Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016
Hội An - vàng trước ngõ trong ngần áo lụa...
Những bụi phấn vàng, những bóng nắng vàng, những mảnh tường vàng, những bài hát vàng ... gieo trong không khí một #hoian #faifo êm đềm trong cái vàng vọt hun đốt của nắng hè...
Vàng lên cõi nhớ, dư vị êm êm võ vàng của một giấc mơ, một sát-na của mùi hương thoảng qua- mang tên là kỷ-niệm - "vàng trước ngõ/ trong ngần áo lụa" có thể chạm vào được, ở đây: Hội An!
"Xin úa hoa cho sầu/ và xin bướm đưa em vào / ngày mưa sẽ gây cho lòng em nhớ..."
The phenomenal wooden-carving masterpiece since 1875 in the un-commercial "pagoda" takes my breath away!
@#hoian
VỀ MỘT MÙA XUÂN DỰ TƯỞNG (HOÀI DIỄM TỪ) (Xuân Hồng Tuổi Ngọc 1973)
Tạm thời đưa em về bên đó
Thắp ngày vui rũ sạch áo hoàng hôn
Ta sẽ lấy nhau như những tin đồn
Tiệc thời gian mượn mùa xuân làm chứng
Gió bớt lạnh bởi có tình hâm nóng
Trời có buồn mây trắng sẽ làm quen
Ta sẩy chân vào chốn ưu phiền
Hãy bình tĩnh ướp đời nhau bát ngát
Hãy thong thả mở phơi tình tươi mát
Đợi bướm về ăn cưới những cành hoa
Anh sẽ đưa em đi hỏi từng nhà
Tìm tuổi thơ lầm than trong trí nhớ
Ta dắt dìu nhau trở về quê cũ
Thả thuyền con cùng khai hội dòng sông
Em đừng quên hát mừng tuổi ruộng đồng
Vì mái tóc chở đầy hương lúa mới
Tạm thời gửi mùa xuân về bên đó
Nắng chia vui lộc biếc nở đầy cành
Trong trái tim giáp mặt những đường ranh
Những ngã rẽ đưa người chung một lối
Không còn ai trong tình buồn đứng đợi
Em thẹn thùng tô một chút son tươi
Tựa vai anh trang điểm lại môi cười
Lòng ấm cúng như mặt trời mới mọc
Em xõa tóc đắp hồn nhau thơm ngát
Anh bỏ phố rêu bỏ núi bỏ rừng
Cầm tay em soi bóng xuống dòng sông
Nghe vũ trụ nói tình yêu thành thật.
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Ladakh - chập chùng giữa núi tuyết : Những Có & Không...
Chúng tôi đến với xứ sở nơi Đức Phật đã đản sanh và đạo Phật đã từng đạt đến những thành tựu cao nhất , nay, suy-tàn và dần-biến-mất : Ấn Độ… Nhưng chúng tôi đi xa hơn chút nữa, đến vùng cực Bắc của quốc gia này, nơi Phật Giáo đã rẽ sang một hướng/nhánh khác và phát triển rực rỡ, nếu không muốn nói là đang giữ lại những gì tinh tuyền & nguyên chất nhất của hướng đi riêng của nó : dòng Phật Giáo Mật Tông – Phật Giáo Tây Tạng.
Vùng đất
chúng tôi đến, được mệnh danh là “The Last Shangri-la” (thiên đường cuối cùng
còn sót lại nằm giữa muôn trùng đỉnh mây & núi tuyết: Ladakh.
Ladakh nằm
trong bang Jammu & Kashmir – bang này được chia làm 3 vùng - dựa vào yếu tố
địa lý và đặc biệt là tôn giáo. Đó là thung lũng Kashmir, Hồi giáo với thủ phủ
là thành phố Srinagar, đây cũng là thủ phủ mùa hè của bang. Phần thứ 2 là miền
Jammu, Hindu (Ấn Độ giáo) , với thủ phủ là Jammu, cũng là thủ phủ mùa đông. Phần
thứ 3 là thung lũng Indus, miền Ladakh, Phật giáo, với thủ phủ là Leh. Những cuộc
chiến do tranh chấp miền đất Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan chỉ xảy ra trên 2
vùng Kashmir và Jammu, chừa lại Ladakh bình yên với trầm mặc những tu viện ẩn
khuất sau màn mây.
Ladakh - bắt
nguồn từ tiếng Tạng "la-days" (vùng đất của những con đèo ngang núi)
- với những tu viện cổ kính u trầm cùng những làng mạc bao quanh tách biệt và
xa rời với thế giới, Ladakh chứa trong mình cả Có & Không - có sự hùng vĩ của
trùng điệp núi - dãy Himalaya muôn đời bí ẩn với trập trùng những đỉnh tuyết ,
có sự mênh mông của vô-số-kể con đèo xuyên núi mang trong lòng chúng sự
phiêu-lưu-trao-tặng, có những điểm đến làm say lòng những lữ khách có máu phiêu
du: con đèo cao nhất thế giới mà mô-tô có thể lưu thông được/ hồ thiêng trên
5000m so với mực nước biển, những địa hình với nhiều loại địa chất, nhiều loại
đất đá mà khi băng ngang cứ ngỡ là khung cảnh của các hành tinh khác - làm say
lòng bất cứ ai lỡ mang trong mình dòng máu"bàn chân nhớ đất" và suy
tưởng "đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất"
"Không" của Ladakh , đến từ cái vô hình mà nó mang trong lòng, đến từ những giá trị tinh thần Phật Giáo (mà ở vùng đất này là sự ảnh hưởng sâu sắc & tận cùng của Phật Giáo Tây Tạng): những Pháp Chuyển Luân xoay vòng đêm ngày không ngừng mang những lời khấn nguyện hướng về các vị Phật của những người dân bản xứ - những "Không" của Om Mani Padme Hum chấp chới trên triệu triệu phướn nguyện mang những câu kinh và lời khấn bay mãi mãi vào vĩnh hằng - những "Không" của các chú tiểu thật trẻ sẽ dành 16 năm cho việc "học" Phật và sau đó "sẽ tiếp tục học..." - những "Không" thách thức thời gian 400-500 năm của những tu viện, những pho tượng, những bức vẽ trên tường, trong hang đá mang đậm dấu ấn Phật Giáo Tây Tạng ... "trơ gan cùng tuế nguyệt" - những "Không" của vô nhiễm từ những trao đi nụ cười...
Ladakh được xem là vùng đất lưu giữ, duy trì tiếp tục những gì thuộc về văn hoá & tôn giáo của Tây Tạng "thật" hơn cả ... Tây Tạng - trong ngữ nghĩa/khía cạnh : Tự Do của những tinh tuý này - bởi lẽ ở vùng đất khai sinh phái Mật Tông của đạo Bụt, ngày nay, tất cả phong tục, lễ nghi và ngay cả tính mạng của người dân đều bị kiểm soát dưới bàn tay của Trung Cộng : người lãnh đạo tinh thần của đất nước khổ nạn Tây Tạng : ngài Lạt Ma thứ 14 cũng đang lưu vong ngay trên đất Ấn.
Hãy một lần đến vương quốc (đã) bị đánh mất của Tây Tạng này để đắm chìm trong
nền văn hoá - được xem là một trong số ít những nền văn hóa nguyên chất cuối
cùng của thế giới va chạm với thế giới bên ngoài (từ 1972) - và để chạm vào những
gì vô nhiễm nhất của bí ẩn Phật Giáo Mật Tông.
Ladakh - should be not called "little Tibet" any more thanks to its Tibetan Buddhism freedom (where you can see the Dalai Laima picture in each & every gompa (monastery); the ritual is not under any gonverment's surveilance; more than that, you can take the pictures of the ancient statue / thangka (Buddhism painting art on wall, cloth or stone) in the gongkhang (main hall).
Ladakh - originated in Tibetan phrase "la-days" means "land of mountains passes" . With its ancient gompa (monasteries) & the oasis-like villages, this far-north region of India / the most sparsely inhabited region has its own immemsity as well as its emptiness and cannot but leave visitors enraptured and being immersed.
Recommed by another travellers as well as trip-advisor web-site, Ladakh now is considered the only major region where the true taste of Tibetan religion and culture can be savoured.
Ladakh - originated in Tibetan phrase "la-days" means "land of mountains passes" . With its ancient gompa (monasteries) & the oasis-like villages, this far-north region of India / the most sparsely inhabited region has its own immemsity as well as its emptiness and cannot but leave visitors enraptured and being immersed.
Recommed by another travellers as well as trip-advisor web-site, Ladakh now is considered the only major region where the true taste of Tibetan religion and culture can be savoured.
(huyvespa@gmail.com)
Xuyên qua trùng trùng núi tuyết sông băng, nơi-chúng-tôi-đến: thị trấn Leh hiện ra đẹp ngỡ ngàng bên dưới.
