"Một thoáng rợn tên là heo may – một hương cây tên là kỉ niệm – một góc phố tên là hò hẹn – Một nỗi nhớ tên là không tên"
Tôi cũng có những nỗi nhớ riêng tôi về SG, những kỉ niệm của 1 cậu bé lớp 4 lặng lẽ đi bộ từ xưởng Ba Son trên Tôn Đức Thắng để mua vé xem kịch IDECAF, chỉ 40,000 đồng (mà còn được giảm 50% nữa chứ), không khí tĩnh lặng trong khán phòng kịch, thời ấy, là 1 SG rất khác của tôi....nhớ những cơn mưa SG không duyên cớ, nằm cuộn mình trong chăn mà nghe Lam Trường, 3 CON MÈO hát...Nhớ những buổi chiều trên con đường Lê Thánh Tôn, lúc còn mới manh nha vài nhà hàng Nhật, con đường buồn se sắt , 1 nỗi buồn.." sang cả" mỗi lúc chiều tà.... ....Thời mà Thương xá Tax còn rẩm rì với chuyện cô vũ nữ hết thời bị tạt axit, phải ngồi góc cầu thang mà xin bố thí, Tax..với ...nhừng tiệm bán DVD chép. Nhớ chợ ông Tạ, nơi cô tôi có quán cơm tấm, hè rãnh rỗi tôi lại phụ....chạy bàn, để gặp và nhìn ngắm..nhiểu mảnh đời ...nơi phố chợ ....Nhớ những buổi chiều bát phố, đi ngang công viên Chi Lăng để đến nhà sách Nguyễn Huệ , cái cảm giác đi bộ lúc ấy thật lâng lâng khó tả, người và xe cứ như lững lờ trôi chứ không bát nháo như bây giờ, hay cũng có lẽ trong trí nhớ tuổi nhỏ, cái gì cũng giản đơn.....nhớ quãng đường nhiều cây , nhớ hồ nước trước thương xá Tax, nhớ đồng hồ GIMIKO - chiếc đồng hồ mà có lẽ không ai ngước lên để nhìn giờ, đơn giản, nó chính là vết tích của thời gian, vết tích của những thói quen...SG .....SG trong tôi còn là 1 buổi trưa hì hụi lục tung chồng báo cũ để đọc những TUỔI NGỌC, TUỔI HOA và cái mùi nồng nặc của mớ giấy cũ đã lưu lại trong 1 vùng tiềm thức tôi, mãi mãi....nhớ những buổi đi xem Bông Hồng Cài Áo của đoàn kịch Kim Cương, nhớ những câu chuyện về Lê Công Tuấn Anh (từng là anh chàng chạy việc cho đoàn kịch này...và có 1 chút ít "lịch sử" với gia đình tôi), nhớ những bài hát Lê Uyên Phương nghe trong thinh lặng, nhớ những top hit của dòng nhạc trẻ SG, nhớ quyển băng cassette đầu tiên mua là Phương Thảo Ngọc Lễ, nhớ gánh tàu hủ nóng hổi ngọt ngọt béo béo mỗi trưa nằm chỏng chơ trong sân sau nghe vọng cổ nhà bên cạnh, so sweet, ....kỉ niệm của tôi còn được..ấp ủ bằng những kỉ niệm..của người khác, nhớ những câu chuyện mẹ kể về ngày định mệnh 30/4; khi máy bay đậu ngay trên nóc nhà, khi thinh lặng tất cả bên trong và nháo nhào bên ngoài, , tôi còn nghe về thời hoa niên đầy mơ mộng của học trò...thời Mỹ ngụy (lol), lãng mạn như những tên đường Duy Tân, Hồng Thập Tự....nhớ những góc nhỏ trong 1 căn phòng tối om như phòng rọi phim nhìn xuống con hẻm bề bộn mà đầy ắp tiếng cười của khu phố bên cạnh...Nhớ về 1 người vá xe miệt mài hơn 20 năm ở 1 ngã tư, nhìn đời...và người trôi qua....
Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ mông lung...
SG hôm nay, có thể bề bộn hơn, chật chội hơn, đau đầu hơn...
Nhưng tôi vẫn yêu nó, vì nó là SG của kỉ niệm, SG trong kỉ niệm, và SG cho kỉ niệm!
huyvespa@gmail.comNữ sinh Gia long
Không biết bây giờ người trong hình ai còn ... ai mất .... Có ai đã lên chức "Bà" ... và ai mãi mãi vẫn là người con gái cho đến ngày xuôi tay về với nơi vĩnh cửu của vô cùng ... Saigon xưa có 2 trường nữ trung học .. Gia Long và Trưng Vương ... Một là "Lycée Áo Tím" ... một là "Hà Nội di cư" ..... đây cũng là hai "khung trời cách biệt" của học đường ngày trước ... thâm nghiêm, kín cổng, cao tường .... phong cách trang đài và có chút gì đó ... kiêu sa ... Nếu Trưng Vương luôn được vinh quang làm nhân vật chính trong ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng ... thì Gia Long luôn có những nữ sinh đoạt giải văn học nghệ thuật của tổng thống vào mỗi dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ VN .... Không biết bây giờ những Vũ thị Các Vương, Lê thị Hoàng Lan .... những cây bút học trò kiệt xuất ở lứa tuổi 17-18 .... còn hay mất ...
Lâu rồi, không được lần giở những trang báo Xuân Gia Long mỗi độ Xuân về ... Không còn thấy những hình bóng cũ ...
"Chiều xưa tím ngát phố phường,
Sáng nay trắng rợp sân trường, vườn hoa ..."
.... tất cả chỉ còn là nỗi niềm ... của người ra đi ...
"... Mai đây anh về qua trường Gia Long ... Thấy nón vành nghiêng, nhớ dáng em hiền ..." (ghi lại)
Cảng SG:
Nhà thờ Văn Lang - Minh Mạng (Ngô Gia Tự)
Võ Di Nguy (Phan đình Phùng) Phú nhuận -> về Cầu Kiệu & Nhà thờ Tân định
Võ Tánh (Nguyễn Trãi) - Nhà thờ Huyện sĩ
image hosted on flickr
image hosted on flickr
image hosted on flickr
image hosted on flickr
image hosted on flickr
image hosted on flickr
image hosted on flickr
image hosted on flickr
ấn bản sau năm 1967... Bởi khi đó thì vùng bán đảo Thủ Thiêm mới được nâng lên thành Quận thứ 9 ... thuộc Thủ đô Saigon .... Còn trước đó thì vùng này thuộc các xã An Khánh, Thủ Thiêm, Cát Lái .... trong quận Thủ Đức của tỉnh Gia Định ... Trước kia .... đô thành Saigon chỉ có 8 quận .... thế nhưng sau khi vở cải lương "Tuyệt Tình Ca" trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương .... sự diễn xuất của Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết. Út Hiền, Mai Lan, v..v... gây xúc động trong giới mộ điệu .... và vai tuồng "Ông Cò quận 9" của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã thành hình ảnh đẹp của một con người tận tụy với trách nhiệm .... nhưng cũng trọn vẹn tình nghĩa với gia đình .... đã khiến cho chính quyền VNCH khi đó đã quyết định biến khu vực Thủ Thiêm thành quận tân lập của thủ đô ...
Dĩ nhiên, trước khi tuồng hát ra đời thì đã có dự định mở rộng đô thành Saigon rồi .... (Thuthiem Peninsula Project) .... nhưng tất cả vẫn còn nằm trên giấy ... do vùng này giáp với khu vực Cát Lái .... lúc đó là vùng "bất an ninh" .... Chỉ sau năm 1966 thì mới "bình định" được .... và khi đó thì quận 9 mới thành ...
Trước kia ... cụ thể là trước khi xa lộ Biên Hòa hoàn thành vào đầu thập niên 1960 ... người Saigon muốn ra Vũng Tàu .... (hồi đó gọi là "đi Cấp") ... thì đều theo lối cầu Bình Lợi ... cầu Đỏ ... qua Gò Dưa ... lên Thủ Đức .... vượt suối Lồ Ồ vào Biên Hòa .... chạy thẳng ra chỗ ngày nay là Ngã ba Tam Hiệp .... băng qua cầu xe lửa xuyên Việt và chạy cặp theo rìa xã Long Bình để vào quốc lộ 15 ... (tuyến này đã có từ thời Pháp thuộc .... và từ năm 1947 thì do lực lượng Bình Xuyên của tướng Bảy Viễn giữ an ninh) .... Sau năm 1965, quân Mỹ xây dựng một tổng kho quân nhu trên đất một đồn điền cao su cũ dọc quốc lộ 15 ra đến Long Thành ... thuộc xã Long Bình .... thì tuyến xa lộ Biên Hòa vượt cầu Đồng Nai mới có thêm những khúc cua mới ngay tại khu cửa ngỏ của khu kỹ nghệ Biên Hòa ... và người Việt từ đó mới có tên gọi "Ngã ba Vũng Tàu" ... (ghi lại)
quầy sách ở đường Công Lý - Lê Lợi ... quận I Saigon xưa ... Đi theo hướng người đàn ông đội nón nỉ sẽ đến Sở Kiều Lộ ... 94 Công Lý .... (nay là bãi xe và sân tennis của Saigon Center) ... Đi tới nữa sẽ là ngã tư Công Lý - Huỳnh Thúc Kháng ... và trường Trung học Kỹ Thuật Cao Thắng ...
Thuở trước .... dọc theo lề của hai con đường này .... (giáp với vách Sở Kiểu Lộ Saigon) ... có hai dãy quầy sách .... chạy dài từ ngã tư CL-LL đến ngã tư Pasteur - Lê Lợi ... bày bán đầy những loại sách cũ và mới ... nội địa cũng như nhập cảng ... Các sinh viên và học sinh Saigon xưa ... như tại hạ và Phuni .... thường xem đây là một "thư viện lộ thiên của thời áo trắng" ... Bạn có thể đến đây lang thang cả ngày ... hay một buổi sáng chúa nhật đẹp trời nào đó cũng được .... lục tìm ... hay đọc "ké" ... hoặc "sang" hơn ... hãy mua một vài cuốn trong số sách bán tại đây ... giá cả có khi chỉ bằng 1/3 giá trong các tiệm Vĩnh Bảo, Nguyễn Trung, Tự Lực, Khai Trí .... v..v.... ở phía lề đường đối diện ...
Những người bán sách ở đây thì .... nhìn họ cũng bình thường như bao nhiêu người bình thường khác .... Nhưng họ lại có một sự khác biệt lớn .... Đó là trình độ hiểu biết của họ rất cao ... Người đàn ông mặc đồ bà-ba trong quầy sách là một ... Quầy của ông này nằm ngay chỗ ngày nay là bờ tường có một bảng quảng cáo của Saigon Center ... (nếu hình chụp lệch về bên trái một chút sẽ thấy cột điện) .... Vốn là một giáo viên ở tỉnh lẽ ... chạy về Saigon vì lý do chiến cuộc .... gia đình ông mở quầy sách và đứng bán từ đầu thập niên 1960 .... Sự hiểu biết của ông không hề lộ ra ngoài .... chỉ khi nào tiếp xúc và trò chuyện ... nhất là về "chuyện sách" .... thì ta mới biết được ... Hiểu biết của ông chỉ hiện ra khi giải đáp cho khách những thắc mắc về một cuốn sách nào đó về niên đại xuất bản .... nhà xuất bản .... số lượng in ... nhà phát hành ... thậm chí nơi nào còn bán cuốn sách ấy ở Saigon ... (ở thời điểm đề cập) .... Thậm chí ông còn bình luận ... cũng như giảng cho khách về một chi tiết nào đó trong sách "đang là vấn đề" của khách ... Đặc biệt, với những học trò nhỏ .... cũng như các anh chị sinh viên thời đó .... ông có một "sự biệt nhãn" .... Họ có thể đến quầy của ông .... để đọc hay mua ... hoặc nhờ ông tìm giúp bất cứ cuốn sách nào mà họ cần ... Mỗi khi có những sự "nhờ vả" này ... trong ánh mắt của ông có một chút gì đó vui vẻ hiện lên rất rõ ... Ánh nhìn của ông khi đó đối với người khách của mình thật đặc biệt ... rất sáng và vui tươi .... Nếu là sinh viên, sẽ nghe ông nói .... "bạn nên tìm thêm sách này .... hay sách kia ... hoặc sách nọ ... sẽ có thêm kiến thức về vấn đề đó ..." .... Nếu là học sinh ... ông sẽ rất tận tình ..."... con vào trong này ... thầy chỉ cho ..." .... Cái ghế cao dựng bên ngoài chính là dụng cụ để ông leo lên những dãy kệ cao .... (khuất bên trong) ... để tìm cho đứa nhỏ một cuốn sách nào đó ... Gặp những học trò nghèo ... ông sẵn sàng bán sách với giá rất rẻ .... Tại hạ từng được ông bán cho một quyển tự điển Oxford Advanced Learner .... bản in năm 1970 .... với giá chỉ có 10$ tiền Saigon ... Trong khi cũng cuốn ấy ... nếu mua trong tiệm sẽ là 50$ .... Nhưng điều lớn nhất là câu nói .... "con ráng học nghen ... sinh ngữ cần lắm đó .... Cuốn này dù cho là Việt Nam mình in lại .... Nhưng học vẫn ngon lành như thường ... "... Tiếng "như thường" của ông hình như đến giờ tại hạ vẫn chưa hiểu rõ ...
Cuốn sách ngày xưa vẫn còn ... Nhưng cố nhân thì bây giờ ở đâu ... ???????????? (ghi lại)
1..2...3.. tak....tak....Happy !
Lúc đó tiền sảnh Caravelle phía Tự Do là văn phòng Air France toàn kiếng lộng lẫy như ... Tây
Nhìn từ sân thượng Caravelle
Moped Taxi - Đại lộ Thống Nhất, có lẽ tác giả đứng trước cổng Phủ Đầu Rồng
Chợ Cá Trần Quốc Toản ? K biết năm nào ? ....
Bên phải = TAX.
Nghe đồn bên dưới cái đống hổ lốn xà bần này là đường hầm nối qua Dinh Gia Long
Hình trên : quầy vé các hãng Hàng không Mỹ PAN AM - TWA đường Tự Do ; đường ngang = Ngô Đức Kế ; phía xa = bến Bạch Đằng.
2 hãng trên sau này đã dẹp tiệm.
Tan Son Nhut
Ton Son Nhut Davis Station
Đám tang người Hoa Chợ Lớn
5 nhận xét:
day la loat hinh moi chung kien lan dau(mac du da xem rat nhieu loai hinh nhunvay- Loi thuyet minh rat hap dan -nho lai thuo con tre hay lang thang qua nhug con duong SG-chac la khong khang trang nhu SG bay gio nhung giong nhu minh tro ve voi mot giac mo tuyet dep cua mot thoi khong bao bao gio tro lai
dạ, mấy hình này...mơi được khai quật:), hình cũ mà đẹp lung linh:)
Em thích nhất là hình....cái cô mặc áo pull trắng, quần pat xanh, đeo túi đen
Mô đen như vầy là ....vĩnh cữu sau ...hàng chục năm vẫn kg lạc điệu, hoan hô lần nữa.....
Chào bạn Huy chủ nhà,
Chào mọi người.
Bên trên có hình chiếc xe hơi xưa đen + 2 Cảnh sát Công lộ kèm 2 bên : lâu lắm mới thấy lại chiếc này.
Đó là xe mà "anh zai" gốc Phan Rang hay dùng.
còn đi xa hơn - ví dụ các vùng ngoại thành - thì "anh" lên nóc Phủ Đầu Rồng : có UH-1 chờ sẵn, nghe nói phi công là cháu vợ.
Mở 4rum đơi tui reg liền khà khà ...
Chào bạn banhit:)
Thanks 4 your comment nha:)
câu cuối là sao mình chưa hiểu:)
Đăng nhận xét