Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Những truyện ngắn hay nhất của QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA (NXB SÓNG. 1973)


Nghĩ đến Văn Học Miền Nam 54-75 là nghĩ đến một khoảng thời gian 20 năm bị hư vô hóa. Nền văn học này, sau 30/4/1975, đứng chênh vênh nơi ranh giới giữa có thực và phi thực, giữa sống sót và hủy diệt, chưa kể đến những âm mưu đánh tráo nó với cái gọi là “Văn học giải phóng Miền Nam”...để khi thế giới muốn nghiên cứu về Văn Học Miền Nam trong chiến tranh, tất cả những gì họ có được chỉ là cuốn Văn học giải phóng Miền Nam của Phạm Văn Sĩ (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, năm 1975) trong đó đại diện là một tập hợp những nhà văn cộng sản gốc Nam bộ gồm Trần Bạch Đằng, Huỳnh Minh Siêng, Thanh Hải, Anh Đức, Phan Tứ, Giang Nam…

Còn Văn Học Miền Nam chân chính? Đó là những công trình thất lạc, tứ tán, rách tung, mà trong nỗi ám ảnh của Trần Vũ đó là những cuốn sách câm chưa được phép mở ra (Sài Gòn, Ngày Lạ Mặt).

Những ruột sách cũ đó chứa đựng toàn cảnh xã hội miền Nam thời đó: những tâm tư và biến chuyển tinh thần, những thể hiện mỹ học đa dạng, những phi lý tàn khốc của nội chiến, những khuynh hướng dấn thân, những kêu gọi phản chiến; những tiếng nói đối lập của những nhà văn chống cộng và cùng lúc chống chính quyền, chống sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam. Tiêu biểu cho khuynh hướng đối lập là tiểu luận Nghĩ Trong Một Xã Hội Tan Rã của Thế Uyên thuộc nhóm văn hóa Thái Độ. Tính phi lý của chiến tranh thể hiện qua các tác phẩm của Nhã Ca, Cung Tích Biền, Võ Phiến, Thảo Trường, Phan Nhật Nam… Sáng tạo trong bút pháp và tư tưởng phản ánh qua tác phẩm của Huỳnh Phan Anh, Tường Hùng, Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc… Những suy nghiệm mang tính triết học và tôn giáo trong truyện Hồ Hữu Tường và Nhất Hạnh… 

Không phải chỉ là sự tấp nập, đông đảo cúa tác giả và tác phẩm; người đọc của giai đoạn này thực sự còn đã chứng kiến những ma sát, va chạm, nhiều tiếng nói, giọng văn, quan điểm, khuynh hướng khác nhau.
Chúng vẫn có đó, lẫn khuất, sâu bên trong, để đôi khi nói năng, đôi lúc hỏi han, những tiếng nói thầm không ngừng nuôi dưỡng ký ức con người chống lại sự lãng quên....

Với NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA - 1 tuyển tập, mà ngay từ cái tên đã nói đến sự trân trọng của những người biên tập tập sách quý giá này. QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA. Thân & thương lạ! Mà trong lời phi lộ bùi ngùi 1 cảnh tình khó giải bày, cũng phần nào giải đáp được lí do, vì sao, trước 1975, VĂN HỌC là một phần đời, là một hơi thở, của đa số mọi người giai đoạn đó! Đây , "Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp và cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải."
NHỮNG TIẾNG NÓI ĐÓ tha thiết đó, Ở ĐÂY, XIN MỜI...cùng lắng nghe!

(TÊN TÁC PHẨM của TỪNG TÁC GIẢ đang cập nhập....mời bạn quay lại sau)...


Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

DSCN0280.jpg Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta / Bình Nguyên Lộc, Cung Tích Biền, ... (S. : Sóng, 1974 - 789 p. ; 2500đ)

18 nhận xét:

Nhã Nam . nói...

Đồng ý với Huy, chữ "của quê hương chúng ta" trong tựa đề tập sách nghe thật gần gũi, ấm cúng và chân thật. Cám ơn Huy đã post những trang "chân dung các nhà văn của một thời đã xa". Giá như nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh còn giữ bản gốc bộ chân dung này nhỉ?
Chờ Huy bổ sung...

Thuan Nguyen nói...

