CD Hiền Thục "Free 3:15PM" vẫn là những bản nhạc dễ nghe dễ nhớ, lần này Cantopop hơi nhiều, tưởng là cũng dễ quên, nhưng không..
Book: how about 1954-1975?
Ấn tượng đến từ bài hát (tưởng chừng) cũ nhất trong album mới của Đức Tuấn hát nhạc Từ Công Phụng, với điệu kèn (ai buốt trong tôi - TCS) mở đầu và kết thúc bài hát, phần hoà âm (của NS Lý Huỳnh Long) đã làm cho ca khúc này được nghe với 1
góc nhìn khác, một lời chào với sự cô đơn, với cái chết, với cái nothing-ness ..1 lời từ tạ khi "mưa soi dấu chân em qua cầu" (Nại Hà???)
Nói chung là 1 album hay và thú vị!
....
Hoa phượng rơi trong gió theo cánh bướm Nhớ tình cảnh bồng lai (Nam mô A Di Đà Phật) Tiếng gõ chuông chùa vang xa Nam thiên (hương Việt Nam) Hoa sen trong hồ nước nở Những cô áo dài tung bay trong gió Hòa với màu hoa phượng đỏ Em nhẹ nhàng
trong tà áo xinh xinh như thiên thần Tiếng cười tiếng cười rộn vang xa Tiếng cười tiếng cười rộn vang xa Gió cuốn cánh diều, lòng quê hương trong khi lang thang nhớ....
Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta đi tát nước chung Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta đi tát nước chung Cửa thiền hiện ra (...) khiến cho lòng này thêm xao xuyến Tiếng cười tiếng cười cứ rộn vang rộn vang xa Nhàng nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng ta cùng hòa ca Cày cấy trên đồng bát ngát lúa...
"Bạn đang tần ngần trong tiệm sách? Xin bắt chước người xưa trao một lời khuyên mạo muội: nếu chỉ còn đủ tiền mua 1 quyển sách, bạn
nên mua quyển sách này"-Bùi Văn Nam Sơn
Cuốn sách có một cấu trúc làm ta nhìn ra Cao Huy Thuần: bốn thứ chuyện trên đời mà anh không chạy đâu thoát, đó là: Tình yêu, Văn hoá, Giáo dục và Phật giáo.
Sợi tóc, một chuyện tình hấp dẫn như một chuyện phim trinh thám, hai người đàn ông, một người đàn bà, một ông sư, một tiếng súng nổ, hai cái chết, mấy sợi tóc... Nhà sư vì muốn cứu một người đàn bà đẹp mà phải nói dối và dằn vặt mãi về sự nói dối đó. Dằn vặt là phải vì xưa nay “nói dối cũng có ba bảy đường” nhưng với nhà sư thì khác. Thế nhưng, “sợi tóc vương chân người” rồi! Ánh mắt nhà sư hôm đó làm sao giấu được, cho nên nhà sư “xuống núi” là phải thôi. “Nói dối với người ngoài, ta trở thành kẻ đáng khinh trước mắt của họ. Nói dối với chính ta lại còn tệ hại hơn vì ta trở thành đáng khinh trước mắt của chính ta...” (tr 34).
Yêu nhau là thứ tình đam mê, đắm đuối: “như chim liền cánh như cây liền cành”, làm nhớ Trịnh Công Sơn: “đường phượng bay mù không lối vào/ hàng cây lá xanh gần với nhau... ! Chuyện nhắc Đường Minh Hoàng, nhắc Guy de Maupassant: “Tình yêu không có cái chết. Dù thân xác có chết, tình yêu vẫn sống...” (tr 44).
Lá sầu riêng và hoa nghĩa địa... ta lại được đọc một chuyện... tình, làm nhớ Tình già của Phan Khôi: “hai mái đầu đều bạc/ nếu chẳng quen lưng đố nhìn ra được...”
Hai người biết mà chưa quen nhau, mến nhau vì tài, kẻ văn chương người kịch nghệ. Vậy mà họ nhìn ra nhau, giữa Paris tháng 6: trời không mưa tôi cũng lạy trời mưa (Nguyên Sa). Mưa để che dù chạy lúp xúp. Mưa để chui vào một quán nước. Mưa để ngồi nói chuyện ngàn năm… “Anh nhà giáo đang ngồi làm việc thì chuông điện thoại reo. Ủa, giọng ai như giọng KC. – Gọi từ Sài Gòn hả? – Không, từ Paris. – Qua hồi nào vậy? Hiện hồn như ma! – Mới qua được hai bữa. – Ờ, thì phải đến thăm chị chớ! Chị đang ở đâu? – Ở trong nghĩa địa. – Ở trong nghĩa địa? Trên đất hay dưới đất? – Còn ở trên. Đang kiếm mộ để thăm…” Ai bảo họ đã qua cái tuổi cổ lai hy? KC đi thăm một ngôi mộ trong nghĩa địa. Ngôi mộ lạ lùng, không chôn người chết mà chôn một nhân vật tiểu thuyết của Alexandre Dumas con, Marguerite Gautier trong vở kịch La Dame aux camélias mà cô đã chuyển thành Trà Hoa Nữ vang tiếng một thời. Cao Huy Thuần viết: “Qua đây, làm sao mà không đến thăm Trà Hoa Nữ! KC mà! Tình yêu mà!”
