Lịch sử luôn quay vòng, cơn đại nạn dịch tễ lần này phải chăng lại một lần nữa là sự lặp lại của Cái Chết Đen trong thế kỷ 14 & một lần nữa, mẹ thiên nhiên cảnh báo chúng ta về sự ngạo mạn, về sự huỷ diệt chúng ta đã gây ra, và/hay một Đấng/ Thánh/ Thần nào đó…của thế giới siêu hình nhắn gửi chúng ta về sự vô thường của đời sống.
Một “sinh vật” nhỏ gấp tỉ lần chúng ta đã làm đảo ngược hoặc buộc chúng ta phải nhìn nhận lại nhiều giá trị, “chua cay” như việc ngủ ngày: từ hệ quy chiếu cũ là một sự lười nhác nay trở thành “cứu thế giới” hay đến một sự vụ nghiêm trọng hơn: nó vực dậy một lần nữa nạn phân biệt chủng tộc, những người da trắng kỳ thị dân “da màu” vì họ cho rằng đây là một thứ virus Châu Á…, virus đang làm luật và phá luật…!!!
Quan sát và chiêm ngẫm những vấn đề nảy sinh từ kinh tế, chính trị…cho đến cả lịch sử, văn hoá…là một cách để tôi vượt qua (hay “trend” bây giờ sẽ là vượt qua-rantine) những ngày thế này. Những vấn đề {từ giấy đi vệ sinh (từ đó đi xa hơn đến việc tại sao dân châu Âu không dùng vòi xịt trong toilet của mình – cũng liên quan đến lịch sử-văn hoá-tâm lí học…)…cho đến Đấng Giác Ngộ (concept Buddha Bar được mang ra bàn tán và chỉ trích do thành 1 ổ dịch ở Saigon, hình ảnh của Đức Phật khi “nhập thế”, khi biến thành 1 biểu tượng của “xâm chiếm văn hoá” có hợp lý hay không? Ổ dịch có phải là một lời giải đáp cho luật nhân-quả!!?!…)} … làm nảy sinh nhiều vấn đề: tranh cãi, thấu hiểu, nguỵ biện, suy ngẫm… dưới quan điểm và kinh nghiệm sống của mỗi người, tin & không tin vào một điều gì đó…
Virus đã làm chúng ta nhận ra, giàu nghèo, tôn giáo, màu da…đã mất hết ranh giới, vì rốt cuộc, chúng ta chỉ là những thể đơn bào cấu thành – và sự cấu thành đó trong một vỏ bọc: máu ai cũng đỏ và nước mắt ai cũng mặn!
Sẽ cố gắng đưa lên những tin tức gợi mở nhiều suy luận & chiêm ngẫm cho qua mùa dịch, nhưng cũng mong càng sớm càng tốt sẽ không còn tin để post nữa, sẽ không còn dùng hasthtag #6FeetApartOR6FeetUnder trên toàn thế giới!
Thôi, nghe nhạc đi! Có lyric không thể nào hợp hơn lúc này: “ngăn cách bây giờ cho mai mốt sum vầy”
Bắt đầu bằng hình ảnh ấn tượng của thế kỷ:
“Chúa đã bỏ loài người?!?
Phật đã bỏ loài người?!?..."
Chưa...biết!!!
Hình ảnh lịch sử: Giáo hoàng Francis làm thánh lễ ban Phép lành Urbi et Orbi trước quảng trường không một bóng người.
Trong những lúc như thế này, đức tin là một sức mạnh giúp nhân loại vượt qua...
Chờ một đàn tràng cầu nguyện của Phật giáo? Một pháp môn/ nghi lễ cầu nguyện của những đạo khác?!!
Viết về khoảnh khắc lịch sử này của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên:
“một cơn mưa nặng hạt đã rơi xuống quảng trường thánh peter ở rome, những sợi mưa vuốt dài trên tượng thánh giá san marcello. và bóng giáo hoàng francis bước nặng nề như lê mình qua những hàng hiên đá, giữa những dãy cột trắng vắng lạnh.
một cảnh quan u ám như tái hiện không khí của cái chết đen thời trung cổ, cơn đại dịch đã làm chết 2/3 dân số châu âu và lấy đi mạng sống của 25% tu sĩ trong tòa thánh giáo hoàng ở avignon.
bài giảng của đức thánh cha francis có đoạn, chúa ơi, xin ngài hãy thức dậy để hỏi chúng con: các con không có lòng tin sao?
cả nhân loại thu nhỏ trong bản thánh thư và nhân loại trong thời đại chúng ta đang trên một con thuyền giữa biển khơi đầy bão tố.”
Từ nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân:
“Đêm qua, conf call với HQ bên Ý phút cuối bị hoãn. Mình đoán các đồng nghiệp bên đó đều muốn dời họp để tham dự Thánh lễ Urbi et Orbi qua livestream.
Dù đã xem bao nhiêu phim về Giáo Hoàng và Vatican, trí tưởng tượng điên rồ nhất của bất kỳ người viết kịch bản nào cũng sẽ không hình dung được hình ảnh đêm qua. Quảng trường đêm mưa tịnh không bóng người. Đức Giáo Hoàng buồn bã một mình bước ra thềm Đền thánh Phê-rô ban phép lành với ơn toàn xá cho Rome và toàn thế giới. Kết lễ, góc máy ngừng ở những giọt mưa vẫn rơi trên tượng Chúa đớn đau. Từng khung hình livestream đều bi tráng đến nỗi người ta ngỡ mình đang xem một bộ phim, chứ không phải đang hiệp lễ.
Một thánh lễ mà mãi mãi mình sẽ nhớ.
Đây là lời cuối trong lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Francis đêm qua:
“Lord, may you bless the world, give health to our bodies and comfort our hearts. You ask us not to be afraid. Yet our faith is weak and we are fearful. But you, Lord, will not leave us at the mercy of the storm. Tell us again: “Do not be afraid” (Mt 28:5). And we, together with Peter, “cast all our anxieties onto you, for you care about us” (cf. 1 Pet 5:7).”
Từ nhà văn/ hoạ sĩ Đinh Tiến Luyện
“Vatican một buổi tối mưa, vắng lặng. Vị chủ chiên đơn độc chậm bước trên quảng trường Phêrô không một bóng người, Ngài đến bên tượng Thánh Giá và ôm hôn chân Chúa . 500 năm trước Tượng thánh này là đồ phụng tự duy nhất không bị cháy khi một thánh đường bị hoàn toàn thiêu rụi. Sau đó có dịpThánh giá được rước quanh thành và cứu Rôma qua khỏi một cơn dịch đen hoành hành. Hôm nay, lời cầu nguyện dưới chân Chúa, vị chủ chiên của Giáo hội xin ơn chữa lành cho không riêng Rôma mà cho toàn cả thế giới.
Một thế giới im lặng đến lạnh người. Không có tiếng gầm rú của chiến tranh và cũng không thể biết nỗi kinh hoàng rình rập đến tứ góc nào. An toàn được co cụm tại nhà mình, nhưng không phải. Chỉ có nơi ẩn nấp trong Thiên Chúa mới cho ta sự bình an.
Khoa học nửa vời khiến ta xa rời Thiên Chúa. Khoa học tinh thông lại cho ta gần Thiên Chúa hơn (Louis Pasteur).
Hôm nay chúng tôi cùng Giáo hội toàn thế giới hiệp thông với Đức Thánh Cha để cầu nguyện và nhận phép lành toàn xá Urbi et Orbi.”
Dalat trở về của những ngày “trên dòng hương khói bay”
Nhưng xin những ngày buồn hãy qua mau...qua mau... hãy để Saigon - Dalat - Phan Thiết ... rộn ràng, lộn xộn, đông đúc như nó đã từng...
Sau 15 ngày, hãy là giờ “khi tôi về”, khi chúng ta về... với một nhịp sống thường ngày... mà ta đã từng khó chịu, đã từng chê chán...
”Khi tôi về, khi tôi về, với hai tay tôi níu con tim tôi ôm lồng ngực/ Khi tôi về, khi tôi về, giọng hát ru nối lại dĩ vãng trầm trầm như chưa tắt thở ...”
Side Note:
Khi Tôi Về - bài hát Phạm Duy phổ nhạc bài thơ của Kim Tuấn năm 1971, vào lúc chiến tranh đang tàn phá quê hương..
Bài thơ của Kim Tuấn có tựa đề “Những Điều Ghi Trong Giấc Ngủ”. Phạm Duy thay đổi rất ít khi phổ nhạc, nhưng đặc biệt thêm câu ở cuối bài hát “ Có người yêu cũ nằm chờ bên gối”, câu này không có trong bài thơ nguyên thủy của Kim Tuấn.
Những điều ghi được trong giấc ngủ
(Thơ xuôi Kim Tuấn)
Khi tôi trở về có con chim câu nằm trong tổ ấm. Dây thép gai hết rào quanh đồn phòng ngự và người lính đã trở về cày đám ruộng xanh.
Khi tôi trở về có con diều bay đùa trong gió. Ở quê nhà, trên thảm cỏ xanh, có đứa trẻ để bụng lòi chấm rốn đen cười nụ thanh bình. Buổi chiều có con trâu rung mỏ vu vơ như trong giấc mộng.
Khi tôi trở về hai tay níu tim lồng ngực. Giọng hát ru kéo lại dĩ vãng trầm trầm như chưa tắt thở. Có người rủ nhân loại đi xem địa ngục mà không ai trả lời.
Khi tôi trở về mẹ vừa tóc bạc. Đôi mắt nhìn vào tương lai và quên bao nỗi ưu phiền. Con cò lại bay trong đồng ruộng xanh. Lũy tre cúi xuống ưu tư cùng mùi khói un quen thuộc.
Khi tôi trở về tôi sẽ đi thăm bờ sông tuổi nhỏ, tôi sẽ buồn thầm những chuyện ngày xưa và sẽ khóc một mình - vì quê hương tôi bao lần đau khổ, bao lần đắng cay, bao nhiêu tủi hờn. Quê hương tôi ở đó. Quê hương tôi khi còn tuổi nhỏ, khi tôi lớn lên bằng tiếng ru hời. Quê hương tôi bao lần đau khổ, bao lần đắng cay, bao nhiêu tủi hờn.
Khi tôi trở về con chim kể lời ân ái. Bài hát vang xa và vũ khí sẽ xếp thành cầu vồng trong ngày cưới. Nhà mới dựng xây, có tiếng trẻ khóc u oa chào đời. Có người đem tặng em bé quả bom nguyên tử, đứa trẻ đó cười và ôm nó ngủ như ôm quả bóng. Những dãy phố sớm mai thức dậy cùng tiếng chim ca, lũ trẻ con mừng đời thịnh trị và tay yếu cố vồ ôm tương lai của mình.
Khi tôi trở về, khi tôi trở về cuộc đời xuôi chảy. Có bóng trăng xưa soi trên lối vườn, có rừng cây ốm vì nhiều thương nhớ, và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi.
....
ngang qua ...2 ca khúc Thành Phố Buồn x Căn Nhà Xưa.
Có người nói đồi Du Sinh là nơi nhạc sĩ Lam Phương viết lên ca khúc (một lần nữa) định danh Dalat: Thành Phố Buồn & ngày nay ở đây là nghĩa trang Du Sinh - một nghĩa khác của “thành phố buồn”.
Nơi này còn có nhà thờ Du Sinh - mang nét kiến trúc Á Đông độc đáo. Trên ngọn đồi Du Sinh, nhìn về “thành phố buồn” không khỏi liên tưởng đến hình ảnh ấn tượng trùng khớp trong bài hát Căn Nhà Xưa của Nguyễn Đình Toàn: ở một nơi mà vừa có thể nghe tiếng kinh cầu và cũng có thể thấy ...nghĩa trang
“Ở đó có lá cuốn dây ngoài song
Có gió mát đêm bình yên
Có những tiếng chuông gần lắm
Vang cùng tiếng cầu kinh
Ngân nga nghe qua sân giáo đưòng
...
Ở đó có thấy nghĩa trang kề bên
Có tiếng khóc hơi đèn nhang
Có những sớm em tìm đến...”
Dalat ngày thứ 4 cách ly...
Nghe nhạc mưa & nhạc Phạm Mạnh Cương viết về Dalat trong một ngày Dalat #socialdistancing nhé!
Mắt Lệ Cho Người Tình - Khánh Ly hát trong CD Boston Buồn
“Rồi đây, mây trên đồi vắng
lang thang tìm phiến đá xưa rêu mòn
Rồi đây, mưa ru ngàn lá
mây bay mờ xóa, rừng thông lắng buồn
Tình anh, như thông đầu núi
trăng thanh chìm suối, tháng năm vời vợi
Tình em, như sương chiều xuống
mênh mông đồi núi, mờ trong bóng đêm...”
Dalat ngày thứ 6 cách ly....
“Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông...”
Sau hàng loạt task của 1 ngày WFH, đến chiều, từ balcony phòng, tôi cho mình lạc vào dưới lớp sương mù này...
Đọc 1 vài article ở 1 chuyên trang đặc biệt “At Home” của NYT https://www.nytimes.com/spotlight/at-home hoặc xem lại episode đêm qua của show hữu ích & thú vị về Covid-19 của Kinglive. https://www.youtube.com/watch?v=RvAsk5UbSo8
Nghe đâu Saigon & vài tỉnh miền Tây đã bắt đầu có “những giọt mưa đầu mùa” giải hạn & cũng là lúc bắt gặp article về bài hát rất ấn tượng của Lam Phương với giọng hát Lưu Hồng - một bài hát hay nhưng ít ai... hát/biết này:
Be safe & keep praying everyone!
Cơn mưa đầu mùa trong lúc #socialdistancing làm thành phố có thêm không gian để thở...đưa Dalat trở về đúng nghĩa thành phố sương “người lưa thưa chìm dưới sương mù” - thứ sương mù tưởng chừng là đặc sản của Dalat nhưng đã lâu hiếm thấy vào lúc 8h tối!
Tháng 4 lịch sử buồn, của năm xưa & của cả năm nay...
“Những đôi môi chờ hôn”... sớm thôi, khi ”...những con vật nham ác/ Giăng tay níu bóng đêm khuya...” bị tiêu trừ...!!!
(Dứt Bão Bắt Đầu Nước Mắt - Trầm Tử Thiêng, Khánh Ly hát trong VHS Thuý Anh - Hát Cho Tình Yêu 4 - Tưởng Niệm 30/4)
“...Quê xưa biếc xanh là nhớ
Trăng khuya rớt xô hiên nhà
Mênh mang tiếng chuông ngày cũ
Ai qua áo bay cơ hồ
Ngỡ là mơ.”
Tango xanh (Hoàng Quốc Bảo)
(Version Khánh Ly https://www.youtube.com/watch?v=FAhoin4feQ0)
Dalat ngày thứ 10...
ngồi ở 1 nơi mà vươn tay ra có thể chạm vào lao xao của rừng núi và bạt ngàn xanh: lá xanh, nắng xanh, mây xanh và sương sà xuống cũng là sương mang hồn xanh cỏ dại, trong iPhone là “tiếng hát xanh xao của 1 buổi chiều"...
những màu xanh ấy làm tôi nhớ lại 1 đoạn trong truyện của nhà văn viết cho tuổi ngọc pre 1975: Hoàng Ngọc Tuấn: “Khi biết thương màu lá":
"Từ lúc biết thương màu lá, là không còn rước đèn kéo quân đi trong sân hồn nhiên hát bài Tết Trung Thu rước đèn đi chơi..., mà chỉ vang vang thăm thẳm trong tim nhạc khúc âu sầu của Đoàn Chuẩn. Thu đi cho lá vàng bay... lá rơi cho đám cưới về. Ngày mai người em nhỏ bé... ngồi trong thuyền hoa... tình duyên đành lỡ... và cho dù lá không rơi, đám cưới cũng về. Những hôn lễ chẳng đợi mùa thu hay mùa xuân, những đám cưới choàng áo cô dâu cho những người em nhỏ bé của mình hết em này đến em khác mà mình suốt đời làm chú rể với mấy ngọn đèn đêm vất vưởng....
...
Mọi người thấy đó. Đừng biết thương màu lá, hãy ham hố nhai lấy trái ngon, nuốt cho hết vị ngọt dại khờ. Chứ đừng rộng rãi tình cảm, thương cho ngọn lá yếu đuối hay tan tác trong vòm trời hoang mang trăm lối.
Nhưng tôi đã trót là một người nhiệt tình rộng lớn."
Có ai đó đã từng nói: “Giá trị” của một người nghệ sĩ (lớn) được đo bằng tính dự báo của người nghệ sĩ đó với các vấn đề…sẽ xảy ra ở thì tương lai (tức là cái nhìn trong tác phẩm của người nghệ sĩ có thể là một lời giải đáp, một hồi đáp, một thái độ cho sự kiện đương thời và của cả thời sắp tới – không hẳn 2 sự kiện phải cùng đồng dạng như nhau).
Vd Như Vũ Hoàng Chương từng dự báo trong một bài thơ trước 1975 của mình:
"Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh.
Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ"
Và Phạm Duy, không thể không nói đến những lời “sấm” của ông trong các bài hát (thuộc về) thời cuộc và thế sự, điển hình như Sống Sót Trở Về này đây…(và trong cuộc chiến virus toàn cầu, mà tôi tạm gọi Cuộc Chiến Tranh Vô Hình, càng ngày tôi càng thấy nhiều bài hát, bài thơ… thật thú vị, như là lời hồi đáp, phản ứng…cho tình thế oái ăm và bi đát của chúng ta ngày hôm nay)
Cũng cần phải nói ngay rằng, loạt BÌNH CA của Phạm Duy, theo ý ông, khán thính giả nghĩ đến hoà bình cũng không hẳn là sai nhưng trước hết: ông muốn nói đến sự “bình thường hóa” cuộc sống của những người dân trong xã hội.
Không có lời chúc nào ý nghĩa hơn mong mọi người đều có thể Sống Sót Trở Về
“Sống sót trở về, ta đều ngập ước mong
Sống sót trở về, tôi trở lại nhỏ bé
Sống sót trở về, vui một mình... tôi đi !...”
LỜI CUỐI
Ban đầu, tôi khá đắn đo khi định chia sẻ clip này (vì biết có nhiều bạn khi nhìn thấy liên quan đến Phật giáo nói chung, Mật Tông - Kim Cang Thừa nói riêng...sẽ có những cái nhìn khá định kiến)
NHƯNG Sau 5 tiếng xem xong clip này, tôi verify đây là 1 clip đáng xem với nhiều thông tin thú vị & cả bổ ích trong mùa đại nạn của toàn thế giới! Và đây là bằng chứng cho thấy tâm linh + trí tuệ - 2 điều PHẢI song hành với nhau - sẽ giúp được gì cho xã hội!
Chỉ xin bạn đừng chỉ trích hay vội phản bác những gì bạn không/ chưa hiểu! XEM CHO RÕ, NGHE CHO KỸ & NGHĨ CHO SÂU…khi xem clip này bạn sẽ vỡ lẽ ra nhiều thứ.
Với những lập luận, evidence, hypothesis … logic, mạch lạc, "khoa học" nhưng đối đầu với các “thuyết âm mưu” về nguồn gốc của virus Corona....nhưng soi xét dưới nhãn quan của tâm linh, Master Zen dẫn dắt người xem ban đầu là từ những chứng cứ về sự dự đoán, “tiên tri” và ẩn dụ về đại dịch từ nhiều tháng trước (năm 2019) – qua những bài post, những từ ngữ trên facebook (cách các “sấm truyền” vd như Sấm Trạng Trình …đã làm) (những hints đã bắt đầu từ 6 tháng trước ngày 31/12 – được xem như ngày đầu tiên tin tức chính thức về 1 căn bệnh lạ chưa tìm ra vaccine được loan tin trên toàn thế giới) (nhưng không phải là một sự khoe mẽ hay chứng tỏ “năng lực”, đó chỉ là tiền đề để khiến người xem bắt đầu làm quen với những điều tưởng chừng tâm linh nhưng lại rất "relevant" và hiểu thêm về cách suy luận – suy đoán – dự báo …tuy khá mới mẻ nhưng không có nghĩa là vô bằng này!) (và cũng sẽ có câu hỏi, vì sao biết trước mà không ngăn? Đó lại là một câu hỏi khác nhưng cũng được trả lời thoả đáng – liên quan đến cause & effect – cũng được Master trình bày khá dễ hiểu)
Người xem sẽ có thời gian nhìn sâu trong bản ngã của mình, biết cách để diệt “chủng trùng ác” như thế nào hiệu quả nhất để hạn chế tối đa cơ duyên virus Corona nguỵ trang, đánh lừa & xâm lấn phá hoại tế bào của ta…Có thể đó là thực hành sám hối (cũng đừng vội chao mày khi nghe từ này – nếu hữu duyên xem hết clip này bạn sẽ hiểu sám hối đúng cách là như thế nào) hoặc thực hành chú Dược Sư (về điểm này, Master Zen cũng rất có lý khi giải thích việc lành lặn của các tế bào thông qua năng lượng tâm linh), và cả hai việc sám hối hay thực hành trì chú không phải cứ là ra rả đọc vẹt những câu mantra mà mình không hiểu (đó là một điều tôi ghét nhất của đạo Phật Việt Nam ngày nay, khi các con nhang đệ tử hàng ngày cứ đọc những câu tiếng Phạn không hiểu không cảm và không thông!?!?) , đó còn là tập trung hồi hướng và bỏ hết cả trí tuệ và tình cảm để thật sự “sám hối” và cầu nguyện.
Điều kì diệu đã được chứng thực tâm linh, cầu nguyện cũng được dẫn dắt thuyết phục qua những thí nghiệm đã được công nhận qua project nổi tiếng SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC, https://www.youtube.com/watch?v=4snfwLFipuo hoặc https://www.youtube.com/watch?v=7eNFlCA68nE
Nói chung, clip này sẽ giúp bạn có những cái nhìn và những cách hiểu để bớt…sợ, để cảm thông, để bình tĩnh… trong lúc dễ tan vỡ này!
Stay positive & be negative!
seedbox vpn norway