Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

“Ðồng hoang mục tử chung tình…”

Viết riêng cho HƯƠNG TÍCH
Xé về sở học mình kém cỏi không thể giới thiệu những tác phẩm
của Thầy, chỉ xin bộc bạch nỗi mừng, lo…

(bài viết của tác giả UYÊN NGUYÊN - hình của huyvespa.multiply.com)

(các quyển thơ của THƯ QUÁN HƯƠNG TÍCH - của thầy TUỆ SỸ, có thể mua ở NHÀ SÁCH HÀ NỘI - đường NTMK, Saigon)

Những năm sau này, khi có dịp về Nha Trang thăm nhà, tôi thường được mấy Dì kể lại trước đây gia đình có cả một hầm sách, báo và tư liệu giá trị của các học giả, văn nhân, thi sĩ nổi tiếng miền Nam Việt Nam. Nhưng kể từ sau năm 1975, những quyển sách ấy phải đốt đi rất nhiều. Vì khoảng thời gian đó ngoài tầng lớp quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đẩy vào các trại tù “cải tạo”, những gia đình có loại tác phẩm như vậy – đều bị liệt ra thành thứ văn hóa phẩm “đồi trụy” – thì những người cất giữ cũng được gán tội “phản động”. Nếu không may họ là tác giả của tác phẩm nào đó, thì thân phận có khi còn khốn nạn hơn cả những người lính cầm súng ngoài chiến trận.

Thời của một chế độ lên ngôi bằng vũ lực “súng và xe tăng”, mà thành phần sĩ phu trí thức Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi cho những kẻ cầm quyền.

Ngày 9 tháng Chín năm 1987, sau gần 12 năm tù đày, nhà thơ Trần Dạ Từ, một gương mặt trí thức miền Nam Việt Nam ra khỏi trại tù Z30D ở Hàm Tân, Việt Nam. Ngày 9 tháng Chín năm 1988 ông và gia đình được tiếp đón tại Thụy Ðiển. Một năm sau cũng đúng ngày này, ông đến Mỹ và trong một buổi sinh hoạt tại Little Sàigòn, kể lại cùng thân hữu: “Ðêm thứ Sáu rạng thứ Bảy, 3 tháng Tư, 1976, mười một tháng sau khi chiếm Sàigòn, công an Cộng Sản được huy động toàn lực vào một chiến dịch đặc biệt: bắt giam toàn bộ các nhà thơ, nhà văn, nhà báo và một số nghệ sĩ miền Nam tự do cũ. Từ 0 giờ ngày 3 tháng Tư, 1976, ngay đợt đầu, gần 60 người bị bắt giữ. Chị Chu Vị Thủy, thứ nữ của nhà văn Chu Tử, vừa sinh cháu trai chưa quá 7 ngày. Cả hai mẹ con cùng bị bắt. Ðứa trẻ sơ sinh trở thành người tù trẻ nhất, chỉ vì cháu lỡ mang tý huyết thống của ông ngoại. Ký giả Hồ Nam, tức nhà thơ Vương Tân, từ lâu đổi nghề, ẩn cư đâu đó ở Mỹ Tho, vẫn có xe công an — từ Sàigòn vượt 70 cây số về một chợ nhỏ tỉnh lỵ — bắt cho bằng được…”

“Các cuộc truy lùng sau đó còn tiếp diễn cả năm. Tuần báo Pháp L’Express, và tổ chức Văn Bút Quốc Tế, phải mấy năm sau đó, mới công bố được danh sách hơn trăm văn nghệ sĩ Việt Nam bị cầm tù không xét xử. Ðây chưa phải là danh sách đầy đủ. Cho tới nay, gần 14 năm sau, vẫn còn những người bị giam giữ. Nhà văn Thảo Trường tiếp tục bị giam ở Z.30D, Hàm Tân. Các nhà văn, học giả Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Trí Siêu, Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục bị giam cầm tại trại khổ sai Z.30A, Long Khánh. Trong số những văn nghệ sĩ bị chết vì tù đày, riêng Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, đã mất trọn một ban chấp hành: nhà thơ Vũ Hoàng Chương, chủ tịch, nhà văn Hồ Hữu Tường, phó chủ tịch, và nhà văn Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, tổng thư ký…”(trích “Sức Mạnh Thức Tỉnh Từ Chính Thân Xác Người Cầm Bút” đăng trong Thế Kỷ 21, số 6, phát hành tháng 10, 1989)

Nhắc lại, để thấy dù trãi qua một hoàn cảnh văn hóa bức bách như vậy, song vẫn có rất nhiều người từng cất giấu và gìn giữ những tác phẩm giá trị trước 1975 trong nhà, ở đâu đó dưới lồng đất, trên gác xép, dưới gầm giường hay những nơi tạm hiểu và chấp nhận rằng “chỗ nguy hiểm nhất là an toàn nhất”, nên hôm nay bằng cách này hoặc cách khác, hàng ngàn tác phẩm quý giá trước 1975 kể cả mới mẽ sau này, lần lượt đang xuất hiện ngay chính trong cái khung cảnh mà nó đang bị ức bách. Hiện tượng đó không phải là sự thay đổi thái độ của một chế độ mà người ta luôn tìm cách ém nhẹm và đè bẹp mọi giá trị phổ quát tốt đẹp như tôi vừa đề cập, mà chính là thái độ sĩ phu của một tầng lớp trí thức bền bỉ “trơ gan cùng tuế nguyệt”, sống còn với vận mệnh văn hóa dân tộc Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, hàng loạt tác phẩm của nhiều tác gia lớn không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đang hiện hữu như một ấn chứng khẳng định giữa bầu không khí xuất bản hiện nay ở quê nhà, là dấu hiệu đáng mừng khi nó dần dần rõ nét, đẩy thành một luồn gió văn hóa cần thiết cho đất nước. Tất nhiên những tác phẩm này khi ra đời đặt trên nền tảng được tích lũy và thực hiện bằng sự quan tâm của những người ý thức vận mệnh văn hóa chân chính, nghĩa là những người cống hiến cả cuộc đời cho chính sự nghiệp ấy.

Hình như trong lịch sử thế giới và cả lịch sử nước nhà, qua các triều đại mà vua quan “đốt sách” và chủ ý “ngu dân”, thì cái khốn nạn của những người làm văn hóa chân chính luôn khác với người cầm súng ngoài mặt trận, chiến tuyến được phân ranh rạch ròi. Trái lại, người làm văn hóa thì không thể không làm gì, dù đang giữa lồng kẻ thù. Hành động như thế, là nhắm đến cứu cánh.

Mỗi một chúng ta ai mà chẳng có một thời mang tâm lý “cầu sanh úy tử”, nhưng chẳng vì cái sợ ấy mà tránh phải một lần băng qua nghĩa địa u u linh linh. Cho nên những người làm Văn Hóa chân chính Việt Nam bây giờ cũng đang băng qua cái bờ bãi tha ma ấy, để mong có ngày đất nước sẽ bước sang phía trời gấm hoa.

Tôi nhìn mấy quyển sách cũ phong sương và mấy quyển sách mới của thầy Phạm Công Thiện, của thi sĩ Hoài Khanh, của thiền sư Daisetz Teiraro Suzuki; những công trình nghiên cứu kinh điển của thầy Hạnh Viên, hay văn học Phật giáo của thầy Phước An trong tủ sách Hương Tích; luôn những tác phẩm nhỏ nhắn khiêm tốn mà cháy bỏng tâm huyết của nhà xuất bản Giấy vụn, Da vàng v.v… với niềm hạnh phúc rưng rưng!

Bấy giờ, những khi xếp lại những quyển sách quý, đặt ngay ngắn trên Kệ Sách Hoa Ðàm, tôi muốn bày tỏ niềm trân trọng và biết ơn hơn bao giờ hết đối với những ai đã làm nên những tác phẩm ý nghĩa này, giữa thời mà người đã bỏ đi hết, chỉ trơ trọi một cảnh đồng hoang, sơ xác…

“Ðồng hoang mục tử chung tình…”
(MỘNG TRƯỜNG SINH – Tuệ Sỹ)

Tháng 3, 2011


Một vài TUỔI NGỌC, VĂN & nhạc tập mới sưu tầm được, sẽ có 1 entry scan các nhạc tập này!

Viết thêm: hình và 1 bài thơ của tác giả VIÊN LINH mới nhận trong inbox

"Nhìn những góc giáo đường nhà thờ Đức Bà, một khung cổng sắt thâm nghiêm, nhìn bồn nước và mấy bậc thang cũ kỹ, hoen rỉ, những lưới sắt bao kín một ngôi nhà (khiến mình hình dung có dáng người thanh thoát nào đó bên trong); nhìn cây cột xi măng ở con đường Duy Tân bóng mát, nhớ con rùa trong hồ nước, chỗ ấy gần Trường Luật, gần khu Cư xá các giáo sư Đại học, bác nhớ những lời ca của Phạm Duy “Con đường Duy Tân, Cây dài bong mát, … Uống ly chanh đường, Uống môi em ngọt…” 37 năm rồi từ ngày bỏ Sài gòn, bác chưa về lại, và ngạc nhiên tìm thấy Sài gòn cũ qua cái nhìn của Huy, một chàng trai trẻ măng mà nhìn thấy vẻ đẹp của thành xưa cổ kính. Bác nhớ những buổi trưa ngồi Lambrtta xẹt vào Bưu Điện mua một bao thuốc lá Pall Mall điếu dài, một cái bánh mì, hôm nào không ăn bánh mì thì thay bằng một cái bánh “Papa au rhum” (bánh ngọt có pha rươu rhum, hình thể tròn, để trong cái chén bằng giấy, nổi tiếng của tiệm bánh ở ngoài cửa Bưu Điện). Huy chụp được cả mấy chùm hoa phượng đỏ tươi . Không nói ra mà bác thấy Huy vừa đi vừa ngước nhìn lển trời xanh, nhìn hoa lá cành, những mái nhà, bờ tường, cột sắt, tượng đá. Saigon, Paris của Viễn Đông như ngưởi Pháp nói. Đó là khu Phố Tây của Sài gòn đấy. …” Huy là một thi sĩ đấy, thi sĩ làm thơ về sự thanh vắng của lá cành, vỉa hè, hoa viên, làm thơ bằng ống kính máy hình, chụp được sự im lặng dữ dội - [! chữ này hay đấy, của cô gì đấy bác mới đọc! ] – cái nghịch lý của một chữ như thế mới diễn tả được nét đẹp làm ta đau thương. Gửi Huy một bài thơ về Sài gòn đăng báo khoảng năm 1970.

SINH NHẬT

Hôm nay năm tận, SàiGòn
Tôi nghe khiếp hãi tâm hồn già nua
Giật mình con quỉ ban trưa
Tiếc mùa hoan lạc hái chưa đủ hời.


Hôm nay trời đất có tôi
Trên ba mươi tuổn làm người lãng quên
Xuân hồng, một góc thiếu niên
Năm năm mê mải những miền hoài nghi.


Trên ba mươi tuổi ù lỳ
Đêm về kéo cửa ngày đi kiếm mình
Cảnh đời, một cỗi u minh
Cảnh tôi thấp thoáng bóng hình những ai. 
U mê hết tháng năm dài
Chân trong lối kiệt hồn ngoài bến không
Hôm nay năm tận, bàng hoàng
Giục thêm tiệc rượu ngồm ngoàm đĩa vơi.

Nhìn ra cảnh cỗi, riêng tôi
Trong hiên viễn phố thấy đời buồn tênh."


Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

{tạp chí Văn} - Viết trong khói lửa...

Cầm tờ báo như ôm khuôn mặt người

 mình quen đã lâu lắm chưa hề gặp lại.

 Một phần thì nâng niu ôm giữ nhưng một

 phần khác thì nôn nao muốn tìm xem

 những gì của ngày cũ qua con mắt hôm

 nay. Tựa như lòng mong mỏi nhìn lại

 chính thời đã qua của mình, một thanh

 xuân mong manh, xao xác đầy những

 mất mát nhưng đồng thời lại vô cùng

 giàu có bởi chất chồng cảm giác, chất

 chồng xúc động, bởi cái bất thường

 khôn lường của từng phút từng giây đời

 sống trong hoàn cảnh chiến chinh.


Tết Mậu Thân, một cái Tết mà người miền nam chắc chẳng ai có thể quên

 nổi. Tờ báo được xuất bản sau cái Tết đó, cho nên nó đấy tràn dấu vết

 của cuộc chiến trong thành phố. Trong trường hợp như vậy, hình thức văn

 chương thích hợp nhất chỉ có thể là ký thôi. Ta có cảm tưởng người viết

 vừa chạy vừa ghi. Nguyễn Mạnh Côn đạp xe đạp còn Dương Nghiễm Mậu

 không thấy nói đã dùng phương tiện di chuyển nào. Cuốn báo trăm trang

 khổ nhỏ mà có đến những ba bài ký, hai trong ba có tính cập nhật tinh

 tươm như nồi cơm mới bắc từ bếp xuống còn nghi ngút khói. Bài ký thứ

 nhất của Nguyễn Mạnh Côn, bài ký thư hai của Dương Nghiễm Mậu ; bài

 thứ ba của Trần Hoài Thư, bài này là của chàng thanh niên Thư-chuẩn-

úy-sữa ghi chép về một hoạt động quân sự của đơn vị ông, không dính

 dáng gì với khói lửa Mậu Thân còn nghi ngút. Sau đó thì có thơ, món

 tráng miệng không thể thiếu, và bốn đoản văn của Phan Du, Phan Lạc

 Tiếp, Tạ Tỵ và Hồ Minh Dũng.


Bài ký quan trọng nhất là của Nguyễn Mạnh Côn có tựa là Một Mùa Xuân

 Đầy Máu. Tuy chỉ là ký nhưng đó là một đoản văn vừa hào hùng vừa tình

 nghĩa cộng với những nhận xét/phân tích sáng suốt, thông minh. Lý luận

 chắc nịch, ông đưa ra những luận cứ không bẻ vào đâu được. Ông lạc

 quan một cách vững vàng –là đối với mắt nhìn của người không có kính

 hiển vi bên cạnh, không có đủ dụng cụ trong phòng thí nghiệm của mình.

 Suy từ những chứng cớ cụ thể, ông đánh ngã những thành kiến mà chúng

 ta, với thời gian, tự vẽ vời bằng khá nhiều hào nhoáng hình ảnh của anh bộ

 đội Cộng sản.


Năm ấy Nguyễn Mạnh Côn được 49 tuổi. Hồi còn ở Sài gòn, tôi được

 người bạn dắt tới gặp ông một lần lúc ông còn phụ trách nguyệt san Chỉ

 Đạo, sáu bẩy năm trước đó. Bây giờ khi đọc bài ông viết tôi vẫn giữ

 nguyên cảm tưởng cũ, vừa nễ vừa phục. Chỉ sáu bảy năm sau ông vào tù

 và sau đó, chết trong tù.


Trên đây, tôi bảo NMC thông minh, hiểu biết sâu sắc, trong bài ký ông đã

 có những nhận định chính xác, có điều tất cả mọi chúng ta đều đứng trên

 căn bản con người để nhận định ; nhưng cộng sản thì đã vượt qua trạng-

thái-người mất rồi. Thí dụ những hành động và tư tưởng được coi là nhân

 bản đều lấy con người làm gốc, con-người-vô-điều-kiện, chỉ cần là con

 người,  trong khi với người CS con người phải là con-người-phe-ta, con

 người của giai cấp. Từ đó những xét đoán trở nên sai lầm trầm trọng.

 Ngay khi được tin CS tấn công ngày Tết mà trước đó họ đã bằng lòng

 cam kết tuần lễ hưu chiến thì ông Côn lý luận rằng không đúng, bởi theo

 ông,  họ có thể lọc lừa mọi thứ “nhưng không đời nào họ dám để cho dân

 chúng thấy rõ họ không tôn trọng chữ tín” (lời ông). Trời ơi, với người CS

 mọi điều chỉ có giá trị giai đoạn thôi. Có thể ngày hôm qua họ giữ chữ tín

 nhưng ngày hôm nay, vì tình thề đổi khác họ không cần giữ nữa. Với chúng

 ta, có những giá trị muôn đời ; với CS chỉ có giá trị nhất thời. Cho nên

 chúng ta thua. Cho nên NMC nằm chết trong tù.



Dương Nghiễm Mậu cũng dùng ký : Trong Khói Lửa. Ở Sài Gòn Nghĩ Và

 Viết Về Huế. Ngày đó DNM chỉ mới rời Huế về Sài gòn có mấy hôm.

 Ngoài Huế, ông gặp bè bạn, tôi chắc phần nhiều là trí thức và văn nghệ sĩ

, trong đó có Trịnh Công Sơn và tên một người được viết tắt bằng mẫu tự

 đầu, K. Tôi đoán là Ngô Kha không biết có đúng không. Với người có tên

 viết tắt, DNM  xác nhận lập trường rõ rệt của mình là không ngửi được

 mùi CS, tôi tự hỏi tại sao ông phải vạch bụng mình ra thẳng thắn như vậy

 nếu kẻ kia không phải là kẻ có một lập trường mập mờ? Vì chỗ đó mà tôi

 nghĩ tới Ngô Kha. DNM chỉ kể sự việc và tỏ lòng lo lắng cho những người

 bạn của ông ở Huế cũng như tình trạng đang xảy ra ở Sài gòn. Nói với

 người tên K., DNM tỏ ra vừa tôn trọng nhưng vừa xa cách mặc dù cũng

 gắng bày tỏ rõ ràng tư tưởng mình, nhất là ở đoạn chót người ta thấy

 ông đã tìm cách thỏa hiệp hai cái nhìn khác biệt giữa ông và K. cố nhấn

 mạnh về chỗ giống nhau giữa những người trẻ có tâm huyết. Tình trạng

 Việt-Nam lúc đó đã quá phức tạp nên tâm thức những người dân Việt-

Nam lúc đó quá hoang mang; lớp trẻ có ý thức, nhất là ở Huế (chỉ kém Sài

 gòn vì số lượng) mỗi người suy nghĩ  và hành động một cách khác nhau ;

 ngay nhóm những kẻ sau này bỏ ra bưng và những người còn nắm lại cũng

 có những lỗi điệu.


Bài ký thứ ba của Trần Hoài Thư ghi chép những hoạt động của chàng sĩ

 quan trẻ tuổi vửa mới ra khỏi trại huấn luyện. Không khí chiến tranh là

 không khí chung nhưng nội dung bài viết của ông lại có vẻ xa lìa những bài

 kia. Thời ấy những bài lai cảo viết tay trên một mặt giấy được gửi tới tòa

 soạn của ông Trần Phong Giao hẳn là tốn không biết bao nhiêu ngày tháng

, nhất là trong trường hợp anh lính chiến THT “viết từ một KBC”. Đó là lời

 lẽ của người thư sinh tuy đang phải đối đầu với cái chết thực sự nhưng

 vẫn mơ mộng lãng mạn, cử chỉ lãng mạn được đẩy tới độ chót khi đơn vị

 đã đến được mục tiêu chỉ định, những người lính dưới quyền đã lục lọi vị

 trí để tìm thấy đối phương chỉ mới vừa rút đi vì cơm canh còn nóng thì

 ông chỉ huy nằm lăn trên sàn nhà vì mệt đuối mà vẫn nhớ những kỷ niệm

 cũ, và tìm mẩu than viết lên vách câu thơ:


Khi con về quê hương chừng đã ngủ


Giấc ngủ ngàn đời trong tuổi đạn bom


Ru nước mắt con xin ngừng nhận lỗi


Mẹ Việt-Nam, mẹ đã mất hay còn?


Còn hành động nào vô tội hơn thế, phù phiếm hơn thế, hởi những tâm hồn

 trẻ của Việt-Nam đau thương tuyệt vọng?


Thú thật khi viết những giòng này tôi vẫn chưa buồn đọc mấy truyện ngắn

 trong tờ báo ấy dù  truyện của Hồ Minh Dũng, Tạ Tỵ, Phan Lạc Tiếp cũng

 vương  thuốc súng, tiếng đạn và xác người ; là vì, tuy vậy, những câu

 chuyện của họ vẫn còn rất xa cái nóng hổi của Mậu Thân.


Lác đác đây đó trên trang báo là những giòng chữ bôi đen mà người đọc

 hồi ấy vẫn quen gặp với lời giải thích là tòa soạn hoặc tác giả tự ý đục bỏ,

 một cử chỉ tự giác khi cho rằng những lời lẽ ấy có thể gây bất lợi hay có

 thể bị hiểu sai. Giữa khâu sản xuất và khâu kiểm duyệt của cơ quan trách

 nhiệm vẫn còn khâu tự kiểm soát! Sự việc này, trong chừng nào đó, có thể

 xem như ý thức cao của người cầm bút, mà cũng có thể diễn dịch rằng

 giới trí thức, nhà văn tuy suy nghĩ khác nhau vẫn có tinh thần xây dựng

 và mặt khác nữa, cũng nên đẩy tới cùng mạch lý luận để nhận ra trong ý

 thức tập thể, mảnh đất miền nam là chốn dung thân cuối cùng mà nơi đó

 con người còn được quyền hít thở chút không khí sống thực! Trang báo

 giống thân thể của con người trong chiến tranh, lở lói, đục khoét, khiếm

 khuyết nhiều nơi. Nhưng nó vẫn giữ được cái “nhân cách” của nó ; không

 phải vì chạy giặc mà nó đánh trần hoặc chân không giày. Cũng có trang

 dành quảng cáo những cuốn sách nghiên cứu công phu : Từ Binh Pháp Tôn

 Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử của Nghiêm Xuân Hồng, những sách

 dịch mang không khí xa lạ xứ người : Con Chim Trốn Tuyết, Paul Gallico

, tiểu thuyết có tựa đề thơ mộng, Hương Cỏ May của Tuấn Huy cùng

 trang thư tín trao đổi giữa tòa soạn và độc giả cùng các cây viết hợp tác

 bài vở…
Quả là một món quà quí nhờ ông Trần Hoài Thư, người tự gán cho mình

 trách nhiệm bảo vệ Di sản Văn học miền Nam. Ngày nay, ngụ cư trên xứ

 người, tôi là kẻ chưa hề tham gia một cuộc biểu tình để phản đối hay hoan

 hô ; cũng chưa hề góp công góp sức vào cuộc đấu tranh chống Cộng. Tôi

 hoàn toàn nằm ngoài rìa những hoạt động kiểu đó. Nhưng tôi vẫn duy trì ý

 nghĩ rằng tôi không thể sống được với người CS. Cũng vì vậy mà tôi nâng

 niu nền Văn Học hai mươi năm của chúng ta, nền văn học phong phú, tự

 do, có ý thức, có trách nhiệm, thật sự phát xuất từ trái tim người.

Source: http://blog.yahoo.com/onggiahuutri/articles

Download VĂN - VIẾT TRONG KHÓI LỬA : https://www.box.com/s/b9fb0de2ee0cd92f0d2e