Với tôi, KC vào nghĩa địa thăm Trà Hoa Nữ còn có một lý do khác: gặp Đa Bảo Như Lai của mình.
Về Phật học, Cao Huy Thuần chỉ nói đến Phổ Hiền, vị bồ tát cưỡi voi sáu ngà và cầm búp hoa sen. Lục độ. Vạn hạnh. Đến chùa lạy Phổ Hiền cũng là lạy chính mình. Người thầy giáo, người cầm bút cũng chính là người đang làm chuyện của Phổ Hiền đó thôi.
Về giáo dục, Cao Huy Thuần chủ trương phải đưa cái học vào cái hành, đưa cái biết vào cái làm, cái knowledge thành cái know-how. Kiến thức thì cần, nhưng “kiến thức suông là một kiến thức cô đơn, chuyên biệt, chôn chân trong một lĩnh vực cố định... gặp hoàn cảnh thay đổi, gặp bất ngờ thì chệnh choạng, mất phương hướng... (Đi một ngày đàng, tr 257). Cao Huy Thuần dẫn Dewey: “... và điều quan trọng nhất, là sự việc con người hấp thụ được thói quen học. Nó học được chuyện học!”. Đúng quá chớ gì nữa. Với phương tiện truyền thông hôm nay, học kiến thức suông có mà tẩu hoả nhập ma! Cái quan trọng của học là biết cách học. Cho nên dạy là dạy cách học. “Thế nhưng, để có thể tự dạy, tự học, ta phải được mở mang hiểu biết từ nhà trường” (tr 268). Nhà trường đã được đặt đúng vị trí quan trọng của nó. Ta nhớ vì sao bà mẹ Mạnh Tử đã phải ba lần dời nhà!
Cái nhìn ở cuối sách, qua lời kể của một ông giáo già, ta nghe thêm một chuyện tình... (lại tình): “có những chuyện vặt cứ nằm hoài trong lòng, nhúc nhích, cựa quậy, gặm nhắm, soi mói... “(Cái nhìn, tr 294). Với những “chuyện vặt” đó, ta được học về sự hổ thẹn. Ta gặp Freud hồi nhỏ “đái dầm” mà đào sâu xuống tiềm thức, gặp Sartre “nói dóc” khi còn bé mà thấy mình qua cái nhìn của người khác, gặp Camus “nói dối” khi còn thơ mà thấy nhân loại qua cái nhìn về mình... Tôi hiểu Cao Huy Thuần còn muốn nói thêm: hãy quay về nương tựa chính mình, bởi nương tựa chính mình thì sẽ thấy “cả và thiên hạ”!...
Nhưng, “Con người cần cái khác hơn là triết lý” (tr 320) để có thể hạnh phúc. Nếu không, người ta không thể tự giải thoát. Cái khác đó là Wisdom, Sagesse, minh triết gì cũng được nhưng đó là thứ triết lý sống, để sống. Thông điệp ở cuối câu chuyện.
Với tôi, Chuyện trò là một cuốn Quốc văn giáo khoa thư của thời đại, và cả Luân lý giáo khoa thư nữa. Cho nên khi đọc thấy quen quen, thấy ấm lòng. Mỗi câu chuyện là một bài học, nhiều bài học, đa tầng đa nghĩa. Trong Chuyện trò, Cao Huy Thuần có một bài về Sơn Nam, với truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư của ông. Cái truyện ngắn đó, nói thiệt, mỗi lần đọc tôi đều thấy rưng rưng. Tôi tin Cao Huy Thuần cũng có cảm xúc giống vậy. Bỗng dưng tôi thấy mình cũng có “tình nghĩa” gì đó với anh, nên viết mấy dòng này để cảm ơn anh.
ĐỖ HỒNG NGỌC
TOP 5 ALBUMS OF THIS MONTH
MY MOST ANTICIPATED BOOK OF THIS YEAR! :)
“Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”
(Kiều – Nguyễn Du)
Nỗi xao xuyến khiến cho người thì muốn diện vào một bộ đồ thật đẹp, bắt xe ôm chạy ra tìm lại cái chỗ ngồi quen bên cửa sổ năm xưa nhâm nhi một ly càphê đá, sống lại những hoài niệm.
Nhưng nỗi xao xuyến đó khiến lắm kẻ hoài nghi chủ nghĩa lặng lẽ, thận trọng, không thể vồ vập trước tin vui, vì hẳn, y biết rằng, mọi cái đẹp, mọi cuộc gặp gỡ lung linh nhất không nằm trong thực tại bãi bể hoá nương dâu, mà thường được cất giấu nơi tâm tưởng.
