Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Một mùa Xuân tươi đã qua ...

Vườn đào năm xưa chim hót lừng tiếng trong muôn hoa
Vương bao khúc ca thanh bình trong gió trời xa
Ngàn giấc mộng tơ vàng xe mấy ngàn tơ đàn
Ngày xuân êm trôi tình hoa say đắm rồi đành chia phôi .


Chiều chiều xa xôi hương hoa còn vấn vương nơi đây .
Hoa xưa nhớ mong vương về giây phút hồn say .
Nhẹ nắn vài cung đàn mơ phút ngày xưa tàn
Rồi theo sương gió cung phím nay đành lỡ làng đường tơ
Một mùa Xuân tươi đã qua .
Hoa xưa vì đâu sớm phôi pha .
Lạnh một, một đêm gió mưa .
Lìa cành hoa trôi rơi theo giòng nước
Mà giờ này đây luyến thương
Hoa chàng còn in bóng trong gió sương
Trời buồn ngân lên tiếng than
Ngàn đời nhớ tiếc phấn hồng trầm lan .
Một chiều xuân xưa ta hát khúc ca êm đềm cùng nhau say đắm
Xa nhau có nhớ trong gió xuân về khúc nhạc tình người đằm thắm 
Nào ngờ hoa kia chóng phai
Xuân nay tìm hoa đến trong sương mai
Ngập ngừng nhìn bao cánh hoa
Lòng buồn nhớ đến cánh hồng ngày qua

CÁNH HOA XƯA (HOÀNG TRỌNG) - KHÁNH LY










Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

XUÂN HỒNG TUỔI NGỌC (TUỔI NGỌC XUÂN 1975) (22/1/1975)

Gửi tặng mọi người số đặc biệt quyển tạp chí dành cho tuổi vừa lớn, tuần báo của yêu thương TUỔI NGỌC số  XUÂN HỒNG TUỔI NGỌC ...ra sạp báo ngày 22/1/1975...tờ TUỔI NGỌC XUÂN cuối cùng (và cũng là 1 cố gắng lớn vì những năm 74, 75...tình hình quá căng thẳng và nhiều điều khó khăn, nhưng ban trị sự và biên tập vẫn cho ra đều đặn tạp chí thuần chất về văn chương này, như một nét son khó phai mờ trong làng báo trước 1975, và không thể phủ nhận giá trị thẩm mỹ, và giá trị nhân văn...mà tuần báo đã cố truyền tải, để lại trong lòng những nam nữ học sinh thời đó), với muôn ngàn những áng thơ bài văn nồng nàn hương & sắc xuân...đọc mà bùi ngùi và ngây ngất..với những kỉ niệm (có 1 thứ kỉ niệm...khơi gợi từ những câu chữ, tuy rằng mình chưa bao giờ trải qua).

Trong ấn phẩm đặc biệt XUÂN HỒNG này, mọi người sẽ đọc 1 bài mở đầu như THƯ TÒA SOẠN, để biết rằng, tại sao TUỔI NGỌC lại được độc giả yêu mến và gọi là tờ báo dễ thương nhất hành tinh (vì chẳng có tờ báo nào mỗi nửa tháng lại xuất hiện và đăng 1 bức thư "tả oán", "kể khổ" vì nỗi cơ cực làm báo cho tuổi mới lớn...như TUỔI NGỌC), và đọc lại 2 bài thơ nổi tiếng của NGUYỄN TẤT NHIÊN, cùng những cây bút học trò nổi tiếng khác: NGUYỄN THỊ NGỌC MINH, ĐINH TIẾN LUYỆN, DUYÊN ANH, NGUYỄN THANH TRỊNH (ĐOÀN THẠCH BIỀN)...
Đọc và thấy nắng xuân hồng, ngoài kia, thật dễ thương quá đỗi!

BÀI ĐẦU NĂM TÌNH YÊU - NGUYỄN TẤT NHIÊN
Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé 
Đầu tháng giêng tây anh đã tết ngày tình 
Đầu tháng giêng tây anh đã xênh xang mới mẻ 
Óng ả linh hồn, ríu rít nhịp tim

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé 
Linh hồn anh từ đó ướp trầm hương 
Linh hồn anh, từ đó, ngạt ngào thơm 
Máu, như nước hoa chan đời lễ lạc 
Máu, như gió lành chảy qua ruộng đồng bát ngát 
Chở chuyên mùi lúa chín quanh năm 
Như sông hiền chia chín ngả: cửu long giang 
Ôm ấp phù sa, lẫy lừng sức sống 
Tình, đã mở ra một bầu trời nạm ngọc 
Linh hồn anh, từ đó, khảm muôn sao

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé 
Thơ học trò anh thách thức thời gian 
Có luật đào thải khắt khe, có kẻ cùng thời ghen tị 
Hãy duyên dáng nở nụ cười âu yếm nhẹ 
Hạt răng đều chới với đứa ngồi trông 
Thơ học trò anh gieo vần tuyệt kỹ 
Thơ học trò, anh thổi ấm gió tàn đông 
Cho ai mang vào trường khoe với bạn: của anh Nhiên …

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé 
Mười ngón tay gầy anh có cách chi không 
Nhặt cả bóng cả hình chàng thi sĩ 
Lẫn cái tài hoa, trao gọn giữa tròng đen

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé 
Linh hồn anh, từ đó, bỗng ham vui 
Linh hồn anh, từ đó, mãi mê chơi 
Thượng đế nếu hỏi tại sao, anh sẽ trả lời mạnh dạn: 
Thiên đàng của ngài là an bình, thanh thản 
Ngài nên đem phủ dụ những bà cả ông già

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé 
Đầu tháng giêng tây anh đã tết ngày tình 
Đầu tháng giêng tây anh đã xênh xang mới mẻ 
Quên hết phận người, hiện tại, việt nam … 


PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket