Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Tạp chí Văn - 4 số báo về "hiện tượng văn chương nữ"


Có ít nhất 4 số chuyên đề các tác giả nữ của miền Nam trước 1975 trên VĂN – được xem như là hiện tượng đáng lưu ý của văn đàn miền Nam trước 1975, “bằng lối viết đường hoàng không mặc cảm, bằng ngôn ngữ có da thịt và hơi thở đời sống hàng ngày, tránh thoát được vấn đề trí thức họ chẳng bận tâm kiếm tìm và đứng lại, những nhà văn nữ SỐNG ĐƯỢC TỚI ĐÂU VIẾT TỚI ĐÓ…”, mỗi tác giả nữ lúc bấy giờ có thể là từng bà hoàng của mỗi năm tiểu thuyết/ thơ ca.
Số đầu tiên sớm nhất là số 13 vào năm 1964 với chủ đề THƠ VĂN NỮ LƯU, lúc này Nguyễn Thị Hoàng đang nổi đình nổi đám với VÒNG TAY HỌC TRÒ đăng từng kỳ trên BÁCH KHOA, trong VĂN số này, Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện với 2 bài thơ và 1 truyện ngắn, thơ Nguyễn Thị Hoàng tả một Sài Gòn “hoa lệ” (sorry, từ này dạo gần đây BỊ dùng hơi “sáo” và “lạm dụng”) và qua gương mặt thẳm sâu của thành đô, độc giả khẽ chạm vào miền sâu thẳm khác của những người tình lỡ …
Các số tiếp theo về thơ văn của làn sóng tác giả nữ có thể kể đến Văn năm 1972 “Bàn tròn giữa TÁM TÁC GIẢ (nam) nói về thế giới tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam” (Huỳnh Phan Anh - Nguyễn Nhật Duật - Mặc Đỗ - Nguyễn Xuân Hoàng - Viên Linh - Dương Nghiễm Mậu -Mai Thảo - Nguyễn Đình Toàn)

Tiếp theo, quyển Văn chủ đề “Năm Nhà Văn Nữ nổi tiếng nhất của văn chương tiểu thuyết hiện nay” 1973 (với 5 hí hoạ chân dung 5 nhà văn nữ đang “thịnh” của Choé và các bài phỏng vấn rất “thật”, thú vị và hé lộ nhiều chuyện “bếp núc” của các nhà văn nữ) (sẽ post đầy đủ các bài phỏng vấn này vào post kế tiếp)
Số thứ tư nhắc lại về “làn sóng” này là Giai phẩm đầu năm 1975 - “Đặc biệt văn chương nữ giới 1975”
Trong số những tác giả nữ trên, tôi thích nhất nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Post lại 1 bài “tản mạn” cũ về Văn Nguyễn Thị Hoàng trên tạp chí Văn

