Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Lộng lẫy nhà Chúa ở Thành Nam (Nam Định) (2020)

Quê hương của rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng (bao gồm cả những hiền tài di cư và thành công) ở miền Nam trước 1975: nhà văn Mai Thảo (trong chuyến đi lần này, tôi đã ghé đến nơi sinh của nhà văn tại chợ Cồn, thị trấn Cồn – huyện Hải Hậu - Cồn cũng là thị trấn đầu tiên của tỉnh Nam Định. Thị trấn được thành lập năm 1958), Nam Cao...nhạc sĩ Hoàng Trọng, Đặng Thế Phong, Vũ Thành An, Văn Cao...nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Trần Dần…
Thành Nam (tên gọi cũ của Nam Định) được xem như nơi đầu tiên ở Việt Nam Thiên Chúa Giáo được truyền bá, bởi vậy, chỉ cần đến đây có thể trong một thoáng chốc bạn sẽ quên là mình đang ở Việt Nam vì , choáng ngợp khắp là rất nhiều nhà thờ với kiến trúc Gothic lộng lẫy và nổi bật. Tất cả khoác lên mình một cái đẹp mỹ mãn, chứa đựng trong nó những câu chuyện về lịch sử, về kiến trúc, về văn hóa….

Hãy bắt đầu với nhà thờ Hưng Nghĩa (ở cách trung tâm 40km, xây dựng năm 1927)… với những nóc nhà mái vòm kết hợp cùng chóp nhọn vươn cao dễ dàng khiến bạn liên tưởng đến trường học Hogwarts trong tác phẩm phim Harry Potter…(hãy xem cảnh một đoàn học sinh tiến vào chánh điện...y như cảnh Harry Potter nhập học...)








NHÀ THỜ HƯNG NGHĨA



































“Chúa sẽ đến trong đêm nay
Bởi loài người còn đọa đày
Nhọc nhằn từ năm sơ khai
Đến giờ thành chuỗi sầu dài
Chúa sẽ đến trong đôi tay
Chắp cánh với lời nguyện cầu:
Xin thương nhau trọn tình đầu ...”
(Đêm Hạnh Ngộ - Trầm Tử Thiêng)
Giáo xứ Liên Thủy – Giáo Phận Bùi Chu, thuộc địa bàn xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Giáo xứ Liên Thủy vốn là xứ đạo lâu đời dưới sự coi sóc của Dòng Tên, rồi sau mới về Dòng Đaminh. Thuở xưa, giáo xứ Liên Thủy có tên gọi là “Lục Thủy Hạ”.
Vào khoảng năm 1670, nhờ sự giúp đỡ của các thừa sai, giáo dân đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng nhà thờ và giáo xứ Liên Thủy được thành lập từ đây.

GIÁO XỨ LIÊN THỦY































Nam Định - Nơi từng được coi như kinh đô thứ hai của vương triều Trần với di tích đền Trần được xây dựng trên nền Thái Miếu phủ Xuân Trường xưa; tháp Phổ Minh đánh dấu một thời Phật giáo hưng thịnh; di tích Phủ Dày thờ chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của Việt Nam…
Và vùng đất của Thiên Chúa Giáo... tiếp theo chuyến đi tôi đã ghé ngang Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai/ Đền thánh Kiên Lao/ Nhà thờ Trung Linh/ Giáo xứ Thánh Danh/ Nhà thờ Phú An...
Mỗi nhà thờ một vẻ đẹp riêng, chưa hết ngỡ ngàng với những họa tiết đắp nổi kể những điển tích của nhà thờ này, đã sang sững sờ với những kiến trúc cột trụ La Mã giao thoa với những họa tiết Việt Nam rất thú vị của vương cung khác, chưa hết ngạc nhiên & thán phục xong với vòm và trần của đền thánh này đã chuyển sang mê đắm với những tòa tháp “trơ gan cùng tuế nguyệt” không những là những di chỉ của lịch sử truyền đạo…mà còn là một bề dày lịch sử thăng trầm của đất Việt…của nhà Chúa khác...
Và tuy đã gần nửa thập kỷ trôi qua, nhưng tâm tư và cảm xúc của tôi vẫn mới nguyên như một bài hát của Trần Thiện Thanh
“Lạy Chúa tôi con người không đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Những mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nào
Lạy Chúa tôi tuy người không đạo
Nhưng yêu nhớ lắm nhạc chuông khuya...”




































































Vẻ đẹp của sự tàn rụi...
Kết thúc chuyến viễn du vào lòng Thành Phố Nhà Chúa... post này dành cho sự lụi tàn - để thấy: trong sự hủy diệt của thời gian - vẫn còn đó vẻ đẹp: vẻ đẹp màu thời gian...:
1 nhà thờ nằm xa nhất: nhà thờ đổ (ở) Hải Hậu - nằm sát ngay biển ở thị trấn Cồn: Nhà thờ đổ vốn là nhà thờ thánh Maria Madalena còn có 1 cái tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim” nằm bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, trải qua hơn 140 năm (từ năm 1877 đến nay), do bị biển xâm thực, nhà thờ xưa đã bị sụp đổ gần như hoàn toàn. Dấu tích còn sót lại chỉ là một phần của tháp chuông trên bãi biển...
1 nhà thờ đã bị cháy rụi cách đây vài năm (2017)nhưng cổng vào vẫn toát ra vẻ trầm mặc & trang nghiêm, cũng như sự tinh xảo...của kiến trúc nhà Chúa : nhà thờ Trung Lao (xây dựng năm 1888)...
2 hình ảnh tàn lụi này đưa lên...cũng trong sự mặc niệm nhà thờ Bùi Chu đã bị hạ giải không thương tiếc gần đây!!!
Cuối cùng, last but not least, là nhà thờ ngay trung tâm thành phố: sự duyên dáng & khiêm cung của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được người dân Nam Định quen gọi là Nhà thờ Lớn.
...Cùng lời ước nguyện cũng đến từ một nhạc sĩ ngoại đạo nhưng có nhiều bài rất hay về Đạo:
“Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt càng thương nhau hơn”
Mùa sao sáng - Nguyễn Văn Đông
























































blog counter
seedbox vpn norway