Cảnh tượng dường như siêu-thực, những mái nhà đất nhỏ lúp xúp trên một vùng bình nguyên trơ trọi, nép cạnh con sông xanh màu lục bảo.
Tôi cứ ngỡ mình sắp land xuống sao Hoả và cũng ko thể hình dung máy bay sẽ hạ cánh chỗ đâu. Lòng cũng tự hỏi người xưa đã làm thế nào để vượt các khắc nghiệt của thiên nhiên mà đến Leh lập nghiệp.
Sau hành trình bay và transit dài 24 tiếng, cuối cùng tôi cũng đến được Leh, lại được sống trong cái không khí #Tibet mà mình yêu quý, sẽ lại thấy hồ xanh trời trong và những lá cờ ngũ sắc phấp phới giữa đèo. My #Tibetdreamcontinues...
Trong suy nghĩ của tôi (và qua nhiều hình ảnh đã xem trước đây), Leh có vẻ gì đó bụi bậm - xấu xí hơn Lhasa hay Paro tôi yêu.
Nhưng tôi đã lầm, Leh cũng xinh xẻo - trong trẻo như những thị trấn Tạng tôi đã từng qua. Leh cũng có Jokhang (dù bé nhưng xinh), có walking street (như Lhasa thu nhỏ làm tui nhớ ghê nơi), có những người dân Tạng chơn chớt hiền hậu làm thị trấn nhỏ này thanh bình đến vô cùng. Ko có cảnh chèo kéo, ai chụp hình chung cũng cười thật tươi - chắc nhờ ko có người Hán xung quanh;)
Chúng tôi đến Leh cuối xuân đầu hạ, đào hồng đã chuyển xanh nhạt dần nhưng vẫn đẹp mê hồn khắp lối phố. Tháng này vẫn chưa đến mùa du lịch (Jul - Sep) nên phố xá vắng hoe, nhiều chủ shop người Ấn vẫn chưa quay lại (80% shop), khách du lịch Ấn vẫn chưa lên (vì đường bộ vẫn chưa thông, chỉ có cách bay thẳng vào Leh với giá hơi cao). Thế nên, phố xá này là của chúng tôi. Xa xa là núi tuyết, stupa và pháo đài Leh sừng sửng. Tự hỏi lòng bao nhiêu lần trong đời ta được ngồi thanh thản tự tại uống 1 ngụm Chai (trà sữa Ấn) và ngắm nhìn dãy Himalaya xa mờ xa...
(text from Võ Hoàng Việt)
"Dẫu chối bỏ cuộc đời để được đến với #mây..."
#cloud
Incredible #India !!!
#đichohết1đêmhoangvutrênmặtđất
#leh #ladakh #india #onthemove #wanderlust #khardungla pass
#hymalaya
TURTUK - Ngôi làng của những gương mặt thiên thần.
Turtuk là một làng nhỏ ven biên giới, trước đây thuộc về Pakistan nhưng sau 1972, đã thuộc về India (we all know why;) thế nên người dân trong làng đều là người Pakistani và theo đạo Hồi.
Turtuk chỉ bắt đầu đón khách du lịch từ 2010 nên người dân còn vô cùng ngây thơ, hồn nhiên.
Để đến được Turtuk, bạn phải tiếp tục đi 72km đường đèo dốc từ Diksit, qua rất nhiều doanh trại quân đội, một sân bay dã chiến và những đia hình đá núi sặc sỡ khác nhau. Có ai tưởng giữa hoang mạc đá núi - lại hiện lên một ngôi làng xanh um - suối chảy róc rách - mận đào trồng khắp lối.
Nhưng lý do khách du lịch đến Turtuk ko hẳn vì mận đào , hay vì ngôi làng đẹp nhưtranh vẽ - mà vì dân làng và những em bé quanh đây. The kids here are really really special. Their faces. Their eyes. Their shyness. Their laughness. Their reaction to the outsiders.
Nhìn bọn trẻ trong làng để thấy chiến tranh đã lùi rất xa, chỉ còn lại nụ cười hoà bình trên gương mặt các em...dù chúng đang phải sống trên quê-hương-bị-đánh-cắp.
Hơn 2h đi hết hang cùng ngỏ hẻm - chơi với bọn trẻ vẫn không thể đủ, ước gì chúng tôi có cả ngày ở đây. Rời Turtuk để quay về Diksit, bỏ lại sau lưng ngôi làng nhỏ bé mọc lên giữa đá sỏi, cứ ngỡ như tôi vừa rời Shangrila - nơi thời gian/không gian dừng lại , con người và thiên nhiên hoà hợp - không có chiến tranh hay biên giới. Imagine...
The largest Maitreya - Future Buddha (Phật Tương Lai) (32m height) all over the world.
NUBRA VALLEY - Thiên đường xanh giữa hoang mạc xám.
Chúng tôi có 2 ngày 2 đêm ở Nubra - một cảm giác bình yên lạ lùng khi mỗi sáng ngắm tu viện Diksit và tượng Phật Di Lặc cao 35m in hình trên bóng núi, chiều lại ngồi thưởng trà giữa vườn Táo đang mùa ra hoa. Nubra thấp hơn Leh 500m, nằm cạnh con sông Shyok xanh như ngọc, nên khí hậu có phần dễ chịu và cỏ cây cũng xanh hơn.
Ngày đầu tiên ở Nubra, chúng tôi leo tu viện Diksit - được xây dựng cheo leo 1 bên vách núi, 1 bên vực thẳm thác đổ ầm ầm. Len lỏi qua những bậc thang hẹp dẫn lên chánh điện, chúng tôi được 1 bạn Tu sĩ trẻ nhiệt tình giới thiệu chi tiết về Tu viện và mời uống Chai. Bạn mặc áo tăng, đội snapback Monster và vắt trên eo...cuốn truyện India Love stories (mà lúc đầu tôi cứ tưởng cuốn kinh;). Bạn tâm sự đã tu học ở đây 2 năm. Tổng cộng bạn phải học 16 năm mới hoàn thành. Hy vọng đến năm thứ 4,5 - bạn sẽ thôi đọc tiểu thuyết ngôn tình mà toàn tâm cho Phật học...
Chiều trên tu viện nhìn thăm thẳm xuống thung lũng Nubra, thấy các chú tiểu Tăng đang chơi cricket say mê, xa xa có các vị lão Tăng đang thưởng trà và dõi theo lũ trẻ, trên cùng là đức Maitreya vĩ đại đang dõi mắt theo nhịp sống chậm trôi - dường như mọi ý niệm hối hã của không gian và thời gian chẳng bao giờ tồn tại nơi miền đất Phật này. Bình yên đến lạ...
(text from Võ Hoàng Việt)
Kinh cầu trên đỉnh trời...
Highest motorable #road in the world
Highest on-hi-pass #cafeteria in the world
Above 5000m from the sea
#hymalaya
#đichohết1đêmhoangvutrênmặtđất
#leh #ladakh #india #onthemove #wanderlust #travel
#khardungla #top of the #world
Leh- Manali. Cung đường huyền thoại. Đẹp kinh khủng khiếp. Chạy dọc theo dòng Indus xanh huyền hoặc. Qua những địa hình đá/núi khác nhau. Cứ như đi từ sao Hoả qua sao Mộc lại đến sao Kim. Cuối cùng dừng lại tại tu viện Lamayuru mọc sừng sững giữa một vùng bình nguyên nâu tro như Mặt trăng.
Now I know why they call this Moonland Monastery.
(text from VHV)
An 8-hour road trip from Leh town to Tsomoriri lake at the altitude of 5000m, going to roadway along Himalayas mountains range was being in obstacles and danger under-constructed yet truly breathtaking views. One-night memorable lifetime of us... been staying at Nomadic house in condition of no power, no water, no heater at - 7 degree freezes... We have been in serious altitude sickness all night long. It was, finally, able to catch sunrise, the sightseeings lovely rewarded for what experiences had been in...
An 8-hour road trip from Leh town to Tsomoriri lake at the altitude of 5000m, going to roadway along Himalayas mountains range was being in obstacles and danger under-constructed yet truly breathtaking views. One-night memorable lifetime of us... been staying at Nomadic house in condition of no power, no water, no heater at - 7 degree freezes... We have been in serious altitude sickness all night long. It was, finally, able to catch sunrise, the sightseeings lovely rewarded for what experiences had been in...
THAG-THOK. Tu viện dòng Ninh Mã.
Tibetan Buddhism có 4 dòng phái, trong đó Ninh Mã là dòng đầu tiên - dễ phân biệt với 3 phái còn lại nhờ mang mũ đỏ (nên còn gọi là Hồng Mạo Giáo).
Sau 3 năm liên tiếp được chạm ngõ Phật giáo Mật tông (Tibet, Bhutan, Ladakh), đây là lần đầu tiên tôi đến được 1 tu viện dòng này.
Thagthok là một tu viện nhỏ với Dukhang (chánh điện) được xây ngay trong 1 hang núi. Trong hang tối âm ẩm, lạnh buốt; các tượng phải đặt trong cửa kính để tránh ẩm mốc.
Lúc chúng tôi đến, các sư đang làm lễ chiều - 1 sư tiểu lãnh nhiệm vụ chia phần ăn và...tiền cúng dường cho các sư cả & sư huynh. Tôi còn vô tình chộp được cảnh 1 sư đang vào Facebook trong khi các sư khác đang tụng kinh;)
Các tu viện và tu sĩ ở Ladakh vô cùng thân thiện và cởi mở. Họ mời chúng tôi chai (trà sửa Ấn), bánh thánh và cả cơm trưa - cho phép chụp hình chung, đi lại tham quan trong lúc họ làm lễ - và đặc biệt họ được tự do thờ Dalai Latma ngay giữa điện chính. Có lẽ vì vậy mà nhiều trang du lịch đã recco nếu bạn muốn sống với không khí Phật giáo Tây Tạng đúng nghĩa - hãy đến với Ladakh, thay vì Tibet...
(text from Võ Hoàng Việt)
TSOMORIRI - Hồ thiêng mùa băng giá và đêm dài như thế kỷ.
Dù mới chỉ ngày 2 của cuộc hành trình, chưa kịp làm quen với độ cao của Ladakh, chúng tôi đã chọn đi con đường khổ-ải nhất, xa xôi nhất để đến với Hồ thiêng cao nhất Tsomoriri, nằm ở độ cao 4500m so với Leh chỉ 3600m.
8 tiếng ngồi lặt-lẹ trên xe, qua những cung đường zigzag nhiều đá học, qua những trại binh to vật vả, những túp lều du mục với bầy cừu hàng trăm con, qua những làng mạc thưa thớt nằm ép mình bên dòng Indus xanh như ngọc - 4h chiều xe chúng tôi đến Hồ thiêng.
Cả mặt hồ vẫn còn đóng một lớp băng dày cộp, dưới sức nóng của mặt trời đầu hạ, nghe rõ mồn một tiếng băng dần rã kêu răng rắc.
Chúng tôi đến làng Korzok khi trời dần sụp tối, Korzok là 1 làng du mục hiếm hoi cạnh hổ, phần lớn thời gian người dân đi du canh du cư (tháng 10 đến tháng 4 năm sau khi nhiệt độ mùa đông ở đây xuống đến -20 độ ?!?). Đến hè họ lại về làng trồng trọt, chăn nuôi và thêm những năm gần đây là làm du-lịch.
Chúng tôi chọn ở 1 homestay gần tu viện Korzok, thật ra cũng ko nhiều lựa chọn vì nhiều nhà trọ vẫn chưa mở lại. Căn phòng chúng tôi ở chưa đến 10m2 nhưng cả bọn đều quyết chui vào chung 1 phòng vì quá lạnh. 4/7 chiến sĩ đã ngả gục vì độ cao, vì thiếu oxy và vì đường quá xấu.
Tối đó chúng tôi được ăn món thịt dê gác bếp, món meat duy nhất được bà chủ kiếm ra, hăng hái lấy tay bỏ phân bò vào nhóm củi, và cũng cánh tay ấy cắt xé thịt dê (?!?)
9h cả bọn đã lên giường trong cơn đau đầu liên hồi vì thiếu oxy. Người thì rên ư ử, người thì tím tái, người thì vômit cả đêm. Tôi cũng ko tránh khỏi cơn đau đầu đeo đuổi cả đêm dù đã kinh qua Namtso Lake, ngủ chập chờn 1/2 tiếng lại dậy - mong trời sáng mau mau để ngắm mặt trời mọc rạng ngời trên hồ băng.
5h30 sáng tôi bắt đầu leo từng bước nhọc lên đỉnh đồi sau làng để đón ánh bình minh đầu tiên. Cảm giác của 2 năm trước khi đầu đau như búa bổ vẫn ráng vượt-qua-chính-mình để đón bình minh ở Namtso lại hiện về.
Và cảm giác ấy vẫn vẹn nguyên - thật tinh khôi - trong trẻo, tự nhủ có bao lần trong đời bạn gần ông mặt trời đến vậy?...
(text from Võ Hoàng Việt)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)