Vì chúng ta sẽ đóng lại cả đôi mắt
Solzhenitsyn
1 entry có thể không đúng thời điểm , song, với những ai đã theo dõi blog của tôi, chắc có lẽ mọi người đều biết ,thì đây là đề tài tôi ấp ủ và muốn lên tiếng bất cứ khi nào có thể. Đó là hãy nhìn nhận lại những sự kiện và con người lịch sử, và hãy nói thật về họ. 1 event nổi cộm đó là ngày-mà nhiều người gọi là ngày “giải phóng” miền Nam 1975.
Vì sao nhiều người di tản, nhiều đồng bào lưu vong luôn nhìn ngày 30/4 như 1 vết nhơ trong lịch sử???Vì sao sau 32 năm, đất nước đã thống nhất mà lòng người Bắc-Nam còn mãi chia lìa???Vì sao những sự thật của lịch sử luôn bị che giấu 1 cách tàn nhẫn??Vì sao???Vì sao và vì sao???
Những người lính VNCH có phải thật sự là những con người bại trận, không lí tưởng, đê hèn..???VNCH là 1 chế độ “ung nhọt”của Xã hội và cần phải có liều thuốc mạnh Cộng sản làm lành???Những gì thuộc về VNCH đều là những thứ vứt đi, tiêu hủy…như những “giáo điều” mà XHCN rao giảng bấy lâu nay???Tôi muốn đi tìm câu trả lời….
Dẫu biết chúng ta nên băng qua quá khứ và hướng đến tương lai, song điều ấy không có nghĩ là lãng quên quá khứ…và nhất là, khi quá khứ ấy là 1 quá khứ đau buồn…
Cái gì của Cesar hãy trả lại cho Cesar!
Truyện dài-hồi kí SG NGÀY DÀI NHẤT của Duyên Anh-Vũ Mộng Long-một người mà tự cho mình là “cộng sản không tha, quốc gia(VNCH)không dung)(vì sao lại như vậy thì…hồi sau sẽ rõ..cứ từ từ…). Ông bị xếp hạng là “1 trong 10 nhà văn nguy hiểm nhất cho chế độ CS”(theo tôi, văn chương chẳng phải là vũ khí có thể giết người cướp của được, và nó chẳng động tới cọng tóc nào của ai, thế nên sao nói người viết văn có thể làm hại cả chế độ, hoá ra nguyên 1 chế độ như thế lại đi sợ vài tác phẩm cỏn con và người viết ra tác phẩm ấy sao,well, just my opnion)
Tại sao tôi lại lấy tác phẩm này để giải mã cho điều ai đúng ai sai trong cuộc nội chiến vừa kết thúc 32 năm trước???Cũng như đã trình bày ở trên, ông là người”CS không tha, quốc gia không dung”..tức, ông không phải là con cờ, hay là “văn công”của bất cứ bên nào, cái nhìn của ông về thời thế, về người lính VNCH, về SG, về nỗi đau “mất nước”…tất cả đều rất thật và dung dị, hơn nữa, ông không phải là 1 trong những người may mắn di tản được vào những ngày cuối tháng 4, ông đã ở lại với SG trong cơn hấp hối, đau cái đau của SG, cười khẩy với son phấn nhạt nhoà đã trôi trên gương mặt những người gọi là “quân giải phóng”.Chỉ vỏn vẹn 1 ngày, mà bao nhiêu tấn trò đời đã xảy ra trên sân khấu “đường phố SG”…Mà theo như ông nói:
. Tôi đã trải qua một ngày dài nhất trong đời tôi, một ngày mà nhiều đời người không có. Văn hào Walter Scott viết: "Không ai đủ giầu để mua lại dĩ vãng đích thực của mình". ở đâu đó, ngoài nước Việt Nam, sẽ có một người Việt Nam tiếc rẻ: "Tôi là tỷ phú, thừa mứa tất cả, chỉ thiếu một Sài gòn, ngày dài nhất". Và đó, bất hạnh trong hạnh phúc. Tôi đầy đủ ngày dài nhất ở Sài gòn. Và, cũng đó, hạnh phúc trong bất hạnh. “
Và trước hết là bài thơ vô cùng xúc động của Duyên Anh mở đầu cho quyển hồi kí-1 bài thơ mà tôi rất thik!
Em thuở ấy còn hoa phong nhụy
Trên bản đồ địa lý giáo khoa thư
Rất thật thà và cũng rất ngu ngơ
Anh mực tím vẽ giấc mơ viễn xứ
Giấy trắng học trò viết tên em đầy vở
Viết đầy hồn tuổi nhỏ của anh xưa
Chuyến tầu vô Nam còi thét trong mơ
Nên ga bến chỉ đợi chờ tưởng tượng
Thế đã đủ làm anh sung sướng
Đủ làm anh chiêm ngưỡng em rồi
Hỡi Sài gòn xa lạ của anh ơi
Anh thầm gọi khi đất trời hiu quạnh
Nuốt miếng nắng vàng lòng thôi mưa lạnh
Và thèm bay như đôi cánh hạc hồng
Đêm sách đèn chữ nghĩa chạy lung tung
Ngày trường lớp cũng uổng công thầy dậy
Cái bảng đen mịt mù sao anh thấy
Xa nơi anh lộng lẫy một Sài gòn
Một Sài gòn tươi mát ngọt ngon
Đang vẫy gọi lời mật ong say đắm
Bước chân đời hiền ngoan nhưng chậm lắm
Anh theo nhanh mà vẫn cứ dại khờ
Sài gòn ơi, biết đến bao giờ
Anh khôn lớn để ước mơ đầy tuổi
2.-
Năm anh mười chín
Đường hoa xưa lầy lội
Quê nhà anh cằn cỗi thê lương
Như chim hạc hồng anh vội trốn mùa đông
Đôi cánh mỏng trĩu cong tâm sự
Tổ quốc mình còn ho lao quá khứ
Đã ung thư một hiện tại qua phân
Anh đêến cùng em, anh đến thật gần
Với lòng anh bản đời ngµy xưa vẽ dở
Em nắng vàng xoài, mưa xanh vú sữa
Nỗi sầu riêng hồn anh lịm cơn mê
Sông miền Nam chẳng ai thích ngăn đê
Nên tình cảm mênh mông biển nước
Sài gòn em là mộng ước
Em áo bà ba đơn sơ và em giọng nói thiệt mùi
Em chân tình và em tha thiết quá em ơi
Xao xuyến ù ơ, bồi hồi vọng cổ
Em cho anh hơi thở
Cho anh niềm tin xây dựng tương lai
Em cho anh cả đất lẫn trời
Cả nắng thi ca, cả mưa tiểu thuyết
Em cho anh đếm làm sao hết
Đời yên vui nhờ liếp ấm em che
Đời yên vui nhờ một chốn lui về
Anh thấy rõ ngọn đèn soi cuộc sống
Phóng tầm mắt anh nhìn xa trông rộng
Thế giới ơi, tôi kiêu hãnh có Sài gòn.
Nếu phải lìa em, anh sẽ mỏi mòn
Anh sẽ giối giăng đọc tên em từng hàng cây, con phố
Theo bước chân người anh rày đây mai đó
Mỗi chia ly mỗi gần gũi em hơn
Mỗi chia ly mỗi thơm ngát nỗi buồn
Anh mới hiểu
Sài gòn trái tim anh, tim đất nước
Anh mới hiểu
Tại sao mình yêu tổ quốc
Và tại sao mình yêu dấu Sài gòn
Em cho anh nhiều, em nhớ nổi không
Tiếng hát thê lương, điệu ru kỷ niệm
Em cho anh no tròn sự nghiệp
Để anh đi làm đẹp cuộc đời
Sài gòn
Tên em trên những vệt son môi
trong ánh mắt và trong hơi thở
trong hạnh phúc và trong đau khổ
ở tuổi non và ở tuổi già
ở xuân hồng sắp sang và thu biếc đã qua
ở hôm nay anh sống và ngày mai anh chết
ở ngàn dặm kẻ chân mây mù mịt
ở tấc gang người cuối phố đầu phường
ở sớm công viên ngọn cỏ ngậm sương
ở chiều bùng binh đèn mầu phô sắc
ở bình minh nụ cười
ở hoàng hôn nước mắt
ở chốn ngoài ta
ở cõi vô thường
ở nghẹn ngào vết chém thê lương
của lịch sử trăm năm phản bội
của lịch sử làm nên bởi những tên gian dối
những tên bù nhìn yêu nước độc quyền
những tên tay sai tráo trở đảo điên
Em ngự đền đài, em là đà huyệt mộ
ở mọi nơi vì em là thành phố
Là chứng nhân và là cả nạn nhân
Anh yêu em muốn cắn nát vai trần
Muốn ghì chặt môi hôn bây giờ và mãi mãi
3.-
Sài gòn khăn sô
Mùa xuân tím tái
Lưỡi lê đàng ngoài thù hận đàng trong
Chim hạc hồng tiếp tục trốn mùa đông
Chả thấy Hoàng Diệu nào tuẫn tiết
Anh chỉ thấy bọn tướng hèn khốn kiếp
Lột xé chiến bào, phi tang tích huân chương
Đứa tham sinh rời lủi quê hương
Đứa úy tử gục đầu chịu trói
Sài gòn ơi, anh biết em đau nhói
Anh biết em nhục nỗi tháng Tư
Nỗi nhục ghim sâu, em vẫn thủ đô
Vẫn rực rỡ tự hào những người
Ta không bỏ em cao thượng
Ta ở lại địa ngục trần gian
và ta tự tìm lên thiên đàng hạnh phúc
Bởi vì ta được khóc với Sài gòn
Nước mắt ta nhỏ xuống vết thương non
Vết thương xót xa làm ta khôn lớn
Sài gòn
Em đã cho anh hai mươi năm sung sướng
Anh phải van lơn để hứng chịu cơ cầu
Ngày mai, trong ngục tù hay phát vãng rừng sâu
Anh không thẹn khi nói: Anh yêu em tha thiết
Hãy mơn nhẹ nỗi đau, đừng rên xiết
Hãy thinh không niềm bí ẩn trùng khơi
Sài gòn ơi
mãi là em nhé,
Sài gòn ơi
Dù biển dâu có khoác áo chồn tinh
lên tên em diễm tuyệt
Mãi là nắng thi ca là mưa tiểu thuyết
Dù đường xưa đầy dấu vết kên kên
Mãi là em,
mãi là em ngơ ngác, dịu hiền
Để anh vững hành trang xa em biệt xứ
Để anh vỗ về tương lai bằng điệu ru quá khứ
Để anh yên vui còn một chốn lui về
4.-
Tháng sáu mây chì
Mưa tiễn anh đi
Mưa sướt mướt hay Sài gòn sướt mướt
Anh đi theo nổi trôi vận nước
Anh đi theo dâu biển quê nhà
Anh hết là anh
Anh đã là ta
Cái tiểu ngã nhập vào đại ngã
Nỗi thống khổ chẳng riêng ai chịu nữa
Nó đè lên vai cả dân tộc
cả thế giới chúng mình
Nó trong giọt nước mắt già và trên ngọn tóc xanh
Nó ở cuộc đời thênh thang
và ngục tù tăm tối
Nó ở ban mai kinh nguyện cầu
nửa đêm kinh sám hối
ở hồi chuông cáo phó
ở tiếng khóc chào đời
Nó gầm gừ đe dọa dài dài
Sau mỗi hòa bình của chiến tranh ý thức hệ
Nó là tham lam, ích kỷ
là kiêu căng, ngu xuẩn là độc ác dối gian
Nó xui Việt Nam tàn nhẫn với Việt Nam
Và bắt nhân loại phải rời xa nhân loại
Nó đã bắt ta xa em, Sài gòn hỡi
Nó đầy ta suối độc, rừng thiêng
Nó còn giả vờ giăng khẩu hiệu nhân quyền
Con ó bảo mỏ mình thôi nhọn hoắt
và con gấu khoe chân mình cùn nanh vuốt
Nhưng loài người vẫn bị mổ mắt, vẫn bị cấu cào
Ta thì vẫn nằm dài trong những đề lao
Nghe nỗi nhớ Sài gòn thơm ngát
5.-
Mùa thu nghe con cuốc cuốc
Có gần ta những buổi chiều nhung
Em đến luôn luôn, em đến rất thường
Với cỏ úa công viên, với cây khô tước vỏ
Với phấn son, lược gương vất bỏ
Với móng tay dài, ánh mắt diều hâu
Phan Đình Phùng tạm trú nơi đâu
Trần Quý Cáp hộ nào chứa đó
Ôi, Cần Vương trăm năm cũ
Cũng biển dâu dâu biển dưới mồ
Giải khăn sô trên vừng trán tháng Tư
Cho người chết và cho lịch sử
Cho nhiệt tình và cho danh dự
Cho quên trời xa cho nhớ đất gần
Em đến hoài hoài, em đến thật chăm
Với bước chân em rã rời cõi tạm
Với mũi tên găm tim xưng phổi nám
Em gọi ta về máu đỏ chiêm bao
Em gọi ta về xao xuyến dạt dào
Em có hiểu vì sao ta ở lại
Em có hiểu vì sao ta đóng đinh chịu tội
Sài gòn ơi, nay mới thật yêu em
Xưa đã yêu rất mướt rất mềm
Đã tha thiết chỉ gọi là tha thiết
Chưa cuồng điên, dại rồ, mãnh liệt
Vẫn ngỡ tình yêu khói nắng mơ hồ
Vẫn tưởng tình yêu bọt nước hư vô
Nên mới có bây giờ ta sám hối
Ta tình nguyện lưu đầy chuộc lỗi
Bởi mãi rong chơi nên đánh mất Sài gòn
Bởi trót lơ là làm héo đóa môi son
Làm suối lệ thành đại dương nước mắt
Hạnh phúc trong tay ta vừa vuột mất
Em gọi ta về hiu hắt dặm đường xa
Ta những chàng trai của Sài gòn mở hội hôm qua
Của hôm nay đề lao, tập trung lao cải
Của Sơn La, Lai Châu, Lào Kay, Yên Bái
Của Ninh Bình, Vĩnh Phú, Gia Trung
Của Kàtum, Thanh Nghệ, Phước Long
Của Trảng Lớn, Vườn Đào, Đồng Tháp
Của Chí Hòa, Hàm Tân, Sa ác
Của Gia Rai, Xuyên Mộc, vân vân
Hỡi Sài gòn, người tình chói lọi chân dung
Em gắng đợi ta về trong nỗi nhớ
6.-
Anh hỏi trời cao
Trời cao hớn hở
Anh chỉ đất thấp
Đất thấp mặn nồng
Có tình yêu, hạnh phúc nào già không
Trời đất nói hạnh phúc, tình yêu nghìn năm son trẻ
Và thành phố anh yêu cũng nghìn năm như thế
Sài gòn ơi, em trẻ mãi chẳng già
Anh sẽ về thắp sáng ngọn đèn xưa
Vẽ lại chân dung em
bản đồ giáo khoa thư địa lý
Viết tên em Sài gòn hoa phong nhụy
Sài gòn tình thơ anh
Sài gòn ấu thơ anh
Sài gòn mưa tâm tư
Sài gòn nắng tâm tình
Sài gòn mênh mông
Sài gòn vời vợi
Sài gòn rất tươi
Sài gòn thật mới
Thế giới ơi, tôi không mất Sài gòn
(Sa Ác, 30-4-1979)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét