trời rực rỡ có hay như Người đua diều không, thì câu trả lời là: không, nó hay hơn!” - Washington Post

“Chỉ những trái tim sắt đá mới dửng dưng trước câu chuyện này.” - Glamour

“Nếu như ông đã chọn khởi đầu nghiệp viết văn của mình bằng cách viết về những con người đất nước ông, thì chính là sự khốn cùng của những người phụ nữ Afghanistan đã giúp ông nhận ra đẩy đủ sức mạnh của ngòi bút tiểu thuyết gia mà mình đang nắm giữ.” - The Times

SẴN NÓI VỀ SÁCH, nhảy qua báo 1 xíu là có 1 magazine mới ra được 3 số nhưng rất hay, rất art, rất SAIGONESE.  Ra ngày 10 hàng tháng, mọi người nhớ đón đọc!



CD



"Tôi không còn hát như một người hát nữa..Vì một lẽ đơn giản, tôi đã ở trong từng bài hát ấy mất rồi". CHỜ NGƯỜI-CD mới của NGỌC QUỲNH, hay vừa phải, thấm vừa phải, nhưng hòa âm quá tuyệt do DUY CƯỜNG & KIM TUẤN làm, trình bày và hình ảnh quá đẹp(Henri làm muh), thích nhất là ĐỪNG LỪA DỐI NHAU, NQ hát với 1 cách khác n...hững ca sĩ mình nghe, phần lớn còn lại, thấy vẫn phảng phất 1 (vài) giọng ca cũ nào đó, vd như bài thứ 1, chủ đề của album, mới cất tiếng ca mình lại tưởng đang nghe THÁI HIỀN...:)


1 CD mới của THÚY NGA phát hành mình cũng thích là của MAI TIẾN DŨNG, 1 hiện tượng mới trong giới trẻ (hải ngoại)

Image


Image
http://www.mediafire.com/?ebioziy9mciqvrt


CD NƯỚC NGOÀI gần cuối năm thì nghe k kịp thở, thích thiệt là thích:


DVD

TẾT NÀY, mọi người sẽ xem 2 DVD XUÂN của THÚY NGA & ASIA, tuy list nhạc có phần không hay lắm, nhưng có còn hơn không vậy...

THÚY NGA sau 3 DVD rất thành công về TỀT đã quyết định làm cuốn thứ 4, chắc để xóa bỏ lời thề QUÁ TAM BA BẬN:)
photo



Hạnh Phúc Ðầu Năm

Lê Thụy/Người Việt


WESTMINSTER - Còn ba tháng nữa mới đến Tết Tân Mẹo, nhưng cộng đồng Việt Nam ở miền Nam California đã được hưởng không khí Tết, qua màn múa lân, các lời chúc Tết, các bài hát, nhạc cảnh, múa, hài kịch... của chương trình đại nhạc hội thu hình “Hạnh Phúc Ðầu Năm” của Trung Tâm Thúy Nga, với ba buổi trình diễn trong các ngày 13 và 14 tháng 11, tại hí viện của sòng bài Pechanga, thành phố Temecula, Nam California.

 
Ca sĩ Minh Tuyết trong nhạc cảnh “Hát Với Chú Ve Con” khi mùa Xuân đến. (Hình: Huy Khiêm)

Trung Tâm Thúy Nga sau khi từng tổ chức đến 3 đại nhạc hội thu hình về Xuân và Tết, để phát hành thành DVD trong các năm gần đây, như “Xuân Tha Hương” (DVD Paris by Night 76, năm 2005), “Tết Khắp Mọi Nhà” (DVD Paris by Night 80), “Xuân Trong Kỷ Niệm” (Paris by Night 85), tưởng rằng kho tàng nhạc Việt đã hết các bài hát về Tết, Xuân... Nhưng qua đại nhạc hội thu hình mới nhất, “Hạnh Phúc Ðầu Năm,” mới thấy rằng kho tàng nhạc Việt vẫn còn nhiều bài hát về Tết, Xuân, bị bỏ quên lâu không hát đến, trong khi vẫn có thêm các sáng tác mới về Tết, Xuân của các nhạc sĩ, dù ở trong nước hay hải ngoại.
Trong số các bài hát về Tết, Xuân bị bỏ quên lâu không hát đến, khiến có nhiều người tưởng rằng đó là các, sáng tác mới, như “Mộng Chiều Xuân” (Ngọc Bích) được nữ ca sĩ Thanh Hà hát lại trong đại nhạc hội này, “Những Kiếp Hoa Xuân (Anh Bằng) được nữ ca sĩ Hồ Lệ Thu hát lại, “Em Ðã Thấy Mùa Xuân Chưa?” (Quốc Dũng) được nữ ca sĩ Khánh Hà hát lại, “Mùa Xuân Trên Ðỉnh Bình Yên” (Từ Công Phụng) được ca sĩ Quang Dũng hát lại, “Ca Khúc Mừng Xuân” (Văn Phụng), được Don Ho, Kỳ Phương Uyên hát lại, “Bài Ca Tết Cho Em” (Quốc Dũng) được ca sĩ Quang Lê hát lại, “Nghĩ Chuyện Ngày Xuân” (Song Ngọc) được nữ ca sĩ Mai Thiên Vân hát lại, “Rước Tình Về Với Quê Hương” (Hoàng Thi Thơ), được Hương Thủy, Thế Sơn hát lại...
Bên cạnh đó, có nhiều bài hát về Xuân, Tết, đầu năm... được sáng tác gần đây hơn, như “Giọt Cà Phê Ðầu Tiên” (Trần Thiện Thanh sáng tác ở hải ngoại) được Mạnh Quỳnh, Trường Vũ cùng trình bày, “Thư Xuân Hải Ngoại” (Trầm Tử Thiêng) được nữ ca sĩ Ngọc Hạ trình bày, “Hát Với Chú Ve Con” (Thanh Tùng) do nữ ca sĩ Minh Tuyết trình bày với các nam, nữ vũ công, và một vũ công thiếu nhi, nhưng đã khá... nghề, được hoan nghênh nhiệt liệt.

 
Ban “Ba Cái Hột Dưa,” từ trái qua Thúy Nga, Việt Hương, Bé Tí, làm người ta nhớ lại ban AVT trong những đại nhạc hội Tết Xuân, khi còn ở trong nước. (Hình: Huy Khiêm)


Chương trình Ðại Nhạc Hội “Hạnh Phúc Ðầu Năm” được mở đầu bằng màn múa lân truyền thống, chào đón đầu năm mới thật vui tươi và rộn ràng, do đoàn múa lân Quang Trung thực hiện, và các nữ ca sĩ Diễm Sương, Tóc Tiên, Kỳ Phương Uyên, Quỳnh Vi, Nguyệt Anh, Hương Giang, cùng các nam, nữ vũ công, trong chiếc áo dài truyền thống Việt Nam, cùng trình bày bài hát “Ngày Tết Việt Nam” (Hoài An)...
Một vài tiết mục đáng ghi nhận trong chương trình ca nhạc này, đó là màn vũ “Xuân Ðẹp Làm Sao” với nữ ca sĩ Như Quỳnh và các nam, nữ vũ công trong màn múa đũa, “Người Tình Ơi Mơ Gì?” với Tóc Tiên, Mai Tiến Dũng, thật sống động, trẻ trung, như đón mừng mùa Xuân đang tới...
Ðúng với truyền thống ngày Tết, xen kẽ trong chương trình ca nhạc, một vài nghệ sĩ đã được chọn, để lần lượt lên chúc Tết các khán giả, như Chí Tài, Huy Tâm, Việt Hương, Thúy Nga... mang lại niềm hên đầu năm, cũng như các nụ cười cho khán giả.
Một tiết mục không thể thiếu trong các Ðại Nhạc Hội Xuân khi còn ở trong nước, là màn trình diễn đầy vui nhộn của ban AVT, tuy nhiên các ca nhạc sĩ của ban này, đã lần lượt ra đi với thời gian, nay chỉ còn nghệ sĩ Lữ Liên, đã qua tuổi 90, định cư tại Little Saigon, nhưng không còn bao nhiêu sức khỏe.
Ðể làm sống lại truyền thống này, Trung Tâm Thúy Nga đã cho phục hồi lại màn trình diễn của ban AVT, bằng Ban “Ba Cái Hột Dưa” với các nữ ca sĩ, như Bé Tí (giọng miền Trung), Thúy Nga (giọng miền Bắc) và Việt Hương (giọng miền Nam), trình bày bài hát “Chúc Xuân” của Lữ Liên, được cải biên, cũng đã mang lại nhiều nụ cười cho các khán giả.
Tuy nhiên, tiết mục được hoan nghênh nhất trong Ðại Nhạc Hội “Hạnh Phúc Ðầu Năm” này, chính là hài kịch “Ðám Cưới Ðầu Xuân,” với Chí Tài, Bé Tí, Hoài Tâm, Carol Kim và Luật Sư Mỹ Tom Treutler (nói tiếng Việt lưu loát), mang lại thật nhiều nụ cười cho chương trình này, vì đã được kết thúc một cách thật bất ngờ, không phải chỉ bằng một mà bằng hai “Ðám Cưới Ðầu Xuân.”

