Nếu cầm trong tay Tuổi Trẻ hàng ngày hay xem Tuổi Trẻ online thì dường như không có gì đặc biệt xảy ra ở báo Tuổi Trẻ cả.Hôm nay lại còn tăng trang thật là wành tráng..Thế nhưng behind the sence thì có đấy...li kì nữa là khác..motif thì cũng giống như chuyện đã từng xảy ra với báo THẾ GIỚI ngày nào.vì là dân ngoại đạo,chỉ hóng hớt thế thôi, nên với entry này chủ yếu là tài liệu từ các diễn đàn xcafevn,diendan.org,bbc...viết ra mong rộng đường dư luận
Cho dù toàn bộ báo chí & các phương tiện truyền thông đại chúng đều thuộc về các tổ chức của Đảng, giai đoạn tiền đại hội X đã chứng kiến ban lãnh đạo Đảng bị bất ngờ, lúng túng trước thái độ mạnh mẽ của nhiều tờ báo trong hoạt động chống tham nhũng và làm diễn đàn cho xã hội dân sự. Sau đại hội, một số tờ báo bị đóng cửa hay phạt tiền(vd báo THẾ GIỚI mất tăm hơi lun), một số nhà báo bị rút thẻ hành nghề, thuyên chuyển công tác hay bị công an thẩm tra (đặc biệt trong vụ tiền polymer và vụ Bùi Tiến Dũng – PMU18). Chính sách của ban lãnh đạo Đảng đối với làng báo còn thể hiện qua những phát biểu thô bạo đến mức buồn cười của bộ trưởng thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp(Đầu tháng 8-2007, ông Lê Doãn Hợp, tân bộ trưởng của bộ mới, “ Thông Tin & Truyền Thông ”, đã tuyên bố như sau về chính sách nhân sự để “ tiếp tục đổi mới ” công tác báo chí : “ Tổng biên tập là người của Bộ Thông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo ” . Đây quả là một câu nói bất hủ, chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử báo chí Việt Nam, thậm chí báo chí thế giới. Nó cũng sẽ nổi tiếng ngang với bàn tay của đồng chí công an (mặc thường phục, chắc là công an... nhân dân) bịt miêng linh mục Lý. Bất hủ về nội dung, mà lại hay về hình thức, câu chữ : một câu 19 chữ, một nửa là chữ hán, nhưng chỉ một chữ “ cắm ” hết sức nôm na, hình tượng là đủ để toát lên quyết tâm của Đảng ta... Qua một chữ “ cắm ”, người ta thấy rõ khẩu khí của ông 4T)Khi nói về tương quan giữa « người quản lý » (bộ thông tin-truyền thông, các cơ quan chủ quản báo) và « người thực hiện » (nhà báo, các ban biên tập báo), ông Hợp đặt vấn đề : « Làm sao để trình độ người quản lý phải ngang và cao hơn người thực hiện ». Áp dụng đối với báo Tuổi Trẻ, lô gích của chuẩn mực này là : làm sao để trình độ nhà báo không được vượt qua và phải thấp hơn người quản lý ! Đó chính là ý nghĩa của kế hoạch đang được tiến hành ở báo Tuổi Trẻ mà ‘Cô gái Đồ Long’ gọi ví von là đưa « Tí Trẻ 31 tuổi đi nhà trẻ »
2. Trong những cái gọi là « tội » gần đây của tờ báo, dư luận đặc biệt quan tâm đến các bài viết về Vincom, công ty tư nhân Việt Nam đang phất lên trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản (sau đề án xây dựng tháp đôi Vincom City Towers ở Hà Nội). Qua những bài điều tra, Tuổi Trẻ đưa ra ánh sáng không ít điều bất bình thường trong nhiều đề án đầu tư mà chính quyền đã cấp phép cho Vincom : đề án xây dựng khu du lịch Vinpearl Hòn Tre với hệ thống cáp treo « dài nhất thế giới », nhưng lại không đủ chiều cao, gây khó khăn cho tàu du lịch cỡ lớn khi ra vào cảng Nha Trang ; đề án cải tạo công viên Thống Nhất ở Hà Nội thành trung tâm vui chơi giải trí « theo kiểu Disneyland », ngang nhiên cắt mất một lá phổi của thủ đô vốn đã ít diện tích cây xanh ; và mới đây, chính quyền đã trao cho Vincom làm chủ đầu tư của khu « đất vàng » Eden ở Sài Gòn (tứ giác Đồng Khởi-Lê Lợi-Nguyễn Huệ-Lê Thánh Tôn) trong những điều kiện kêu gọi đề án thiếu công khai và thực lực tài chính của công ty được chọn không rõ ràng (số vốn đầu tư ở đây gấp 10 lần đề án tháp đôi Hà Nội) . Trong khi Vincom tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi của mình để huy động vốn, và trước mắt đưa công ty lên sàn thị trường chứng khoán TPHCM, các bài báo đã có ảnh hưởng nhất định lên giá cổ phiếu Vincom.
Được biết rằng công ty mẹ của Vincom là tập đoàn Technocom của doanh nhân Việt Nam trẻ lập nghiệp thành công ở Ukraina, đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng - được tiếng là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam [5]. Không rõ chiến lược phát triển của Vaincom có nhắm vào việc hình thành một tập đoàn mêdia hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy công ty đang tung tiền mua chuộc làng báo để khóa miệng nó. Trong những điều kiện đó, đối với một tờ báo như Tuổi Trẻ, không chỉ có áp lực của chính quyền, còn có sức ép của thế lực kinh tế tư nhân. Mà cuộc đương đầu với thế lực này không chắc gì sẽ dễ dàng hơn. Huống hồ khi nó câu kết với một bộ phận trong chính quyền!
Nhà văn NGUYỄN NGỌC TƯ lên tiếng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét