Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

MAI THẢO & một thời SÁNG TẠO...(ebook SÁNG TẠO số 1 - 1956)

1954 - Với một “Lên đường lớn”, từ hiệp định chia đôi đất nước, trùng trùng những bước chân của các tài hoa , của di cư một triệu, với những tiền phong…Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên, Qúach Thoại, Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Sa… Và cũng từ đó, dẫn đến một họp mặt chung trên tờ SÁNG TẠO – MAI THẢO chủ trương – với những thao thức mới của con người thời “hiện sinh”…và SÁNG TẠO – là diễn đàn của hôm nay, hôm nay chứ không phải là ngày mai, hay là sắp tới – vì đó, hôm nay – mới chính là “điểm đầu” của SÁNG TẠO.

 SÁNG TẠO phải chăng là chuyến khởi đầu của một tâm thức TỰ DO – MAI THẢO, như Trần Thanh Hiệp đã từng nhận định “ý thức của Mai Thảo là ý thức về 1 sự tự do mà Mai Thảo trực cảm, yêu thích và bảo vệ, không phải bằng khẩu hiệu, thời thượng mà là tự do của người biết được và yêu mến tự do, nếu ngày nay người ta còn nhắc đến SÁNG TẠO là do ý thức tự do đó”

Cũng cần nhắc lại đôi chút về bối cảnh khi SÁNG TẠO ra đời, “cùng thời” có thể kể đến ba tạp chí: 
VĂN HÒA NGÀY NAY Nối tiếp của Tự lực văn đoàn, nhưng cũng là sự dứt bỏ TLVĐ của Nhất Linh 
Bách Khoa dàn trải những tin tức chính trị, xã hội, nghệ thuật, về văn chương, đó là sự nối dài từ Đông Hồ, Qúach Tấn… cho đến những người mới Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ… nhưng chưa là một tạp chí chuyên về nghệ thuật
Sự xuất hiện như một "nổi loạn", một "chất nổ phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới", chỉ có thể là vào tháng 10/1956 với sự ra đời của Sáng Tạo. Trên Sáng Tạo xuất hiện những tên tuổi: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn ... Bên cạnh những người viết mới còn có những tên tuổi của tiền chiến như: Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Siêu, Đinh Hùng. Các nhà giáo nhà nghiên cứu như Phan Văn Dật, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Duy Diễn, Lê Thương, Lê Cao Phan, Nguyên Sa, Nguyễn Phụng, Lữ Hồ. Những người đã viết từ trước năm 1956 như Vũ Khắc Khoan,Tô Kiều Ngân, Mặc Đỗ, Tạ Tỵ, Vĩnh Lộc,Thanh Nam … ST (bộ cũ) phát hành được 31 số (từ 1956 – 1959)

 Tạp chí Sáng Tạo bộ mới số 1 phát hành tháng 07 năm 1960 và cũng chỉ tồn tại được 7 số trong vòng 2 năm – với “slogan” Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Hôm Nay - Mai Thảo làm chủ nhiệm với bộ biên tập gồm: Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp. Ngoài bộ biên tập còn có sự góp mặt của 15 tác giả khác như: Thạch Chương, Sao Trên Rừng ( Nguyễn Đức Sơn), Thảo Trường, Trần Thy Nhã Ca, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Dương Nghiễm Mậu ...

 Lời nói đầu của Sáng Tạo bộ mới viết: “Chúng tôi là những người viết trẻ, tự nhận chưa làm được gì cho nghệ thuật. Sự chân thành chúng tôi mang đến cho nghệ thuật là ý thức chúng tôi. Sáng Tạo từ nay sẽ đặt hẳn mình là diễn đàn là ý thức của những người viết trẻ, của văn nghệ mới. Trên “diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay” dựng lại, chúng ta, người viết và người đọc cùng tìm trả lời cho câu hỏi: thế nào là nghệ thuật hôm nay?” Mai Thảo, trong bài mở đầu của tuyển truyện SÁNG TẠO do TÂN VĂN phát hành một lần nữa khẳng định “Trước sau, đối tượng của trận đánh lớn vẫn là một: phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới. Nói một cách khác, đó là kết thành của hoài bão và khát vọng chân thành nơi một lớp người muốn tạo dựng một nền văn học nghệ thuật của chính mình. Gọi lên đường ấy là trở lại đời sống, thoát ly quá khứ, thức tỉnh ý thức, thế nào cũng được. Điều đáng ghi nhận là lên đường ấy đã có. Có với sự có mặt của một lớp người viết mới. Tạp chí Sáng Tạo là một trong những diễn đàn đã được dự phần vào lên đường này.”


 Mai Thảo đã để lại Hanoi phía sau (hay nói đúng hơn là để lại Hanoi ở bên dưới) thật ra dứt bỏ đó chưa là một dứt bỏ hoàn tất, đó chỉ là một bước đi “làm chưa xong hết cuộc tiễn đưa” của ông… Cái hồn Hà Nội trong cõi viết của ông còn là một cái hồn Hà Nội của “văn đoàn” – cái văn đoàn mà ông muốn đoạn tuyệt…!!! Tâm thức của ông, lúc nào cũng là một thao thức ngàn trùng, về Hà Nội, về Việt Nam… Như trong một trong những bài thơ cuối đời của mình 
“…Thượng tầng trời 
Quan tài bay lạnh buốt như băng
Bốn trăm người ngủ hết

Việt Nam thức một mình 
Một điểm thức lung linh
Trên loài người cách biệt.”

 Việt Nam còn đó, còn là một ánh lửa đêm đen của riêng ông nhưng Sáng Tạo đã là một Sáng Tạo của tất cả mọi người , mãi mãi, nền văn học nghệ thuật miền Nam “còn Sáng Tạo, ta hãy còn Sáng Tạo” (*)

huyvespa@gmail.com

(*):
CÒN  SÁNG  TẠO , TA  HÃY  CÒN  SÁNG  TẠO

QUÁCH THOẠI
(Chung tặng các văn thi hữu. Riêng tặng Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo.)

Tôi đổ lệ khóc đêm nay 
Nào các anh có biết 
Khi tôi đọc những bài văn anh
Bài thơ anh thắm thiết 
Những mối tình yêu đời bất diệt 
Của lòng anh của hồn anh trinh khiết 
Hiện nguyên hình trên chữ mực vừa in 
Tư tưởng dòng câu chứa đựng vạn niềm tin 
Bao tâm huyết đổ dồn trên ý nghĩ 
Thơm tho thay những ý tình tế nhị 
Nói không cùng những cảm động ẩn trong lời 
Tôi biết các anh những kẻ đã khóc cười 
Là những kẻ còn tin yêu vững sống 
Còn sáng tạo các anh còn sáng tạo 
Mặt trời mọc 
Mặt trời mọc 
Rưng rưng mùa hoa gạo 
Lỡ một ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo 
Thì hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao 
Để nhìn các anh 
Như vừa gặp buổi hôm nào 
Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo 
Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo 


bia public
PTDC0862.
PTDC0863
PTDC0864
PTDC0865PTDC0866
PTDC0862PTDC0863



PTDC0864
PTDC0865

PTDC0866





































































Số 2 - tháng 11/1956






Số 3 - tháng 12/1956









Số 4 - tháng 1/1957







Số 5 (số Mùa Xuân) tháng 2/1957







Số 6 - tháng 3/1957


Số 7 tháng 4/1957





Sáng Tạo bộ mới

Số 1 - tháng 7/1960













Không có nhận xét nào: