Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

{TỪ CÔNG PHỤNG}-Những trầm khơi bất tận (phần IV)

....Mấy nhà soạn nhạc không bắt buộc phải là những người hát hay. Nghe Phạm Duy, nghe Trịnh Công Sơn hát chán lắm. Nhưng nhiều khi chúng ta cũng thích nghe họ và nghe được, trong một vài trường hợp và khung cảnh đăc biệt nào đó. Chúng tôi đang ở Pleiku, nhận được cú điện thoại vào khoảng chín mười giờ sáng của đám cố vấn Mỹ bên cạnh quân đoàn mời, bảo lên nghe Phạm Duy và một người Mỹ trình bày một số ca khúc mới sáng tác. Đi thì đi, đời lính đã kham rồi, mua vui được chút nào hay chút ấy. Tôi có thứ  xúc cảm đặc biệt khi bước vào một nơi trình diễn. Chỉ cần nhìn thấy những chiếc ghế bọc nệm xếp hàng, những chiếc đèn đặt thấp hắt ánh sáng lên tấm màn nhung (sau tấm màn nặng những nếp chùng ấy chứa biết bao nhiêu là thấp thỏm), những âm thanh nửa vời của sợi dây đàn vặn lên cho đúng cung bực, tiếng ho khan hay tiếng ngón tay gõ lên micro soát lại hệ thống âm thanh, là đã nghe bồi hồi cả dạ. Phạm Duy mặc bộ bà ba đen, người bạn Mỹ của ông cũng bà ba đen nốt (thời ấy là lúc những toán cán bộ Xây dựng Nông thôn của Nguyễn Bé đang cố làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Nam) họ hát Giọt Mưa Trên Lá, và những bản khác ; không phải là thuần âm nhạc mà là thứ âm-nhạc-đi-vào-đời-sống, không phải âm nhạc xa lìa đời sống của Nhìn Những Mùa Thu Đi, Bây Giờ Tháng Mấy hay Mùa Thu Cho Em. Thành thử nghe Phạm Duy lúc ấy xuôi tai cũng như nghe Trịnh Công Sơn vừa đệm đàn vừa hát Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu.

Những người được liệt vào hạng auteur-compositeur-interprète ở xứ ta không nhiều. Nguyễn Ánh 9 lâu lâu rượu say cũng ra ngồi vào piano vừa đàn vừa hát. Phạm Duy, qua tiểu sử ông cũng cho thấy rằng hồi xưa ông đi trình diễn khá nhiều. Tôi không rõ nhưng cũng tưởng tượng được không khí những buổi trình diễn thời kháng chiến chống Pháp vì mặc dù không thấy Phạm Duy nhưng thấy những ông nhạc sĩ khác của Liên khu V, như Trương đình Quang chẳng hạn. Những cuộc biểu diễn của họ không phải là biểu diễn nghệ thuật mà là tuyên truyền : quanh đống lửa trại hoặc tươm tất hơn là sân khấu dựng bằng ván chơ chọng không màn không hậu trường cánh gà gì hết, ở đấy họ trèo lên càng cao càng tốt, với chiếc guitare gỗ, nhiều lúc không cần đụng vào dây mà chỉ vỗ thùng, khản tiếng la : “Cách mạng tháng tám đập tan xích (ư) xiềng nô (ư) lệ/Nông dân ta vùng đứng lên”…Cũng may là Phạm Duy không hát Đừng nhìn em nữa anh ơi mà nhường lại cho kẻ khác hát, một Thái Thanh chất ngất hay một Lệ Thu oán than.

Tôi chỉ thấy có hai người tự trình bày tác phẩm mình thành công : một Nhật Trường của những bài ca của lính và một Từ Công Phụng, chuyện tình.

Nhạc tình của Từ Công Phụng khác với nhạc tình Ngô Thụy Miên dù quanh quẩn thì nội dung của nhạc tình vẫn là than khóc cho những mối tình mất. Tuy nhiên mất mát Ngô Thụy Miên nghe ra cũng buồn đấy nhưng buồn lắng lắng buồn hiền hiền buồn mà không thấy rụng mất sợi tóc nào không xanh xao vàng võ không sắt se da diết. Nói như vậy không có nghĩa là bảo Ngô Thụy Miên cạn cợt “ruột ngựa”, không , ông cũng thâm trầm sâu sắc chứ nhưng lối diễn đạt của ông vẫn dịu dàng êm ái. Mà cả Trịnh Công Sơn cũng theo cách đó. Họ giống nhau ở chỗ là cuối cùng rồi cũng chỉ thở dài cho qua. Khác với Từ Công Phụng. Ngay trong việc hình thành giai điệu, họ Từ đã tạo khúc mắc. Ông lên rất cao và xuống rất thấp. Và tạo khá nhiều biến tấu. Cấu trúc của một tâm hồn phức tạp. Không đơn giản và nên thơ như Trịnh Công Sơn, không hào hoa và nhẹ nhàng như Ngô Thụy Miên.

Vì vậy chỉ có Từ Công Phụng hát nhạc Từ Công Phụng mới đạt thôi. Giọng hát ông không đủ mạnh nhưng đậm và sâu. Vả lại, hơi nhạc của ông không đòi phải mạnh. Người bạn của tôi, có hôm bảo thích giọng ông, lại nói thêm, giọng run run của người đứng tuổi. Tôi không tin. Chưa nghe ông hát hồi còn trẻ nhưng giọng ông, theo tôi nghĩ thì chắc hồi giờ cũng chẳng khác đâu, đó là chất giọng của kể lể tình cảm không cần ngân dài cũng không cần thét lớn. Nghe Từ hát là nghe tâm tình của người bạn thiết, là đối mặt mình với mình. Không có sân khấu. Không có đèn đỏ đèn xanh, không loa bốn góc và dàn nhạc hùng hậu. Chỉ cần vài dây tơ thỏ thẻ. Và giọng hát một người.


http://vn.360plus.yahoo.com/dang138dt/article?mid=303


PHẦN 3

PHẦN 2

PHẦN 1

TCP-PHÁT NGÔN NHÂN CỦA TÌNH YÊU TUỔI TRẺ

TCP-NGƯỜI VỀ NGHE TIẾNG HÁT ÂM VANG

TCP-TỪ GIỌNG HÁT ANH!


Image




http://www.mediafire.com/?og70m576c0tzz0j


ImageImage

http://www.megaupload.com/?d=KCARQARR

http://www.megaupload.com/?d=WFB684SU


Image


Imagehttp://www.megaupload.com/?d=0SF8VUHF

4 nhận xét:

..Gió Heo May nói...

Chị là người cũng yêu nhạc TCP từ ngày rất trẻ ..bắt đầu từ Bây giờ tháng mấy , Mùa thu Mây ngàn,Tuổi xa người , Trên ngọn tình sầu, Mắt lệ cho người....và cho đến bây giờ vẫn chưa thôi yêu ...
Đó là một thứ âm nhạc hát cho những chuyện tình ...thường thì không trọn vẹn , ngay " Mùa xuân trên đỉnh bình yên" cũng chẳng bình yên khi bài hát lại bắt đầu đầu bằng : "Rồi mai ...." một "rồi mai ..." như một lời hẹn không bao giờ thành ..
Cám ơn Huy lắm bạn trẻ . Chị sẽ trở lại khi rảnh hơn ...H luôn vui nhá

[H]UY! vespa nói...

@chị GIÓ: dạ, chị cũng vậy nha chị, sắp đến trường lại rồi hả chị? dạo này em cũng hơi bận nên ít lên đây..:)

[H]UY! vespa nói...

dạ, đúng là một.."rồi mai" đầy bất an...và trong cái bất an đó, em thấy những tình khúc TCP đẹp lạ lùng...1 nét đẹp buồn, chị hả??:)

Hang Dao nói...

Cám ơn bạn nhé, hàng độc quá. Tại sao ngày xưa các nhạc sĩ viết nhạc hay thế mà bây giờ chỉ toàn một loại hàng chợ không có đến cả giai điệu ?