(hay Những Câu Kinh Trinh Bạch Vẫn Còn Đâu Đây)
TCS có lần nói:
“Đời sống đã mang đi hết những câu kinh trinh bạch mà không phải lúc nào, giờ nào, thời
nào cũng thổ lộ cùng nhau được..”
Tôi thấy nó vẫn còn ẩn hiện đâu đây:
Trong 20-năm-văn-chương-miền-Nam-(bị)-hư-vô-hóa-(và-tưởng-chừng-bị-lãng-quên)
Cũng lạ, tôi thấy nhẹ lòng khi đọc những tác phẩm đó
Giống như sống 1 đời khác, đời mà mình chưa trải qua (?!?)
Giống như 1 câu thoại trong serie truyền hình True-Blood tôi
đang xem
“I know exactly what I am, I just don’t know who I am”
“22 tản mạn” của Võ Chân Cửu như là 1 bức tranh nho nhỏ
Điểm lại nhiều nhà thơ, nhà văn, “trường phái”…của 20 năm văn
học miền Nam đó.
Ra khỏi nhà tôi hay mang theo 1 quyển Văn để đọc trong những
lúc chờ đợi ai (hay cái gì đó)
Mở ra 1 bài thơ của tác giả làm vào năm 1972
Cũng đủ cho một chút để gọi là sự trùng hợp kì lạ …(vẫn-hay-xảy-đến-với-tôi)
Trong quyển này ông có nhắc đến Nguyễn Bắc Sơn.
Với tập thơ để đời “Chiến tranh Việt Nam và tôi”…
Tôi gửi đoạn đó cho cô bé người thầy học cũ – cháu ngoại ông
Cô bé hứa tặng tôi ấn phẩm này, với chữ ký.
Có nhắc đến Hoài Khanh – chủ tòa soạn Ca Dao và tạp chí Giữ
Thơm Quê Mẹ năm nào
Và cũng thế, niềm sâu lắng từ thơ Hoài Khanh mênh mang như 1
lời ca dao
Và buồn như Quê Mẹ (?!?)
Chẳng hạn những câu thơ ám ảnh tôi từ lâu:
“Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá/ Và cô đơn đã ghi dấu trên
tay”…
Hạc Thành Hoa gửi tặng tôi Tuyển tập thơ của ông
Tôi mê “Trong Nỗi Buồn Vàng” lắm
Kể từ bài thơ đó…
Trong tôi, nỗi buồn không còn màu gì khác nữa
Cao Thoại Châu với hình ảnh xao xuyến “Tình chỉ đẹp trong một
bàn tay vẫy”
Gửi e-mail nhờ tôi chụp lại các bài thơ trên Nghệ Thuật để in
1 tập thơ mới.
Ôi, Trâm (1) của ông, cũng như Diễm của Trịnh…không còn là
riêng của hai ông nữa rồi
“22 tản mạn” nhắc đến Hoàng Ngọc Tuấn
Ôi, tác giả của “tuổi vừa lớn”
Với những câu văn xao xuyến và hiền như cỏ
Có chút gì đó “hình như là tình yêu” (2) thôi, nhưng cái
“hình như” ấy mới làm độc giả si mê
Lúc nào ông cũng muốn “Ở một nơi ai cũng quen nhau” (3) và niệm
luôn luôn “Kinh tình yêu”
“Nhân danh anh và em, và chúng mình, Amour” (4)
Trên thị trường chữ nghĩa vừa 2 tuyển tập đáng chú ý
Như một mạch ngầm vẫn âm ỉ chảy
VĂN TUYỂN tập hợp các tác phẩm pre-1975 và tập thơ Ngậm Thẻ
Qua Sông của Phù Hư
Cũng lạ, thời chiến, “thơ (về) lính”, mà giọng điệu hiền như
một lời kinh chiều
Trong tập thơ này, Phù Hư có làm 1 bài thơ về người-đàn-bà-giấu-mặt
ở Cung Tơ Chiều
“rượu vang đỏ máu chim mù/ai đem gan ruột
trùng tu tiếng người/tiếng cô hồn khóc trời ơi/nến đêm nguyệt tận thắp đồi cỏ
thiêng…” (5)
Vừa hay, tuần rồi cũng lên xứ Ngàn Thông
Và hát với cô “Không Nhìn Nhau Lần Cuối”
Nhắc Dalat phải nói đến văn của Từ Kế Tường
Qua rồi thời mơ mộng
Nhưng sao những truyện của ông vẫn len lén thả vào hồn chút lãng
mạn
“Như mưa ngọt ngào”, ‘Bờ vai nghiêng nắng”,”Áo vàng qua
ngõ”..
Hồi ấy, người ta đặt tựa sách (và viết) thật hiền hòa..
“Để tưởng nhớ mùi hương”, “Bước khẽ tới người thương”.. (6)
Đời sống ôi buồn như cỏ khô (7)
Nhưng sẽ vui hơn, nếu chỉ cần vậy thôi..
Chút tưởng nhớ, chút khe khẽ, chút thương …!
(1): Để
nhớ lúc Trâm xa (Cao Thoại Châu)
(2)(3):
tên truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn
(4): 1
câu trong tiểu thuyết Tôi Và Em của ông
(5):
Cung Tơ Chiều (Phù Hư)
(6):
tên truyện của Mai Thảo, Nhã Ca
(7):
thơ Nhã Ca