Không giống như những chương trình trước, lần này hòa âm là chủ lực còn ca sĩ chỉ là phụ. Cái hay của mỗi bài không chỉ ở giọng vocal hay diễn xuất của ca sĩ, mà còn hay vì ý nghĩa lịch sử của từng bài hát, từng lời hát, và qua cách hòa âm hùng mạnh nhưng tiếng trống thúc trận, như tiếng kèn la thúc quân, như tiếng nhạc quân hành.
Chương trình bắt đầu qua bài Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước) qua giọng hát của Y Phương, Nguyên Khang và BHX Ngàn Khơi. Hai câu hát mở đầu nếu là lời cảnh cáo đến toàn dân trong nước khi giặc Thát Đát đe dọa bờ cõi VN trong thời điểm lịch sử lúc ấy, thì cũng rất thích hợp với thời điểm bây giờ...
Toàn dân nghe chăng ?
Sơn hà nguy biến
Giọng Y Phương mượt mà, tha thiết và là lời mở đầu trang trọng cho chương trình Hùng Ca Sử Việt. Giọng Nguyên Khang trầm hùng kết hợp hài hòa với giọng trong và cao vút của Y Phương. Thật ra trong bài này, cả hai giọng ca Y Phương và Nguyên Khang không phải là nguyên tố chính. Phần hòa âm mới là chính, và phần hợp ca của BHX Ngàn Khơi đã giúp nâng bài này lên. Trong bài HNDH, có nhiều đoạn nhạc có tông khác nhau, giai điệu khác nhau, và có tiết tấu khác nhau nên phần hòa âm rất quan trọng. Những câu hỏi đáp được hòa âm và được ban hợp ca hát hay, nghe rất thú vị.
Nhớ mãi một câu đối đáp rất hào hùng trong bài:
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ? Hy sinh. (2 lần)
Chiến Sĩ Vô Danh là một bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Duy, một lần nữa được trình bày một cách trang trọng qua BHXNK và sáu giọng ca nữ gạo cội của ASIA: Hồ Hoàng Yến, Diễm Liên, Mỹ Huyền, Thiên Kim, Y Phương, Tâm Đoan. Như đã nói trên, phần hát của ca sĩ không nổi bật, nhưng hài hòa chung với ban hợp xướng và phần hòa âm hùng tráng đã làm sống lại một hùng ca tuyệt phẩm trong kho tàng âm nhạc VN. Well done.
qua giọng ca Y Phụng và Lâm Thúy Vân. Bài hát đầu tiên trong chương trình mà giọng ca sĩ là chính. Y Phụng và Lâm Thúy Vân hát và diễn đạt thành công với ánh mắt sáng rực, hân hoan nói lên niềm biết ơn các chiến sĩ ...
Gót Chinh Nhân (Lê Minh Bằng) qua giọng ca Đặng Thế Luân. ĐTL hát bài này đạt, diễn tả tâm trạng người lính không ngại gian khổ, "quên đời vì sông núi", và mong cho quê hương được thanh bình như ước mơ. Bài hát này là sự chọn lựa thích hợp sau bài Anh Về Thủ Đô, nhắn nhủ người lính VN tới trách nhiệm của mình là đem hạnh phúc ấm no cho mọi người dân, cho dù phải chịu trăm ngàn gian khổ. Thích ánh mắt của ĐTL trong bài này, và cách hát dứt khoát, không luyến láy, thích hợp với lối hòa âm như một khúc quân hành. Solid performance by ĐTL.
Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước) là một ca khúc rất quen thuộc, đặc biệt là lời một của bài hát. Lời hai ít được hát hơn. Bài hát được thể hiện qua hai giọng ca nữ gạo cội là Nguyễn Hồng Nhung và Diễm Liên. Thích nhất nét mặt của hai cô ca sĩ khi hát đoạn "Trên trời xanh, muôn sắc đua chen bóng ô ...". Nét mặt rạng rỡ, bừng sáng làm người nghe tự nhiên cũng cảm thấy trời xanh tưng bừng muôn sắc, thấy cá lội trong dòng nước, cho dù đang coi trong phòng family room. Go figure. Có một điểm không thích lắm là khi tới điệp khúc "Mây nước thiêng liêng ...", nếu hát chậm thêm một chút nữa cho ca sĩ nhấn nhá, bỏ hồn vô thêm thì càng hay. Và đoạn sau, khi hát đến câu "Kìa quân Trần Quốc Tuấn, đánh tan quân Thoát Hoan" thì nét mặt phải hùng nhưng có lẽ vì nhạc chơi chậm buồn để chuẩn bị cho đoạn kế làm hai cô ca sĩ tự nhiên mặt cũng thoáng buồn khi đang hát câu đánh thắng giặc vẻ vang, không thích hợp lắm. Tuy nói vậy, bài hày NHN và DL hát và trình diễn quá hay trong một bài hát đã quá quen thuộc. Ngoài hai điểm nhỏ trên, đây cũng là một bài thật hay trong một chương trình mà không có bài nào dở cả.
Xuất Quân (Phạm Duy) được thể hiện qua BHXNK, không có ca sĩ. Tiết tấu và hòa âm bài này theo thể loại nhạc quân hành với tiếng trống quân và nhịp điệu giống như đoàn quân xuất quân ra trận, thích hợp cho bài hát này. Phải nói không thể nào chê được, cho dù là một khán giả rất khó tính. A perfect performance. Nghe hoài không chán, và càng nghe càng hay.Đặc biệt trong bài này camera có những shot chiếu các cô các bác hát theo, nhìn thật xúc động.
Thề Không Phản Bội Quê Hương (Cục Chính Huấn) được thể hiện qua nhóm "dzâng dzậng", ý quên dân vận Ngọc Đan Thanh, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, và Việt Dũng và BHXNK. Thích nhất Ngọc Đan Thanh trong bài này qua nét mặt và cách diễn đạt bài hát. Vì là hợp ca nên giọnc ca của các ca sĩ không nổi bật, nhưng như đã nói trên, giọng ca ca sĩ hài hòa cùng với BHXNK tạo cho bài hát sự hùng tráng và xúc động cần có của "Ta thề chết chứ không hề lui, quyết không hề phản bội quê hương". Thích tiếng gõ mõ "cóc, cóc" trong phần hòa âm.
Con Rồng Cháu Tiên (nhạc Trúc Hồ, lời Việt Dũng) được thể hiện qua hai giọng ca Y Phương và Đoàn Phi. Trong chương trình lần này, có hai bài trước đây đã được hòa âm quá xuất sắc là bài Con Rồng Cháu Tiên và bài Hành Trình Tìm Tự Do được dùng lại với lối hòa âm gần giống như trước kia. Về phần hòa âm, nếu nghe rất kỹ, và so sánh khi nghe lại hai bài cùng một lúc thì may ra mới có thể nhận thấy sự khác biệt. Nhưng phần khác với version trước là ca sĩ và dàn dựng sân khấu. Bài này trước đây do Dạ Nhật Yến và Gia Huy song ca, với "Âu Cơ" Dạ Nhật Yến đu trên dây như người miền núi và "Lạc Long Quân" Gia Huy. Còn lần này thì đoán là "Thi Sách" Đoàn Phi và Trưng Trắc "Y Phương". Về giàn dựng sân khấu thì thích version trước của Dạ Nhật Yến và Gia Huy hơn. Về vocal thì Y Phương hơn hẳn Dạ Nhật Yến, chuyện này expected. Nhưng Đoàn Phi, what can I say, very very good. Lần này Đoàn Phi không phô trương bước nhảy và chỉ bỏ hết hồn vô hát, và kết quả là "solid, bordering excellent performance" - hay, hay một cách ngạc nhiên. Về chất giọng thì Đoàn Phi tuy không có gì đặc biệt nhưng kỹ thuật hát đã khá hơn nhiều, và lần này Đoàn Phi hát với tất cả cảm xúc của mình và người nghe có thể cảm nhận được. Thích nhất khúc gần chót khi Đoàn Phi hét to lên để thêm cảm xúc và giúp nâng phần hát của Y Phương lên. Love it.
Hòn Vọng Phu (Lê Thương) Hòn Vọng Phu là một đại tác phẩm trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. Trường ca Hòn Vọng Phu hay toàn diện, từ lời ca, ý nghĩa, giai điệu và tiết tấu. Phần một hùng tráng nói về người tráng sĩ đầu quân ra trân. Phần hai nói về nỗi buồn người thiếu phụ chờ chồng lâu ngày hóa đá. Phần ba bi hùng, người chồng trở về là một "hùng gươm, danh tướng" với tâm sự "bên nợ tình thâm, bên nợ giang sang" và trở về với "bao mối thương vang động trong lòng". Thật là một bài trường ca bất hủ. Điểm đặc biệt và nổi bật nhất trong bài này là phần hòa âm, tuy rằng bộ tứ ca Hồ Hoàng Yến, Thiên Kim, Quốc Khanh, và Mỹ Huyền hát và thể hiện rất hay. Quốc Khanh khá nổi trong bài này. Chỉ tiếc là thiếu Hòn Vọng Phu 2, nhưng điểm này đã nói nhiều rồi, không muốn lập lại nữa. Still, I ABSOLUTELY love this performance, one of my favorites of the entire program. TOP FIVE
Trên Đầu Súng (Anh Việt Thu) thể hiện qua hai giọng ca nam đang được nhiều người yêu mến hiện nay là Quốc Khanh và Đan Nguyên. Oh man, I love this performance. Đây một trong những tiết mục hay nhất trong chương trình. Hòa âm hay, hát hay. Quốc Khanh và Đan Nguyên hát và diễn đạt rất hào hùng. Cả hai đều diễn tả hình tượng người lính VNCH thích hợp trong bộ quân phục VNCH, Rất thích cách dàn dựng bài hát khi phần cuối đoạn "Ôi quê hương ta nước Việt Nam" được hát tiếp nối liền với "(Việt Nam) từ đó vươn lên nhà máy với công trường". Chữ Việt Nam vừa là kết thúc của đoạn trước và cũng vừa là bắt đầu cho đoạn sau. Elegant. Và tiếng flute trong phần hòa âm ... Nghe đi nghe lại không chán. TOP FIVE
Một Ngày Việt Nam (nhạc Trúc Hồ, lời Trầm Tử Thiêng) thể hiện qua giọng ca Mai Thanh Sơn, Lê Anh Quân, BHXNK, và phụ diễn Trúc Hồ. Có lẽ trong tất cả những bài nhạc hợp ca mang nặng tình dân tộc do Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng soạn chung thì người viết thích nhất là bài Một Ngày Việt Nam. Lần này bài hát được Mai Thanh Sơn hòa âm, dùng guitar thùng đệm trong phần mở đầu với giọng ca đầy cảm xúc của Mai Thanh Sơn. Bài hát nghe rất xúc động, hay từ lời ca cho đến giai điệu. NS Trúc Hồ và NS Trầm Tử Thiêng chắc đã nhiều đêm mất ngủ và bỏ nhiều tâm tư khi viết bài này. Cho dù đã nghe, và đã nghe rất nhiều lần, lần này nghe lại vẫn thấy hay và xúc động. Có hai điểm nhỏ: thứ nhất khi Lê Anh Quân hát câu cuối đoạn "mẹ vẫn hát ru đời thủy chung", chữ thủy không cần phải luyến láy quá nhiều chỉ nên hát đơn giản, thứ hai là phần ánh sáng hơi đơn điệu, thiếu sáng tạo (creativity) không hợp theo phần hòa âm. Bài hát này có giai điệu đặc biệt là tông và giai điệu tăng trưởng từ từ, càng về sau càng cao và càng mạnh. Still one very good performance and I like it, even though I listened to this song for perhaps hundreds of times before.
Video : MỘT NGÀY VIỆT NAM - old version
http://huyvespa.multiply.com/video/item/39/39
Lưu Vong Quốc hay Hành Trình Tìm Tự Do (Trúc Hồ) Lâm Nhật Tiến và BHXNK. Đây là bài thứ hai mà dùng lối hòa âm giống trước kia, giống cả lúc mở đầu khi có tiếng người kêu gọi nhau xen kẻ trong tiếng nhạc. Vì lần này không có phần phụ diễn nên những tiếng người xen lẫn nghe thấy hơi kỳ kỳ. Lâm Nhật Tiến hát đơn ca bài này thật xuất sắc và có lẽ đây là một trong những màn vocal performance hay nhất trong chương trình. Nhưng đối với cá nhân, bài này tuy hay nhưng thiếu sự dàn dựng công phu như lần trước, nên coi bớt hay. Phần hòa âm thì khỏi nói vì cá nhân người viết trước đây đã chọn đây là một trong những bài hòa âm hay nhất của ASIA từ trước tới giờ, ngang với bài Con Rồng Cháu Tiên. Well, nhưng đó là trước khi có HCSV.
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.
Quả thật không có gì đẹp bằng dùng tình yêu làm khí giới, và giữa con người và con người chỉ có tình thương.
Cám Ơn Anh (Trúc Hồ)
qua giọng ca Tâm Đoan, Tường Nguyên, Tường Khuê, Ngọc Huyền và BHXNK. Lại một bài hát khá quen thuộc của nhạc sĩ Trúc Hồ, và cũng lối hòa âm quen thuộc. Thích phần hát mở đầu thật ngọt của Tâm Đoan. Tường Khuê thì không có gì đặc biệt. Tường Nguyên hát có hồn lắm, good job. Bài này tuy cũng hay nhưng không hay hơn những version trước.
Bài Ca Tuổi Trẻ (sáng tác mới của Anh Bằng) - hợp ca. Lời bài hát thật hay và ý nghĩa, và là một thông điệp quan trọng và cần có trong thời buổi hiện nay. Lyric tha thiết kêu gọi toàn dân trong và ngoài nước "đừng sợ hãi, xiết tay nhau" và cùng đứng lên "bài trừ bọn bất công hà hiếp dân mình". Bài hát này, và bài nói chuyện mở đầu chương trình của nhạc sĩ Trúc Hồ đã kết hợp lại với nhau để gửi đến người Việt khắp nơi trên thế giới.. Trong bài này tất cả mọi người hát với một tấm lòng yêu nước, được thể hiện qua nét mặt và ánh mắt của mỗi người.
Đáp Lời Sông Núi (Trúc Hồ) - hợp ca. Bài hợp ca khá quen thuộc, khá nổi tiếng, và rất xúc động của NS Trúc Hồ một lần nữa được hát trên chương trình của ASIA. Trước bài hát được coi clip về những cuộc biểu tình của người Việt trong nước, và trong đó có một anh đi biểu tình cất cao giọng hát "Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi", thiệt quá hay và xúc động. Lần này toàn thể ca sĩ và ban hợp ca, ai cũng hát trang trọng, ai cũng ngẩng cao đầu, chest pumped - head high, và cùng hát thật vang những câu hát, lời hát, như là một lời hứa cho tổ quốc. A very emotional performance.
Thiên Thần Trong Bóng Tối (Trúc Hồ) - Thùy Hương, Cardin, Đoàn Phi, Nguyên Khang, Quốc Khanh, Mai Thanh Sơn. Bài hát này trước đây được nhạc sĩ Trúc Hồ hòa âm và đã được hai giọng ca gạo cội Y Phương và Diễm Liên hát quá hay, tưởng không thể nào hay hơn được nữa. Nhưng lần này, không như một số bài khác dùng hòa âm tương tự trước kia, với sự hòa âm rất mới lạ và trẻ trung của Quốc Khanh đã đem lại cho bài hát một nét hay mới. Chỉ có Nguyên Khang là ca sĩ đàn anh, còn lại toàn là những gương mặt trẻ của TT ASIA, từ Mai Thanh Sơn, Đoàn Phi, cho tới Quốc Khanh, Thùy Hương và Cardin. Ai cũng hát với một bầu nhiệt huyết. I LOVE THIS PERFORMANCE. Tiếng guitar điện, tiếng đàn bass, kèm theo phần hòa âm rất rock, rất trẻ trung, và phần diễn xuất rất là ... contemporary rock, đã làm mới cho bài hát này. Giọng Nguyên Khang mở đầu rất tuyệt. Mai Thanh Sơn hát rất có hồn. Đoàn Phi vocal is rock solid. Thùy Hương phát âm tiếng Việt đã khá hơn nhiều. Cardin thì ... hình như rơi run. TOP FIVE.