Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm...

Từ khi đọc bài thơ đó, và nghe nhạc phẩm được phổ nhạc từ (1 người cũng là thi sĩ nổi tiếng)(đọc thêm ở đây THI SĨ ĐIÊN SI TÌNH LÃNG MẠN) Nguyễn Tất Nhiên do Duy Quang trình bày trong album Nga (Dream Studio), tôi biết đây là bài hát có lyric "táo bạo" nhất nền tân nhạc VN, bởi lẽ, có mấy ai dám so sánh người yêu mình...với "chó", huống hồ là 1 con "chó ốm":)

http://www.box.net/shared/ecum0nkcmm

Nguyên bản bài thơ (rất dễ thương)

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao anh chả là nước biển...
Cười đi em ơi như sáng hôm qua
em đố

Hôm nay Nga buồn như con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
khiến những nụ cười
làm mắt anh
Tại sao, Nga ơi, tại sao ...
Đôi mắt em nghẹn như sát từng lần vỏ hến
Hơi thở trùng như sợi chỉ không căng
Bước chân không đều như chiếc thước kẻ ai làm cong
Ai dám để ở ngoài mưa ngoài nắng!

Nói cho anh đi, Nga ơi ...
(em làm ơn chóng chóng)
Lại bên anh đi - bằng một lối rõ thật gần
Bằng một lối gần hơn con đường cong
Bằng một lối gần hơn con đường thẳng
Bằng đôi má hồng non, bằng mắt nhìn trinh trắng
Bằng những lời yêu mến tan trên đôi môi ...

Và cười đi em ơi,
Cười như sáng hôm qua,
Như sáng hôm kia ...
Cười đi em,
Cười như những chiều đi học về
Em đố anh Paris có bao nhiêu đèn xanh đèn đỏ
Mỗi ngày bao nhiêu lần anh hôn em? ...

Cười đi em,
Cười thật nhiều đi em ...
Rồi đố anh
Cho anh không kịp đếm
Cho anh tan trong niềm vui
Cho bao nhiêu ngọn đèn xanh đang thi nhau cười
Vì ta đan tay chúng mình sát lại
(tay anh và tay em)
Nhớ hai dãy phố chạm vào nhau
Hai dãy phố chúng mình vẫn đi về
Em nhớ không ? ...

Em nhớ không ? Đã có một lần anh van em
Đã có một lần lâu hơn cả ngày xưa
Em sợ thời gian buồn như mọt nhấm từng câu thơ
Em sợ thời gian ác như lửa thiêu từng thanh củi
Mắt e ngại như từng con chỉ rối
Em sợ những ngày trời nắng như hôm nay
Em sợ những đường tàu vướng víu như chỉ tay
Không dám chọn lấy một ga hò hẹn
Em nhớ không? Anh đã van em
(và anh còn van em như ngày xưa ...)
Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô
Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi
Anh van em đừng nhìn anh và đừng cười gượng gạo
Em đừng cười như ngọn bấc gần hao
Những nụ cười vướng trên đôi gò má xanh xao
Những nụ cười vướng trên mắt nhìn trắng đục
Đừng để anh nhìn em rồi nghẹn ngào chớp mắt
Như hai vì sao le lói trong đêm sương mù
Đừng để thời gian dầy
như trăm vạn lớp chấn song thưa
Về xen giữa hai bàn tay sầu tủi ! ...

Em nhớ không, anh đã van em đừng buồn
Anh đã van em đừng để những nụ cười chắp nối
Mắt anh sẽ mờ vì những vết kim khâu
Và anh buồn, rồi lấy ai mà dỗ nhau
Lấy ai mà dỗ hai con chó ốm ! ...

Em nhớ không cả một hôm trời mưa
Một hôm trời mưa tấm tức
Một hôm trời mưa không ướt cánh chuồn chuồn
Những hạt mưa không đan thành mắt áo len
Những hạt mưa không làm phai màu nước mắt
Em đã khóc, anh đã khóc, và chúng mình đã khóc
Bước chân lê trên những hè phố không quen
Chúng mình đã khóc vì không được gần nhau
như hai con chim
Chúng mình đã khóc vì không có tiền
làm lễ cưới lễ xin
Và em nhớ không, chúng mình đã hỏi nhau:
Tại sao phải làm lễ tơ hồng?
Tại sao phải nhờ người ta buộc chỉ vào chân?
Khi tay em đã vòng ra đằng sau lưng anh
Khi tay anh đã vòng ra đằng sau lưng em
Người ta làm thế nào cắt được
Bốn bàn tay chim khuyên! ...

Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫn
Tròn hơn cả hai chiếc nhẫn đeo tay ! ...

Chúng mình lấy nhau
Cần gì phải ai hỏi ...
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
"Có bằng lòng lấy em?..."
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt! ...

Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển! ...

Em sẽ cười phải không em
Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau! ...
Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích
Không ai cấm được anh làm cả bài thơ
Với một chữ N
Với một chữ G
Và với một chữ A
Người ta có thể đọc một câu, hai câu, hay cả ba
Người ta có thể không thích
(thì người ta không thích một mình)
Nhưng người ta không cấm được anh yêu bài thơ của anh.

------------------------------------------

Nguyên Sa, 1 nhà thơ quá quen thuộc với độc giả (đặc biệt là độc giả miền Nam), có rất nhiều bài thơ được phổ nhạc, hẳn bởi trong những câu chữ của ông đầy nhạc tính, và từng câu thơ đã rung rinh hẳn từng cung bậc của thanh âm????

Nguyên Sa một đời làm thơ và sống chết với thơ. Khi ông đang nằm trên giường bệnh, dù đang thập tử nhất sinh ông vẫn lo lắng để chuẩn bị cho in tập thơ “Thơ Nguyên Sa tập 4.” Thơ với ông là một vũ trụ mênh mông mà cuộc sống vẫn còn dù thân xác có bị hủy hoài theo luật thiên nhiên.

Thơ Nguyên Sa không phải chỉ thuần túy thi ca mà còn chất chứa cuộc sống thực tế và cả những ước mơ nữa. Có phải tâm tính lãng mạn là luôn luôn nuôi dưỡng những giấc mơ? Quả thực, trong suy nghĩ biểu hiện bằng ngôn ngữ thi ca, Nguyên Sa là một người làm thơ lãng mạn.


Những bài thơ như Áo Lụa Hà Ðông, như Tuổi Mười Ba, như Tám Phố Sài Gòn, như Paris Có Gì lạ Không Em, đã vượt qua không gian, thời gian để sống mãi. Thậm chí, nó còn vượt qua những chiến tuyến, qua những định kiến chính trị để thành một gia sản quý báu của văn chương dân tộc Việt Nam. Thế mà, khi viết hồi ký, ông lại ít đề cập tới. Không hiểu có phải là phản ảnh tâm lý mà ông đã nói trong cuộc phỏng vấn trước tám năm ngày ông từ trần:

“Ðề tài tình yêu thường thay đổi theo thời gian... trước năm 1963, tình yêu đó thuần túy những cảm xúc, những đam mê. Ðó là niềm đam mê, lúc tin tưởng mạnh mẽ, lúc rụt rè thắc mắc, lúc muốn ngỏ lời, lúc không dám ngỏ. Nhưng về sau lúc người ta 50, 60 tuổi, đam mê tình ái không còn nữa, như xao xuyến về một vạt áo trong sân trường, như bồi hồi vì một mái tóc xõa ngang vai, không có nữa. Thời gian xóa bỏ nhiều thứ. Tình yêu có bóng dáng của sự buồn phiền xót xa vì thời gian trôi qua. Và ngậm ngùi nhận ra rằng việc chấm dứt cho tất cả mọi sự sẽ phải tới. Khi nào suy nghĩ ấy xen lẫn trong đời sống trong tình yêu trong thơ, tất cả sẽ chán chường. Võ sĩ lên đài mà không nghĩ đến chiến thắng đến tiền thưởng mà chỉ nghĩ đến cái chết gần tới thì chắc chắn quả đấm của võ sĩ ấy phải khác với một võ sĩ chỉ nghĩ đến cách thế để cho đối thủ quỵ ngã. Ðối với tôi tâm sự về tình yêu lúc 50 tuổi trở lên như võ sĩ lên đài thay vì chiến đấu mãnh liệt say mê thì lại đưa quả đấm giơ lên rồi bỏ xuống. Tư tưởng cái chết ám ảnh mạnh mẽ tình yêu...”


Image

Image


http://www.mediafire.com/?0wmulmnddz0
http://www.mediafire.com/?m4ynymomz2z
http://www.mediafire.com/?mnmy2xmgdqi

NGUYÊN SA VÀ NHỮNG BÀI THƠ CUỐI CÙNG

         LÊ THIẾU NHƠN

Thi sĩ Nguyên Sa sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội, mất ngày 18-4-1998 tại Mỹ. Trong cuốn hồi ký của mình, ông viết: “Tôi thích được giới thiệu bằng cách đọc lên một bài thơ Nguyên Sa. Đó là cách giới thiệu được cả Nguyên Sa ý thức và vô thức, cho thấy bản ngã của người làm thơ tương đối đầy đủ nhất, cả bản ngã đã có, bản ngã đang có, và bản ngã muốn có. Những bài thơ khác biệt mang lại bản ngã khác biệt…”. Vì vậy, để hiểu Nguyên Sa không có phương pháp nào đáng tin cậy bằng sự nghiêm túc đọc lại thơ Nguyên Sa.

Xuất thân từ một gia đình không liên quan gì đến văn chương nghệ thuật. Năm 17 tuổi, Nguyên Sa sang Pháp du học. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông ghi danh vào khoa Triết, Đại học Sorbonne. Và cuộc hạnh ngộ với bà Trịnh Thị Nga đã biến ông thành thi sĩ. Bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Nguyên Sa cũng là bài thơ đính hôn. Bài thơ có tên “Nga” được in vào thiệp cưới của họ năm 1955: “Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô. Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi”. Năm 1956, ông bà đưa nhau về Sài Gòn sống bằng nghề dạy học. Không chỉ giảng dạy môn Triết cho các trường trung học, họ còn mở ra hai trường tư thục Văn Học và Văn Khôi. Với quan niệm bản thân “vốn dĩ chỉ là hạt cát”, Trần Bích Lan lấy bút danh Nguyên Sa và ngay lập tức lừng lẫy trên thi đàn.

                
http://phusaonline.free.fr/ButViet/NMTrinh/173_NguyenSa.jpg

Có thể do sự tình cờ hữu duyên, những bài thơ phổ nhạc của Nguyên Sa lan tỏa rất nhanh vào đời sống, và cho đến tận hôm nay, nhắc Nguyên Sa là người ta nghe vang lên trên môi “Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn. Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh” (Áo lụa Hà Đông), hoặc “Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường” (Tuổi mười ba) hay “Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm. Chả biết tay ai làm lá sen”( Paris có gì lạ không em) và “Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn. Nếu em sợ thời gian dài vô tận” ( Tháng sáu trời mưa). Những bài thơ được phổ nhạc ấy cứ bồng bềnh từ thế hệ này sang thế hệ kia, khiến nhiều bài thơ khác của Nguyên Sa ít nhiều bị che khuất, kể cả những câu thơ độc đáo miêu tả chiếc áo dài dân tộc “Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay”. Tuy nhiên, nếu đọc thơ Nguyên Sa viết sau năm 1975 ở hải ngoại, vẫn nhận ra nét hào hoa riêng biệt. Trong tập “Hoa sen và hoa đào” được sáng tác khoảng thời gian 1982-1988, có những câu thơ mang đậm phong cách Nguyên Sa như “Anh nhớ em ngồi áo trắng thon. Ngàn năm còn mãi lúc gần quen. Em gầy như liễu trong thơ cổ. Anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường” hay “Phương Đông vào chỗ hồng lên má. Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa”.

    Đã từng xuất bản cuốn sách biên khảo triết học “Descartes nhìn từ phương Đông”, nhưng trả lời phỏng vấn của nhà văn Vũ Bằng vào năm 1972, thì Nguyên Sa vẫn khẳng định: “Nói triết lý sa sả, e rằng sẽ là người tự kiêu. Nhất là trong thơ, càng nhiều triết lý càng mất tính cách của thơ. Theo tôi, thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng”. Suy nghiệm đó được Nguyên Sa thể hiện rất rõ trong những bài lục bát. Thơ Việt Nam đã từng tự hào về lục bát Nguyễn Du, lục bát Nguyễn Bính, Lục bát Huy Cận thì có lẽ những ai yêu thể thơ truyền thống cũng cần lưu ý lục bát Nguyên Sa. Sáu chữ và tám chữ được Nguyên Sa vận hành khá tự nhiên và nhịp nhàng đến mức phẩm chất thi ca tuôn chảy vào lòng độc giả một cách bất ngờ. Khi gặp “Mây hồng” bâng khuâng “Những chiều sương kín đầu non. Hỏi nhau nhè nhẹ sao buồn chi em”, khi muốn “Tháo gỡ” giăng mắc ngậm ngùi “Ta nằm tháo gỡ cơn mưa. Cầu vồng tràn núi cũng vừa bắc ngang. Trong thơ ta gọi là nàng. Nói năng lẫm liệt, tình càng thâm sâu. Trời cao có núi bắc cầu. Trong ta vực thẳm cúi đầu nghe mưa”, hoặc khi đăm đắm “Hiu quạnh” thân phận “Bỏ tay vào túi buổi chiều. Lấy ra hiu quạnh với nhiều bản thân. Còn hiu quạnh chỗ mộ phần. Tấm bia màu trắng mấy lần quạnh hiu”, và khi hân hoan “Ngày khỏi bệnh” nhận ra “Thương ghê màu áo hoa cà. Mộng mơ bật sáng trên da thịt người”.

Những câu thơ mềm mại, linh hoạt và ấm áp theo suốt cả cuộc đời Nguyên Sa, và lúc đến chặng đường hoàng hôn số kiếp thi sĩ thì ông chợt ngộ “Hiện tượng toàn diện” để thả hồn tràn theo nghĩ suy không kịp kết nối vần điệu: “Lau khô một bông hoa không phải chỉ là động tác của tay. Công việc đòi hỏi sự chú ý của thị giác, sự nhịp nhàng của hô hấp và cả sự di chuyển trong một không gian”. Đối mặt với căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ từng ngày, Nguyên Sa vẫn không rời bỏ thơ. Bài thơ “Hóa học trị liệu” có thể xem như một cột mốc để đánh dấu những sáng tác tạ từ nhân gian của ông

Tôi biết cây phong đứng ở trước cửa bệnh viện nghĩ gì
Khi những chiếc lá phong buông tay ra
Làm thành những vòng tròn nhỏ
Những chiếc lá phong màu rượu chát rơi xuống một vị trí tên là mặt đất
Gió đưa những chiếc lá phong sang một vị trí khác cũng tên là mặt đất
Như thể vật nào cuối cùng cũng chỉ có cùng một tên

Không thể nói khác hơn rằng, 22 bài thơ viết từ đầu năm 1998 đến lúc chia tay vĩnh viễn với nàng thơ, đã cho hậu thế thấy được một dòng chảy khác của thơ Nguyên Sa. Những câu thơ ngổn ngang và giàu chất trí tuệ, không phải đến thình lình, mà có mạch nguồn trong thao thức Nguyên Sa. Trên giường bệnh, có lẽ hơn một lần ông ưu tư về những bài thơ mình viết đã được phổ nhạc truyền tụng khắp nơi: “Tôi đã làm xong bài thơ để phổ nhạc. Nhưng bài nhạc chưa tới. Đến khi nó tới. Bài thơ nhất định bỏ đi”. Thật vậy, những bài thơ sau chót của Nguyên Sa hầu như không dành cho âm nhạc, chỉ dành cho những chột dạ.

Nguyên Sa chột dạ về “Mật khẩu” đời mình
Mỗi lần Thượng đế mở toang lồng ngực và bước vào
Tôi sợ đến nín thở
Tôi sợ ông gọi cửa không được
Tôi sợ ông quên mật khẩu
Tôi sợ ông quay ra hỏi
Tôi sẽ không biết trả lời sao
Vì tôi cũng không nhớ

Nguyên Sa chột dạ về “Ký ức” người vợ sắc son đi cùng ông suốt hành trình long đong duyên nợ ba sinh
Em làm cho tà áo lượn bay màu trắng ở quê hương xưa
trở thành màu hồng
Em làm thắp lên ngọn bạch lạp vào buổi sáng
ở trong lớp học
trong những giờ khắc yêu đương

Nguyên Sa chột dạ về những “Mặt nạ” chập chờn lẩn khuất
Chiếc mặt nạ ngay sát lần da mặt, gắn vào hay tháo gỡ
đều đòi hỏi nhiều thời gian
Làn da mặt dính vào thịt xương gắn vào hay tháo gỡ càng lâu hơn
Không thể đo được thời gian  tìm kiếm những chiếc mặt nạ
Ở dưới làn da mặt dính vào thịt xương