Sương xuống nhanh và thật dày. Trong đôi ba phút, tất cả đều mất nét viền bên ngoài, giòng sông, bờ tường đá, người qua đường, những cột đèn đường, và tôi. Tất cả mờ đi, lẫn vào trong sương, biên giới giữa mọi thứ đã tan loãng ra. Trong đôi ba phút ngắn ngủi trong buổi chiều đó, tôi thấy dễ chịu. Tôi không thể tả được sự thanh bình đó. Tôi thấy mình đang mất đi, mình không thực. Không còn một ý thức rõ nét và buồn thảm. Chỉ còn một không gian mông lung, trong đó tôi không còn là tôi, mọi người không còn là mọi người, giòng sông không còn là giòng sông. Trong đôi giây phút nữa thôi, tất cả sẽ tan mất vào nhau, tan mất vào trong một thứ trí nhớ phôi phai, vào một giấc mộng trắng mênh mông...
(Đoàn Minh Phượng)
FREEEEE AS BIRDDDDDDDDDDDDDD...
Tuổi trẻ giống như một cơn mưa, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để được ướt mưa thêm một lần nữa...
...hay rơi vào vùng trạng thái déjà-vu/ hay nhìn thấy điều mà nó rồi-chắc-chắn-là-sẽ-xảy-ra có phải là dấu hiệu của bất kì hội chứng nào về tâm thần không nhỉ?
"Why do people have to be this lonely? What's the point of it all?
Millions of people in this world, all of them yearning, looking to others to satisfy them, yet isolating themselves.
Why?
Was the earth put here just to nourish human loneliness?"
( Haruki Murakami - Sputnik Sweetheart )...
"Cho nhau chẳng tiếc gì nhau
Cho nhau gửi đã từ lâu
Cho nhau cho lúc sơ sinh ngày đầu
Cho những hoa niên nhịp cầu
Đưa tuổi thơ đến về đâu ?
Cho nhau nào có gì đâu !
Cho nhau dù có là bao
Cho nhau cho phút yêu đương lần đầu
Cho rất luôn luôn cuộc sầu
Cho tình cho cả niềm đau.
Cho nhau làn tóc làn tơ
Cho nhau cả mắt trời cho
Cho nhau tiếng khóc hay câu vui đùa
Cho chiếc nôi cho nấm mồ
Cho rồi xin lại tự do..."
"Les hommes sont si nécessaairement fous, que ce serait être fou par un autre tour de folie, de n'être pas fou."
(Người ta vốn điên, điên một cách thiết yếu đến nỗi không điên cũng là điên theo một lối khác.)
" Biết được sự thật không phải là biết được câu chuyện gì, nó xảy ra như thế nào. Biết được sự thật là biết được mình sẽ làm gì khi câu chuyện đó đẩy mình đến vách núi giữa biển lúc những cơn sóng đang chuyển động trên đường đi của nó đập vào vách núi.."
"còn bao nhiêu sự thật nữa thì sự thật mới là sự thật"
(ĐMP)
My Culture-Conversationin Open Sapces-Embracing Diversity
Đối thoại trong không gian mở-Trân trọng sự đa dạng
Lâu lâu mới thấy 1 cái public exhibition trước nhà hát TP mà không bullsh*t !!! :)
Btw, Do u love the bleu of the Saigon afternoon like this? I do!
"Vì mặc cảm tội lỗi lâu bền hơn tình yêu, vì nỗi hoang mang, lo sợ dai dẳng hơn tình yêu"
"Nước mắt là một bài thuốc, tôi không biết sao? Dùng ưu phiền để trị ưu phiền, dùng thương nhớ để xô tôi rơi vào quên lãng, mất mát, mù khơi"
"Tôi đã cắt đứt tình yêu đó rồi. Tôi đã bẻ gãy tôi ở một nơi không có tên trên bản đồ vòng tròn thập nhị nhân duyên của biển khổ. Chi đi rồi, tôi buồn hơn, buồn hơn nước mưa, buồn hơn thinh không, buồn hơn khói. Tôi không biết làm sao đi tiếp cuộc đời mình, cuộc đời không có Chi."
"Tôi biết sự trống vắng sau khi Chi đi rồi. Nó tan hoang hơn tất cả các nỗi buồn. Không phải chỉ là sự hụt hẫng thương nhớ, mà là nỗi sợ hãi căn cơ nhất của một sinh linh trước sự hư vô, trước sự huỷ diệt. Có lẽ sự thật của chúng tôi là đây, và nó làm cho tôi run sợ: Chi là tôi và không toàn vẹn, chúng tôi chỉ là một phần của nhau. Khi rời nhau ra, chúng tôi không trấn áp được nỗi chênh vênh của mình để tiếp tục tồn tại bằng một cách nào đó. Chúng tôi chỉ là một, một nguyên tử. Khi bị đập tan, những mảnh vỡ không còn là những mảnh vỡ của nguyên tử đó, chúng không còn là mình, cũng không thể biến mất đi; chúng thay đổi khi nhân cái đã vỡ. Tôi sẽ không còn biết mình là ai. Sự thay đổi giống như cái chết để được tái sinh, nhưng sau khi tái sinh, tôi linh cảm, sẽ không còn dấu vết của tôi nên tôi không thể màng tới sự sống sau đó."
" tất cả giống như một dòng sông nước đục lờ đờ, tôi rơi vào đó, dòng nước làm mờ nhạt tâm tưởng và các giác quan. Nó rất giống cảm giác của sự thanh bình, nhưng là một sự thanh bình mờ đục, vô cảm. Lần đầu tiên sau một thời gian dài, tôi thấy mình hờ hững. Tôi không biết cảm xúc, ý nghĩ của mình và không cảm thấy buồn vì điều đó. Tôi không cảm thấy buồn vì bất cứ điều gì khác. Thành phố yên lặng, nhẹ hẫng. Sức hút của trái đất đã mất rồi."
"Biết được sự thật không phải là biết được câu chuyện gì, nó xảy ra như thế nào. Biết được sự thật là biết được mình sẽ làm gì khi câu chuyện đó đẩy mình đến vách núi giữa biển lúc những cơn sóng đang chuyển động trên đường đi của nó đập vào vách núi..
Tôi đã không chạm được những mảnh của mặt trăng khi nó vỡ ra. Sự thật, cuối cùng, vẫn còn ở bên trên những đám mây trời. Vẫn còn một khoảng cách từ đây tới đó. Và có lẽ, tôi man mác nhận ra, cái khoảng cách đó giữ tôi còn sống. Tôi còn sống và còn ngước nhìn. Ngày tôi hoà vào ánh sáng, cũng là ngày tôi chết. Sự thật chỉ đến, toàn vẹn và trinh nguyên, cùng với cái chết. Còn sống là còn bước đi - đặt bàn chân này đàng trước bàn chân kia - trong vô minh, trong thung lũng sương giăng, với linh cảm về sự thật như những ánh chớp trong bầu trời phía trên."
Cái hình ảnh ..."tình chỉ đẹp trong một bàn tay vẫy"...cứ ám ảnh tôi suốt...một hình ảnh rất thơ, và rất buồn...Phải không?
Hôm nay, đọc 1 bài phân tích về thơ của CAO THOẠI CHÂU, post lên, để giữ lại...
Cao Thoại Châu là tên của một thi sĩ thành danh từ những năm cuối thập niên 1960,1970 của hai mươi năm văn học miền Nam. Những bài thơ đăng trên những tạp chí văn nghệ thời đó như Văn, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Thời Tập… với một bản sắc riêng, là những trầm khúc buồn của những bài bảy chữ , tám chữ mang phong vị hành, có một chút gì trân trọng với đời, với ngươì nhưng cũng có nỗi niềm của lãng mạn trộn lẫn với thực tại nhiều điều không được như ý. Thi sĩ đã sinh sống trên nhiều vùng đất nước với những địa danh như Châu Ðốc, Kontum, Pleiku, Long An và đã để lại dấu ấn rất nhiều trong thơ của ông. Những nơi chốn ông đã sống từng phần đời mình với những kỷ niệm buồn nhiều hơn vui. Những nơi chốn đó đã thành kỷ niệm, thành một phần xương thịt của chính mình.
Ðặc biệt là Pleiku, thành phố của núi rừng, của nơi mà người tứ xứ đến đây lập nghiệp hay những chàng lính thú trấn ải địa đầu hoặc những người mang thân phận lưu đầy. Một bài thơ của Cao Thoại Châu viết khi ông ở thành phố của bà Chúa Rừng hoang sơ, một bài thơ mà nhiều người đã cho rằng là một bài thơ hay nhất của ông, bài” Ðể Nhớ Lúc Trâm Xa”. Ðối với chính mình, Cao Thoại Châu đã nhớ lại về bài thơ ấy:
“Có thể nói là…tội nghiệp không khi tới năm 1969, tức là khi 30 tuổi mà tôi vẫn trắng tay không có một mối tình nào? Ấy là câu tôi tự hỏi mình tại phi trường Kontum vào một buổi chiều lơ ngơ tại đó. Lúc ấy khoảng 5 giờ chiều miền núi trời tối nhanh, lại là một phi trường rất nhỏ nên ngoài tôi ra chỉ còn vài người hình như là lính gác phi trường. Tôi phải lội bộ vào thị xã bởi chuyến bay đưa tôi về Kontum theo lệnh biệt phái từ quân đội sang giáo dục là máy bay quân sự của Mỹ mà tôi đi nhờ. Họ đã bay đi mang theo hành lý của tôi quên trên đó. Ðó là lý do tôi phải lội bộ tay không cùng với câu hỏi tự nêu trên.
Sau gần 4 năm đi lính, tôi trở về trường cũ với tay không như vậy. Nhưng lần này là người lính nên mọi thứ cũng có phần mạnh dạn hơn. Tôi hay sang Pleiku chơi và gặp những anh em viết lách bên đó như Kim Tuấn, Vũ Hoàng, Chinh Yên. Lúc đó Chinh Yên làm gì đó ở đài phát thanh QÐII và anh kéo tôi vào làm cho …có tiền mà may quần áo. Chinh Yên bảo thế. Vậy là mỗi ngày tôi có một bài viết cho người ta đọc vào sáng tinh mơ và khuya lúc 10 giờ. Giọng con gái trong và trẻ, và biết cách đọc theo ý người viết. Cứ mỗi sáng sớm tôi lại phải ra gửi xe đò bài viết về Pleiku.
Tự nhiên thành thính giả trung thành của đài phát thanh, dần dà thành khán giả của cô phát thanh viên và cảm giọng đọc ấy. Một lần sang Pleiku tôi được cả Kim Tuấn lẫn Chinh Yên đẩy vào “vụ Trâm” và khuyên tôi nên xin đổi sang dạy học tại Pleiku. Từ Kontum xin về Sài Gòn thì còn phải chờ xét chứ đấy sang đây cùng núi rừng với nhau thì chỉ hai tuần là có sự vụ lệnh đưa tôi về trường Nữ Trung Học Pleime tại thị xã Pleiku. Tất nhiên chuyện “cháu Trâm” với “anh Châu” mọi thứ đã có Kim Tuấn và Chinh Yên lo! Suốt mấy tháng quen nhau, vì nghề nghiệp ngày nào cô ấy cũng đọc bài tôi viết và chuyện gặp nhau cũng quá bình thường bởi nhà cô ấy là một quán cà phê có vườn cây. Lúc ấy là năm 1970 mà sao tay cô ấy chưa bị cầm bởi tôi? Nói chi đến những thứ cao cấp hơn?
Vài tháng đi qua thật nhanh, một hôm Trâm nhắn sẽ về Sài Gòn nghỉ phép nửa tháng và thế là tôi có mặt tại phi trường cũng vào một buổi chiều hơi có phần u ám nhưng lòng thì hình như trái lại. Trước lúc lên máy bay Trâm trao cho tôi một cuốn sách gói gọn gàng vuông vức có phần công kỹ trong tờ báo cũ và khi cửa máy bay vừa đóng thì tôi mở nó ra. Ðó là một thiệp mời đám cưới và cô dâu là cô phát thanh viên gần một năm vẫn đọc bài tôi viết! Có một mảnh giấy nhỏ có vẻ không viết vội vàng” Em biết là anh có cảm tình với em, nhưng gần một năm rồi anh không tỏ tình gì cả. Có người tới thì em phải đi lấy chồng…” Ðọc xong mấy hàng chữ tôi giật bắn cả người, thì ra thế!
Trên đường về thị xã tôi nhẩm lại bài học…yêu thì phải tỏ tình! Bài học này tôi có mang ra thực hành sau đó ở những trường hợp khác. Nhưng có những khi người nghe lại cười bảo, “Không cần thiết”. Và trên đường vào thị xã tôi nhẩm luôn cho tới khi tới nhà thì xong bài thơ này! Khi bài thơ đăng báo, nhiều người quen có lời chia sẻ về “nỗi buồn” của tôi, chắc là vì bài thơ ướt át theo phong vị của một chia ly cổ điển nhưng nào có ai hay tôi tỉnh rụi và buồn bã như được chia sẻ thì không…Mới đó mà bài thơ đã 42 tuổi đầu, còn nhân vật nay đã bao nhiêu, ở đâu, ra sao thì tôi lại cũng không hề biết. Có điều là không thể nào tôi quên nhân vật bởi hình như “Ðể Nhớ Lúc Trâm Xa” là một bài thơ có sức chịu đựng trước những va đập, cuốn trôi và “lăng trì” của thời gian?” (Có ai nỡ “ lăng trì’ văn chương thơ phú không, ngoài những người Công sản của chế độ hiện hữu)
Bài thơ có những câu mở đầu bằng những câu hỏi, những vấn nạn của một người về tình yêu. Cao Thoại Châu nói với người tình, xưng hô bằng một tiếng “người” vừa xa lạ vừa thân yêu nhưng lại có phảng phất một chút gì xa cách. Thốt nhiên tôi nhớ lại câu thơ Thâm Tâm, của Tống Biệt Hành “đưa người ta không đưa sang sông/ sao có tiếng sóng ở trong lòng” hay Nguyên Sa của Tiễn Biệt “Người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui/ Áo không có màu nên áo cũng chưa phai/ Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ/ Tôi đưa người hay người đưa tôi”. Mỗi người mỗi ý tưởng. Nhưng xưng hô hoặc nói với người tình như thế khác với “em”của nhiều thi sĩ khác hay cũng không giống nói với “cưng” của nhà thơ Nguyên Sa “Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng”.
Với Cao Thoại Châu, những câu thơ của một người viết vào ngaỳ 11 tháng 5 năm 1969 ở phố núi Pleiku tơí bây giờ vẫn còn âm vọng:
“Hình như tôi vừa tiễn một người có điều gì mất đi trong tôi Lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi Mấy giờ trưa nay người lên phi cơ Người măc áo hoa lần đầu gặp gỡ Hay áo hồng như chiều hôm qua Buổi chiều mây đùn trắng xóa Cho tôi già trong một cõi vô tư..”
Thơ làm ở phố nhỏ non cao nên có một câu thơ hay, đặt đúng chỗ và nhiều gợi cảm. “Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi”. Núi vẫn ngàn năm sừng sững và nỗi buồn cũng như thế, vẫn còn nguyên dù suối lệ sông đau cố gắng bào mòn. Trong nỗi buồn của người làm thơ vẫn tràn đầy hình ảnh núi rừng, hình ảnh của con phố heo hút ánh đèn, của những cây cầu, những ngã đường của kỷ niệm không quên. Có lúc, thi sĩ thấy mình là đá núi, là những đá tảng của muôn đời trăn trở kiếp nhân sinh. Những câu hỏi, những vấn nạn, không phải của riêng một người vừa mất đi một cuộc tình mà có khi là cảm giác chung của chúng ta, những sẻ chia trong cuộc đời thăm thẳm. Thơ của “Khi Nhớ Lúc Trâm Xa” có núi có sông của Pleiku như những câu, những ngôn ngữ tạo nhiều ấn tượng và cảm xúc:
“… Chuyện người đi đã là có thật thôi cũng đành to nhỏ với hư không. Tôi là núi sao người bỏ núi Tôi là thuyền sao người không qua sông Tôi là cầu sao người không qua thử Cho tôi nhìn bóng nước rung rinh Cho tôi nhìn tôi hốc hác điêu tàn Cho tôi khóc và nghe tiếng khóc…”
Bài thơ dài. Mỗi đoạn là một câu hỏi cật vấn người nhưng cũng truy tìm chính chân dung mình. Và đã tìm được đời sống ở môi trường của thành phố Tây Nguyên lạnh lùng, của ánh đèn điện lập lòe, của mưa và nắng, của những chuyến phi cơ mang người đi xa bỏ lại bến đậu đã mất một bóng người, của nỗi sầu biền biệt ngàn năm như đá tảng in hằn bầu trời mịt mù sương khói. Thơ của Cao Thoại Châu thường là ngôn ngữ bình dị và những câu thơ có thể là 7 chữ xen lẫn với những câu 8 hoặc 9 chữ không câu thúc trong khuôn khổ đã làm cho ý tưởng được diễn tả phóng khoáng tạo được nhiều liên tưởng qua ngôn ngữ và hình ảnh.
Cao Thoại Châu đã làm bài thơ ở tuổi ba mươi khi lên núi rừng làm thầy giáo sau khi được biệt phái về Bộ Giáo Dục sau bốn năm ở lính. Bài “Tiễn chân tuổi ba mươi” ghi lại tâm sự một người tình nguyện lên sống ở thị xã mù sương:
“năm hai mươi tuổi ta vào đời tập đu đưa cùng miếng cơm manh áo và áo cơm làm rạn nứt tâm hồn khi mở mắt thấy vô cùng hoảng sợ rồi ta bỏ loài người lên núi cao cho gần gũi mặt trời và Thượng những người này đều không nói năng không ồn ào như thị dân dưới đó. Ở trên này ta như một thần linh Mang tâm tư ngỏ cùng mặt trời Vì tương đối mặt trời cũng gần mặt đất Ở cao nguyên lúc nào cũng sướng Chẳng cứ gì mùa hạ mùa xuân Chẳng ngựa xe, hoan hô chúc tụng Và chẳng ai nhận ra ai Nên ta yên tâm uống rượu trong nhà trong cô độc mới thấy mình sảng khoái…”
Nhưng Pleiku có bông quỳ vàng, có kỷ niệm một thời, có những hình bóng không thể nào phai nhòa dù cho năm tháng trôi qua. Con phố của thị xã đìu hiu, nhắc lại những hình bóng xưa, những tâm tình cũ.
“ Nghe lòng mình cùng phố núi chao nghiêng nai gõ móng trên thềm đá cũ nghe cả những mừng vui buồn tủi dã quỳ ơi anh đã quay về tình yêu và em tan trong anh áng mây bay trên đầu ngọn núi rơi xuống những ánh vàng chói lọi đá vẫn chờ như thế cả ngàn năm và đá buồn vì đá ở không nhìn anh về cô đơn rét mướt dã quỳ ơi làm sao em biết sầu anh lên gò đống tan hoang anh còn buồn như thế cả ngàn năm khác chi đá trên cao vô vọng dã quỳ ơi vàng trong trí tưởng ngày vui sao quá đỗi âm thầm.”
Bài thơ “Dã quỳ rực rỡ dấu chân thơm” để gửi tặng bông Dã Quỳ Phố Núi là một dấu tích để đi về những ngõđường mà chất lãng mạn đã tràn ngợp trong tâm cảm. Thơ nhắc lại để đi về một nơi nào ở trong qúa khứ nhưng chưa ngủ yên. Hoa quỳ vàng, ôi những thảm lụa vàng của miền cao nguyên dài xõa đến lưng trời ở trên phi cơ nhìn xuống đẹp lạ lùng. Nhiều thi sĩ như Nguyễn Xuân Thiệp, như Nguyễn Bắc Sơn, như Cao Thoại Châu,… hình như rời xa vùng biên địa này đã lâu mà sao vẫn nhớ hoài cái biển hoa vàng rưng rưng trong nắng. Hoa quỳ, có phải là của riêng những người làm thơ mà thiên nhiên của một thành phố hoang sơ đã là thân thuộc muôn đời.
Phố núi Pleiku có thật nhiều nhà văn, nhà thơ đã tạo thành một thánh địa của văn chương như Vũ Hữu Ðịnh, như Kim Tuấn, như Nguyễn Bắc Sơn… Cao Thoại Châu với nhiều năm dạy học ở Pleiku cũng là một trong những nhà thơ làm vinh danh thành phố ấy
Ông đã trả lời một câu phỏng vấn: “Tôi đặt chân lên Pleiku thành phố sương mù ấy từ những năm tháng còn chiến tranh. Tôi dạy học tại Trường Nữ Trung Học Pleime. Hàng ngày lên lớp với học sinh thời gian rảnh rỗi quanh quẩn cùng Phố Núi, với bạn be đàm đạo văn học nghệ thuật. Sau năm 1975 tôi về Long An sinh sống. Với Pleiku tôi cũng đau đáu một thời, những hình ảnh thiên nhiên và gương mặt khó quên đã là ký ức bây giờ. Ngày ấy anh em chúng tôi có thành lập một quán cà phê lấy tên là “Cà Phê Tay Trái” ở phía sau lưng cà phê Dinh Ðiền đường Hai Bà Trưng bây giờ là nơi gặp gỡ anh em nghệ sĩ. Những năm trước, khi nhà thơ Kim Tuấn còn sống và một số anh em về Pleiku chơi. Bây giờ ít có dịp quay lại nơi ấy nhưng lòng vẫn đầy ắp Pleiku yêu thương…”
Mấy chục năm sau, Cao Thoại Châu vẫn còn vương vấn với miền núi cao nguyên. Ông làm thơ sống lại một thời qua “Bài hành Tây Nguyên”:
“ thời trai trẻ khinh đời ngạo mạn nhận án lưu đầy lên Tây nguyên lúc bấy giờ nơi này quê kệch lắm. Cả đất và người đều vô tâm Nhỏ như bàn tay bốn bề là núi Chiều chưa buông sương khói đã mịt mờ giăng Phi trường đứng co ro như cái ghế Cho ta ra nhìn xuống đồng bằng Ðêm nghe gió tưởng mình lính thú Dù ta không mặc áo trận bao giờ Nhà mướn phía sau là vườn mít Trái sần sùi tua tủa giống yêu ma Không có điện ta đành thắp nến Cháy mùng mền biết đã bao khi Bất đắc dĩ phải cho hàng xóm biết Họ bu quanh chật cả căn nhà Người tỉnh lẻ thường hay lắm chuyện Bàn tán vì sao ta sống một mình Có cô gái đến xin làm vợ Bắt cái chồng kiếm rể cho Tây nguyên…”
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu sinh năm 1939 tại Giao Thủy Nam Ðịnh. Ông tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm năm 1962. Nhiệm sở đầu tiên của ông là Trường Trung Học Thủ Khoa Nghĩa ở Châu Ðốc. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại (là chữ lót của một cô gái gốc Hoa) và chữ Châu (Châu Ðốc) mà thành. Sau biến cố tết Mậu Thân, ông nhập ngũ và thành sĩ quan của QLVNCH. Năm 1970, ông được biệt phái về dạy học và dạy tại trường trung học nữ Pleime ở Pleiku. Ông dạy tại đây cho đến khi có cuộc di tản các tỉnh cao nguyên về vùng duyên hải. Sau năm 1975 ông bị tù cải tạo hơn 3 năm và sau đó bị nghỉ dạy một thời gian khá lâu khoảng 10 năm sau mới được gọi đi dạy ở trường Trung Học Phổ Thông Long An và về hưu tại đây. Hiện ông đang sống tại Sài Gòn, Việt Nam.
Năm 1969, Cao Thoại Châu được trở về với phấn trắng bảng đen sau mấy năm quân ngũ. Kontum là nhiệm sở đầu tiên và trong lòng người lính biệt phái có chút bận lòng. Trở về với nghề nghiệp của mình mà sao không vui. Bài thơ “Khi trở lại Kontum” mang những tâm tư ấy của một thời buổi chiến tranh được đăng trên tạp chí Văn đã bị kiểm duyệt nhiều câu:
“… Lời giảng cũ bây giờ làm hối hận cùng lời thơ rơi xuống xanh xao cửa tương lai không có lối vào Ta cứ đứng bên ngoài bứt rứt Thầy đã về như một hồn ma hiện Nhìn các em hết sức bao dung Sự gặp gỡ chính ra là ngã rẽ Ta vô tình đi lạc giữa thân quen Thầy đã về và tự nhiên phải nghĩ Tuổi ba mươi vừa sống hết đời mình Có tất cả bao nhiêu dấu hỏi Ðều trở thành những dấu chấm than.”
Thực tế của một xã hội trong thời kỳ chiến tranh đã tạo ra bi quan cho những người cứ đau đáu trong lòng những lý tưởng hấp thụ từ sách vở trường lớp như Cao Thoại Châu. Thơ của ông buồn vì “Giọng thơ tôi buồn vì đời có nhiều cái gì vui đâu? Hơn nữa người ta có thể vui giả nhưng phải buồn thật, mà cái thật là quý chứ? Với tư cach người từng đi dạy, tôi không bi quan về cái hữu hạn của con người thế nên vẫn nhắc (học trò và chính mình) rằng sự bon chen, ti tiện chỉ làm khổ thân và…rút ngắn cái hữu hạn lại mà thôi”
Sau năm 1975, sau khi đi tù cải tạo, sau khi thất nghiệp làm nghề tạm bợ để mưu sinh, ông được trở lại đi dạy học. So sánh hai nền giáo dục của hai thời kỳ trước và sau năm 1975, Cao Thoại Châu đã thẳng thắn phát biểu ý nghĩ của mình không né tránh: “Nói thật nhé, khác nhiều lắm. Thời ấy xã hội tôn trọng người thầy hơn nhiều, ‘nuôi’ người thầy ở một mức trung lưu để cho anh ta…sạch. Cái khổ của người thầy bây giờ theo thiển ý và xin nói đúng điều mình nghĩ nhiều sợi dây cột vào thân người thày quá, giáo án, hội họp, sách giáo khoa viết luôm thuộm mà sai tùm lum, thành tích (giả).”
Tuy đã bị tù vì là sĩ quan biệt phái và sau khi trở về Sài Gòn sống một đời lầm lũi áo cơm nhưng trong thơ, Cao Thoại Châu ít thổ lộ tâm can. Hoặc nếu có chỉ là những phớt qua như trong “Ðã Hết Thời Phát Vãng”:
“Cơn mưa sớm đưa ta về thành phố đứa trẻ lạc loài nhớ lại buổi ra đi ngồi thu lu trên chiếc xe đò giống chiếc xe bít bùng đi phát vãng mưa to quá xóa nhòa buổi sáng kẻ lưu đầy trở lại phố phường xưa gặp những ai ta đếm thử, không ngờ chỉ thấy hai bên đường nhấp nhô cột điện…”
Tôi đọc thơ Cao Thoại Châu từ những lúc trên Văn, Bách Khoa, Nghệ Thuật,…từ những thập niên 70 khi những tạp chí ấy được mua và luồn trong áo saut nhà binh để tránh những hạt mưa ẩm ướt cùa thị xã ban đêm mưa buồn lạnh buốt. Ðến bây giờ qua cả trăm bài thơ mà ông làm về sau này và phổ biến trên mạng, tôi vẫn thấy chân dung một thi sĩ lấp lánh những tình cảm chân phương, rất nhạy cảm với cuộc sống và nâng niu từng con chữ trong phong cách diễn tả của mình. Dù thời thế đổi thay, ông còn sống ở trong nước nhưng thi ca vẫn là những cảm xúc chân thật để ông tâm sự với người yêu thương, với bằng hữu và với cả chính mình. Thơ của ông là những bài hành biến thể và là những ngôn từ ngất ngưởng của những tâm tưcủa một người luôn nhìn số phận đời mình qua lăng kính của một người làm thơ.
Riêng với tôi, Cao Thoại Châu là người còn rất nặng nợ với thành phố nhỏ “ đi dăm phút đã về chốn cũ” Pleiku. Ở đó có những ngày tháng không thể nào quên của một đời người nếu đã sống ở nơi chốn ấy. Cũng những cơn mưa làm lầy bùn đất đỏ làm vương trên gót quần hay tà áo trắng nữ sinh. Cũng có những mối tình của những hội ngộ lạ lùng như định mệnh. Cũng có những đôi tình nhân nên vợ thành chồng nhưng cũng có những mối tình của chia tan, của những bài thơ lãng mạn ghi chép lại từ những thi nhân nhiều cảm lụy. Cao Thoại Châu đã làm cho nắng ở chốn này hửng thêm, làm mưa ở nơi đây heo hút thêm và màu vàng dã quỳ rưng rưng thêm nỗi niềm của những người luôn hoài niệm về chốn cũ…