 
Hài kịch “Ðám Cưới Ðầu Xuân” mang lại nhiều nụ cười cho khán giả, với từ trái qua Carol Kim, Chí Tài, Hoài Tâm, Bé Tí, Tom Treuler. (Hình: Huy Khiêm)

Sân khấu trình diễn của Ðại Nhạc Hội “Hạnh Phúc Ðầu Năm” được chăm sóc thật kỹ, với những slide show hình ảnh, màu sắc thật tươi, đẹp của các loại hoa xuân, cảnh Xuân, cảnh Tết của quê hương, hay bằng những bức tranh vẽ thật giản dị, dễ thương về Tết, Xuân của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, từng tốt nghiệp Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh vào các năm của thập niên 1960, hiện định cư tại Little Saigon, phụ trách minh họa cho nhiều sách báo phát hành ở hải ngoại, và nổi tiếng nhất là qua các tranh vẽ về Tết, Xuân thanh bình của đất nước trước đây, được chọn làm bìa cho các số đặc san Tết hàng năm của báo Người Việt; tờ nhật báo Việt ngữ lớn và lâu năm nhất của người Việt hải ngoại, vẫn được phát hành đều đặn từ 33 năm qua tại Little Saigon, Orange County, Nam California, cũng là nơi có cộng đồng Việt Nam đông đảo nhất, ngoài Việt Nam. (L.T.)


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=123171&z=82


Ngày Tết Việt Nam (Hoài An) - Hương Giang, Diễm Sương, Tóc Tiên, Kỳ Phương Uyên, Quỳnh Vi, & Nguyệt Anh
Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích) - Thanh Hà
Những Kiếp Hoa Xuân (Anh Bằng) - Hồ Lệ Thu
Em Ðã Thấy Mùa Xuân Chưa? (Quốc Dũng) - Khánh Hà
Mùa Xuân Trên Ðỉnh Bình Yên (Từ Công Phụng) - Quang Dũng
Ca Khúc Mừng Xuân (Văn Phụng) - Don Ho & Kỳ Phương Uyên
Bài Ca Tết Cho Em (Quốc Dũng) - Quang Lê
Nghĩ Chuyện Ngày Xuân (Song Ngọc) - Mai Thiên Vân
Rước Tình Về Với Quê Hương (Hoàng Thi Thơ) - Hương Thủy & Thế Sơn
Giọt Cà Phê Ðầu Tiên (Trần Thiện Thanh) - Mạnh Quỳnh & Trường Vũ
Thư Xuân Hải Ngoại (Trầm Tử Thiêng) - Ngọc Hạ
Hát Với Chú Ve Con (Thanh Tùng) - Minh Tuyết
Xuân Ðẹp Làm Sao (Thanh Sơn) - Như Quỳnh
Nụ Cười Sơn Cước  (Tô Hải) - Trần Thái Hòa
Người Tình Ơi Mơ Gì? (Tường Văn) - Tóc Tiên & Mai Tiến Dũng
Điệp Khúc Mùa Xuân (Quốc Dũng) - Thủy Tiên
Xuân Với Ðời Sống Mới (Y Vân) - Ngọc Anh
Tình Có Như Không (Trần Thiện Thanh) - Nguyễn Hưng
Phố Hoa (Hoài An) - Như Loan
Nguyệt Anh & Quỳnh Vi
Hương Giang, Diễm Sương, & Tú Quyên
Phi Nhung


Ba Cái Hột Dưa - Bé Tí, Thúy Nga, & Việt Hương
Ðám Cưới Ðầu Xuân - Chí Tài, Bé Tí, Hoài Tâm, Carol Kim & Luật Sư  Tom Treutler




ĐĨA VÂN SƠN 45 MỚI PHÁT HÀNH NHÂN DỊP THANKSGIVING

http://www.vansonentertainment.com/shop/images/products/Van_Son_Entertainment/VS45inMinnesota.jpg