Nguyên Sa chột dạ về “Con sông” ngược xuôi bất tận miền khát vọng
Suối cạn là nghĩa trang biết thở dài của dòng sông
Sa mạc là nghĩa trang khác, nghĩa trang biết khóc của dòng sông
Vật nào cũng có hai nghĩa trang
Một vật bao giờ cũng có hai tên
Tên nó và tên ước mơ của nó
Nghĩa trang của nó và nghĩa trang của ước mơ
Có lúc tôi thích được gọi bằng tên tôi
Có lúc tôi thích được gọi bằng tên ước mơ của tôi
Đó là lý do tôi ký tên em khi làm thơ

Thế nhưng, niềm riêng ray rứt nhất, đau đáu nhất của Nguyên sa trong những bài thơ cuối cùng là nỗi mong ngóng thăm thẳm cố hương. Nguyên Sa đón “Tết ở Wichita Falls” giữa cơ hồ run rủi: “Nửa khuya nàng đánh thức tôi dậy, nói dậy đi, dậy đi, giao thừa rồi. Tôi ngồi dậy. Chúng tôi mặc quần áo mới. Chúng tôi thắp nhang. Chúng tôi ngồi uống trà với nhau, ngồi tựa lưng vào nhau, hát cho nhau nghe bằng ánh sáng của những ngày mới gặp nhau. Khi nàng quay đầu lại, tôi thấy mắt nàng đỏ hoe. Mắt nàng ngơ ngác giống như mắt con vành  khuyên một mình, để định hướng, bay theo những màu vàng của một rừng mai”. Dường như Nguyên Sa không còn muốn ngắt dòng hay ngắt câu, ông cứ để cảm xúc lênh loang cho kịp nhịp điệu hối hả từ trái tim mình. Và ông nghĩ về một sự “Thủy chung” giản dị khi hóa thân vào tro bụi: “anh chỉ xin em ném dùm anh xuống những mảnh đất đầu đời, chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều, con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học”. Riêng với quê nhà thơ ấu, Nguyên Sa tỉ mỉ viết sáu câu chia biệt

Ngọn đèn chiếu xuống bức tranh
Cầm lên Hà Nội thấy đình miếu xưa
Tiễn nhau nhớ Tháng Giêng, mưa
Sông Hồng nước động bóng chưa nhập hình
Tiễn anh linh hiển u linh
Cấu vào da thịt thấy mình bỏ đi

Vậy là Nguyên Sa đã yên nghỉ mười năm ở California. Mọi vui buồn và được mất cũng đã lắng dịu đi, đủ để những người bây giờ bình tâm phác thảo một chân dung thơ Nguyên Sa. Ông đã đến với chúng ta, đã sống với chúng ta, đã rời xa chúng ta, và đã gửi lại những câu thơ dâng hiến cả cuộc đời. Gần nửa thế kỷ miệt mài với thơ, Nguyên Sa canh cánh “luôn luôn làm sao để không giống mình, để trở thành một người khác mình, thì đó chính là cách thức, cách thế để trở thành chính mình”. Và phải chăng, trong sự vần xoay năm tháng, Nguyên Sa đã tìm được chính mình khi đi qua “Sân khấu và những sân khấu” trắc ẩn cõi người: “Tôi thực sự không thích sân khấu, sân khấu rất phiền, đèn đuốc sáng chưng, mình không thể làm điều mình muốn. Tôi cũng không thích hậu trường là một sân khấu khác. Tôi không thích làm diễn viên, bị khán giả nhìn ngắm, có khi soi mói, mất tự do kinh khủng. Nhưng cũng như bóng tối có ánh sáng của nó, im lặng là mặt bên kia của tiếng nói, khán giả lại là những diễn viên khác. Còn sân khấu thì thường trực đổi chỗ”? 

2 nhận xét:

nguyen phat nói...

Co nghe Cd nay tu luc con la bang catsette-giong Duy Quang (hinh nhu la song ca voi nnhieu giong nu) luc bay gio DQ dang lam mua lam gio trong nuoc voi nhungb bai hat nhe nhang -tinh tu-con bay gio-da la mot Ong già-giong ghe qua di mat-thanks Huy da nhac lai mot CD de thuong cua ngay xua

Thuan Nguyen nói...

Nắng SG anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Thế hệ trẻ Sài Gòn trước kia đều biết, nhớ hai câu thơ này của ông .
Chị cũng đã nhớ NS như vậy..dù thơ của ông được phổ nhạc rất nhiều.Những bài thơ tình nhẹ nhàng chứa nhiều kỷ niệm ...dù lướt qua thật nhanh trong đầu nhưng cũng đủ để lại chút bâng khuâng .