Cám ơn em một lần nữa cho chị thấy lại quá khứ của mình . Chị nhớ như in bìa tạp chí có chân dung nhà văn Dương Nghiễm Mậu và chiếc đồng hồ rớt kim .Dạo đó, nhiều nhà văn đã thử phân tích ý nghĩa của chiếc kim bị rớt ..chị không nhớ được nhiều lắm , chỉ biết văn sĩ cảm thấy nhẹ nhàng khi mình đứng ngoài quy luật thời gian . Những hình ảnh lao xao của quá khứ một lần nữa quay về .

..Gió Heo May nói...

Cảm xúc quá khi được nhìn chân dung các nhà văn một thời đẹp nhất của văn học miền Nam ...từ "Quê Hương Chúng ta" được viết một cách trân trọng bao dung trong trẻo và không chút hận thù. Và đúng như lời nhận xét phía trên nó là thời kỳ mà văn học :"Không phải chỉ là sự tấp nập, đông đảo cúa tác giả và tác phẩm; người đọc của giai đoạn này thực sự còn đã chứng kiến những ma sát, va chạm, nhiều tiếng nói, giọng văn, quan điểm, khuynh hướng khác nhau.
Chúng vẫn có đó, lẫn khuất, sâu bên trong, để đôi khi nói năng, đôi lúc hỏi han, những tiếng nói thầm không ngừng nuôi dưỡng ký ức con người chống lại sự lãng quên...."

Thế hệ những người miền Nam như chị lớn lên từ đây và cám ơn vì mình đã thực sự lớn ít nhất là chút tâm hồn có lãng mạn và đủ yêu thương .. Cám ơn em nhé H

MinhTam . nói...

Đúng là ...."Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta"
Em đã được đọc cuốn nầy rồi, toàn là truyện hay do chính tác giả gởi lên...Nếu a. Huy post lên, thì vẫn đọc nữa ! :)

[H]UY! vespa nói...

@a nhanam: dạ, hoàn toàn đồng ý với anh...em nghĩ chắc ông CAO LĨNH còn đó:)...những bức hình này có thể nói là kinh điển, sau này, hễ minh hoạ cho các tác giả này thì thế nào cũng thấy mấy bức hình trên:)
@chị Thuần: ồ, thanks chị, nhờ chị em mới biết 1 chuyện thú vị quanh bức hình của ông DNM, trong tập này có 1 gương mặt gây nhiều tranh cãi sau này, và cũng lên tiếng đấu tố ông DNM khi những tập sách của ông tái bản năm 2007 ở VN, đó là ông VŨ HẠNH...Một gương mặt ...có thể gọi là "hai mặt" trong số những nhà văn trên!
@chị Gió: dạ, nhiều quan điểm, nhiều lập trường, nhiều tư tưởng, nhưng tựu trung, lúc nào em cũng cảm nhận được "chút tâm hồn có lãng mạn và đủ yêu thương" trong các tác phẩm này
@mt: anh sẽ ghi tên tác phẩm, tác giả và link 1 số truyện nếu tìm được, chứ scan lại thì nhiều lắm:)

Mọi người có thể đọc online ở đây:
http://timsach.com.vn/viewSACHXUA16_813_Nhung_Truyen_Ngan_Hay_Nhat_Cua_Que_Huong_Chung_Ta.html#
Tuy hơi có chút rắc rối, phải đăng kí...

Thuan Nguyen nói...

Khi bác chị còn là chủ nhiệm một tờ báo ở SG ( ngày nay là Tổng Biên tập ) , chị đã nghe nói nhiều đến nhà văn VC Vũ Hạnh .

Hang Dao nói...

Bộ Văn Học miền Nam của Võ Phiến là khá đầy đủ về mặt tổng quan, vấn đề còn lại là các bác ở nước ngoài sưu tầm và lưu trữ lại chứ một nền văn học phong phú như thế mà để mai một đi thì lỗi là của chúng ta là chính chứ không phải chỉ mấy ông CS.

[H]UY! vespa nói...

@MEOXAM: nhưng mà không "nhờ" những vụ ...thahh trừng, đốt sách, bắt bớ những người lưu trữ cái gọi là ..văn hoá Mỹ Nguỵ, đồi truỵ...ngay cả từ điển cũng bị gán ghép là tàn dư chế độ cũ, ...thì chúng ta đâu có khó khăn để mà "lưu trữ" đến như vậy!

Thuan Nguyen nói...

Cám ơn một người rất trẻ , một người sinh sau đẻ muộn nhưng biết rất rõ làm cách nào để lưu trữ tài sản văn học quý giá khi mà người ta chỉ muốn triệt mà không cần biết đến giá trị của tài sản này

Nhã Nam . nói...

Dù người ta cố tình bôi đen một giai đoạn lịch sử, dù người ta cố ý bỏ qua những đóng góp của các nhà văn thuở ấy trong văn học sử... để phục vụ cho những ý đồ riêng, nhưng tôi tin lịch sử sẽ phải viết lại, văn học sử VN cũng thế. Nhìn lại vụ án NVGP ta có thể kết luận như thế. Nga đã phải công nhận Boris Pasternak, Alexandre Solzhenitsin là một minh chứng khác.

trịnh xuân hùng nói...

Cám ơn Huy. Mổi dòng chữ như những chiếc bánh madelaine của Proust trong À la recherche du temps perdu (Tìm lại thời gian đã mất). Ôi thời gian có thể nào mất...Hình như vẩn còn đó mà...

Hạnh Phúc Lang Thang nói...

hì, cái này quảng cáo khéo cho timsach.com.vn nà. hihi đề nghị bìa sách lần sau chụp ko flash nha, đỡ bị lóe sáng và coi ko bị phiền hihi

Cong Pham nói...

Huy oi, Cam on chau da post len nhung cam tuong cua ban doc ve cuon Nhung Truyen Ngan Hay Nhat cua Que Huong Chung Ta do mot nguoi ban cua bac thuc hien: Ong Nguyen Dong Ngac, da tu tran o Montreal Canada hon 10 nam nay roi. Bac rat cam dong khi doc loi binh cua ban doc ve Van chuong Mien Nam 1954-1975 ma bac co mat. Cam on Nha Nam va GioHeoMay nhe. Nhan xet dep qua. Nhiep anh gia Tran Cao Linh mat lau roi, ca 20 nam roi, khong biet ai con giu ban chinh hinh anh ong ay chup. Van hoc su VN se duoc viet lai Huy a. Chau va cac doc gia cua chau dang viet lai day. Chuc chau moi dieu tot dep. Bac Vien Linh, Little Saigon, California.

..Gió Heo May nói...

Cám ơn chú Vien Linh , một nhân vật sống đã từng có mặt trong thời huy hoàng nhất của Văn học Miền Nam _ khi đó Gió còn rất trẻ_ Cám ơn vì chúng ta còn có cái để nhìn về.

[H]UY! vespa nói...

@bác Viên Linh: cháu tin rằng văn học sử sẽ được viết lại, một ngày không xa...nền văn học nghệ thuật huy hoàng này đã chưa và sẽ không bao giờ phai tàn!
@chị Gió: còn có cái để nhìn về, để suy tưởng, và để yêu..phải không chị?:)

Cong Pham nói...

Cam o Gio . Mai toi nay Thu bay 1 thang 6 chu moi co thi gio tro lai trang blog cua Huy, va doc duoc dong chu cua Gio. Chau noi dung, chu da may man co mat trong sinh hoat van hoc mien nam ngay tu 1954 cho toi cuoi thang tu bay lam. Chu van tiep tuc xuat ban Tap chi Khoi Hanh tu 1996 toi nay, vua ra so 186, phat hanh tu Little Saigon California di khap noi. Chu cam on Gio va Huy va What goes around comes around. Chu cam thay phan khoi khi doc cac chau cac ban o day. VL.

[H]UY! vespa nói...

Con mới đọc được ở blog này, 1 bài sưu tầm khá đầy đủ về nhà văn NGUYỄN XUÂN HOÀNG, và hình trích từ quyển này cũng đẹp hơn...
Nhìn lại những bức hình các nhà văn trên, quả thật, nhiếp ảnh gia CAO LĨNH đã ghi dấu lại những khoảnh khắc xuất thần, và có thể nói là những "moment" khắc hoạ được (1 phần) tính cách các nhà văn, mà sau này, nhiều người vẫn dùng lại những hình này!

http://phannguyenartist.blogspot.com/2012/04/nguyen-xuan-hoang.html

Quan Pham nói...

Xin hỏi bác có file scan của cuốn này không, nếu có thể cho mình xin file được không ạ ?

Cám ơn rất nhiều.