Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Những đoạn rời về Nguyễn Thị Hoàng

 









Link:



   




./.
BẢN GỐC "MAI NINH phỏng vấn NGUYỄN THỊ HOÀNG" trên HỢP LƯU 2003



































NHỮNG BÀI THƠ TỪ RẤT SỚM CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG


















Download hoặc xem full ở đây:
https://photos.google.com/share/AF1QipOihSigL4figXatcrSJnfU7WTCwUp45h20iA-opZMAphJqKl-l_23zvPUXBI04REg?key=alJ6TXhfM3dFaGUtWDVnQ09HU0RsRG1vYlVIZENR 

Một bài thêm của tác giả Nguyen Chinh viết về Nguyễn Thị Hoàng 



Gần đây nhất, ngày 16/12/2020, chúng ta có dịp gặp lại chị trong một buổi nói chuyện tại Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF) sau một thời gian dài vắng bóng và im tiếng. Bằng một giọng nói của người sinh ra tại miền Trung, nói đúng ra là “giọng Đà Lạt” pha trộn tiếng Huế và Sài Gòn, nhà văn đã ngoài 80 tâm sự trong lời mở đầu:
“Đây là cơ hội cho tôi được nói sau gần nửa thế kỷ phải câm… và hôm nay, người câm nói được và được nói… vì thế, trong giới hạn thời gian quá ngắn ngủi này, tôi xin trình bày một vài nét rất đơn sơ về cuộc đời viết của tôi và rất lấy làm tiếc nếu có những thiếu sót, sơ xuất, xin các vị thứ lỗi”.
Theo Nguyễn Thị Hoàng, chị viết văn từ nhỏ, vì viết là một sự giải tỏa và cũng là cuộc nói chuyện với chính bản thân mình: “Tôi viết vì ưa thích, viết để giải tỏa nỗi niềm…Cứ thế từ nhỏ cho đến lúc lớn lên, tôi viết càng lúc càng nhiều và nó trở thành một thói quen không nhịn được…”
Cho đến năm 1964, cuộc đời Nguyễn Thị Hoàng trải qua một khúc quanh mà chị gọi là “một tai họa gần như hủy diệt cuộc đời mình” và lên Đà Lạt dạy học tại trường Trần Hưng Đạo. Trong vòng chỉ 1 năm tại đây, nhà văn đã có cơ hội tìm lại cuộc sống bình thường và mang nhiều kỷ niệm.
Đó chính là lý do tác phẩm VTHT ra đời qua một mớ bản thảo ghi chép vội vàng trong vòng một tháng khi từ Đà Lạt về Nha Trang năm 1965. Về sau, Tạp chí Bách Khoa đăng một số chương kèm với thơ do chị sáng tác.
Cũng vào thời điểm đó, Nguyễn Thị Hoàng “lâm vào thế trận gia đình, chồng con”, mãi đến năm 1966 nhà xuất bản Kim Anh tìm gặp chị và muốn in cuốn VTHT một cách chính thức. Đó là thời điểm tác phẩm VTHT tham gia nền văn học miền Nam và từ đó trở đi, cây bút nữ này được mệnh danh là một trong “ngũ hổ tướng” bên cạnh Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng Dương.
Mời các bạn tham khảo thêm về VTHT qua bài viết trên Facebook: “Nhà văn nữ trước 1975: Nguyễn Thị Hoàng” (https://www.facebook.com/nguyen.chinh.589/posts/10205396363146779).
Hoặc trên Blogspot:
• “Đọc lại Vòng Tay Học Trò (1)”
• “Đọc lại Vòng Tay Học Trò (2)”
Sau ấn bản đầu tiên năm 1966, và tái bản 4 lần trong vòng vài tháng, VTHT trở thành “best seller” vào thập niên 60-70. Tuy nhiên, dư luận về cuốn sách mang nhiều ý kiến trái chiều.
Người đọc nói chung ca tụng cuốn sách là một “bước đột phá” trong văn chương miền Nam nhưng một số khác lại phê bình chuyện tình giữa cô giáo và học trò đã phá vỡ truyền thống “tôn sư trong đạo” vốn có của xã hội.
Trong buổi nói chuyện tại IDECAF, Nguyễn Thị Hoàng đã thẳng thắn nhìn nhận: “Trong sự nghiệp viết văn của tôi, không có cái nào là nổi trội, không cái nào gọi là chính yếu hay quan trọng nhất… Dùng chữ quan trọng thì không đúng bởi vì đối với tôi, chẳng có cái viết nào là quan trọng cả!”.
Trong suốt 15 năm im tiếng, kể từ 1974 với cuốn thiểu thuyết cuối cùng “Cuộc tình trong ngục thất” cho đến năm 1990, Nguyễn Thị Hoàng đã im lặng hoàn toàn. Chị nói không phải do tình thế bên ngoài hay bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào, mà chỉ vì những xáo trộn của cuộc đời riêng tư.
Năm 1990, do yêu cầu của các nhà xuất bản, Nguyễn Thị Hoàng tổng hợp những bản thảo đã “ngủ yên” để “tái xuất giang hồ” với “Nhật ký của im lặng”. Tác phẩm này gồm nhiều chương và mỗi chương xoay quanh một vấn đề hoặc nhân vật.
Nguyễn Thị Hoàng nhắc lại cầu thủ bóng đá người Pháp, Platini, với cú đá phạt năm 1986 và cứ thế nhiều nhân vật xuất hiện trong “Nhật ký của im lặng” khiến cuốn sách kéo dài tới gần 600 trang!
Để tiếp tục cuộc hành trình văn học, chị đã chuyển từ tiểu thuyết sang một vấn đề trừu tượng hơn là “viết về tâm linh”. Nguyễn Thị Hoàng tâm sự, “đó là khoảng cách đánh dấu sự chuyển biến của hành trình sáng tác”.
Sau đó, Nguyễn Thị Hoàng tiếp tục viết nhưng lại không xuất bản. Chỉ đến lúc đó chị mới thầu hiểu cái “thiên chức của nhà văn”, không cứ gì phải xuất bản mới gọi là nhà văn:
“Viết văn giúp tôi chuyển hóa từ dưới đáy vực sâu, vượt qua khỏi những cái tầm thường, eo hẹp của cuộc đời này… Trong tâm lý, mình cảm thấy trợ trọi, cô quạnh… nhưng khi viết mình tựa như con tằm nhả tơ… Khi viết trong câm lặng mình có thể tận hưởng được những âm hưởng bên trong”.
Trở lại với cuốn VTHT, Nguyễn Thị Hoàng khẳng định:
“Nếu nói tác phẩm này là quan trọng nhất, nặng cân nhất… thì không phải như vậy, vì đó chỉ là từ cái nhìn của mọi phía, từ sự yêu chuộng của mọi người. Đối với riêng tôi, đó là chứng tích, là khoảnh khắc đã cứu vớt tôi ra khỏi đoạn đời tưởng đã hủy diệt mình trước đó…
“Khung cảnh của Đà Lạt thật tuyệt vời tựa như bài hát “La chanson d'Orphée” (*)… Thực tâm khi viết tôi không nghĩ về một mối tình ngang trái, tôi chỉ xúc động vì chuyện mình đã được sống lại khi tưởng chừng như mình đã chết. Chỉ vậy thôi!”
(hết trích)
Những lời tâm sự của Nguyễn Thị Hoàng đã khiến người nghe cảm thấy bùi ngùi, xúc động. Riêng tôi, vốn là bạn thân của Mai Tiến Thành, nhân vật học trò tên Minh trong truyện, khiến tôi nhớ lại một người bạn vui tính nhưng “ngang ngược”, hoang tàng nhưng lại “đáng yêu”.
Thành nay đã trở thành người thiên cổ. Anh ra đi ngày 10/12/2008 tại Hoa Kỳ. Ước gì anh có mặt trong buổi nói chuyện của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, để được nghe và được thấy kỷ niệm của mình tại Đà Lạt.
R.I.P. Mai Tiến Thành!

Không có nhận xét nào: