Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Văn học miền Nam 1954 - 1975: đô thị hay không đô thị?

Nhân trường-hợp "Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng" trong tọa đàm ra mắt sách mới https://nguoidothi.net.vn/su-tro-lai-cua-van-hoc-do-thi...,
https://vnexpress.net/gioi-phe-binh-nhin-nhan-lai-van-hoc-do-thi-mien-nam-4265487.html đã có nhiều bài phân tích văn học miền Nam "đi đâu mà trở về" như bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh sau đây https://www.rfa.org/.../the-return-of-south-vn-literarute..., hoặc 1 số bài phản biện vì sao "thuật ngữ" “văn học đô thị miền Nam" đến nay vẫn còn được sử dụng(?!?)...
Nhưng cũng có 1 bài viết đáng chú ý sau của chủ trương trang
Hải Ngoại Gio-O
: nhà văn Lê Thị Huệ vẫn prefer dùng "thuật-ngữ" này với kết luận cuối bài như sau. Xin post lại để rộng đường dư luận trong cuộc tranh luận "đô thị" mà là "đô thị" hiểu theo nghĩa nào?!?
"Với cá nhân tôi, “Văn Học Đô Thị” là cụm từ chính xác và hấp dẫn, nổi lên từ nền văn học Miền Nam 1954-1975 mà trước đó không có triều đại nào phong phú về tính đô thị trong các sáng tác như thế. Văn Chương Đô Thị mới đúng là nền văn học nổi bật lẫy lừng của nền văn chương Miền Nam 1975.
Văn Học Đô Thị có viết về đĩ điếm mà tạo thành tác phẩm xuất sắc giá trị thì cũng nên viết. Không đề tài nào không đáng viết. Nếu một nền văn học đa dạng, tác giả viết được đủ loại đề tài thì đấy là một nền văn học vạm vỡ đáng tìm đọc.
Có người đã dùng “Văn Học Đô Thị” ám chỉ tính tiêu cực. Họ lồng chính kiến chính trị “vô sản” vào. Họ muốn đồng nghĩa văn chương đô thị là văn chương của giai cấp "tư sản", đẻ ra những tác phẩm mô tả đĩ điếm thúi tha ma cô quán bar Mỹ sa đọa đạo đức. Vài cán bộ như Trần Trọng Đăng Đàn, Lê Đình Kỵ** đã viết sách lên án các mối "Văn Hóa Đô Thị Đồi Trụy Mỹ Ngụy"
Nền văn học đô thị Miền Nam 1955-1975 đã để lại một gia tài văn chương thơ mộng như thế. Tại sao lại chỉ vì chống đỡ vài ba tên cán bộ tuyên truyền vớ vẩn, mà mờ trí đi không còn nhìn thấy khối ngọc phát ra từ đó."

'Vòng tay học trò' đưa văn học đô thị miền Nam trở lại

https://thanhnien.vn/van-hoa/vong-tay-hoc-tro-dua-van-hoc-do-thi-mien-nam-tro-lai-1371249.html

Giới phê bình nhìn nhận lại văn học đô thị miền Nam

https://vnexpress.net/gioi-phe-binh-nhin-nhan-lai-van-hoc-do-thi-mien-nam-4265487.html


Mộ bia cho dòng văn học đô thị miền Nam

https://tranhoaithu42.com/2013/11/14/mot-bia-mo-cho-dong-van-hoc-do-thi/

Văn chương đô thị hay văn chương vòng đai ?

https://tranhoaithu42.com/2021/03/22/van-chuong-do-thi-hay-van-chuong-vong-dai/

Văn học đô thị miền Nam ??? (Tản mạn – bài hai)

https://tranhoaithu42.com/2013/04/30/van-hoc-do-thi-mien-nam-bai-hai/

Văn học đô thị ???? (bài ba)

https://tranhoaithu42.com/2013/05/04/van-hoc-do-thi-bai-ba/

Bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh
https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/10158268469083181

Phục hồi một nền Văn Học?
Bài của nhà văn Thận Nhiên
https://www.facebook.com/nhan.ton.50/posts/5355179771220176 

"Văn học đô thị miền Nam" là gì?
Bài của Nguyễn Đình Bổn
https://www.facebook.com/dinhbon.nguyendinhbon/posts/4180750478645905
./.
Link thêm về sự xuất hiện của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng

https://tienphong.vn/co-hay-khong-hoi-ky-nguyen-thi-hoang-post1329479.tpo 

https://tienphong.vn/tac-gia-vong-tay-hoc-tro-tu-lam-mo-chan-dung-post1329477.tpo 

NHÀ VĂN CỦA TUỔI TRẺ VÀ BẢN NGÃ ĐAM MÊ
"Tháng 8 năm 2020, một phái đoàn của Nhã Nam đến gặp nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tại tư gia. Không cái tên nào gây bão tố trong thập niên 1960 bằng Nguyễn Thị Hoàng. Vòng tay học trò và hàng chục tiểu thuyết khác, trong giọng văn miên man giăng mắc u sầu pha lẫn mê loạn, đã khiến biết bao thanh niên học sinh bấy giờ thổn thức.
“Cô giáo Hoàng” xuất hiện. Năm nay đã 82 tuổi nhưng bà vẫn minh mẫn sắc sảo, phong thái đài các. Trang điểm đậm nhưng thân thể nhẹ nhàng trong váy đầm thanh lịch, Nguyễn Thị Hoàng thong thả mời trà và nói chuyện. Đến giấc trưa đoàn mời bà đi nhà hàng nhưng “cô giáo Hoàng” kiên quyết bà phải là người mời, mới đúng phép chủ nhà tiếp khách phương xa. Trước khi rời nhà, bà thay áo đầm khác còn duyên dáng hơn, với một đôi giày mới, và màu son óng ánh hơn một chút.
Năm tháng sau, vào những ngày đầu năm 2021, bộ tiểu thuyết năm cuốn của nhà văn nữ danh tiếng Nguyễn Thị Hoàng đã trở lại với đời sống sau hàng chục năm khuất bóng, trong vẻ trang trọng, thanh nhã và đượm màu thời gian. Vòng tay học trò, Cuộc tình trong ngục thất, Tuần trăng mật màu xanh, Một ngày rồi thôi, Tiếng chuông gọi người tình trở về… Những tựa sách của một thời mê đắm.
🍂
Văn Nguyễn Thị Hoàng đài các như người. Tôi đọc bà cách đây mới năm năm, khi tình cờ ngã vào một thoáng Vòng tay học trò khiến mình ngỡ ngàng rung động:
“Con đường rừng một buổi hoàng hôn nào đó. Rặng hoa đào và bóng dáng mùa xuân. Mười ngón tay em và những chiếc áo len màu. Miệng em cười và lời yêu thương muộn màng không nói. Tôi chọn em làm đối tượng một đoạn đời ngắn ngủi. Từ đêm em đi là hết. Là hết. Những đoạn đời kế tiếp của em không thuộc về tôi nữa. Tôi không chấp nhận sự biến hình phản bội đó. Em đã hủy hoại ảo tưởng trong hồn tôi nâng niu để trở thành kẻ khác… Mình đã quen thuộc trong đời sống nhau những ngày xanh thắm ấy. Từ đêm em đi là hết, là hết. Cuộc phân ly vĩnh viễn giữa em với tôi, giữa tôi với đời, giữa tôi và bản ngã đam mê của thú rừng thức giấc.”
Tôi tìm đọc Vòng tay học trò ngay sau đó, tuy không dám kỳ vọng, những tưởng mình đã sang một thời đại khác và tuổi mộng cũng đã chào ra đi, sẽ khó tìm thấy sự đồng cảm với cuốn sách. Nhưng không ngờ mối tình cấm giữa cô giáo trẻ với cậu học sinh mới lớn, qua giọng văn cực lãng mạn, sang trọng, đầy nữ tính, khơi dậy tận cùng những khát khao thân xác, những tha thiết nhung nhớ, hờn ghen giận dữ, hy vọng và tuyệt vọng, chán nản và ơ thờ… đã cuốn lấy tôi.
Vòng tay học trò dậy sóng văn đàn thời điểm ra đời, bởi sự táo bạo chưa từng. Chưa có ai dám viết và viết hay như thế về một chuyện tình vượt lễ giáo, bất chấp quy ước xã hội. Hơn một bất chấp, một thách thức luân lý. Lẽ tất nhiên mối tình cấm ấy bị nhiều tờ báo chỉ trích là khiêu dâm, phi đạo đức. Nhưng dường như thế hệ độc giả thanh niên không quan tâm: cuốn sách trong vòng mấy tháng mà tái bản đến 4 lần!
Mối tình cấm này được cho là câu chuyện của chính cuộc đời nhà văn, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng với một nam sinh trên Đà Lạt. Sau này khi được phỏng vấn, Nguyễn Thị Hoàng không hẳn thừa nhận, nhưng cũng không phủ nhận chuyện đó.
Từ đây, Nguyễn Thị Hoàng trở thành hiện tượng.
🍂
Về thân thế, Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, khi còn thiếu nữ học trường Đồng Khánh. Năm 1957 Nguyễn Thị Hoàng theo gia đình vào sống ở Nha Trang. Năm 1960 vào Sài Gòn, học Đại học Văn khoa và Luật, nhưng bỏ dở vì chán. Năm 1962 cô giáo Hoàng lên Đà Lạt dạy Việt văn và Anh văn tại trường nam sinh Trần Hưng Đạo, nơi được cho là diễn ra mối tình tuyệt vọng của Vòng tay học trò.
Năm 1963 bị đuổi dạy vì tai tiếng hoặc tự bỏ dạy, cô giáo Hoàng quay về Nha Trang giam mình trong một tháng hoàn tất tiểu thuyết Vòng tay học trò. Những mê dại, cuồng si và nỗi đau đớn của mối tình trái khoáy vẫn còn tươi nguyên ào ạt chảy trên hàng trăm trang giấy như không kịp thở, làm nên một khúc tình ca buốt ngọt tim gan.
Năm 1964 tờ Bách khoa in mấy kỳ tiểu thuyết này khiến dư luận xôn xao, nhưng vì chuyện chồng con gia đình mà đến 1966 Vòng tay học trò mới chính thức xuất bản đầy đủ. Nguyễn Thị Hoàng ngay lập tức nổi tiếng.
Nhưng Nguyễn Thị Hoàng đến văn đàn trước nhất với thơ. Bà đã in hai tập thơ Sầu riêng (1960) và Sau phút đam mê (1961), sau đó là thơ đăng rải rác trên báo. Thơ sớm hay, cho thấy một tài năng thực sự:
“Em đợi anh về những chiều thứ bảy
Hiu hắt vòm trời buổi sáng thứ hai
Nhạc dạo mơ hồ trong tiếng mưa bay
Thành phố ngủ quên những ngày chủ nhật”
“Sàigòn xa hoa
Sàìgòn mê muội
tôi trở về vùi chôn tuổi buồn đau
lang thang từ buổi xa nhau
từng đêm lệ nhỏ trong màu rượu cay
trời cao chim nhỏ xa bay
tôi về cửa khép phương này mình tôi
Sàigòn hồng má hồng môi
tóc nghiêng nửa mái cung trời hoàng hôn
góc hè phố cũ
hàng hiên cô đơn
nhìn nhau ngơ ngác
Sàigòn cuồng điên âm thanh
Sàigòn đê mê bóng tối
thôi tôi không chờ không đợi
cho lời yêu câm mãi rồi thôi”
Song như một sự run rủi của số phận, Nguyễn Thị Hoàng đã chọn nghiệp tiểu thuyết và trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất vào khoảng những năm 1960-1975 ở Sài Gòn. Sau thành công vang dội của Vòng tay học trò, các nhà xuất bản xôn xao đặt hàng bà viết. Bà nhận tất cả, làm việc điên cuồng, viết mà không cả xem lại, vì phải nuôi tới năm đứa con nhỏ cùng một người chồng trốn lính và đào ngũ không làm ăn gì được. Tôi hình dung cảnh bà hối hả trên những trang giấy, tất bật chăm sóc con cái và lo toan nhà cửa.
Nhưng không vì thế mà bà đánh mất đi vẻ kiêu hãnh sang trọng, cả trong câu chữ lẫn trong đời sống. Bất cứ lúc nào xuất hiện trước công chúng, bà đều thể hiện phong thái thanh lịch kiểu cách nhất, như một tuyên ngôn, đàn bà sinh ra là để đẹp và phải đẹp."

http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Co-mot-nha-van-cua-tuoi-tre-va-ban-nga-dam-me-637337/



Không có nhận xét nào: