Thượng tuần tháng 12 vừa rồi, bên ngoài lãnh thổ của Việt Nam, một tờ báo của người Việt viễn xứ và 1 diễn đàn văn hoá nghệ thuật đã có một cuộc hội thảo nhỏ về VĂN CHƯƠNG 20 NĂM MIỀN TỰ DO . 2 ngày hội thảo, tuy trong một khuôn khổ nhỏ nhưng với nhiều đề tài đa dạng như là 1 bước đi góp thêm vào “tiến trình” hiển nhiên định danh lại một nền văn chương nhân bản bị ruồng rẫy ngay trên đất mẹ…
So sánh nào cũng là những
điều khập khiễng, nhưng hãy thử làm một phép tính cân đo đong đếm ngẫu nhiên và
giới hạn…
Nếu thơ miền Nam là những
niềm ước mơ hoà bình giản dị:
“Và có thể nào
đêm nay không còn tiếng sung
Không còn nghe tiếng còi hụ giới nghiêm
Ba giờ sáng xuống Ngã tư quốc tế
Ăn một tô mì thơm ngát bình yên”
(PHẠM CAO HOÀNG)
Thì bên kia là :
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
(TỐ HỮU)
Nếu thơ miền Nam là những
đau đớn hiển bày của đời sống – để từ đó, cái phi lí của chiến tranh cứa vào những
tâm hồn còn biết rung động…
“Mau lớn khôn đi con
Góp mặt cùng bè bạn
Ðêm nhìn nắng hỏa châu
Ngày nhìn mưa bom đạn”
...
“Cha cuộc đời lính tráng
Mười năm vác súng rồi
Mỗi năm giờ sum họp
Ngắn hơn giờ chia phôi.”
(ĐỊNH GIANG)
Thì bên kia là những
câu thơ đến rợn người….
“Đất nước ta ơi
Sao bỗng tay cầm run rẩy
Máu lên thắm những môi người
Sáo thổi nơi đâu nghe mà hay vậy?”
Sao bỗng tay cầm run rẩy
Máu lên thắm những môi người
Sáo thổi nơi đâu nghe mà hay vậy?”
(SÁNG HÔM NAY/ CHÍNH HỮU)
Hay 1 ví dụ khác, trong bài
“TÍNH NHÂN BẢN của VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM” của nhà văn TRẦN HOÀI THƯ
“ Thơ miền Bắc, có bài quá hay, tôi
công nhận. Nhưng thơ cần phải đọc để rung động.Thơ không phải là một công cụ để
tuyên truyền. Con tim không bao giờ bắt nhà thơ phải theo một con đường thẳng
vào trái tim mình đâu. Đối với chúng tôi, thế hệ chiến tranh, sinh ở miền Nam,
chẳng có con đường nào vào trái tim, hay chẳng có con đường nào mà trái tim
mang theo như trong bài thơ “ Tiểu Đội Xe Không Kính” của Phạm Tiến
Duật
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
……
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim…
Tôi công nhận bài thơ hay. Hay từ chữ, và hay từ cách ví
von. Hay từ cách biết biến những chữ chết, khô thành những chữ rất sống.
Hay ở chỗ là tác giả dùng bàn tay mầu nhiệm biến nỗi khổ thành niềm hạnh phúc.
Hiểm nguy thành nỗi can đảm và khinh mạn. Và hay ở tinh thần đồng đội được thắp
sáng.
Chả trách bài thơ được giải thưởng cao quí vào năm 1969.
Đọc bài thơ, mới thấy rõ về sự khác biệt rất lớn giữa hai
giòng thi ca Nam và Bắc. TRong văn thơ miền Bắc, trái tim chỉ biết tới một con
đường duy nhất, là con đường vào Nam, để chiếm cho được miền Nam. Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Nó
không ngoằn nghèo, quanh co. Nó là cái mục đích tối hậu, mà cả một miền Bắc,
bấy giờ, dồn mọi nổ lực để đạt cho được. Nó là chân lý…”
Nhiều khi tô muốn viết rất nhiều, viết như một sự trả ơn
muộn màng cho nền văn học bất hạnh ra đời trước tôi gần cả 3 thập kỷ…Nhưng rồi
trên trang giấy trắng, tôi loay hoay về cả sự trống rỗng và sự đầy ấp của 20
năm văn chương miền Nam.
Trống
rỗng ở cách người ta đối xử với chữ nghĩa, đối xử với những trang sách/ những
tờ báo vô tri một cách tàn bạo và phi lý…. ngay sau khi vừa chiếm lấy phần xác
của một thủ đô, những người-đến-sau làm ra ngay sự trống vắng đó - trống vắng
trong nghĩa hơ hoác của xoá bỏ, của chối từ, của tiêu huỷ, của trù dập … kéo
dài đến tận ngày nay. “Văn học miền Nam từ 54-75 là một trong những nền văn
học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam” khi tất cả những tác phẩm văn học đã in và xuất bản trước 75 đều bị
tịch thu và tiêu hủy. Thay vào đó, họ chỉ thừa nhận văn học Việt Nam có một
thành phần duy nhất là “văn học hiện
thực XHCN do Đảng và nhà nước lãnh đạo.” (Nguyễn Hưng Quốc)Còn đầy ắp ở chính ở những thể loại, những tác giả, những khuynh hướng, những chiều hướng, những xu thế, những giọng văn, những nhịp điệu, những tình cảm, những tâm tư, những tiếng kêu và những thinh lặng, những kể và chưa-kể, những tạp chí…đầy ắp còn ở chỗ nó làm đầy hồn người, nó cho mình một cuộc đời khác, nó cho mình bay đến 1 vùng suy tưởng, 1 vùng bình yên nào đó…một “quê hương” trong trí tưởng…
"Quê hương" ở đây, không hẳn phải là phố xá, sông
suối, cửa nhà...mà là một "quê hương" trú ẩn của tình tự dân tộc, của
những êm ái tiệm cận được với nhịp tim, của một nơi cho những rung động trú
nấp, của một điểm đến để những suy tưởng dừng chân, của một nơi chốn mà người ta có thể giải
bày...những gì người ta nghĩ, người ta yêu, người ta ghét..."Quê hương thu
nhỏ" ấy còn là một xứ sở mà những êm ái đã biến thành hơi thở, đã hóa thành
gió, thành nắng, thàng mây xanh và trời trong...Nơi mà chỉ cần nhắm mắt, là đã
thấy mình tắm mát trong tuôn trào những ấm êm tượi đẹp...nơi mà để trờ về với
cái thời mà người ta còn luyến tiếc đến ngẩn ngơ :
"Sợ em đã quên mùi hoàng lan đêm xuân
Quên hương cau, thông vàng, bụi phấn.
Dậu hoàng cúc thu dạt dào mình nỗi xưa
Nhớ chăng em thềm trưa trưa mây mưa"
(DUYÊN ANH)
Cái thời mà không chút mảy may, người ta quả quyết "không một sắc đẹp nào làm phai mờ nét mặt của người yêu đầm đìa nước mắt", cái thời mà tình yêu...chính là cảm xúc thuần khiết ,cuồng bạo và chân thật nhất "tình, như một đường gươm. Ngực đây, gươm hãy ngập"(DU TỬ LÊ)...
….Trong một bài viết về hồi ức với quyển tạp chí VĂN, nhà
văn BAN MAI đã kể 1 của mình với 1 người lính VNCH, anh đã để lại cho
cô quyển VĂN anh mang theo khi xông pha trận mạc cùng lời nhắn “văn chương miền
Nam không có thép, nên tôi tìm được bình an trong văn chương…”
Nhiều năm sau, tôi và (tôi tin là) bất kỳ ai có diễm phúc
tiếp xúc với nền văn chương này cũng sẽ tìm thấy cho chính mình sự BÌNH AN ấy,
dù ít hay nhiều…
Bất giác tôi nghĩ đến 1 lời hát của PHẠM DUY – như 1 lời
tiên liệu cho thân phận của quê hương và giờ đây, thân phận sầu quạnh của nền
văn chương miền Nam trên chính đất mẹ ngày nay…
“Cho nhau này dãy Trường Sơn
Cho nhau cả bốn trùng dương
Quê hương xin vẫn cho nhau như thường
Cho dứt tay chia đôi đường
Cho nhau cả bốn trùng dương
Quê hương xin vẫn cho nhau như thường
Cho dứt tay chia đôi đường
CHO RỒI XIN LẠI TỰ DO…”
huyvespa@gmail.com
'