Image may contain: 4 people, people smiling

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: 2 people

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: text


Image may contain: text

Image may contain: text

Giai phẩm VĂN (16/07/1973) - “Năm Nhà Văn Nữ nổi tiếng nhất của văn chương tiểu thuyết hiện nay”
“Quảng Trị với vài năm tản cư thời 45 còn văng vẳng tiếng hát biên khu. Huế như một rừng bươm bướm kỷ niệm vỗ cánh lao xao hoài trong trí nhớ tuyệt vời Đà Lạt khoảng sương mù quá vãng . Sàigòn cay nghiệt và mê say sống thường trực trong hồn những ngày xa vắng. Và Hồng Kông thơm mùi hương đêm lục địa. Và Đài Bắc choáng ngợp hoa hồng vàng…Thôi đừng nhắc, lại thèm bay đi, bay đi…
Bây giờ? Phải về Sài Gòn. Còn dự định lớn? Hoàn thành định mệnh như trời muốn.”
(Đi xa với NGUYỄN THỊ HOÀNG – “Giai Phẩm Văn” phỏng vấn)
“Dùng dục tính làm phương tiện diễn tả tâm trạng khao khát nhục thể thì là một việc làm có tính cách nghệ thuật. Viết về vấn đề dục tính để kích thích sự ham muốn nhục dục cho độc giả thì thà là làm kẹo hoặc chocolate để cho khách làng chơi hâm sôi cảm hứng lúc ăn nằm còn đỡ mang tội với Trời Phật hơn”
“Hình như tôi thường nghiêng nặng về những nhân vật cynique hơn là những nhân vật sống hợp lý với cuộc đời…Có lẽ tôi sống giữa lũ bạn bè cynique nhiều quá chăng?”
(Nói chuyện với THUỴ VŨ – DU TỬ LÊ Tuyen Phan phỏng vấn)
“Nếu không thể coi nhân vật tiểu thuyết Trùng Dương chỉ là những mẫu người tình, cũng không thể coi nhân vật tiểu thuyết Trùng Dương là những mẫu người nổi loạn trước đạo đức hay thời thế. Đó chỉ là những mẫu người tự đánh mất niềm tin để vật vờ trong thân phận trôi dạt cô đơn. Một trong những tác phẩm của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đã được đặt tên là Thú Hoang. Đây là biệt danh được dùng để mô tả lớp người trẻ xục xạo tìm kiếm tình yêu trong cuộc sống gò bó của một tỉnh lẻ cổ lỗ. Có lẽ người ta nên gán biệt danh này cho hết thẩy các nhân vật của Trùng Dương”
(TRÙNG DƯƠNG & tác phẩm – UYÊN THAO nhận định)
“Việc “viết trong ám ảnh thị hiếu độc giả”, tôi xin trả lời là : luôn luôn. Một lần trên báo Chính Luận, có một nữ giáo viên liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết để đối chiếu với số lương của cô, trong đó có khoản đề là “mua nhạc Trịnh Công Sơn, mua sách Nhã Ca”. Tôi đã bần thần mất nhiều ngày. Tôi không biết anh TCS nghĩ sao, riêng tôi, tôi thấy rõ mình có bổn phận phải đáp ứng xứng đáng việc những người đọc quí giá đã phải dành một phần đồng tiền lương thiện để đổi lấy những cuốn sách của mình . Tôi thành thật nghĩ rằng mình không bao giờ sẽ trở thành một loại nhà văn cho là mình đủ lớn đến độ phải khinh thường người đọc.”
“Đã đến lúc người ta trở nên khôn ngoan hơn, nhận định được sứ mệnh của cuộc đời một cách sang suốt hơn. Sống đâu phải là tạo dựng những kỳ công và gục xuống trên một cái chết không thường. Sống đâu phải là đặt ra những vấn đề và ray rứt và thao thức. Vấn đề duy nhất của cuộc sống chính là sống vậy. Và sống? – Là cảm thấy thiên thu trong mỗi phút giây. Là cảm thấy thiêng liêng trong từng hành động nhỏ. Như ăn uống nằm ngủ. Như chải đầu soi gương. Như động phòng hoa chúc. Như ngủ giấc ái tình. Như sinh con đẻ cái. Như sung sướng. Như âu lo. Lo từ trời sụp lo đến con bò cười không biết đắng rang bằng kem Hynos. Sống là biết yêu thương đời, yêu thương mình và là biết gọi: “Ta ơi ! Ta ơi!” một cách âu yếm và bi thiết. Sống là biết đi chợ mua cá mua rau, mua gạo mua quà, mua nhà mua cửa. Sống là biết mơ mộng và làm việc và lang thang. Và là biết hát hỏng nghêu ngao: “Khi chót yêu người rồi, xa cách nhau vì đời, ự ứ ư ứ ư… trong một thói quen không thể bỏ được.
Chính lúc đó chúng ta có Tuý Hồng. À quên Tuý Hồng hiện ra. Với một màu hồng thật, một màu hồng thật say.”
(Bút pháp TUÝ HỒNG – NGUYỄN HỮU HIỆU nhận định)

Full các bài phỏng vấn có thể đọc trên facebook : 

Image may contain: drawing

Image may contain: drawing


Image may contain: drawing


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: text


Image may contain: text



Image may contain: text

No automatic alt text available.



No automatic alt text available.




page visitor counter
who is online counter blog counter

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Tạp chí Văn trước 1975 - Quê Hương Trong Trí Tưởng

1. Album này sẽ dùng để update những gì liên quan đến Tạp chí Văn trước 1975, nhưng chỉ trong hai loại : Tập San Văn (hay còn gọi: Văn đánh số/ Bán nguyệt san) & Giai Phẩm Văn . Sẽ không bao gồm Tân Văn, Văn Uyển, Văn nghiên cứu, “các sách phổ thông” do cơ sở Văn xuất bản (thật ra vì chưa có đủ)

Theo 1 vài list thống kê, Văn đánh số bình thường khoảng 210 số, Văn Giai phẩm ra ngay sau đó có 57 số, tổng cộng là khoảng 267 số (tính từ số đầu 1964 đến số cuối ra vào 26/03/1975)
Mình may mắn sau bao nhiêu năm sưu tầm được gần đủ bộ (từ thời sinh viên cách đây trên 10 năm), trong tổng 267 cuốn như thống kê trên , còn thiếu khoảng 20 mấy cuốn (trong đó nổi bật và cần tìm nhất là các giai phẩm Đường Bay Nghệ Thuật, Phiến Đá Chưa Mòn (hình như 2 quyển này là 2 số liên tiếp nhau), Mưa Khóc Tan Mùa, số Xuân Canh Tuất 1970…và 1 vài cuốn giới thiệu tác giả rải rác khác) (nên nếu có quới nhân nào đi ngang thấy, có dư, xin phò trợ) 

2. Tuy nội dung các tác phẩm trong series Văn hầu hết nói về cuộc chiến điêu linh / quê hương điêu tàn nhưng với post này, tôi muốn giới thiệu các quyển gọi tên chính xác các điạ danh của quê hương ngay trên tên của Giai Phẩm viết trên bìa (Việt Nam, Hà Nội, Huế, chợ Trúc, thành Nội...) (cũng như là một minh hoạ cho tên của album này Tạp chí Văn - Quê hương trong trí tưởng)
... Và hầu hết các quyển đề cập ở trên đều nói về sự kiện bi thảm Huế Mậu Thân 1968 - tôi có post 1 vài bài ở đây - chủ đề “50 năm Tết Mậu Thân Huế - "ai giải oan ai sử nợ này?"
http://huyvespa.blogspot.com/…/50-nam-tet-mau-than-hue-ai-g…
(xem thêm hình comment sẽ là phần mục lục của từng cuốn)

3. Những quyển Giai Phẩm Văn thường lấy tên rất thơ & rất gợi (có 1 vài quyển tên 3 chữ như Mưa đầu mùa, Mưa cuối mùa, Mây mùa thu….hoặc 5 chữ như Đường bay của nghệ thuật, Mảnh vụn trong hồn người…), nhưng đa số sẽ là tên 4 chữ như : Viết trong khói lửa, Mịt mờ thức mây, Như nước trong nguồn, Đầu mùa nắng lửa, Lệ đá đêm sâu, Về nhánh sông xưa, Trên ngọn sầu đông, Mưa khóc tan mùa, Trong nỗi buồn vàng, Đi giữa mùa Thu, Tiếng hát lên trời, Khi mùa mưa tới , Đầu xuân lộc mới (thường là tên của giai phẩm sau các số Xuân)… (sẽ trở lại chủ đề này trong những post tương lai)

4. Trên blog Nhị Linh gần đây có tổng hợp các quyển Văn có truyện dài UNG THƯ của Thanh Tâm Tuyền: http://nhilinhblog.blogspot.com/20…/…/ung-thu-doan-cuoi.html mình cũng có dự định sẽ tổng hợp các truyện dài đã đăng trên Văn nhưng chưa từng xuất bản như Thăng Ca (Tuý Hồng), Đêm xóm Lách mịt mùng (Thanh Tâm Tuyền), Hôn Thụy (Tô Thuỳ Yên) (nghe nói tựa đề truyện này nghĩa là Hôn…(Nguyễn Thị) Thuỵ (Vũ) (cũng là...vợ cũ của ông) nhưng theo trong các bài phỏng vấn, ông phủ nhận chuyện này mà chỉ nói đó là cách dịch thoát nghĩa của việc chìm sâu vào hôn mê in the coma).
Trước đây cũng đã làm “động tác” này với truyện Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tàu Về của Duyên Anh trên Tuổi Ngọc http://huyvespa.blogspot.com/…/nguoi-con-gai-ngoi-oi-mot-ch…
To be continued...
No automatic alt text available.

No automatic alt text available.



No automatic alt text available.


Image may contain: 1 person

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

Giai Phẩm Văn (số đầu ra 28/09/1972 – ngay sau loạt Văn đánh số & số cuối ra vào 26/3/1975) có một số quyển trang bìa là hình ảnh của những văn nghệ sĩ miền Nam do Trần Cao Lĩnh chụp. Những hình ảnh này sau này xuất hiện trong quyển sách kinh điển “NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA”.
GIAI PHẨM VĂN số ngày 10/06/1974, một bài phỏng vấn rất đặc biệt với người-ảnh TRẦN CAO LĨNH (xin đọc ở đây http://huyvespa.blogspot.com/…/tran-cao-linh-cuoc-trien-lam…) xoay quanh những bức chân dung có-một-không-hai và vĩnh viễn là một-đằm-thắm-kỷ-niệm đối với những người yêu văn học miền Nam (những bức ảnh cho cuộc triển lãm "sắp tới" và vĩnh-viễn-không-bao-giời-tới ; những bức ảnh xuất hiện đầy "ám ảnh" trong tuyển tập trên) – trong đó nhiếp ảnh gia trần tình chia sẻ những câu chuyện rất thú vị về dự định, về góc nhìn trong nhiếp ảnh, về "chân dung" của những người bạn thiết, về dự án một quyển sách cho Saigon với nhà văn Mai Thảo, đặc biệt những cảnh huống bất ngờ và thú vị đã cho ra đời chân dung của “những nhà văn hay nhất của quê hương chúng ta “ - và vĩnh viễn tạc vào lòng độc giả những ảnh hình, những không khí "nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về".
Trong số giai phẩm Vĩnh biệt Nguyễn Đức Quỳnh có 2 bài điểm sách đáng chú ý của Nguyễn Quốc Trụ Quoc Tru Nguyen, 1 là điểm quyển NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT … (như đã nói ở trên) & điểm quyển CUỘC TÌNH TRONG NGỤC THẤT (Nguyễn Thị Hoàng) (có thể đọc truyện này ở đây: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12158&rb=08) , về bài điểm sách này, Nguyễn Quốc Trụ có chia sẻ “Trong cái "nghiệp" phê bình của tôi, tôi đã đụng độ với quá nhiều người…Thí dụ như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách…: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất....”
To be continued...
Image may contain: 2 people


Image may contain: 5 people, people smiling

No automatic alt text available.

Image may contain: text

 Image may contain: text

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


Tập san Văn (số 85 ra ngày 1/7/1967) giới thiệu về Marcel Proust (cũng như dịch giả/ nhà văn/ hoạ sĩ...Hoàng Ngọc Biên) Bien Hoang - những trích đoạn dịch hoặc bài giới thiệu về tác giả này có thể tìm trên mạng, tôi muốn giới thiệu về Hoàng Ngọc Biên - có thể được gọi là nhà “Marcel Proust học” cũng không ngoa, như cũng thấy phần lớn các bài trong số Văn này đều là của tác giả Thành Phố Dốc Đồi - là một trong những truyện ngắn tôi thích nhất , cũng...trong 1 trong những quyển sách tôi thích nhất (Đêm Ngủ Ở Tỉnh - Nxb Cảo Thơm - Saigon - 1970) (có thể đọc ở đây:
https://huyvespa.blogspot.com/…/tim-nhau-nhu-thien-co-tim-n… )
Thành Phố Dốc Đồi (cũng như những truyện khác của tác giả này) cho độc giả một cảm giác không suy nghĩ về bất cứ thứ gì (& mặc dù đó cũng là điều (để) phải-suy-nghĩ), chỉ mặc cho tâm tưởng trôi theo những cảnh vật, những frame-by-frame của "hoàn cảnh"
Thành Phố Dốc Đồi là 1 trong những truyện ngắn nhiều "sắc màu", nhiều khung hình, nhiều miêu tả...ẩn sâu dưới vẻ (tưởng chừng như) điềm tĩnh của nhân vật chính trôi qua một cảnh huống (tưởng chừng như) đơn giản trong "kinh nghiệm" riêng của chính mình và những cách xoay sở riêng để "vượt qua" hay "chấp nhận" cảnh huống ấy...
Một truyện không có chuyện, chỉ là 1 lời tự sự, 1 im lặng thở dài, của 1 cô gái, về mối tình đã qua của mình...nhìn cảnh mà nhớ người..cảnh vật của 1 thành phố dốc đồi như trút tràn những nhớ thương, chập chùng những bóng hình và cũng chếnh choáng theo heo hút của từng kỉ niệm, kỉ niệm bủa vây lấy cô gái, từ một thanh âm nhỏ nhất cho đến những "tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi", những đổi thay bâng quơ, những xáo động như-nó-phải-là...
5 "truyện" trong Đêm Ngủ Ở Tỉnh vẫn một giọng văn đều đều như vậy, xuôi chảy theo dòng ý thức với giàu hình ảnh và cả chất thơ... trao cho độc giả những "mê đắm" xúc cảm (nếu có) tự thân rất thú vị.
Hãy cùng du hành trong một "chuyến đi" không định trước ở một "thành phố dốc đồi" không định vị cùng một nhân vật không danh tính...để cuối cùng … chỉ còn là…
./.
Trong số Văn Marcel Proust cũng có một bài “phê bình” đáng chú ý đó là bài-phê-bình “phê bình” về một bài phê bình khác : tác giả Nguyễn Phúc Bửu Sum “đáp trả” bài “nhân đọc Vòng Tay Học Trò, gửi Nguyễn Thị Hoàng” của Lê Nguyên Trung trên Tin Văn...với những lập luận đanh thép, nhiều yếu tố dựa trên “luân lý” (nhưng là luân lý nào?!?), đạo đức ?!?, triết thuyết...
(Nguyễn Phúc Bửu Sum cũng chính là chồng của nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng)
(Để “đáp trả” Vòng Tay Học Trò, Mai Tiến Thành - được xem như nguyên mẫu của nhân vật Minh trong truyện - đã viết Tiếng Nói Học Trò... nhưng tôi chưa từng thấy qua quyển này?!?)
To be continued...

Image may contain: 1 person


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

Image may contain: text
No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


No automatic alt text available.

No automatic alt text available.


Part 1: Quê Hương Thu Nhỏ 
https://www.facebook.com/huyvespa/posts/10204872612331003?__tn__=-UC-R

Part 2 : Giai Phẩm Văn với hình bìa các văn nghệ sĩ qua ống kính Trần Cao Lĩnh
https://www.facebook.com/huyvespa/posts/10204883353599528?__tn__=-UC-R 

Part 3: Tập san Văn (số 85 ra ngày 1/7/1967) giới thiệu về Marcel Proust 
(và những bài liên quan đến Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Thị Hoàng)
https://www.facebook.com/huyvespa/posts/10204890373815029?__tn__=-UC-R 
...


page visitor counter
who is online counter blog counter