Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Cũng là 1 cơ duyên!


Đọc và tìm thấy 1 quyển sách để đọc, hẳn cũng phải do duyên...
Câu chuyện bắt đầu từ ..1 ngày như mọi ngày...
Tạt ngang nhà sách QUỲNH MAI để xem thử có quyển sách nào mới thì vô tình bước vào sâu trong kệ cuối cùng và thấy 1 tập bút kí khá dày với đề từ  TỪ NGÕ HUẾ XƯA...Tựa sách toát lên 1 chút gì đó vừa huyễn hợac, vừa khơi gợi nhiều kỉ niệm....dù chưa 1 lần ghé chân tới HUẾ.
Tản văn hay tùy bút/ bút ký, ngỡ chỉ là những mảng nhỏ bé, những góc báo nằm in lẩn khuất trong những trang báo màu với vô vàn dòng thông tin trong ...kỉ nguyên hỗn độn như thế này. Thế nhưng không, chính những mẩu tạp bút/ bút kí mang trong nó 1 mạch ngầm cháy bỏng, sự cháy bỏng của hoài niệm, sự cháy bỏng của những niềm nhờ, niềm quên, niềm vui và cả nổi buồn...Hoài niệm về 1 khung trời miên viễn, 1 thời đã qua nhưng nay,  TRẦN KIÊM ĐOÀN, ngươi con của Huế-đã "ra đi có thể quá sơm hay muộn màng" nhưng nay, đã trở về, đã lặn lội tìm lại những dư ảnh, những cảm xúc từ những con ngõ nhỏ của tuổi thơ..và kể lại, bởi theo tác giả "mỗi người Huế có 1 mùa riêng trong trí nhớ đã thành kỉ niệm, được xếp kĩ trong đáy va li lúc ra đi.."
Thâm trầmvà sâu sắc, lãng mạn và tinh tế...Gịong văn của tác giả..cũng như tâm tình của người con xứ Huế..đã làm say mê tôi khi cùng tác giả trở về với những kỉ niệm tuy đơn sơn mà rát buối cõi lòng, từ "cơm Hến" cho tới "mưa Huế""rất hồng buổi sớm và chợt tím buổi chiều của 1 thời đã ngả màu rêu phong", mưa là 1 nét rất đặc trưng cho Huế, đến nỗi, tác giả phải thốt lên rằng:"tâm hổn người Huế đã thành tha phương từ trong những cơn mưa.." cho đến "cơm âmphủ" rồi ngay cả tự tạo ra cho mình... "văn hoá những chiếc cầu" để khám phá ra những "sự hiện hữu vô hình", những "tâm ảnh" của người con xa xứ..

Thế là lại lần mò tìm 1 những tác phẩm khác của tác giả, mới search trên internet hôm trước, hôm sau đã thấy bên trong 1 tiệm sách sale off bên đường, được giảm giá 50% vì lỡ dính nước mưa, 1 trong những quyển hiếm hoi lành lặn còn sót lại...Ngộ thay, cũng khá đúng với tựa đề sách...:TU BỤI, TU BỤI ở đây có nghĩa là TU GIỮA BỤI TRẦN...
Quyển sách ấy, vật vô tri vô giác, đã thấm đẫm những cơn mưa, để nằm im đó, bên đường, chờ cơ duyên đến...Há chẳng phải cũng là 1 điều thú vị sau???

"Bạn cứ giở ra bất cứ một trang nào trong cuốn truyện dài 500 trang này đi, thế nào bạn cũng bắt được một tư tưởng, một ý niệm phật giáo loáng thoáng , lang thang đâu đó , và một cách nhẹ nhàng , khi bạn sang trang, bạn bất ngờ nhận thấy hình như cái ý niệm đó bỗng trở nên có hình dáng, có chiều rộng, có chiều sâu, và thật gần gũi với bạn như thể bạn đã từng nghĩ đến nó tự bao giờ. Tu Bụi đã bằng một cách nào đó đã đem những tư tưởng và lý thuyết nhà Phật đến với bạn một cách êm ái không ngờ.

Bạn nhắm mắt mà lật đến một chương nào đó đi, bạn sẽ ngạc nhiên thích thú vì những sinh hoạt chung quanh bạn, nhờ Tu Bụi mà bỗng trở nên giàu có màu sắc , sống động với từng chi tiết cỏn con , ví dụ như một mảnh gấm dệt , một tiếng trống chầu, một quân tốt đỏ, và cả ngay chính tâm tư của bạn nữa.

Bạn vô tình chỉ vào một đoạn nào đó của Tu Bụi đi , bạn sẽ thấy , sẽ nếm được nét thi vị của văn chương mượt mà , của tấm lòng nhân hậu, cho dù khi nói đến những mối thù gần như truyền kiếp, hay khi đề cập đến những trăn trở, những đam mê của con người ở chốn đời thường.

Bạn không tin ư? Vậy thì mời bạn đọc thôi. Giả thử bạn không đọc từ trang đầu tiên. Giả thử bạn vô tình mở cuốn sách ở trang......Mời bạn đọc thử đi, rồi bạn cho biết bạn có tìm được một câu nào thú vị ở trang đó không nhé " ( from trankiemdoan.net)
,,,,,,,,

Tu bụi, tức là tu giữa bụi trần. Một câu chuyện thiền được xây dựng trong khung cảnh cổ xưa của một thời trong lịch sử triều đình Huế. Hoàng thân Trí Hải, người đã từng tháp tùng hoàng tử Cảnh sang Pháp xin viện binh khi vua Gia Long còn nương náu ở Bangkok, nay trở thành nhà quí tộc tao nhã phong lưu nhất của kinh thành Huế.

Những suy nghĩ, chiêm nghiệm về thời cuộc, những phân biệt chân giả ở đời đã khiến chàng phải  đối diện với những sự thật sâu thẳm, nhưng có lẽ chủ trương “tu bụi” đã không đến với chàng nếu không có tiếng gõ cửa thôi thúc từ một mối tình...

Một phụ nữ đẹp, tài hoa, lại rất giỏi làm kinh tế; một nữ doanh nhân cưỡi thương thuyền đi Singapore, Thái Lan, Trung Quốc để tự lập cho mình một sự nghiệp riêng dù bản thân đã ở địa vị phu nhân quan chánh chưởng, có thể an nhàn hưởng phú quí trong dinh thự xa hoa...

Một thiếu phụ Việt Nam thế kỷ 19 có  dám mặc áo đầm phương Tây, có dám sống trọn tính cách của mình như nàng Ba Gấm chăng? Con người Việt Nam thế kỷ 19 có thể có tầm nghĩ như Trí Hải chăng? Trần Kiêm Đoàn dám xây dựng những nhân vật như thế, vì với anh con người Việt Nam trong lịch sử thời ấy hoàn toàn có khả năng đạt được những điều như vậy...

Nói chuyện tu hành nhưng trong tác phẩm này Trần Kiêm Đoàn không chủ trương đi quá sâu vào những khúc mắc tâm linh. Anh xây dựng tác phẩm bằng cách đặt mỗi nhân vật của mình trước một hành trình riêng, từ đó làm hiện rõ những mâu thuẫn tiềm tàng trong sự tồn tại của từng thân mệnh. Đi tận cùng số phận của những nhân vật này mới thấy đường tu là đường đến với cuộc đời, một cuộc đời đa đoan, phiền tạp, nhiều oan trái nhưng cũng hết sức thân thương. Vì vậy tu không phải là trốn tránh cõi người mà là mở lòng ra cưu mang nó, ôm ấp nâng đỡ nó, là viên thành cái Phật tính tiềm tàng nơi mỗi trái tim người.

Người đọc đã quen với cách viết trong các tập ký của Trần Kiêm Đoàn trước đây như Chuyên khảo về Huế, Con yêu bánh nậmTừ ngõ Huế xưa sẽ phần nào bỡ ngỡ khi đi vào thế giới truyện của Trần Kiêm Đoàn, nơi đây tác giả đã thay đổi cách viết với quyết tâm thử nghiệm một con đường mới trong cả thể loại, bút pháp và ý tưởng. Cũng là xứ Huế với ký ức thăm thẳm và một cái nhìn soi dõi vào quá khứ, nhưng ở những tập ký trước đây là một giọng trữ tình hoài cảm chen lẫn nụ cười trào lộng dí dỏm, còn với tập truyện này là những chiêm nghiệm lắng sâu về con đường đi tới miền an trú cho mỗi tâm hồn.

Tu bụi vì thế chính là công án thiền của một Trần Kiêm Đoàn trăn trở và tìm kiếm trong hành trình sống, trải nghiệm và nhận thức về chính tâm hồn mình. Với hơn 600 trang in, Tu bụi đến với chúng ta với rất nhiều âm vọng từ một khởi động tâm linh mà tác giả cho ta thấy qua hình tượng Tiếng vỗ một bàn tay:

Vỗ với quá khứ nghe buồn vì ngày qua đã mất;
Vỗ với tương lai bỗng nhạt vì hoài niệm trống không;
Vỗ với hiện tại mới nghe tiếng vọng của trái tim mình và tiếng đập của đôi cánh bướm…

(Trần Thùy Mai)

.....

Và thế là, tôi có thể nói, đọc sách cũng là 1 cơ duyên!!!




2 nhận xét:

Phong Lan nói...

"Ddo.c sa'ch cu~ng la` 1 co* duye^n" , ra^'t ddo^`ng y' vo*'i ba.n ! :-)

Ngoc Han Le nói...

lâu quá không ghé Quỳnh Mai, thỉnh thoảng lang thang lục lọi cũng tìm được một cuốn sách duyên may nằm khuất trên 1 kệ nào đó